Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 5: Tự tình ( Hồ Xuân Hương)

A. Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

Giúp HS:

 -Cảm nhận được tâm trạng, bi kịch, tính cách của HXH.

 -Hiểu được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả.

 2. Kĩ năng:

 -.Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 3.Thái độ:

 -Trân trọng khâm phục

bản lĩnh tài năng của HXH.

 B.Chuẩn bị:

 1.Thầy:

- SGK, SGV,GA

 2.Trò:

 -SGK, Vở ghi, vở soạn

 C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 I. Ổn định tổ chức lớp:

 1.Kiểm tra sĩ số:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 II. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 5: Tự tình ( Hồ Xuân Hương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: ND:Lớp: 11B2 11B4 TIẾT 5: TỰ TÌNH (Hồ Xuân Hương) A. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp HS: -Cảm nhận được tâm trạng, bi kịch, tính cách của HXH. -Hiểu được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của tác giả. 2. Kĩ năng: -.Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: -Trân trọng khâm phục bản lĩnh tài năng của HXH. B.Chuẩn bị: 1.Thầy: SGK, SGV,GA … 2.Trò: -SGK, Vở ghi, vở soạn… C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: I. Ổn định tổ chức lớp: 1.Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: II.. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt ?.Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK trang 18 ?. Trình bày một vài nét cơ bản về cuộc đời nữ thi sĩ HXH GV-Hai lần lấy chồng là 2 lần làm lẽ và cả 2 người chồng cũng chết, cuối cùng bà sống cô đơn, rồi đi du lãm khắp nơi và làm thơ để khuây khỏa. ?. Gv yêu cầu Hs đọc văn bản .Đọc chậm rãi,hơi trầm thể hiện nỗi buồn kín đáo xót xa ) gv nhận xét cách đọc. ?. Câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong khoảng thời gian, không gian nào? ?. Thời gian được hiện lên qua câu 1 với âm thanh gì? GV.Âm thanh chỉ làm thức dậy nỗi đau tiềm ẩn trong đáy lòng người cô phụ. Âm thanh lần này như thúc giục thời gian trôi nhanh, chỉ còn đọng lại nỗi buồn tủi, xót xa đơn độc… ?. Câu thơ thứ 2 sử dụng nghệ thuật gì? Từ”Trơ “ở đây có nghĩa là gì? ?. “ Hồng nhan” chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng tại sao ở đây lại là “ cái hồng nhan”? ?. “ Cái hồng nhan” lại đem sánh với gì? Điều đó có tác dụng gì? ?. “ Hương rượu gợi lên điều gì? .?. Trăng thường gợi mối nhân duyên nhưng hình ảnh “ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn lại gợi cho người đọc cảm giác gì? GV. Nhà thơ ngồi một mình trong nỗi cô đơn đối diện với đêm khuya, vầng trăng (khuyết chưa tròn), càng thấm thía duyên phận của mình. Ở đây ngoại cảnh cũng là tâm cảnh, trăng với người đồng nhất với nhau, dùng hình ảnh trăng để nói lên nỗi lòng người ?. Ở hai câu luận, tác giả đã dùng những hình ảnh thiên nhiên nào? -Hình ảnh ấy có gì độc đáo, mới lạ? GV:Rêu là một sinh vật nhỏ bé hèn mọn nhưng cũng không chịu khuất phục mềm yếu . Nó phải mọc xiên, lại còn “xiên ngang mặt đất” Đá vốn đã rắn chắc lại càng rắn chắc hơn để “đâm toạc chân mây” Biện pháp đảo ngữ: thể hiện sự phẫn uất của tâm trạng -Bên cạnh đó, những động từ mạnh xiên, đâm được kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây như vạch đất, vạch trời mà hờn trách, không chỉ phẫn uất mà còn là phản kháng ?.Tác giả dùng cách miêu tả thế nào khi nói về thiên nhiên cũng là thể hiện tâm trạng? ?.“ Ngán” ở đây có nghĩa là gì? ?.Giải nghĩa từ “ Xuân” ?.Từ “ lại” ở đây có mấy nghĩa? Đó là loại từ gì ? ?Câu cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Có tác dụng như thế nào? ?.Hai câu kết phản ánh tâm trạng gì của nhà thơ? HS đọc và trả lời HS đọc HSTL và đại diện trình bày: HS TL và đại diện trình bày: trả lời suy nghĩ trả lời HS TL và đại diện trình bày: Nhận xét Dựa SGK trả lời suy nghĩ trả lời I.Đọc tiếp xúc văn bản 1.Tác giả: -Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. -Cuộc đời, tình duyên của HXH gặp nhiều éo le, trắc trở 2.Sự nghiệp sáng tác văn học: -Sáng tác của HXH gồm cả chữ Hán và chữ Nôm (trên 40 bài) -Tự tình (Bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình của HXH (chùm thơ gồm 3 bài) Thể hiện sự cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nhà thơ II.Đọc hiểu chi tiết văn bản: 1.Hai câu đề: Thời gian: Đêm khuya →Tiếng trống canh dồn văng vẳng trong đêm khuya(gấp gáp, liên hồi) vừa thể hiện bước đi dồn đập của thời gian vừa bộc lộ sự rối bời của tâm trạng nữ thi sĩ HXH (Nỗi cô đơn trống vắng một mình) Không gian: Thanh vắng →Không gian thì rợn ngợp con người cảm thấy mình quá nhỏ bé, cô đơn Âm thanh: Văng vẳng tiếng trống Nghệ thuật đảo ngữ. Từ trơ: tủi hổ, bẽ bàng song còn là sự thách thức. Cái hồng nhan: Gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai. à Tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong đêm khuya thanh vắng.Sự cảm nhận, sự thể hiện bước đi của thời gian, sự rối bời của tâm trạng; nỗi dằn vặt sắp được bộc lộ, giải bày một tâm sự. 2.Hai câu thực, luận: a.Hai câu thực: - Hương rượu hay hương tình qua đi để lại vị đắng chát, khổ đau - Nỗi trống vắng, bạc bẽo của tình đời.( chén rượu hương đưa) Vầng trăng gợi lên hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế) mà vẫn “ khuyết chưa tròn”à tương đồng với thân phận người phụ nữ. - Tình duyên chưa trọn ( trăng bóng xế khuyết chưa tròn) à Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. b.Hai câu luận: - Hình ảnh rêu, đá là những sinh vật nhỏ bé =>không chịu khuất phục trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ + các động từ mạnh để miêu tả sự phẫn uất của thiên nhiên cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. -Nỗi bực dọc, phản kháng, ấm ức duyên tình. 3.Hai câu kết: -Ngán : chán ngán, ngán ngẩm nỗi đời éo le, bạc bẽo -Xuân lại lại: Xuân đi rồi xuân lại, vòng quay luẩn quẩn của tạo hóa Lại 1 : Thêm 1 lần nữa Lại 2 : Trở lại Mảnh tình san sẻ tí con con -Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh éo le hơn: Mảnh tình đã bé lại còn san sẻ chỉ còn một tí – con con Xót xa về thân phận người phụ nữ xưa với duyên tình hẩm hiu, cay đắng của mình III.Tổng kết : Ghi nhớ sgk/ 19 D. Củng cố – Dặn dò: 1.Củng cố: - Tâm trạng, thái độ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương 2.Dặn dò: - Soạn bài “Thu điếu” – Nguyễn Khuyến

File đính kèm:

  • doctiet5.doc