Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 6: Câu cá mùa thu (thu điếu)

A.Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh nắm được:

 1. Kiến thức:

 -Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ

 -Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế

 -Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.

 2. Kĩ năng:

 -Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 3.Thái độ:

 -Trân trọng tài năng của NK và bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước

 B.Chuẩn bị:

 1.Thầy:

- SGK, SGV,GA

 2.Trò:

 - SGK, Vở ghi, vở soạn

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 I. Ổn định tổ chức lớp:

 1.Kiểm tra sĩ số:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 II. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6882 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 6: Câu cá mùa thu (thu điếu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:25/08/2010 ND:Lớp:11B2, B4 :27/08/2010 Tiết 6: CÂU CÁ MÙA THU (THU ĐIẾU) (Nguyễn Khuyến) A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm được: 1. Kiến thức: -Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ -Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế -Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ. 2. Kĩ năng: -Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: -Trân trọng tài năng của NK và bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước B.Chuẩn bị: 1.Thầy: SGK, SGV,GA … 2.Trò: - SGK, Vở ghi, vở soạn… C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: I. Ổn định tổ chức lớp: 1.Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: II. Bài mới: HĐ của thầy HĐcủa trò Nội dung cần đạt ?. Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK trang 21 ?. Trình bày một vài nét cơ bản về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Khuyến ?. Nêu vài nét về sự nghiệp sáng tác văn học của tác giả?. ?. Xuất xứ của bài thơ “Câu cá mùa thu”? ?.Gọi 1- 2 HS đọc bài thơ, các HS khác đọc thầm GV hướng dẫn HS phân tích cảnh thu ?. Cảnh thu trong bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào? Nhận xét bức tranh thu này? GV: -Điểm nhìn: Từ chiếc thuyền câu trong ao thu nhỏ hẹp giữa làng -Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: (Từ chiếc thuyền câu trong ao thu nhỏ hẹp giữa làng, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động) - Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt. DC:+Không gian: tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng (Ngõ trúc quanh co khách vắng teo) – Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh: sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa. Tiếng cá đớp mồi rất nhỏ càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật) Lấy động để nói tĩnh (Một thủ pháp quen thuộc của thơ cổ phương Đông) ?. Tình thu được thể hiện như thế nào trong bài thơ? GV: Qua cảnh thu ta thấy được tình thu của thi nhân, bức tranh tâm trạng của con người được bộc lộ kín đáo mà sâu sắc - Tâm hồn tĩnh lặng ,mới cảm nhận được những âm thanh rất khẽ. Cái động rất nhỏ của ngoại cảnh được cảm nhận bởi sự tĩnh lặng tuyệt đối của tâm cảnh. -Nói chuyện câu cá nhưng thực ra không chủ ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng -Nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ thể hiện một tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, một tấm lòng yêu nước thầm kín. ?. Nêu khái quát vài nét về nội dung , nghệ thuật? HS đọc và trả lời HS dựa SGK trả lời HS trả lời HS đọc bài thơ HS suy nghĩ trả lời nghe -ghi HS suy nghĩ trả lời nghe-ghi HS đọc ghi nhớ SGK I.Đọc – tiếp xúc văn bản: 1.Tác giả: -Nguyễn Khuyến (1835- 1909), hiệu Quế Sơn . Quê làng Yên Đỗ – Bình Lục – Hà Nam -Ông xuất thân trong một nhà nho nghèo ở nông thôn. - Là một nhà nho tài năng, cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân, nhưng bất lực trước thời cuộc, bất hợp tác với kẻ thù. -Ông là người thâm trầm, độ lượng, kín đáo, mực thước; ông gắn bó máu thịt với miền quê Yên Đổ và người dân nghèo khó. 2.Sự nghiệp sáng tác văn học: -Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm (trên 800 bài) - Nội dung: + Tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống nghèo khổ, thuần hậu của người dân. + Đả kích bon thực dân, tầng lớp thống trị. à Là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam 3.Tác phẩm: -Câu cá mùa thu nằm trong chùm thơ Nôm gồm ba bài viết về mùa thu: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm. II.Đọc hiểu chi tiết văn bản: 1.Cảnh sắc mùa thu: -Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật +Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt +Đường nét chuyển động: sóng “hơi gợn tí”, lá vàng “khẽ đưa vèo”, tầng mây “lơ lửng”, ngõ trúc quanh co +Hòa sắc tạo hình:ao thu nhỏ, thuyền câu bé tẻo teo, dáng người ngồi câu cũng nhỏ. Cảnh sắc trong bức tranh được tạo nên bởi các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng của chiếc lá thu ->Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn +Không gian: tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng (DC) -> Cảnh thu dịu nhẹ, thanh sơ, xinh xắn, mang cái hồn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam. 2.Bức tranh tâm trạng của tác giả -Cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng (Tĩnh lặng trong sự cảm nhận độ trong veo của nước, cái “hơi gợn tí” của sóng, độ rơi khe khẽ của lá, âm thanh tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo) -Nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: -Ngôn ngữ giản dị, trong sáng và tinh tế -Cách gieo vần độc đáo “eo” (trong veo, tẻo teo, đưa vèo, vắng teo, chân bèo) -Lấy động nói tĩnh -> Góp phần Việt hoá thơ Đường luật. 2. Nội dung:(Ghi nhớ SGK) D.Củng cố – Dặn dò: 1 Củng cố: -Nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Khuyến 2.Dặn dò - Soạn bài “Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận”

File đính kèm:

  • doctiet6.doc
Giáo án liên quan