Giáo án ngữ văn 11 tiết 45,46: Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ)_Vũ Trọng Phụng)

A.Chuẩn bị

I.Mục tiêu bài học

1.Về kiến thức,kĩ năng

Giúp học sinh:

-Nhận ra bản chất lố lăng,giả dối,đồi bại của xã hội tư sản thành thị Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.

-Thấy được bút pháp trào phúng,châm biếm mãnh liệt,sâu cay đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng.

-Có kĩ năng phân tích,tổng hợp,cảm thụ tác phẩm thông qua việc miêu tả các nhân vật trong một gia đình không có tình thương.

 

2.Về tư tưởng tình cảm

Giúp học sinh cần phải có tình cảm,thái độ đúng đắn với cion người đặc biệt là những người thân trong gia đình sống phải có tình thương và trách nhiệm.

 

II.Phương tiện thực hiện

-Sách giáo khoa

-Sách giáo viên

-Sách thiết kế

-tài liệu tham khảo

 

III.Cách thức tiến hành

Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,gợi tìm,kết hợp với các hình thức thảo luận,trả lời các câu hỏi.

 

B.Ổn định tổ chức

I.Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?

 

II.Bài mới

 

*Lời vào bài:

 

 

Trong giai đoạn văn học giai đoan 1930-1945 bên cạnh những tác phẩm sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa như Chữ người tử tù cua Nguyễn Tuân, Hai đứa trẻ của Thạch Lam còn có những tác phẩm xuất sắc viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán.Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một trong những tác giả đại diện cho khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực phê phán đó chính là tác gia Vũ Trọng Phụng thông qua việc tìm hiểu đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích trong tiểu thuyết Số Đỏ).

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 26592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tiết 45,46: Hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ)_Vũ Trọng Phụng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiêt 45-46:Đọc văn: HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (trích SỐ ĐỎ) (VŨ TRỌNG PHỤNG) A.Chuẩn bị I.Mục tiêu bài học 1.Về kiến thức,kĩ năng Giúp học sinh: -Nhận ra bản chất lố lăng,giả dối,đồi bại của xã hội tư sản thành thị Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945. -Thấy được bút pháp trào phúng,châm biếm mãnh liệt,sâu cay đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng. -Có kĩ năng phân tích,tổng hợp,cảm thụ tác phẩm thông qua việc miêu tả các nhân vật trong một gia đình không có tình thương. 2.Về tư tưởng tình cảm Giúp học sinh cần phải có tình cảm,thái độ đúng đắn với cion người đặc biệt là những người thân trong gia đình sống phải có tình thương và trách nhiệm. II.Phương tiện thực hiện -Sách giáo khoa -Sách giáo viên -Sách thiết kế -tài liệu tham khảo III.Cách thức tiến hành Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo,gợi tìm,kết hợp với các hình thức thảo luận,trả lời các câu hỏi. B.Ổn định tổ chức I.Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? II.Bài mới *Lời vào bài: Trong giai đoạn văn học giai đoan 1930-1945 bên cạnh những tác phẩm sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa như Chữ người tử tù cua Nguyễn Tuân, Hai đứa trẻ của Thạch Lam…còn có những tác phẩm xuất sắc viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán.Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một trong những tác giả đại diện cho khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực phê phán đó chính là tác gia Vũ Trọng Phụng thông qua việc tìm hiểu đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích trong tiểu thuyết Số Đỏ). Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt GV:Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK em hãy nêu những nét chính về tiểu sử và con người của tác gia Vũ Trọng Phụng? HS:Đọc và trả lời GV:Qua phần tiểu dẫn em hãy nêu khái quát về sự nghiệp của tác giả? HS:Đọc và trả lời Nội dung chính trong sáng tác của VTP? Em hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm Số Đỏ và nêu xuất xứ đạn trích Hạnh phúc của một tang gia? Đọc đoạn trích và cho biết bố cục của đoạn trích?Nội dung từng phần? Theo em hiểu mâu thuẫn trào phúng là gì?Trong đoạn trích mâu thuẫn trào phúng nắm ở đâu? Niềm vui của mỗi thành viên trong gia đình được tác giả khắc hoạ như thế nào? HS:Thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện trình bày. Em có nhận xét gì về đám con cháu của cụ cố tổ? Bên cạnh niềm vui của những người trong gia đình cụ cố tổ khi cụ qua đời thì những người đi đưa đám cũng có những niềm vui riêng,vậy em hãy cho biết đó là niềm vui nào? Em hãy cho biết bộ mặt thật của những người đi đưa đám được tác giả miêu tả ra sao? Cảnh hạ huyệt được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết và hình ảnh nào? Em hãy nêu những nết chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Tiểu sử-con người a.Tiểu sử: Vũ Trọng Phụng (1912-1939) ông sinh tại Hà Nội trong một gia đình nghèo.Quê ở làng Hảo-Mĩ Hào-Hưng Yên. Tốt nghiệp tiểu học ông đi kiếm sống nhưng cuộc sống chật vật,bấp bênh bằng nghề viết báo viết văn.Khoảng từ năm 1937-1938 ông mắc bệnh lao và mất tại Hà Nội. b.Con người: Ông là một người có năng khiếu và say mê văn chương từ sớm.Đây là một con người tài năng nhưng tâm trạng phẫn uất và tư tưởng bi quan định mệnh là yếu tố nổi bật trong tâm hồn và thế giới quan của ông. 2.Sự nghiệp sáng tác -Vũ Trọng Phụng bắt đầu sáng tác từ năm 18 tuổi.Ông có bút danh Thiên Hư. -Không đầy 10 năm mà ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau,trong đó có các tác phẩm chính sau: +Các phóng sự: Cạm bẫy người(1933),Kĩ nghệ lấy Tây(1934), Cơm thầy cơm cô(1936). +Các tiểu thuyết: Giông Tố,Số Đỏ,Vỡ Đê ( 1936).Lấy nhau vì tình (1937).Trúng số độc đắc (1938) Sáng tác của Vũ Trọng Phụng toát lên một niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối,thối nát đương thòi. 3.Hoàn cảnh ra đời tác phẩm và xuất xứ đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. a.Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Số Đỏ : SGK b.Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc chương XV của tiểu thuyết Số Đỏ(1936).Tên đầy đủ của chương là Hạnh phúc của một tang gia-Văn Minh nữa cũng nói vào-Một đám ma gương mẫu. Cụ cố tổ bị ốm nặng,cả nhà đám con cháu đều mong cụ chết sớm để được chia gia tài.Tình cờ nhơ bài thuốc của Xuân Tóc Đỏ cụ lại qua khỏi,nhưng cũng chính vì một câu nói của Xuân (theo thoả thuận của ông Phán mọc sừng-con rể cụ cố Hồng,cháu rể cụ cố tổ) ngay giữa nhà trước mặt cụ cố và mọi người :Ngài là một người chồng mọc sừng , cụ cố tổ uất quá tắc thở và ba hôm sau ông cụ già chết thật… II.ĐỌC-HIỂU 1.Đọc,tóm tắt đoạn trích và bố cục đoạn trích a.Đọc và tóm tắt b.Bố cục: gồm 3 phần -Phần 1: Từ đầu đến “cho Tuyết vậy” :Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cụ cố tổ qua đời. -Phần 2: Tiếp theo đên “ Đám cứ đi” : Cảnh đám ma gương mẫu. -Phần 3: Còn lại : Cảnh hạ huyệt 2.Tìm hiểu mâu thuẫn trào phúng của đoạn trích Mâu thuẫn trào phúng chính là mâu thuẫn tạo nên tiếng cười dựa trên sự đối lập,tương phản giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài,giữa ý nghĩ và lời nói,giưa lời nói và hành động,bản chât và hiện tượng… Trong đoạn trích mâu thuẫn trào phúng chính là nằm ngay ở nhan đề của chương truyện.Tang gia là gia đình có người thân qua đời điều đó tạo nên sự đau xót cho người thân,nhưng cái chết của cụ cố tổ lại tạo nên những hạnh phúc và niềm vui cho con cháu.Cụ cố tổ chết đám con cháu trong gia đình không hề có một chút đau xót mà trái lại mỗi người lại có một niềm hạnh phúc riêng.Đây đúng là hạnh phúc của một gia đình vô phúc. Nhan đề của chương truyện đã chưa đựng một mâu thuẫn hạnh phúc gây sự chú ý cho người đọc và tạo nên một tiếng cười mỉa mai chua chát.Hai khái niệm hạnh phúc và tang gia tương như không thể đi liền nhau vậy mà trong đoạn trích nó lại gắn bó với nhau khăng khít.Đúng là một sự mỉa mai chua chát. (Hết tiết 45 chuyển tiết 46) 3.Niềm vui và hạnh phúc của các thành viên khi cụ cố tổ qua đời Niềm vui và hạnh phúc của đám con cháu khi cụ cố tổ qua đời đó chính là ở chỗ di chúc chia gia tài của cụ sẽ được thực thi,nó sẽ không còn là lí thuyết viển vông nữa.Họ đều sẽ được lợi sau khi ông cha của mình mất.Hạnh phúc với họ là tiền bạc và danh vọng,họ bỏ qua thậm chí coi thường tình cảm gia đình của những người thân ruột thịt.Niềm vui và hạnh phúc của họ được tác giả khắc hoạ như sau: -Cụ cố Hồng hạnh phúc vì mình sẽ được hưởng số gia tài lớn nhất,hạnh phúc vì được khen là già cả,nhà có phúc… -Ông Văn Minh-cháu trưởng cụ cố tổ hạnh phúc vì bản di chúc sắp được thực thi. -Bà Văn Minh- cháu dâu hạnh phúc vì có cơ hội để quảng cáo nhưng bộ áo tang tân thời. -cô Tuyết hạnh phúc vì trong đám tang được mặc bộ đồ Ngây thơ để cho thiên hạ được biết cô vẫn chưa mất đi chữ Trinh. -Cậu Tú Tân hạnh phúc vì trong đám tang là cơ hội để cậu trổ tài chụp ảnh. -Ông Phán mọc sừng hạnh phúc vì cụ cố Hồng hưa sẽ trả thêm cho vai nghìn đồng. Cụ cố tổ chết đã đem lại niềm vui cho con cháu trong gia đình.Đây là đám con cháu bất hiếu và vô lương tâm,vì thế khi cụ ngã xuống đam con cháu “chí hiếu” của cụ đã chuẩn bị đám tang một cách chu đáo.Và ngày đưa cụ cố tổ về nơi an nghỉ cuối cùng chính lâ ngày hội của tất cả mọi người. 4.Niềm vui và hạnh phúc của những người đi đưa đám Niềm vui khi cụ cố tổ qua đời từ con cháu trong gia đình đã lan ra cả xã hội,lan ra những người đi đưa đám: -Xuân Tóc Đỏ: vui vì cái chết của cụ cố tổ khiến nó danh giá hơn,nó đã trở thành người có công lớn,trở thành ân nhân của cả gia đình,được cả gia đình này nể phục biết ơn vì đã vô tình gây nên cái chết của ông cụ già đáng chết ấy. -Sư cụ Tăng phú :Sung sướng và vênh váo vì sự xuất hiện của ở đám tang là cuộc đắc thắng đầu tiên của báo Gõ mõ. -Hai cảnh sát Minđơ và Mintoa sung sương vì đang buồn rầu không thu được tiền nộp phạt,bỗng dưng được thuê giữ trật tự cho đám tang. -Đám trưởng giả bạn thân của cụ cố Hồng:sung sướng vì đám ma là cơ hội để họ khoe mễ.Đi đưa đám ma mà thực chất là họ đi khoe khoang:Trên ngực họ mang đầy đủ những bộ huân huy chương,mề đay như:Bắc đẩu bội tinh,Cao Miên bội tinh,Long bội tinh…Đây cũng là dịp tốt để họ trưng bày những bộ râu ria hoặc dài hoặc ngắn,hoặc đen hoặc hung,hoặc lún phún hay rậm rạp,loăn quăn… -Đám trai thanh gái lịch:Bề ngoài có vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma nhưng thực chất họ đang sung sướng vì đây là cơ hội để họ nói xấu nhau,chê bai nhau,bình phẩm nhau,nhất là được “chim nhau”,cười tình với nhau,qua những câu nói vu vơ có vẻ chẳng ăn nhập gì với nhau như :Con bé nhà ai trông mà kháu thế?thằng ấy bạc tình bỏ mẹ,cái ngực đầm quá đi mất… 5.Cảnh đi đưa đám Đám ma cụ cố thật to tát và long trọng với những nghi thức đầy đủ “Đám ma theo cả lối Ta,Tàu,Tây,có kiệu Bát cống,lợn quay đi lọng..có tới ba trăm câu đối,vài ba trăm người đi đưa,có đầy đủ các vị tai to mặt lớn,có cả binh lính đi theo,có cả cơ quan ngôn luận là tờ báo Gõ mõ…”.Với những người đi đưa đám bộ mặt thật của họ là: -Ông Văn Minh:khi khách đến thấy ông Văn Minh vò đầu bứt tóc,lúc nào cũng đăm chiêu…thật đúng cái mặt của một gia đình có tang,nhưng lí do không phải vì đau buồn mà là ông không biêt xử trí thế nào với Xuân Tóc Đỏ vì trước hai cái tội nhỏ là một cái công lớn,cái công lớn là đã làm cho cụ cố tổ chết. -Cô Tuyết lúc đi đưa đám cô có vẻ mặt đau khổđến mức có thể tự tử được đau đớn như bị kim châm vào lòng song ghuyên do của nỗi đau đó không phải cái chết của ông mà vì cô không thấy bạn trai đâu cả. -Các vị tai to mặt lớn:đi sát linh cữu cũng rất cảm động nhưng không phải cảm động cho cái chết của cụ cố tổ mà là khi trông thấy lan da trắngthập thò,trông thấy làn áo Voan trên cánh tay và ngực Tuyết. Như vậy,đằng sau bộ mặt buồn bã,nghiêm chỉnh của nhưngx người đi dưa đám là bộ mặt đểu giả của những con người mang tiếng thượng lưu ấy.Chúng ta thấy bề ngoài đám tang có vẻ long trọng nhưng bên trong lại là một đám tang “hổ lốn” pha tạp ta không ra ta,Tây không ra Tấy,Tàu không ra Tàu,đó là một đám tang hợm hĩnh,học đòi,khoe mẽ… 6.Cảnh hạ huyệt Lẽ thường cảnh hạ huyệt là giờ phút người ta thấy đau thương nhất thế nhưng ở đây cảnh hạ huyệt là cảnh phơi bày những hiện thực khốn nạn nhất.Những hình ảnh đó có sức tố cáo mạnh mẽ: -Cậu Tú Tân:một đứa cháu nội của người quá cốlúc hạ huyệt việc cậu làm không phải là bỏ nắm đất để vĩnh biệt người đã khuất mà việc cậu làm là bắt bẻ mọi ngưồihặc chống gậy hoặc gật đầu,hoặc cong lưng hoặc lau mắt như thế nmày như thế nọ để cho câu chụp ảnh lúc hạ huyệt.Cậu như thể là một đạo diễn cho một vở hài kịch đang dựng sân khấu kịch ngay trên miệng huyệt người đã khuất.Trong khi đó những người bạn hữu củat cậu thi nhau nhảy lên những ngôi mộ để tránh chụp ảnh giống nhau. -Ông Phán mọc sừng cháu rể của cụ cố một người trơ trẽn coi việc mọc sừng của mình là cơ hội để kiếm lời,cũng đã đóng góp vào màn kịch một chi tiết sâu sắc.ông ta cứ oặt mình đi khoc mãi không thôi Hứt!Hứt!Hứt! như không thể đủ sức để mang nổi mình nữa.Nhưng quả thực lúc đó ông đang dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ cái giấy bạc năm đồng gấp tư để trả công vì Xuân đã làm cụ cố tổ chết,mà gia đình này mới được hạnh phúc như bây giờ và ông cũng có thêm lợi nhuận. Với những chi tiết đó tác giả đã cho ta thấy được bản chất của những con người trưởng giả,thượng lưu trong xã hội tư sản thành thị đương thời. III.TỔNG KẾT 1.Nội dung Thông qua một đám tang kiểu mẫu ta thấy đựoc bản chất lố lăng kệch cỡm,vô nhân tính,vô nhân đạo của những con người trong xa hội chịu sự sai khiến của đồng tiền.Vì tiền mà họ quên đi tình phụ tử,cha ông của họ qua đời mà mỗi người trong gia đình đó lại có những niềm vui và hạnh phúc riêng.Thông qua đó tác giả đã ngầm lên án tố cáo xã hội không có tình người đó. 2.Nghệ thuật -sử dụng chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một sự việc hiện tượng. -Giọng điệu trào phúng thể hiện ở nhưng tình huống,chi tiết bi hài trong đoạn trích. -Sử dụng một loạt các thủ pháp nghệ thuật:Cường điệu,nói mỉa,nói ngược… -Nghệ thuật kể chuyên hấp dẫn,nhẹ nhàng mà thấm thía sâu cay,tác động vào tâm lí người đọc… III.Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới - Phát biểu ngắn gọn chủ đề của đoạn trích,tổng hợp lại những nét nghệ thuật đặc sắc - Trả lời câu hỏi cuối SGK - Chuẩn bị bài Chí Phèo của Nam Cao.

File đính kèm:

  • docHANH PHUC CUA MOT TANG GIAVU TRONG PHUNG.doc