A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và thầm lặng hi sinh vì chồng con
- Thấy được tình cảm yêu thương quí trọng của Tú Xương dành cho vợ. Qua những lời tự trào thấy được nhân cách và tâm sự của ông Tú
- Thấy được những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị , giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh ngôn ngữ của văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích một bài thơ trữ tình.
3. Thái độ: Giáo dục lòng thương yêu, quí trọng gia đình
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo.
- Phương pháp: Kết hợp các phương pháp đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.
- Chuẩn bị: Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ và tâm sự của Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu?
- Những thành công về mặt nghệt thuật qua bài thơ này?
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8777 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: Thương vợ_ Trần Tế Xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/2012
Tiết: 09 + ½10 - Đọc văn:
THƯƠNG VỢ
-Trần Tế Xương-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và thầm lặng hi sinh vì chồng con
- Thấy được tình cảm yêu thương quí trọng của Tú Xương dành cho vợ. Qua những lời tự trào thấy được nhân cách và tâm sự của ông Tú
- Thấy được những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị , giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh ngôn ngữ của văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích một bài thơ trữ tình.
3. Thái độ: Giáo dục lòng thương yêu, quí trọng gia đình
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo...
- Phương pháp: Kết hợp các phương pháp đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ và tâm sự của Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu?
- Những thành công về mặt nghệt thuật qua bài thơ này?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1
( Hướng dẫn hs tìm hiểu tiểu dẫn)
RLKN: tìm ý, tóm tắt
- Khái quát đôi nét về cuộc đời, con người T.Xương.Em biết gì về hoàn cảnh Xh thời tác giả sống?
- Cuộc đời T.Xương gắn liền với bi kịch thi cử. tại sao một con người tài giỏi như vậy lại thi không đỗ?
So với tuổi đời và danh vị thì sự nghiệp văn thơ của T.Xương ntn?
- Đề tài người vợ có phải là đề tài phổ biến trong thơ trung đại không? Tại sao trong thơ TX có hẳn một đề tài về bà Tú?
- Ngoài những câu thơ trong bài Thương vợ, em còn biết thêm những câu thơ nào viết về bà Tú?
- Vị trí của bài thơ Thương vợ trong mảng đề tài này?
HOẠT ĐỘNG 2
( Hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản )
RLKN: đọc diễn cảm, phân tích, so sánh, bình giảng, giải thích, thảo luận..
- Hsđọc diễn cảm bài thơ.
Theo em, chúng ta có thể tiếp cận bài thơ qua những cáh nào?
- Cảm nhận chung về ý nghĩa của bài thơ.
- Hình ảnh bà Tú xuất hiện trong không gian và thời gian nào?
- Em có suy nghĩ gì về nghề nghiệp của bà Tú?
- Sự vất vả của bà Tú được gửi gắm qua h/a con cò gợi lên cho em ấn tượng gì?
- Để làm nổi bật h/a bà Tú, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của nó?
- Nhận xét khái quát về công việc của bà Tú?
- Để làm được những công việc đó, bà Tú cần có những phẩm chất gì?
- Bên cạnh sự càn cù, chịu khó...bà Tú còn có phẩm chất gì đáng quý? Phẩm chất đó được thể hiện như thế nàotrong bài thơ?
- Em có nhận xét gì về đức hi sinh của bà Tú?
- Nhận xét khái quát về phẩm chất của bà Tú?
- Chân dung ông Tú hiện lên như thế nào?
- Nhận xét về tâm trạng của tác giả qua câu thơ: Nuôi đủ.......?
- Thói đời mà tác giả chửi ở đây nên hiểu như thế nào?
- Từ nhận thức trên tác giả đã lên án bản thân ra sao?
- Cảm nhận về tấm lòng và nhân cách của ông Tú?
HOẠT ĐỘNG 3
(RLKN: tổng hợp, khái quát)
- Khái quát về nội dung và nghệt thuật bài thơ.
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả
* Cuộc đời
- Trần Tế Xương (1870 - 1907). Quê Vị Xuyên - Nam Định
- Sinh ra trong giai đoạn nước mất, Hán học suy vi, chịu nỗi nhục của tri thức nô lệ.
- Tuy học giỏi, thông minh nhưng cuộc đời gắn liền với bi kịch thi cử. (năm 1886 (17 tuổi) đi thi nhưng 8 năm sau – 4 lần mới đỗ tú tài vớt, 4 khoa tiếp theo cũng không đậu -> Tú Xương)
Than thở: Học đã sôi cơm mà chửa chín
Thi không ăn ớt thế mà cay
* Con người: Cá tính, phong cách độc đáo, tài tử
* Sự nghiệp:
- Thi cử dở dang nhưng sự nghiệp thơ văn đồ sộ
Kìa ai chín suối Xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn
(Văn tế của Nguyễn Khuyến)
- Hiện còn khoảng 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm. Chủ yếu ở 2 mảng: Trào phúng và trữ tình
2. Tác phẩm
- Đề tài: Bà Tú – một mảng đề tài lớn trong sáng tác của Tú Xương
+ Bà Tú vốn là một cô hàng xóm đẹp -> nên duyên-> người vợ hiền đảm, khéo léo
+ hạnh phúc vì được T.Xương dành cho một đề tài thơ với tất cả niềm thương yêu, trân trọng
+ Một số câu thơ về bà Tú
. Con gái nhà dòng
Lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không
Gặp chăng hay chớ
(Văn tế sống vợ)
. Có một cô lái
Nuôi một thầy đồ
Quần áo rách rưới
Ăn uống xô bồ
- Bài thơ Thương vợ:Một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của T.Xương viết về bà Tú
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- hiểu khái quát
- Đọc, chú thích
- Cảm nhận chung
+ Bố cục: Đề, thực, luận, kết
+ Hình ảnh thơ:
. Hình ảnh bà Tú với những phẩm chất đáng quý
. Hình ảnh ông Tú với tấm lòng Thương vợ và nhân cách đáng trọng
=>Khắc hoạ hình ảnh đẹp về người vợ qua lòng tri ân sâu sắc của người chồng.
2. Đọc - hiểu chi tiết
a. Hình ảnh bà Tú
* Nỗi vất vả của bà Tú
- Thời gian: Quanh năm – suốt cả năm (không kể nắng mưa, triền miên năm này qua năm khác)
- Nghề nghiệp: Buôn bán (Chưa mấy phổ biến ở cuối TK XIX). Hàm chứa sự vất vả, nhọc nhằn bởi cảnh tranh mua, giành bán.
- Địa điểm: Mom sông: phần nhô ra ở bờ sông – hiểm nguy.
- Hình ảnh ẩn dụ: Con cò = ca dao: Vất vả, chịu thương chịu khó.
- Từ láy: (Lặn lội, eo sèo) + Đảo ngữ -> Nhấn mạnh sự bươn chải, nhọc nhằn.
- Đối:Khi quảng vắng >gợi sự vất vả, đơn chiếc và đầy bất trắc.
(Liên hệ ca dao: Con ơi nhớ lấy câu này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua)
=> Công việc vất vả, nhọc nhằn -> ấn tượng về sự lam lũ, tội nghiệp.(Dương như là số phận chung của nhiều phụ nữ trong xã hội cũ)
* Đức tính cao đẹp
- Cần cù, chịu thương, chịu khó
- Đảm đang, tháo vát, chăm lo hết lòng cho chồng con
+ Nuôi đủ:Đảm bảo, cung phụng
+ 5con: Khó + 1 chồng: lạ -> vất vả
+ Từ với: Một chiếc đòn gánh đề năng lên vai bà.
- Giàu đức hi sinh, vị tha
+ Thành ngữ:
. Một duyên hai nợ: nợ > duyên
. Năm nắng mười mưa: gian truân
+ Số từ: 1,2,5,10: tăng cấp -> nhọc nhằn dồn lên vai bà Tú.
+ Tiểu đối: Âu đành phân> chịu đựng, hi sinh âm thầm.
=> Vẻ đẹp của người vợ, người mẹ hiền, điển hình cho vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam
b. Hình ảnh ông Tú
- Thấu hiểu, cảm thông và tri ân vợ
- Ý thức một cách xót xa sự vô tích sự và gánh nợ đời của mình
+ Tự chế diễu, mỉa mai chua xót:5 con = 1 chồng
+ Một duyên hai nợ
- Tiếng chửi
+ Thói đời: nếp xấu mặc nhiên được công nhận
Thói: Trọng nam khinh nữ
XHPK, thi cử -> người có tài – vô tích sự
+ Lên án bản thân: có chồng = không
=> Tấm lòng tri ân sâu sắc và nhân cách cao đẹp
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Tình thương yêu, quý trọng của T.Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không chỉ nhìn thấy h/a bà Tú mà còn thấy được nhân cách cao đẹp của ông Tú
2. Nghệ thuật
Từ ngữ giản dị,giàu sức biểu cảm, vận dụng stạo hình ảnh, ngôn ngữ VHDG, ngôn ngữ đ/sống.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố: - Khái quát nội dung bài học
- Tiếng chửi chu chát của ông Tú ở cuối bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tác giả và XH đương thời?
2. Dặn dò: - Học bài và đọc thuộc bài thơ
- Soạn các bài đọc thêm: Khóc Dương Khuê (N.Khuyến), Vinh khoa thi hương (Tú Xương)
Ngày soạn: 22/9/2012
Tiết: ½10 + 11 – Hướng dẫn đọc thêm:
Bài 1 : KHÓC DƯƠNG KHUÊ
- Nguyễn Khuyến-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tình bạn chân thành, thắm thiết của tác giả đối với bạn của mình.
- Một số biện pháp nghệ thuật : nói giảm, nói tránh, điệp ngữ…được sử dụng hiệu quả trong bài này.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích một bài thơ trữ tình.
3. Thái độ:Giáo dục lòng thương yêu, quí trọng tình bạn
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo...
- Phương pháp: Kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp..
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:- Hình ảnh bà Tú hiện lên qua bài thơ Thương vợ của Tú Xương
- Nhân cách và tâm sự của ông Tú qua bài thơ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1
( Hướng dẫn hs tìm hiểu tiểu dẫn)
RLKN: tìm ý, tóm tắt
- Yêu cầu HS nhắc những nét khái quát về tác gia Nguyễn Khuyến
- Đối thương được nói đến trong bài thơ là ai? Những hiểu biết của em về đối tượng đó?
- Bài thơ được sáng tác trrong hoàn cảnh nào?
HOẠT ĐỘNG 2
( Hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản )
RLKN: đọc diễn cảm, phân tích, so sánh, bình giảng, giải thích, thảo luận..
- GV yêu cầu HS đọc và đề xuất bố cục tìm hiểu bài thơ?
GV chia lớp thanh 3 nhóm, thảo luận trong 8 phút, cử đại diện trình bày.
- Nhóm 1 : Khi hay tin bạn mất, tâm trạng, thái độ của tác giả như thế nào? Tìm những chi tiết diễn tả tâm trạng đó? Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
- Nhóm 2 : Hồi tưởng những kỉ niệm giữa nhà thơ và bạn
- Nhóm 3 : Sau dòng hồi ức, nhà thơ lại trở về với hiện thực xót xa. Tâm trạng, nỗi đau ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
HOẠT ĐỘNG 3
(RLKN: tổng hợp, khái quát)
- Khái quát chủ đề bài thơ
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả Nguyễn Khuyến
2. Tác phẩm
a.. Dương Khuê
- 1839 – 1902, quê Vân Đình-Ứng Hoà-Hà Đông
- Đỗ tiến sĩ, là một nhà thơ lớn và là bạn thân của Nguyễn Khuyến.
b. Hoàn cảnh sáng tác.
Năm 1902, Nguyễn Khuyến viết bài thơ này khi hay tin Dương Khuê mất.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- hiểu khái quát
- Đọc, chú thích
- Bố cục:
+ 2 câu đầu: Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất.
+ Câu 3 - 22: Hồi ức về tình bạn đẹp.
+ Còn lại: Bày tỏ nỗi đau mất bạn.
2. Đọc - hiểu chi tiết
a. Nỗi đau của nhà thơ khi hay tin bạn mất:
- Câu 1:
+ Nhịp thơ 2/1/3 đứt đoạn: như tiếng khóc nghẹn ngào.
+ Biện pháp nói giảm “Thôi đã thôi rồi”: giảm đi tính tang tóc, giảm bớt đau thương.
-> là lời than đau đớn, xót xa, uất nghẹn đến độ bàng hoàng, thảng thốt.
- Câu 2:
+ Diễn tả đúng quy luật người buồn cảnh buồn.
+ Từ láy “man mác”, “ngậm ngùi”-> Cụ thể hoá tâm trạng.
=> Nỗi buồn, đau thương bao trùm cả đất trời và lòng người.
b. Hồi tưởng những kỉ niệm giữa nhà thơ và bạn
- Thuở trẻ:
+ Cùng nhau đi thi và cùng đỗ một khoa -> trở thành đôi bạn “sớm hôm cùng nhau”, sự gặp gỡ đó như duyên trời xui khiến.
+ “Kính yêu từ trước đến sau”-> tình bạn đẹp, cao quý, toàn vẹn.
+ Nghệ thuật: Điệp ngữ “cũng có lúc”, “có khi”-> âm hưởng trùng điệp-> những kỉ niệm của năm tháng hiện về dồn dập.
. Cùng nhau vui chơi, du ngoạn, thăm thú danh lam thắng cảnh, thưởng thức tiếng đàn, tiếng phách, chia nhau một chén rượu ngon, đàm đạo về văn chương.
. Sự gắn bó thuỷ chung, ngay cả lúc vui và lúc nạn.
=> sự đồng điệu của hai tâm hồn.
- Tuổi già
+ “ Bác già …mới là”
Câu thơ cảm thán + Điệp từ “thôi”: nỗi niềm tâm sự thầm kín xót xa của nhà thơ, dẫu hoàn cảnh cuộc sống giữa hai người có khác
+ Khó gặp nhau. Lần gặp bác gần đây: cách 3 năm -> rất vui, cầm tay, mừng vì bác còn khoẻ mạnh.-> Sự quan tâm thân thiết, mừng cho bạn cũng như cho mình đã vượt qua bao nhiêu thử thách trong cuộc đời.
c. Nỗi đau đớn khôn tả trước hiện thực xót xa:
- “Làm sao”, “vội”, “về ngay”, “chợt nghe”, “bỗng”, “chân tay rụng rời”-> sự sửng sốt bàng hoàng như không tin vào sự thật đau lòng ấy, đó là nỗi mất mát quá lớn trong cuộc đời.
- Mất bạn, cuộc đời trở nên cô đơn, trống vắng, mọi thú vui đều không còn ý nghĩa “Rượu ngon ….không mua”.
- Điệp từ “không” (5 lần)-> nhịp thơ dằn xuống -> sự trống vắng đến nghẹn ngào chua xót.
- Mất bạn, không còn là người tri âm, tri kỉ nên nhà thơ không muốn làm thơ, gảy đàn nữa.
- Nỗi lòng “ tuy thương…chứa chan”
=> Tâm sự chua xót với nỗi đau chân thành, chỉ còn biết lấy nhớ làm thương, không thể khóc được nữa, nỗi đau như dồn cả vào lòng, nước mắt chảy vào trong.
III. TỔNG KẾT
Bài thơ là niềm suy tưởng, nỗi xót xa vô hạn khi nghe tin bạn mất. Đồng thời ca ngợi tình bạn keo sơn, gắn bó của tác giả và Dương Khuê.
Bài 2: VỊNH KHOA THI HƯƠNG
-Trần Tế Xương-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được thái độ phản đối, tấm lòng yêu nước của nhà thơ.
- Thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ.
2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm và khả năng sáng tạo.một bài thơ trữ tình.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu nước, trân trọng bản sắc dân tộc.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo...
- Phương pháp: Kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp..
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1
( Hướng dẫn hs tìm hiểu tiểu dẫn)
RLKN: tìm ý, tóm tắt
HOẠT ĐỘNG 2
( Hướng dẫn hs đọc - hiểu văn bản )
RLKN: đọc diễn cảm, phân tích, so sánh, bình giảng, giải thích, thảo luận..
- GV yêu HS đọc bài thơ, lưu ý giọng điệu trào phúng cay độc, mạnh mẽ của nhà thơ.
- Xác định bố cục tìm hiểu bài thơ?
- GV chia lớp thanh 4 nhóm, thảo luận trong 8 phút, cử đại diện trình bày.
Nhóm 1: Điều gì khác thường của kì thi trong hai câu thơ đầu?
Nhóm 2: Nhận xét về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật trong hai câu thực. Từ đó nêu cảm nhận về cảnh thi cử lúc bấy giờ?
Nhóm 3: Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu luận?
NHóm 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi? Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu cuối có ý nghĩa gì?
HOẠT ĐỘNG 3
(RLKN: tổng hợp, khái quát)
- Xác định chủ đề bài thơ?
I. TIỂU DẪN (SGK)
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- hiểu khái quát
- Đọc, chú thích
- Bố cục: Đề, thực, luận, kết
2. Đọc - hiểu chi tiết
a. Hai câu đề:
- Hai câu đề có tính chất tự sự, nhằm kể lại cuộc thi.
- Kì thi mở đúng theo thông lệ, “ba năm mở một khoa”. Nhưng sự bất thường ở chỗ: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
- Từ “lẫn”: thể hiện rõ sự ô hợp, nhộn nhạo trong thi cử.
b. Hai câu thực.
Sĩ tử: Nghệ thuật đảo ngữ -> nhấn mạnh sự luộm thuộm, xốc xếch, không gọn gàng.
Quan trường: “ậm oẹ miếng thét loa”-> cái oai nhưng là cái oai cố tạo ra.
- Nghệ thuật đảo ngữ giúp người đọc thấy được tính chất lộn xộn của kì thi.
=> Tạp nhạp, lôi thôi của thi cử và cái nhố nhăng của xã hội Việt Nam trong buổi đầu giao thời.
c.Hai câu luận:
- Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm.
- Hai nhân vật này được đón tiếp rất linh đình “lọng cắm rợp trời”.
- Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp nghệ thuật đối tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm cái nhố nhăn, lố bịch trường thi và nỗi nhục mất nước.
d. Hai câu kết:
- Chuyển đổi giọng từ mỉa mai châm biếm sang trữ tình để kêu gọi, đánh thức lương tri trí thức.
- Câu hỏi phiếm chỉ không chỉ hướng đến các sĩ tử thi năm đó mà còn là những người được xem là nhân tài đất Bắc hãy “ngoảnh cổ mà…nước nhà” để nhận thấy nỗi nhục của người dân bị mất nước, căm ghét bọn tay sai.
III. TỔNG KẾT
Bài thơ thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. Qua đó, t/giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố:
- Nỗi lòng của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất?
- Cảnh trường thi năm Đinh Dậu, qua đó nêu rõ thái độ, tâm trạng của Trần Tế Xương trong bài Vịnh khoa thi hương
2. Dặn dò - Học bài và đọc thuộc 2 bài thơ
- Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (t2).
Ngày soạn: 22/9/2012
Tiết: 12 – Tiếng Việt
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (T2)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân cùng mối tương quan giữa chúng.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo cá nhân, biết cách phát huyphong cách ngôn ngữ cá nhân trong khi sử dụng
3. Thái độ:
Ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội, góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ nước nhà.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo...
- Phương pháp: Phân tích, thuyết trình kết hợp diễn dịch và quy nhạp. Tích hợp phân môn: Làm văn. tiếng Việt. Đọc văn.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu môi quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Yêu cầu HS đọc đoạn mở đầu trong SGK.
- Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ với nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ.
HOẠT ĐỘNG 2
Cho HS đọc phần ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3
Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 1,2,3
GV nhận xét sửa chữa.
III. QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói của mình, đồng thời để lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác:.
+ Muốn tạo ra lời nói hoặc viết trong hoàn cảnh cụ thể, cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung.
+ Khi nghe, đọc, mỗi cá nhân cần tiếp nhận, tìm hiểu, lĩnh hội nội dung và mục đích giao tiếp của người khác, cá nhân cũng cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung của ngôn ngữ.
- Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hoá những yếu tố chung của ngôn ngữ. Đồng thời những nét riêng trong lời nói cá nhân góp phần đa dạng và phong phú thêm ngôn ngữ chung làm cho ngôn ngữ chung phát triển.
IV. GHI NHỚ: (SGK).
V. LUYỆN TẬP.
1. Bài tập 1:
- Trong câu thơ Nguyễn Du, “nách” chỉ góc tường.
- Nguyễn Du đã chuyển nghĩa cho từ “nách” từ nghĩa chỉ vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc tường.
2. Bài tập 2:
Từ “xuân” trong ngôn ngữ chung đã được tác giả dùng với nghĩa riêng:
- Trong câu thơ của Hồ Xuân Hương, “xuân” vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
- Trong câu thơ của Nguyễn Du, “xuân” trong “cành xuân” chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi.
- Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, “xuân” trong “bầu xuân” chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè.
- Trong câu thơ của Hồ Chí Minh:
+ Từ “xuân” thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa đầu tiên trong năm.
+ Từ “xuân” thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.
3. Bài tập 3:
a. Trong câu thơ Huy Cận, “mặt trời” dùng với nghĩa gốc, nhưng dùng theo phép nhân hoá “xuống biển”.
b. Trong câu thơ Tố Hữu, từ “mặt trời” chỉ lí tưởng cách mạng (ẩn dụ).
c. - Từ “mặt trời” đầu dùng với nghĩa gốc.
- “mặt trời” thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con của người mẹ: Đối với người mẹ, đứa con là niềm hạnh phúc, niềm tin, mang lại ánh sáng cho cuộc đời người mẹ.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố: Giáo viên nhắc lại mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
2. Dặn dò
- Học bài, tìm thêm ví dụ về mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Soạn bài: “Bài ca ngất ngưởng”. Chú ý làm rõ lối sống ngất ngưởng khi còn làm quan và khi về hưu của Nguyễn Công Trứ.
File đính kèm:
- Tuan 3.doc