Giáo án ngữ văn 11 tiết 74 đến tiết 88

1. Mục tiêu

a. Kiến thức

Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng.

b. Kĩ năng

Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng thể hiện được các thành phần ý nghĩa một cách phù hợp nhất.

c. Thái độ

Cẩn thận khi lựa chọn cách diễn đạt.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a. Giáo viên: SGK + SGV + Bài soạn

b. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

3. Tiến trình dạy bài mới

a. Kiểm tra bài cũ

3 Hs lên bảng thực hiện một cuộc phỏng vấn về chủ đề tự chọn

Gv nhận xét từng hs và cho điểm

b. Dạy bài mới

* Giới thiệu bài mới: Khi nói hay viết, chúng ta thường nói ( viết) thành câu. Câu là đơn vị ngữ pháp có cấu trúc phức tạp và sự phân hoá phong phú dựa vào những tiêu chí khác nhau. Song dù phong phú phức tạp đến đâu, câu cũng phải có nghĩa. Nghĩa của câu là nội dung thông báo mà câu biểu đạt, có thể thông báo sự việc, có thể bày tở thái độ, sự đánh giá của người nói viết với sự việc hoặc người nghe, đọc. Vì vậy, người ta chia thành hai thành phần nghĩa của câu: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu một cách thấu đáo về nghĩa của câu

 

doc50 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tiết 74 đến tiết 88, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/12/2008 Ngày dạy: 14/1/2009 Lớp dạy: 11 A,B,G Tiết: 74 Tiếng việt nghĩa của câu 1. Mục tiêu a. Kiến thức Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy của chúng. b. Kĩ năng Có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng thể hiện được các thành phần ý nghĩa một cách phù hợp nhất. c. Thái độ Cẩn thận khi lựa chọn cách diễn đạt. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Giáo viên: SGK + SGV + Bài soạn b. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK. 3. Tiến trình dạy bài mới a. Kiểm tra bài cũ 3 Hs lên bảng thực hiện một cuộc phỏng vấn về chủ đề tự chọn Gv nhận xét từng hs và cho điểm b. Dạy bài mới * Giới thiệu bài mới: Khi nói hay viết, chúng ta thường nói ( viết) thành câu. Câu là đơn vị ngữ pháp có cấu trúc phức tạp và sự phân hoá phong phú dựa vào những tiêu chí khác nhau. Song dù phong phú phức tạp đến đâu, câu cũng phải có nghĩa. Nghĩa của câu là nội dung thông báo mà câu biểu đạt, có thể thông báo sự việc, có thể bày tở thái độ, sự đánh giá của người nói viết với sự việc hoặc người nghe, đọc. Vì vậy, người ta chia thành hai thành phần nghĩa của câu: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu một cách thấu đáo về nghĩa của câu ………………………………….*…….*……*…………………………………. I. Hai thành phần nghĩa của câu: 10’ 1. Ví dụ: Học sinh thảo luận các câu hỏi mục 1.1 - Gv nhận xét, phân tích mở rộng: + Cặp câu a-a’ cùng 1 sv: Hắn đã ao ước có 1 gia đình nhỏ + Cặp câu b-b’ cùng 1 sv: Nếu tôi nói thì người ta bằng lòng + Ngoài ra: câu a còn biểu lộ sự thông báo nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc, các câu a’, b’ thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói với sự việc 2. Hai thành phần nghĩa của câu: ?Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết nhận xét về nghĩa của câu? Hs phát biểu, gv nhận xét, tổng hợp, khái quát nội dung: - Câu thường có 2 thành phần nghĩa: Đề cập đến sự việc ( nghĩa sự vệc), bày tỏ thái độ( nghĩa tình thái) - Hai thành phần hào quyện với nhau không thể tách rời. Những câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái vẫn có: trung hoà, khách quan: như câu a’, b’. Hoặc có nghĩa tình thái cụ thể: chà chà!, eo ơi!... Gv hướng dẫn học sinh lấy thêm ví dụ II. Nghĩa sự việc : 12’ Hs thảo luận nhóm, gv hướng dẫn, đánh giá, kết luận: 1. Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều loại khác nhau. Câu cũng có nghĩa sự vật khác nhau: a. Câu biểu hiện hành động. b. Câu biểu hiện trạng thái, đặc điểm, tính chất. c. Câu biểu hiện quá trình. d. Câu biểu hiện tư thế. e. Câu biểu hiện sự tồn tại. g. Câu biểu hiện quan hệ. 2. Các thành phần ngữ pháp thường biểu hiện nghĩa sự việc là: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, và 1 số thành phần phụ khác * Ghi nhớ: sgk III. Luyện tập: 15’ Bài 1: Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu của bài thơ “Thu điếu”: Gv hướng dẫn, gợi ý: căn cứ vào khái niệm nghĩa sự việc và phân loại nghĩa sự việc để phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ: - Câu 1: Ao thu vào mùa thu lạnh lẽo, nước trong veo: Biểu hiện trạng thái… - Câu 2: Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo: Biểu hiện đặc điểm, tính chất - Câu 3: Biểu hiện quá trình - Câu 4: Biểu hiện quá trình - Câu 5: Biểu hiện tư thế, đặc điểm. - Câu 6: Biểu hiện đặc điểm. tính chất. - Câu 7: Biểu hiện tư thế. - Câu 8: Biểu hiện trạng thái Bài 2: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các câu sau: 2 nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày: a. Nghĩa sự việc: b. Nghĩa tình thái: - Có 1 ông rể quý như Xuân… - Thái độ: ngẫm nghĩ: Kể cũng - Có lẽ hắn cũng như mình... - Thái độ: chưa chắc chắn: có lẽ, có ý tiếc rẻ: mất rồi - Dễ họ cũng phân vân như mình… - Thái độ phỏng đoán: dễ, phân vân: hay là. Bài 3: Chọn từ thích hợp điền vào ô trống: - Gv phân tích để hs lựa chọn đúng là “hắn” Bài 4: Hướng dẫn về nhà: - Chọn 1 số đoạn văn trong các tác phẩm đã học để phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái - Viết đoạn văn theo nộid ung tự chọn sau đó phân tích 2 thành phần nghĩa. …………………………………….*……*…….*………………………………. c. Củng cố, luyện tập - Hoàn thành thêm những bài tập khác d. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị viết bài số 5: Nghị luận văn học Ngày soạn: 22/12/2008 Ngày dạy: 4/2/2009 Lớp dạy: 11A,B,G Tiết: 75 Làm văn Bài Viết số 5 1. Mục tiêu bài học a. Kiến thức - Vận dụng được những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Biết huy động các kiến thức văn học và các hiện tượng trong đời sống vào bài viết. b. Kĩ năng - Biết trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách. c. Thái độ: Sống có ước mơ và có thức học tập vì này mai lập nghiệp. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Giáo viên: - SGK, SGV,Bài tập trắc nghiệm, đề bài, Đáp án, biểu điểm. b. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức làm bài viết trên lớp. 3. Tiến trình dạy bài mới * ổn định tổ chức ……………………………….*………*……….*………………………………. I. Đề bài Câu 1 (3 điểm): Viết một bài văn khoảng 15 câu nêu lên suy nghĩ của em về câu nói sau: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khám phá và vượt qua” (Lỗ Tấn). Câu 2 (7 điểm): Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu. Câu 2 (7điểm): Anh chị suy nghĩ như thế nào về mối tình Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Vở bi kịch đầu tiên, thành công của Sech-xpia. II. Đáp án - Biểu điểm 1. Đáp án: * Bài làm cần có các ý cơ bản như sau: - Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm - Hai câu đề: Bày tỏ quan niệm chí làm trai của tác giả: + Khẳng định một lẽ sống đẹp: Người con trai phải lạ ở trên đời, nghĩa là phải biết sống phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ những việc lớn, kinh thiên động địa. + Điều lạ chính là việc xoay chuển càn khôn, xoay chuyển thời thế, không để mặc cho con tạo xoay vần được. - Hai câu thực: Triển khai cụ thể ý tưởng về chí làm trai đã mở ra ở hai câu đề. Nhưng chí làm trai ở đây gắn với ý thức về cái Tôi, một cái tôi công dân đầy trách nhiệm trước cuộc đời. Cuộc thế trăm năm này cần phải có “ta” để cống hiến cho đời, để đáng mặt nam nhi, để lưu dnah thiên cổ. - Hai câu luận: Gắn chí làm trai với hoàn cảnh cụ thể của đất nước + Nỗi nhục mất nước, nối xót đau đốt cháy tâm can tác giả (Non sông đã chết), đống thời cũng khẳng định ý chí gang thép của những con người không cam chịu sống cuộc đời nô lệ, đắng cay (sống thêm nhục). + Đối mặt với nền học cũ để khẳng định chân lí: sách vở thành hiền chẳng giúp ích gì được trong buổi nước mất nhà tan này, nếu cứ khư khư ôm giữ thì chỉ có ngu mà thôi. đây chính là một chân lí mới táo bạo. - Hai câu kết: Tư thế và khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình (Muốn vượt biển Đông ... ra khơi) - Kết luận: Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, bài thơ XDLB của Phan Bội Châu đã khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của lớp nhà nho tiên tiến những năm đầu thế kỉ XX với những ý tưởng mới mẻ, táo bạo, với bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. * Yêu cầu về kiến thức: Có cảm xúc chân thật, có những suy nghĩ tích cực về mối tình Rô-mê-ô và Ju-li-et: Đó là một mối tình trong sáng, mãnh liệt, say đắm và đầy sức mạnh, ý chí đã giúp họ quyết tâm gìn giữ được tình yêu, sức mạnh của tình yêu đã xoá tan thù hận truyền kiếp giữa hai dòng họ. Vở kịch ca ngợi tình yêu tự do, tình yêu chân chính… - Yêu cầu về kĩ năng: Hành văn trong sáng, chuẩn về từ, câu, đoạn, liên kết ý, sự trọn vẹn toàn bài viết. - Yêu cầu về hình thức: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, không sai lỗi chính tả. 2. Biểu điểm * Điểm 8 - Nội dung: đảm bảo như đáp án. - Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng, rành mạch. Văn viết có sức thuyết phục. Không mắc lỗi, trình bày sáng đẹp. * Điểm 6 - Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 ý) nhưng nội dung đã nêu đủ sức thuyết phục. - Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Còn mắc ít lỗi. * Điểm 4 - Nội dung: chưa đủ ý (khoảng 1/2 số ý) nhưng nội dung đã nêu đủ sức thuyết phục. - Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục rõ ràng. Còn mắc một số lỗi. * Điểm 2 - Nội dung: chưa đủ ý (thiếu 1 số ý) nhưng nội dung đã nêu đã rõ ràng. Hình thức: đúng kiểu bài. Bố cục chưa rõ ràng. Còn mắc một số lỗi. * Điểm 0: sai lệch hoàn toàn nội dung và phương pháp hoặc không làm bài. ……………………………………*……..*…….*……………………………… c. Củng cố, luyện tập - Xem lại bài - Về nhà lập lại dàn ý d. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới Chuẩn bị bài “Hầu trời” Ngày soạn: 15/1/2009 Ngày dạy: 4/2/2009 Lớp dạy: 11A,B,G Tiết: 76 Đọc văn Hầu trời Tản Đà 1. Mục tiêu bài học a. Kiến thức - Cảm nhận được tâm hồn lãng mạn độc đáo của thi sĩ Tản Đà ( tư tưởng thoát li, ý thức về cái tôi, cá tính ngông) và những dấu hiệu đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ca VN đầu thế kỉ XX: về thể thơ, cảm hứng, ngôn ngữ). - Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc của thơ Tản Đà. b. Kĩ năng Đọc hiểu thơ và bình giảng những câu thơ hay mang dấu ấn riêng của tác giả. c. Thái độ Hình thành cá tính riêng độc đáo. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : a. Giáo viên : Sgk, Sgv , Giáo án, Sách báo tham khảo ; và tài liệu liên quan tới bài giảng. b. Học sinh : Vở soạn ; vở ghi ; sgk, sách tham khảo và đọc trước tài liệu liên quan tới bài học. 3. Tiến trình dạy bài mới * ổn định tổ chức a. Kiểm tra bài cũ : không b. Dạy bài mới : * Giới thiệu bài mới: Trong “ Thi nhân Việt Nam”, một cuốn sách được coi là bảo tàng của thơ mới, tản Đà được cung kính đặt ở trang đầu. Tản Đà chưa phải là một nhà thơ mới nhưng với những gì thi nhân để lại cho thi ca, Hoài Thanh đã coi ông là “ con người của hai thế kỉ”, “ người đã dạo lên những bản đàn cho một cuộc đại nhạc hội tân kì đang sắp sửa”. Thơ Tản Đà mang dấu hiệu đổi mới cả về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật, đặc biệt người ta nhận thấy rất rõ một cái tôi của nhà thơ với những tình điệu cảm xúc mới. Hầu trời là một bài thơ dài biểu hiện rõ những đặc điểm thơ của Tản Đà …………………………………..*………*……….*…………………………… I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả  Gv : Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn ? Em hãy cho biết phần tiểu dẫn cho biết những điều gì về tác giả ? + Nguyễn Khắc Hiếu 1889-1939, Bất Bạt tỉnh Sơn Tây, nay là Ba Vì Hà Tây Gv : ở cạnh núi Tản Viên và sông Đà nên lấy bút danh là Tản Đà. Xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến nhưng lại sống theo phương thức của lớp tiểu tư sản thành thị Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu, học chữ Hán nhưng lại sớm chuyển sang sáng tác bằng chữ quốc ngữ ; là nhà nho nhưng lại ít chịu khép mình trong khuôn phép nho gia ; sáng tác văn chương chủ yếu vẫn theo các thể loại cũ nhưng nguồn cảm xúc lại rất mới mẻ. + Con người : Mang đầy đủ tính chất con người của hai thế kỉ kể cả lối sống, học vấn và sự nghiệp văn chương. Gv: trong ông có hai nhà nho : một nhà nho kinh bang tế thế và một nhà nho tài tử. Nhà nho tài tử nổi bật hơn. Công danh sự nghiệp mặc đời Bên thời be rượu bên thời bài thơ. + Cuộc đời : sgk : Gv : 1907 theo anh cùng cha khác mẹ ra Hà Nội học(ông là con vợ ba, một người đào hát nổi tiếng tài sắc, giỏi văn thơ) yêu một người ở phố hàng Bồ 1909 thi hương ở Nam Định nhưng hỏng ; 1912 thi vẫn hỏng lại chứng kiến cảnh người yêu đi lấy chồng nên bỏ về Hoà Bình tìm khuây lãng cùng Bạch Thái Bưởi uống rượu làm thơ và thưởng trăng ; 1915 lập gia đình và bắt đầu cho công bố những bài văn đầu tiên ; 1916 người anh mất gia đình nghèo túng Tản Đà quyết định chuyển hẳn sang bằng nghề cầm bút ; Từ đây bôn ba khắp nơi : Vào Nam ra Bắc ngược xuôi : Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Hà Đông ...cuối cùng phải ra Hà Nội sống bằng nghề dạy học và cả xem lí số hà lạc. Sống nghèo đói không đủ ăn và trả tiền nhà, bị chủ nhà tịch thu đồ đạc và đuổi đi. Tản Đà phải cùng gia đình dọn về phố cầu mới ông qua đời tại đấy. + Sự nghiệp : sgk Gv: Đến Tản Đà, nghề văn mới chính thức xuất hiện, kéo theo nó là nghiệp nhà văn, sự tự do cao quý của nghề và cái lụy của nghề, vẻ đẹp hài hoà giữa tiếng nói văn chương và phẩm giá cũng như điều kiện sinh tồn của người cầm bút. + Đặc điểm thơ : sgk - Thơ Tản Đà thời này “đã nói lên đúng cái sầu bàng bạc trong đất nước , tiềm tàng trong tim gan người ta” (Xuân Diệu). - Thơ văn ông có thể xem như là một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc : trung đại và hiện đại. Gv: “ Trên Hội Tao đàn, chỉ tiên sinh là người của hai thế kỉ. Tiên sinh sẽ đại biểu cho một lớp người để chứng giám công việc lớp người kế tiếp. ở địa vị ấy , còn có ai xứng đáng hơn tiên sinh. ...Tiên sinh đã cùng chúng tôi chia sẻ một nỗi khát vọng thiết tha, nỗi khát vọng thoát li ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khô khan của khuôn sáo...Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đương sắp sửa” (Hoài Thanh, Hoài Chân). 2. Tác phẩm. ? Nêu xuất xứ của tác phẩm? + Xuất xứ : in trong tập Còn chơi, xuất bản 1921. ? Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Nêu đại ý? + Thể thơ : thất ngôn trường thiên + Đại ý : Bài thơ thể hiện sự tự ý thức về cái tôi cá nhân của tác giả, một cái tôi tài hoa, ngông nghênh, phóng túng nhưng đầy tâm huyết với cuộc đời và nghệ thuật và thể hiện một khao khát mãnh liệt được khẳng định cái tôi ấy. Gv: Tản đà có rất nhiều bài thơ nói về cảnh lên trời : Muốn làm thằng cuội ; Trời mắng(Viết thư hỏi giời : tình riêng trăm ngẩn mười ngơ...) ; Thiên thai. Ông tự coi mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông, và được trời giao làm việc giáo hoá thiên lương ; ông mơ thấy mình được lên thiên đình hội ngộ với mĩ nhân cổ kim : Tây Thi ; Chiêu Quân, Dương Quý Phi ; cùng đàm đạo văn chương với các bậc tiền bối : Nguyễn Trãi , Hàn Thuyên, Đoàn Thị Điểm , Hồ Xuân Hương....với Khổng Tử... Tư liệu : Tản Đà chủ trương xây dựng thuyết “Thiên lương”, bao gồm lương tri (tri giác trời cho), lương tâm (tâm tính trời cho) ; lương năng (tài năng trời cho) và chủ trương nhờ vào ba đức tính ấy mà gây dựng lại cái hay của giời cho trong tự nhiên, trong loài người để cải biến tình trạng luân thường đảo ngược, phong hoá suy đồi và sự trì trệ lạc hậu của xã hội Việt trước mắt. II. Đọc hiểu 1. Khổ một: Cách vào đề của nhà thơ ? Em có nhận xét gì về cách vào đề của bài thơ? Cách vào đề như vậy có tác dụng gì? - Cách vào đề độc đáo: tác giả kể về một giấc mơ Gv: Đã là mơ thì không thể có thực. Nhưng chính mình lại nói không biết có phải đó là một giấc mơ hay không. Đó là một cảm xúc thực nhưng tứ thơ lãng mạn là ở chỗ tác giả muốn người đọc cảm nhận được cái hồn cốt của cõi mộng, mộng mà như thực, hư mà như thực. Bởi vậy mà các câu thơ sau nhà thơ khẳng định dứt khoát : chẳng hoảng hốt, không mơ mòng; thật hồn, thật phách, thật thân thể, thật được lên tiên. Chính sự khẳng định này tạo nên cái thực của cái mộng. - Tác dụng: Tạo được mối nghi vấn để gợi trí tò mò: Chuyện có vẻ như mộng, bịa đặt nhưng dường như lại thật hoàn toàn, bởi tác giả bồi đắp liên tiếp 3 câu thơ bằng những lời lẽ khẳng định chắc chắn, nhắc đi nhắc lại để cũng cố niềm tin: Chẳng phẳi…Thật…Thật được… ố Cảm giác đó người đọc làm cho câu chuyện sắp kể có sức hấp dẫn đặc biệt, không ai có thể bỏ qua. Cách vào chuyện vì thế độc đáo và có duyên: Gv: “ Vào đột ngột câu đầu, cũng ra vẻ đặt vấn đề cho nó khách quan, nghi ngờ theo khoa học, để 3 câu sau toàn là khẳng định, ăn hiếp người ta” ( Xuân Diệu). 2. Cảnh Tản Đà đọc văn cho trời nghe (Chư tiên ngồi quanh ………nước Nam Việt) ? Cách tả cảnh thi sĩ hạ giới đọc văn thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? - Cách kể tả, tỉ mỉ, cụ thể: + Trời sai pha nước để nhấp giọng rồi mới truyền đọc. + Thi sĩ trả lời trịnh trọng, đúng nghi lễ (Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc). ? Tác giả có thái độ như thế nào khi kể chuyện? - Thái độ của tác giả: Cao hứng và có phần tự đắc: “Đương cơn đắc ý”, “ran cùng mây”, lại tự khen mình: “văn đã giàu thay, lại lắm lối”… ? Nghe tác giả đọc thơ, Trời và các chư tiên có những biểu hiện gì? - Thái độ cảm xúc, tình cảm của người nghe vừa khâm phục vừa sợ hãi như hoà cùng dòng cảm xúc trong văn thơ của tác giả Gv: Trời cũng thấy làm hay, Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi, Hằng Nga Chức nữ chau đôi mày, cùng vỗ tay… => Chú ý các hình ảnh: nở dạ -> như thấy mở mang nhận thức được nhiều cái hay; Lè lưỡi -> văn hay làm cho người nghe đến bất ngờ; Chau đôi mày -> văn hay bắt buộc người nghe phải suy nghĩ tưởng tượng “lắng tai đứng” -> đứng ngây ra để nghe. Đến đây, tác giả hạ hai câu: Chư tiên ao ước tranh nhau dặn; Anh gánh lên đây bán chợ trời. - Trời khen thơ văn phong phú, giàu có lại lắm lối đa dạng. Đánh giá cao và không tiếc lời tán dương Gv: Những câu: Nhời văn chuốt đẹp như sao băng, Khí văn hùng mạnh như mây chuyển, êm như gió thoảng tinh như sương, Đàm như mưa sa, lạnh như tuyết => đã cực tả cái tự hào, tự nhận thức của nhà thơ về tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình. ? Qua đó em có nhận xét gì cách xây dựng bối cảnh của nhà thơ? - Tản Đà rất thành công trong việc dựng cảnh: Bối cảnh rự rỡ, oai nghiêm ở chốn thiên đình, chọn không gian phù hợp với hoạt động của nhân vật. Đấy là cảnh nhà trời. ? Qua đoạn thơ em cảm nhận được gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? - Tản Đà rất ý thức về tài năng của mình, hơn thế còn rất táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã của mình, thậm chí rất Ngông” khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng, Thượng đế và chư tiên. Gv: “ Chủ nghĩa lãng mạn, với cá thể đã bật nứt ra trong văn học Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX bằng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu”. Qua cảnh đọc thơ cho trời nghe ta thấy Tản Đà rất ý thức về tài năng thơ của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ cái tôi cá nhân của mình, một cái tôi đầy cá tính. Tản Đà cũng rất ngông khi tìm lên tận trời để khẳng định tài năng thơ ca của mình trước ngọc hoàng thượng đề và chư tiên. Đó cũng là khát vọng chân chính của tác giả. Trước Tản Đà, các nhà nho tài tử tất thảy đều “thị tài” (cậy tài, khoe tài). Nhưng chữ tài mà họ nói tới thường gắn với khả năng lớn lao “kinh bang tế thế”. Chẳng ai nói trắng ra như Tản Đà: Hay, thật tuyệt. Mà lại nói trước mặt trời. Để cho trời khen thì cũng tự khen vì xưa nay có ai kiểm chứng được lời trời. 3. Cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa (Nghe xong ......lòng thông chớ ngại chi sương tuyết) ? Qua hành động tra sổ của Thiên Tào cho em thấy được điều gì ở con người Tản Đà? + Cách xưng tên và cho rằng mình bị đày xuống hạ giới vì tội ngông đã thể hiện ý thức về cái tôi ngông nghênh của tác giả, thể hiện phong cách lãng mạn tài hoa, độc đáo của nhà thơ và một niềm tự hào về tài năng của bản thân. Gv: Ngông vốn là một sản phẩm của xã hội, ở xã hội lễ nghi khuôn phép chặt chẽ, cá tính độc đáo thường bị xem là ngông. Trong văn chương ngông thường thể hiện thái độ phản ứng của người nghệ sỹ tài hoa, có cốt cách hơn đời hơn người, có tâm hồn phóng khoáng, không muốn chấp nhận sự bằng phẳng đơn điệu nên thường phá cách tự đề cao, phóng đại cá tính của mình. ? Qua đây em thấy được quan niệm gì của Tản Đà về nghề văn? - Trong bài thơ, Tản đà không trực tiếp phát biểu quan niệm của mình về văn và nghề văn. Tuy vậy, ẩn sau các câu chữ, ta vẫn nhận ra quan niệm của Tản Đà về nghề văn: Gv: Văn chương lúc này là một nghề. Một nghề kiếm sống: - Nhờ trời văn con còn bán được - Anh gánh lên đây bán chợ trời - Vốn liễng còn một bụng văn đó Giấy người mực người thuê người in Mướn cửa hàng người bán phwờng phố Văn chương hạ giới rẻ như bèo Kiếm được đồng lãi thực là khó -> Có kẻ bán, người mua, có vốn liếng, có chuyện thuê, mượn, có chuyện đắt rẻ, vốn, lãi. Bao nhiêu là chuyện hành nghề văn chương. Quả là trong quan niệm của Tản Đà đã có nhiều cái mới ? Tản Đà còn muốn nói điều gì về nghề văn? + Tản Đà còn nhận ra người viết văn phải có nhận thức phong phú, viết được nhiều thể loại: thơ, truyện, văn triết lí, dịch. Một đòi hỏi tất yếu của hoạt động sáng tác và những sáng tác mới. Đây là thể hiện khát vọng, ý thức cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật. ? Tác giả còn muốn khẳng định điều gì qua cách xưng tên và khẳng định nguồn gốc của mình? - Khẳng định tài năng, quan niệm về nghề văn, ý thức cá nhận còn biểu hiện ở việc tấu trình với Trời về nguồn gốc của mình: Con tên Khắc Hiếu…Nam Việt Gv: So sánh với một số văn sĩ khác, chúng ta cũng bắt gặp những cách xưng hô: Bất tri tam bách dư niên hiệu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như (Nguyễn Du - Đọc Tiểu Thanh kí); Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng (Nguyễn Công Trứ - Bài ca ngất ngưởng); Này của Xuân Hương mới quệt rồi (Hồ Xuân Hương – Mời trầu). + Cách xưng hô của Tản đà có những nét riêng: - Tách tên, họ theo kiểu cung khai lí lịch rất hiện đại. - Nói rõ bản quán, quốc tịch, châu lục, tên của hành tinh. => Tản Đà muốn Trời hiểu rằng Nguyễn Khắc Hiếu là con người của châu á, của sứ sở có nền văn minh tinh thần thật cao quý đáng tự hào. Nguyễn Khắc Hiếu là đứa con đích thực núi Tản, sông Đà, nước Nam Việt. Đây là ý thức cá nhân, ý thức dân tộc vủa nhà thơ. ? Tác giả còn muốn nói đến quan niệm về nghề văn, theo em, đó là quan niệm gì? * Thể hiện quan niệm về nghề văn: Xác định thiên chức nghệ sĩ là đánh thức, khơi dậy, phát triển cái thiên lương hướng thiện vốn có của mỗi người. ? Điều đó, tác giả có tìm thấy ở chốn hạ giới không? - Không, tác giả đã khằng định tài năng của mình trước cuộc đời bằng cách riêng của mình. Bán văn ở hạ giới rẻ như bèo thì lên trời bán cho Trời, cho tiên là những người tri âm tri kỉ ? Qua đây, em thấy được điều gì về số phận Tản Đà nói riêng và của các nhà văn nói chung trong xã hội phong kiến? - Vẽ nên bức tranh hiện thực chân thực và xúc động về chính cuộc đời mình của tác giả cũng như cuộc đời của nhiều nhà văn An Nam khác… Gv: Đó là một cuộc sống đầy khó khăn, tủi nhục : Không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn, bị o ép nhiều bề....Bức tranh đó giúp chúng ta hiểu thêm vì sao Tản Đà thấy đời đáng chán và phải tìm lên tận trời cao để tìm tri âm, tri kỉ : Hôm qua chửa có tiền nhà Suốt đêm thơ nghĩ chẳng ra câu nào Đi ra rồi lại đi vào Quẩn quan chỉ tốn thuốc lào vì thơ Giữa chốn hạ giới văn chương rẻ như bèo, thân phận nhà văn nhà thơ bị coi rẻ, khinh bỉ, ông không tìm được kẻ tri âm tri kỉ nên đã tìm cho mình một cách riêng để khẳng định tài năng và nhân cách mình. Đó là một cách tìm đường riêng mang đậm dấu ấn cá nhân tác giả : Độc đáo và tài hoa. Cùng chung tâm trạng của Tản Đà, Xuân Diệu từng than thở: Nỗi đời cay cực đang dơ vuốt Cơm áo không đùa với khách thơ. (Xuân Diệu). => Như vậy chen vào bài thơ lãng mạn một đoạn thơ rất hiện thực, điều đó chứng tỏ Tản Đà không phải là một nhà văn thoát li cuộc đời bằng những giấc mộng lên tiên, ông vẫn gắn bó với cuộc đời trần thế và vẫn có một khát vọng làm được một điều gì đó để cứu đời cứu người. Điều này thể hiện cái tâm của nhà thơ với con người và cuộc đời. III. Tổng kết (5’) 1. Nội dung: Tản đà đã mạnh dạn tự biểu hiện cái tôi cá nhân, một cái ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời. 2. Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do; giọng điệu thơ khá thoải mái, tự nhiên; ngôn ngữ sống động, giản dị, hóm hỉnh. …………………………………..*……..*…….*……………………………….. c. Củng cố, luyện tập - Học một số đoạn trong bài thơ - Học phần ghi nhớ d. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới Chuẩn bị bài “Vội vàng” Ngày soạn: 15/1/2009 Ngày dạy: 5/2/2009 Lớp dạy: 11A,B,G Tiết: 77 Đọc văn Vội vàng Xuân Diệu 1. Mục tiêu bài học a. Kiến thức: - Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc của XD. - Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt dồi dào và mạch luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ. b. Kĩ năng Đọc hiểu thơ và bình giảng những câu thơ hay mang dấu ấn riêng của tác giả. c. Thái độ Niềm yêu cuộc sống, trân trọng cuộc sống quan niệm tích cực về cuộc sống 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Giáo viên: SGK + SGV + Bài soạn b. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK. 3. Tiến trình dạy bài mới a. Kiểm tra bài cũ: 5’ ? Đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài Hầu trời của Tản Đà và phân tích? Học sinh cần đọc ít nhất 1 khổ thơ và phân tích theo hướng dẫn trên lớp bài Hầu trời ?Thi sĩ Tản đà hiện lên trong bài thơ là người có cá tính như thế nào? A. Ngông nghênh, ngạo đời B. Ngang tàng, khí khái C. Ngông, phóng túng D. Tự cao, tự mãn b. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài mới: “ Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng thấy…Xuân Diệu say đắm tình yêu say đắm cảnh đời sống vội vàng cuống quýt; muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết”. Nhận định trên đây của nhà phê bình văn học Hoài Thanh rất đúng với hồn thơ của Xuân Diệu, càng đúng hơn với bài thơ “Vội vàng”, một bài thơ hay trong tập Thơ thơ- 1938 …………………………………….*……*……..*……………………………… I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả * Cuộc đời ? Nêu khái quát những nét về cuộc đời của Xuân Diệu? - Tên thật: Ngô Xuân Diệu, bút danh Trả

File đính kèm:

  • docgiao an 11 tiet 74 88.doc
Giáo án liên quan