Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 9: Thương vợ (trần tế xương)

A.Mục tiêu cần bài học:

 Giúp học sinh nắm được:

 1.Kiến thức:

 -Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con. Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ.

 2.Kĩ năng:

 -Nắm được ND và NT: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào

 3.Thái độ:

 -Bồi dưỡng lòng quý, cảm thông nhà thơ Trần Tế Xương

B.Chuẩn bị:

 1.Thầy:

- SGK, SGV,GA

 2.Trò:

 - SGK, Vở ghi, vở soạn

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 I. Ổn định tổ chức lớp:

 1.Kiểm tra sĩ số:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 II. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 9: Thương vợ (trần tế xương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:31/08/2010 ND:Lớp:11B2 11B4 Tiết 9: THƯƠNG VỢ (Trần Tế Xương) A.Mục tiêu cần bài học: Giúp học sinh nắm được: 1.Kiến thức: -Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con. Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ. 2.Kĩ năng: -Nắm được ND và NT: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào 3.Thái độ: -Bồi dưỡng lòng quý, cảm thông nhà thơ Trần Tế Xương B.Chuẩn bị: 1.Thầy: SGK, SGV,GA … 2.Trò: - SGK, Vở ghi, vở soạn… C.Tiến trình tổ chức các hoạt động: I. Ổn định tổ chức lớp: 1.Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: II. Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt ?. Đọc tiểu dẫn và nêu vài nết về tiểu sử c/đ-sự nghiệp thơ văn của TX? GV: Ông chỉ sống có 37 tuổi đời và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử. Mảng thơ trào phúng sắc sảo, mạnh mẽ; mảng thơ trữ tình sâu lắng. Ông được xem là bậc “thần thơ thánh chữ” Gọi 1, 2 HS đọc VB GV nhận xét cách đọc: ? Nỗi vất vả gian truân của bà Tú hiện lên qua chi tiết nào? ( Hoàn cảnh lam lũ- trách nhiệm nặng nề- công việc hiểm nguy) ? : Câu thơ đầu gợi cho em cảm nhận được công việc của bà Tú như thế nào ? ?. Câu 2 có điều gì đặc biệt ?. Bà Tú nuôi con, nuôi chồng là gánh nặng mà vẫn chu toàn mọi thứ. Như vậy, bà Tú là người mẹ, người vợ như thế nào trong gia đình? suy nghĩ trả lời ?: Em có nhận xét như thế nào về cách nói Nuôi đủ năm con với một chồng mà Tú Xương diễn đạt qua câu thơ? (?) Tác gỉa mượn hình ảnh gì để nói lên sự vất vả của Bà Tú? Nhận xét về cách dùng từ ngữ của tác giả trong 2 câu thực? ?. Em có nhận xét gì và cách đối ở hai câu thực và hiệu quả của nó? ? Nhận xét ntn về Bà Tú? ?.Em hiểu “duyên”-“nợ” ở đây ntn? ?. Khi nói về duyên số của bà Tú, ông Tú tự nhận mình như thế nào? ?. Em hiểu cụm từ “âu đành phận” có ý nghĩa như thế nào ? ?. Em hiểu như thế nào về thành ngữ Năm nắng mười mưa mà Tú Xương diễn đạt trong câu thơ? GV: “Năm nắng mười mưa” nói lên sự vất vả, gian truân vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú ?. Em có nhận xét gì về cách sử dụng các thành ngữ và phép đối trong hai câu luận ? ?.Nhà thơ đã chửi những điều gì trong xã hội và nơi mình? ?. Nhưng đằng sau tiếng chửi là tâm trạng gì của nhà thơ? ?. Theo em, bi kịch đó là bi kịch gì? ?. Tú Xương nhận ra mình như thế nào? Tâm trạng của nhà thơ là gì? HS đọc và trả lời TL suy nghĩ trả lời suy nghĩ trả lời TL suy nghĩ trả lời suy nghĩ trả lời TLời Dựa SGK TL suy nghĩ trả lời TLời TLời TLời TLời TLời Suy nghĩ TL I.Đọc tiếp xúc văn bản 1.Tác giả: -Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Là người có tài nhưng con đường khoa cử lận đận. -Sự nghiệp: + có 2 mảng lớn: trào phúng, trữ tình. -Sáng tác của Tú Xương gồm hai mảng Trào phúng và trữ tình -Tú Xương có nhiều bài thơ viết về bà Tú nhưng “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của nhà thơ. + Nội dung: phê phán chế độ thực dân, tâm sự về cuộc đời, đất nước (chế độ thi cử đương thời) + Nghệ thuật: góp phần Việt hoá thơ Đường, làm phong phú ngôn ngữ Việt -Sáng tác của Tú Xương gồm hai mảng Trào phúng và trữ tình -Tú Xương có nhiều bài thơ viết về bà Tú nhưng “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của nhà thơ II.Đọc tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Hai câu đề: - Công việc: “Buôn bán” -Thời gian: “Quanh năm” thời gian triền miên, cả cuộc đời của bà Tú ,tần tảo, tất bật ngược xuôi - Địa điểm: “Mom sông”: không gian sinh tồn hết sức bấp bênh, khó khăn, nguy hiểm à Câu thơ vừa giới thiệu bà Tú vừa gợi lên sự gian nan, vất vả. - “Nuôi đủ năm con với một chồng” + Nuôi con (năm con): chuyện bình thường + Nuôi chồng (một chồng): khác thường à Cái gánh nặng mà bà phải mang + “Nuôi đủ” : đủ cả về số lượng và chất lượng à Bà Tú đảm đang, tháo vát và chu toàn -Cách nói khôi hài: + Chồng là thứ con cần phải nuôi + Chồng xếp sau con: tự hạ mình + So sánh 5 con = 1 chồng: gánh nặng lại càng nặng hơn à thể hiện lòng tri ân, thương quý vợ. 2. Hai câu thực: - Cuộc sống: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” + “Lặn lội”: à nhấn mạnh nỗi gian truân, vất vả + “thân cò”: hình ảnh ẩn dụ à chỉ thân phận của bà Tú + “khi quãng vắng”: bao hàm cả không gian và thời gian (có khi ở nơi heo hút vắng vẻ chứa đầy bất trắc, hiểm nguy) à Câu thơ sáng tạo từ ca dao nhằm cụ thể hơn về thân phận của bà Tú: một mình đơn chiếc, tần tảo ngược xuôi. - “Eo sèo mặt nước buổi đò đông” + “Eo sèo”: âm thanh kì kèo, kêu ca, cáu gắt, phàn nàn giữa chợ. + “buổi đò đông”: chỉ nơi đông đúc người à diễn tả cảnh bà Tú chen chúc vất vả để buôn bán - Hai câu thực đối nhau về từ ngữ: + lặn lội >< eo sèo + khi quãng vắng >< buổi đò đông à Hiệu quả: làm nổi bật sự vất vả, gian truân – đã vất vả vì đơn chiếc lại bươn chãi trong cảnh chen chúc chốn đông người. → Bà Tú là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con → Bà Tú là người giàu đức hi sinh và lòng vị tha 3. Hai câu luận: - “Một duyên hai nợ âu đành phận” + “duyên” (1): hạnh phúc thì ít + “nợ”: con lẫn chồng: lo toan, bộn bề thì nhiều. à Tú Xương coi mình là cái nợ mà bà Tú phải mang. + “âu đành phận”: chấp nhận số phận, không phàn nàn, lặng lẽ hi sinh. - “Năm nắng mười mưa dám quản công” + “nắng mưa”: ẩn dụ chỉ sự vất vả + “năm, mười”: số đếm, như nhân lên gấp bội sự nhọc nhằn + “dám quản công”: không nề hà, kể công à Bằng các thành ngữ sáng tạo, phép đối chỉnh, nhà thơ thể hiện trọng vẹn đức tính cam chịu hi sinh vì chồng con của bà Tú. Đó là truyền thống của người phụ nữ Việt Nam 4.Hai câu kết: + chửi thói đời: thói quen đáng trách được mặc nhiên công nhận à tập tục bất công của nho giáo: không cho ông được thương vợ thiết thực, không cùng vợ lặn lội, eo sèo + Vậy nên ông tự trách: “Có chồng hờ hững cũng như không” - Đằng sau tiếng chửi xã hội, chửi mình là những giọt nước mắt của nỗi đau, của tâm tràn phẫn uất, của bi kịch. + Bi kịch của Tú Xương: từng nuôi mộng “bia đá bảng vàng” “cho sang mặt vợ” + Bi kịch của xã hội: chữ Hán đến thời mạt vận, thi cử lộn tùng phèo + Tú Xương trở thành kẻ vô tích sự, ăn bám vợ à tê tái, đớn đau. III. Tổng kết:: (Phần ghi nhớ/SGK) D. Củng cố-dặn dò: 1.Củng cố: - Cảm nhận về hình ảnh bà Tú qua bài thơ? 2. Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm: Khóc Dương Khuê, Vịnh khoa thi hương.

File đính kèm:

  • doctiet9.doc
Giáo án liên quan