Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 11, tiết 40, 41

A. Mục tiêu bài học :

Giúp hs :

- Nắm được điểm cơ bản về con người và nét đặc sắc của tư tưởng, phong cách nghệ thuật từ đó đánh giá đúng về tác giả

- Có kĩ năng vận dụng vào việc tìm hiểu các tác phẩm.

B. Phương tiện thực hiện :

- SGK, SGV

- Sách học tốt. Thiết kế giáo án.

C. Cách thức tiến hành :

- Phương pháp : đọc hiểu, gợi tìm, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.

- Tích hợp : Chữ người tử tù

D. Tiến hành dạy học :

I. Ổn định: Kiểm tra sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ :

Tập soạn bài của học sinh.

III. Giới thiệu bài mới :

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 11, tiết 40, 41, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11 Tiết: 41, 42 Ngày soạn : /11 Giáo án 12 NC Văn bản : NGUYỄN TUÂN ( 1910 – 1975 ) ****************************** A. Mục tiêu bài học : Giúp hs : - Nắm được điểm cơ bản về con người và nét đặc sắc của tư tưởng, phong cách nghệ thuật từ đó đánh giá đúng về tác giả - Có kĩ năng vận dụng vào việc tìm hiểu các tác phẩm. B. Phương tiện thực hiện : - SGK, SGV - Sách học tốt. Thiết kế giáo án. C. Cách thức tiến hành : - Phương pháp : đọc hiểu, gợi tìm, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. - Tích hợp : Chữ người tử tù D. Tiến hành dạy học : I. Ổn định: Kiểm tra sĩ số II. Kiểm tra bài cũ : Tập soạn bài của học sinh. III. Giới thiệu bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT TÌM HIỂU CHUNG 1. Cuộc đời : HS đọc Sgk ? Nêu những nét chính về tiểu sử? - NT sinh ngày 10 / 07/ 1910 trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. - Quê quán : xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình ( phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội ngày nay) - Thích đi đây đó, từng bị bắt giam nhiều lần vì có tư tưởng chống đối thực dân Pháp. - Bắt đầu sáng tác vào những năm 1930, để lại những tác phẩm có giá trị : Một chuyến đi, “Vang bóng một thời”, - Cách mạng tháng 8 thành công NT nhiệt tình tham gia CM à một cây bút tiêu biều của nền vh mới à tập bút kí “Sông Đà”, một số tập kí chống My õ… - Từng giữ chức vụ Tổng thư kí hội văn nghệ Việt Nam (1948-1958). - Mất ngày 28/ 07/1987. - Năm 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. a. Tiểu sử : ( SGK ) ? Những nét chính về con người Nguyễn Tuân? ? Hãy tìm dc và phân tích chứng minh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của NT ? b. Con người : - Giàu lòng yêu nước, có tinh thần dân tộc. - Ý thức cá nhân phát triển cao. - Tài hoa uyên bác. - Yêu nghề và trọng nghề Văn ? Trình bày những nét chính về sự nghiệp sáng tác? Quá trình sáng tác gồm mấy giai đoạn? ?Truớc 1945: Chủ đề chính? Nội dung? Tp tiêu biểu? ?Sau 1945 Nguyễn Tuân có những chuyển biến gì? Nội dung những sáng tác? Tp chính? GV nói thêm: * Chủ nghĩa xê dịch: Viết về bước chân của cái tôi lãng tử qua những miền quê -> cảnh sắc, phong vị quê hương và tấm lòng yêu nước thiết tha. * Vẻ đẹp Vang bóng một thời: Những nét đẹp truyền thống còn sót lại của một thời đã lùi vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ cuối mùa. * Đời sống trụy lạc: Ghi lại những quãng đời hoang mang, bế tắc, cái tôi lãng tử lao vào rượu, thuốc phiện và hát cô đầu -> tâm trạng khủng hoảng của lớp thanh niên đương thời. II. Sự nghiệp văn học: 1. Quá trình sáng tác: F Trước CM tháng 8: - NT là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi lãng mạn thời kì cuối cùng. - Tác phẩm xoay quanh 3 đề tài : Chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp “ vang bóng một thời”, “ Đời sống truỵ lạc”. - Nội dung : Ca ngợi cái đẹp, cách sống đẹp, ca ngợi nghệ thuật và bày tỏ lòng yêu nước kín đáo ( Chữ người tử tu ø) - Tác phẩm tiêu biểu : Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua … F Sau CM tháng /8. - Từ 1945 – 1975, ông lấy sự nghiệp văn chương của mình phục vụ đất nước, theo sát nhiệm vụ chính trị. - Hình tượng chính là nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang, họ vừa trí dũng vừa tài hoa. - TPTB: Tình chiến dịch, tuỳ bút Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi … ? Nét nổi bật trong phong cách NT trước CM ?Ngông là thế nào?Biểu hiện của nét tài hoa, uyên bác ? GV nói thêm: - “Ngông” là lấy cái tài mà đặt mình lên trên thiên hạ, cố ý làm khác người, thích cái độc đáo không giống ai -> lối viết riêng, giọng văn khinh bạc.Văn Nguyễn Tuân là văn khoe tài uyên bác. + Sáng tạo những nhân vật mang cốt cách nghệ sĩ: Huấn Cao ( Chữ người tử tu ø), Người lái đò (Người lái đò sông Đà) - Nguyễn Tuân thích gây cảm giác mạnh -> hay tả gió bão, đèo dốc hiểm trở ( người long bánh chè, ngựa trụy thai ), thác nước dữ dội. So sánh 2 tp CNTT & NLĐSĐ để thấy rõ những biến chuyển trong phong cách nghệ thuật của NT - Trước CM hướng về cái đẹp trong quá khứ đã hoặc sắp tàn -> lạc lõng, lẻ loi -> giọng văn bất mãn, khinh bạc. - Sau CM ngợi ca vẻ đẹp thực tại ở cuộc sống xây dựng đấu tranh của những con người lao động bình thường: + Ông lái đò chiến thắng sông dữ. + Anh chiến sĩ ngụy trang bằng hoa đào. + Người bán phở tạo tâm hồn phở. => Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ đích thực, một nhà văn lớn, một nhân cách đáng phục. 2. Phong cách nghệ thuật: - Phong cách NT gói trọn trong chữ “Ngông”. Đây là thái độ khinh đời, ngạo thế của một trí thức tài hoa, trọng nhân cách. Nó thể hiện ở chỗ nói năng, viết lách khác người từ cách dùng từ, đặt câu … - Người Ngông phải có tài hoa uyên bác và nhân cách hơn người. - Trước và sau CM tháng 8 phong cách NT có mặt thống nhất và mặt biến đổi : * Mặt thống nhất : + Tiếp cận sự vật, sự việc ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, phát hiện ở con người nét tài hoa nghệ sĩ. + Tô đậm cái phi thường, gây cảm giác mạnh vào giác quan nghệ sĩ : những tính cách độc đáo, những cảm giác mãnh liệt, phong cảnh tuyệt mĩ dữ dội … + Vận dụng tri thức nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để miêu tả, sáng tạo hình tượng. * Mặt biến đổi : - Quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ gọi là “Vang bóng một thời” và tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người xuất chúng, thuộc thời trước còn sót lại - Không đối lập quá khứ với hiện tại. Cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại và tương lai, tài hoa có thế có ở cả nhân dân đại chúng. - Tìm cảm giác mạnh ở quá khứ “ vang bóng một thời”, ở CN xê dịch, ở đời sống truỵ lạc ( rượu, thuốc phiện …) ở thế giới ma quỷ thể hiện trong những truyện gọi là “ yêu ngôn”. - Tìm những hiện tượng gây cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và ở những thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng. - Sử dụng thể văn tuỳ bút, thiên về diễn tả nội tâm của cái tôi chủ quan. - Vẫn dùng thể văn tuỳ bút nhưng có pha chút kí với bút pháp hướng ngoại, để phản ánh hiện thực, ghi chép thành tích chiến đấu, xây dựng của nhân dân. II. TỔNG KẾT : - NT “ người suốt đời đi tìm cái đẹp”. - Phong cách độc đáo. - Có nhiều đóng góp cho sự phát triển thể tùy bút và tiếng Việt … IV. Củng cố : Học sinh cần nắm vững kiến thức : - Nét riêng về tư tưởng yêu nước, tinh thần dân tộc của NT - Những nét cơ bản trong phong cách nghệ thuật NT, chỗ thống nhất và chỗ biến hoá trước và sau cách mạng tháng Tám 1945. - HD thực hành bài tập : Danh hiệu “ Người suột đời đi tìm cái đẹp” rất phù hợp với khuynh hướng cảm hứng và phong cách nghệ thuật NT cả trước và sau CM tháng 8 : nhìn và diễn tả cảnh vật nghiêng về phương diện thẩm mĩ, nhìn và diễn tả con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ. V. Dặn dò : Học bài và đọc, tìm hiểu trả lời câu hỏi trong văn bản : PHONG CÁCH VĂN HỌC.

File đính kèm:

  • docNGUYEAN TAAN.doc