A/ Mục tiêu bài họêts
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức văn học đã học.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng thao tác lập luận để làm bài văn nghị luận. Biết diễn đạt đúng nội dung đúng quy cách.
3. Thái độ:
- Tạo hứng thú đối với học văn.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Đề kiểm tra, đáp án
- HS: Giấy kiểm tra, kiến thức văn học.
C/ Cách thức tiến hành:
- Tự luận.
D/ Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1932 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 từ tiết 61 đến tiết 75, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...../...../.....
Ngày dạy:...../...../.....
Lớp dạy :...................
Tiết 61-62:
Vĩnh biệt cửu trùng đài
(Trích “Vũ Như Tô” Nguyễn Huy Tưởng)
A/ Mục tiêu bài học:
* Nắm được những đặc điểm của thể loại bi kịch. Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch Vũ Như Tô .
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch.
* Rèn luyện kỹ năng phân tích bi kịch: Xung đột, tính cách, tâm trạng bi kịch.
* Thái độ, ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của người nghệ sĩ.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án; Sách giáo khoa; Sách giáo viên; Tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.
C/ Cách thức tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lời thoại, thảo luận và trả lời câu hỏi.
D/ Tiến trình giờ học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Mục tiêu cần đạt
*Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn. Giáo viên cho học sinh đọc tiểu dẫn Sách giáo khoa (Trang 184-185) - Nêu những nét cơ bản về tác giả ?
- Nêu hoàn cảnh sáng tác vở kịch ?.
- Tác phẩm thuộc thể loại kịch gì ? Em hiểu gì về thể loại kịch ấy ?
- Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh tóm tắt nội dung vở kịch “Vũ Như Tô “
* Hoạt động 2: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu văn bản.
- Đọc phân vai.
- Tóm tắt nội dung hồi V.
* Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ theo bàn : Giải quyết câu hỏi 1 trong sách giáo khoa.
- Đại diện 1 vài nhóm trình bầy.
- Giáo viên chốt ý.
(Giáo viên giảng giải giúp học sinh hiểu thêm về 2 mâu thuẫn).
- Tính cách và tâm trạng Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong đoạn trích ?
- Tại sao Vũ Như Tô lại không trả lời được những câu hỏi ấy ?
- Đứng trước sự đổ vỡ Vũ Như Tô có tâm trạng như thế nào ?
- Diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm được biểu hiện như thế nào ?
- Việc giải quyết những mâu thuẫn trong đoạn trích được thể hiện như thế nào ? - Em có nhận xét gì về cách giải quyết mâu thuẫn thứ hai ?
- Để giải quyết mâu thuẫn này theo em cần phải làm gì ?
- Nêu những đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong đoạn trích ?.
* Hoạt động 3: Đọc ghi nhớ.
- Giáo viên gọi 1-2 học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa (Trang 193).
* Hoạt động 4 : Luyện tập
- Giáo vên, cho học sinh thảo luận theo 4 nhóm lớn về phần luyện tập sách giáo khoa (Trang 193) trong 5 phút
- Đại diện các nhóm trình bầy, bổ xung.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
I/ Tiểu dẫn :
1. Tác giả:
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (Nay huyện Đông Anh- Hà nội)
- Năm 1943 tham gia hội văn hóa cứu quốc do Đảng lãnh đạo, từng là đại biểu quốc dân đại biểu Tân Trào năm 1945.
- Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, đóng góp nổi bật ở 2 thể loại tiểu thuyết và kịch.
- Được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, nghệ thuật năm 1996.
- Các tác phẩm tiêu biểu :
+) Kịch : Vũ Như Tô (1941) Bắc Sơn (1946)...
+) Tiểu thuyết: Đêm hội Long trì (1942) An tư (1945)…
2. Hoàn cảnh sáng tác:
- Đây là sự kiện có thật xảy ra tại Thăng Long vào khoảng 1516-1517 dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm viết vào mùa hè 1941, đề tựa 6/1942 à Mục đích đề cao vai trò của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.
3. Thể loại bi kịch:
- Vũ Như Tô , là vở bi kịch.
- Xung đột trong bi kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn “ Không thể giải quyết” được – dẫn đến “ Sự diệt vong của những giá trị quan trọng”
- Nhân vật chính thường là những anh hùng, có kết thúc bi thảm.
4. Tóm tắt vở kịch:
(Sách giáo khoa trang 184-185).
II/ Đọc hiểu văn bản:
* Đọc phân vai.
* Tóm tắt nội dung hồi V
* Phân tích.
1. Mâu thuẫn cơ bản:
- Một là: Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than với tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực (Bạo chúa, sống xa hoa, trụy lạc)
- Hai là: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy với lợi ích thiết thực của nhân dân.
(Mâu thuẫn giữa nghệ sĩ với nhân dân).
2.Tâm trạng Vũ Như Tô và Đan Thiềm:
a) Vũ Như Tô.
- Tính cách của người nghệ sĩ tài ba, khát khao sáng tác cái đẹp.
- Là một thiên tài có nhân cách lớn, có hoài bão lớn, có lý tưởng nghệ thuật cao cả.
+) Gắn bó với nhân dân, bị Lê Tưởng Dực dọa giết ông kiên quyết từ chối xây dựng Cửu Trùng Đài.
+) Lý tưởng nghệ thuật chân chính, cao siêu xa rời đời sống hiện thực của nhân dân lao động: Ước mơ xây dựng một một tòa lâu đài vĩ đại nhưng không nhận ra Cửu Trùng Đài xây dựng bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu của nhân dân.
- Khi xây dựng Cử Trùng Đài Vũ Như Tô lại rơi vào bi kịch căng thẳng .
+) Xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai ?
+) Là có công hay có tội ?
à Không lý giải được.
- Vì Vũ Như Tô đứng trên lập trường cuả người nghệ sĩ không đứng trên lập trường của nhân dân. Ông muốn khẳng định tài năng của mình, muốn làm đẹp cho đời nhưng đặt nhầm chỗ, nhầm thời, xa rời thực tế nên phải trả giá bằng sinh mệnh của bản thân và cả công trình nghệ thuật.
- Trước sự đổ vỡ, mông lớn không thành nhưng Vũ Như Tô không thoát ra trạng thái mơ màng ảo mộng. Ông tin rằng việc mình làm là “Quang minh chính đại” không phải là tội ác, khi ông bị bắt, Cửu Trùng Đại bị đập phá, thiêu hủy ông mới sực tỉnh, đau đớn, bi thảm não nùng “ Ôi mộng lớn ...Ôi Cửu Trùng Đại, và bất lực cam chịu “ Thôi thế là hết. dẫn ta đến pháp trường”
à Nỗi đau bi tráng trong lòng Vũ Như Tô.
b. Đan thiềm.
- Là người đam mê tài năng sáng tạo nghệ thuật.
+) Luôn kích lệ Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài.
+) Sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài ấy.
à Tri âm, tri kỷ của Vũ Như Tô.
- Đam mê sáng tạo nghệ thuật nhưng Đam Thiềm luôn tỉnh táo, sáng suốt. Biết việc xây dựng Cửu Trùng Đài không thành, nàng tập trung vào việc bảo vệ an toàn tính mệnh cho Vũ Như Tô.
+) Khẩn khoản khuyên Vũ Như Tô đi trốn
+) Sẵn sàng đổi mạng sống của mình để cứu Vũ Như Tô.
+) Biết không cứu nổi Đan Thiềm đau đớn buông lời vĩnh biệt “Ông cả ơi ! xin cùng vĩnh biệt”
3.Việc giải quyết mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn thứ nhất: Được giải quyết dứt khoát theo quan điểm của nhân dân. Bạo chúa Lê Tương Dực bị giết; Nguyên Vũ tự sát; Đám cung nữ bị bắt
- Mâu thuẫn thứ 2: Chưa được giải quyết dứt khoát; Vũ Như Tô đến lúc chết vẫn không nhận ra sai lầm của mình, vẫn đinh ninh là mình vô tội. Chính ông đã vô tình gây thêm nỗi khổ cho nhân dân.
+) Vũ Như Tô phải hay những người giết Vũ Như Tô phải ?.
+) Cửu Trùng Đài không thành nên mừng hay nên tiếc?
+) Ta chẳng biết chẳng qua cùng bệnh với Đan Thiềm.
à Cách nêu vấn đề của tác giả bày tỏ sự băn khoăn, day dứt không dứt khoát. Bởi chân lý thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn một nửa thuộc về nhân dân.
- Phải nhờ vào vai trò của lịch sử, xã hội và sự giác ngộ của nhân dân. và người nghệ sĩ.
4.Đặc sắc nghệ thuật:
- Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tài tình.
- Khắc họa đậm nét cá tính nhân vật.
- Ngôn ngữ kịch sắc sảo, hành động kịch gây ấn tượng.
- Cách nêu vấn đề kịch khéo léo, tinh tế.
III/ Ghi nhớ:
IV/ Luyện tập :
(Dựa vào việc giải quyết mâu thuẫn 2).
4. Củng cố.
- Nội dung, nghệ thuật kịch Vũ Như Tô.
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
- Xem lại bài học.
- Xem trước bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản.
Ngày soạn:...../...../.....
Ngày dạy:...../...../.....
Lớp dạy :...................
Tiết 63-64:
Bài: Thực hành về sử dụng
một số kiểu câu trong văn bản
A/ Mục tiêu bài học:
1. Kiểu thức:
- Giúp học sinh củng cố và nâng cao thêm những hiểu biết về cấu tạo và cách sử dụng của một số kiếu câu thường dùng trong văn bản tiếng Việt.
- Biết phân tích lĩnh hội một số kiểu câu thường dùng, biết lựa chọn kiểu câu thích hợp để sử dụng khi nói và viết.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng câu trong văn bản tiếng Việt, khi nói và viết.
3. Thái độ:
- ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B/ Phương tiện thực hiện:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn, đồ dùng học tập.
C/ Cách thức tiến hành:
- Đọc hiểu, thảo luân, gợi tìm.
D/ Tiến trình giờ học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Mục tiêu cần đạt
* Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản.
- Giáo viên cho học sinh đọc bài tập 1.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm bàn để trả lời những yêu cầu a,b, c trong bài tập (Khoảng 5 phút).
- Các nhóm đại diện trình bầy ý kiến hoặc gắn bảng phụ.
- Các nhóm khác bổ xung, nhận xét.
- Giáo viên chuẩn kiểu thức: Giáo viên có thể dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước để chuẩn kiến thức.
à Giáo viên nhắc lại kiểu thức về câu bị động (Xem ngữ văn 7 tập II)
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 Sách giáo khoa trang 194.
- Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân (4phút).
- Gọi học sinh trả lời, bổ xung, nhận xét.
- Giáo viên chuẩn kiến thức.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ (5phút)
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ xung, nhận xét.
- Giáo viên chốt ý: Có thể dùng bảng phụ.
(Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm khởi ngữ).
- Giáo viên có thể nhắc lại cho học sinh về khởi ngữ
- Là thành phần nêu lên đề tài của câu, là điểm xuất phát của điều thông báo trong câu: Luân đứng đầu câu; tách biệt với phần còn lại của câu bằng từ “Thì” ”Là”hoặc dấu phẩy; trước khởi ngữ có thể có hư từ “Còn”“Về““Đối với”…
(Xem NV 9 tập II).
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ (5phút)
- Đại diện nhóm trình bầy ý kiến.
- Các nhóm khác bổ xung, nhận xét.
- Giáo viên chuẩn kiến thức.
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 3(T195)
* Giáo viên chia làm 4 nhóm lớn.
- Nhóm 1, 3 cùng làm ý a.
- Nhóm 2,4 cùng làm ý b.
* Các nhóm thảo luận giải quyết vấn đề.
* Đại diện nhóm trình bầy ý kiến.
* Các nhóm bổ xung nhận xét.
* Giáo viên chuẩn kiến thức.
* Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 (Trang 195)
- Học sinh thảo luận nhóm nhỏ theo bàn giải quyết yêu cầu đề bài. (4 Phút).
- Đại diện nhóm trình bầy .
- Các nhóm bổ xung, nhận xét.
- Giáo viên chốt ý: Bảng phụ.
* Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2 (Trang 195)
- Học sinh làm bài tập cá nhân.
- Giáo viên gọi 1 vài học sinh trả lời, nhận xét.
- Giáo viên chuẩn kiến thức.
- Giáo viên tiếp tục cho học sinh làm bài tập cá nhân.
Hoạt động 2: Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản.
* Giáo viên chia 6 nhóm lớn.
- Nhóm 1,3 câu 1.
- Nhóm 2,5 câu 2
- Nhóm 4,6 câu 3
* Các nhóm nhận nhiệm vụ giải quyết vấn đề.
* Đại diện nhóm trình bầy bằng bảng phụ.
* Các nhóm bổ xung, nhận xét.
*GV kết luận.
I/ Thực hành về một số kiểu câu trong văn bản:
1. Dùng kiểu câu bị động:
Bài tập 1: (Trang 194)
a) Câu bị động: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.
à Mô hình câu : Đối tượng của hành động- động từ bị động chủ thể của hành động – hành động.
b) Chuyển sang câu chủ động.
- Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
à Mô hình câu : Chủ thể hành động – hành động - đối tượng của hành động.
c) Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động và nhận xét.
- Câu không sai nhưng thiếu sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn. Vì các câu sau không tiếp tục triển khai đề tài về “hắn”, mà đột ngột chuyển sang nói về ”Một người đàn bà ”
Bài tập 2: (Trang 194)
- Câu bị động : Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “Đàn bà”
- Tác dụng tạo sự liên kết ý với câu đi trước, nghĩa là tiếp tục đề tài nói về “ Hắn”.
2. Dùng kiểu câu có khởi ngữ:
Bài tập 1: (Trang 194)
a) Khởi ngữ: Hành.
- Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn.
b) “Hành thì nhà thợ may lại còn”.”Nhà thị may lại còn hành” à So sánh ta thấy.
- 2 câu tương đương về nghĩa cơ bản : Biểu hiện 1 sự việc.
- Câu có khởi ngữ liên kết chặt chẽ hơn về ý với câu đi trước nhờ sự đối lập giữa gạo và hành. Vì vậy viết như nhà văn là tối ưu.
Bài tập 2: (Trang 194-195)
- Chọn phương án C là thích hợp. Vì biểu hiện thống nhất, chặt chẽ về đề tài.
- Bởi nếu chọn phương án A: Không thống nhất về đề tài.
B: Câu văn bị động gây ấn tượng nặng nề.
D: Đảm bảo mạch ý nhưng không dẫn nguyên văn lời các anh lái xe.
Bài tập 3: (Trang 195)
a) Câu thứ 2 có khởi ngữ: Tự tôi.
- Vị trí: ở đầu câu, trước chủ ngữ.
- Có quãng ngắt (Dấu phẩy) sau khởi ngữ.
- Tác dụng: Nêu một đề tài có liên tưởng (giữa đồng bào - người nghe và tôi – người nói) với điều đã nói trong câu trước (Đồng bào – Tôi).
b) Câu 2 có khởi ngữ: Cảnh giác, trình tự, đời sống cảm xúc.
- Vị trí đầu câu, trước chủ ngữ (ấy).
- Có quãng ngắt (Dấu phẩy) sau khởi ngữ
- Tác dụng: Nêu một đề tài có quan hệ với điềuđã nói trong câu trước (thể hiện thông tin đã biết từ câu đi trước). Tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu (Câu trước) à cảm giác tình tự, đời sống cảm xúc (Câu sau).
3. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống:
Bài tập 1: (Trang 195 -196).
a. Phần in đậm nằm ở đầu câu.
b. Có cấu tạo là cụm động từ.
c. Chuyển : Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.
*Nhận xét : Sau khi chuyển câu có 2 vị ngữ cùng có cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là ”Bà già kia . Nhưng viết theo kiểu câu có cụm động từ như trước chủ ngữ thì câu nối tiếp về ý rõ ràng hơn với câu trước đó.
Bài tập 2: (Trang 196).
- Chọn câu C, đây là câu có trạng ngữ chỉ tình huống vì tạo sự liên kết chặt chẽ, đúng ý.
- Chọn câu A (Có trạng ngữ chỉ thời gian). Thiếu sự liện kết ý trong câu, sự việc diễn ra không liên tiếp.
- Chọn câu B: (Câu có 2 vế chủ ngữ , vị ngữ) lặp lại chủ ngữ (Liên ) gây ấn tượng nặng nề.
- Chọn câu D: (Có chủ ngữ và 2 vị ngữ) không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước.
Bài tập 3:
a. Trạng ngữ: Nhận được phiếu trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường (Câu đầu) -->Trạng ngữ chỉ tình huống
b. Không có tác dụng liên kết, không phải thể hiện thông tin đã biết mà để phần biệt tin thứ yếu( Phần phụ câu đầu) với tin quan trọng (Phần vị ngữ của câu: quay lại hỏi thầy thơ lại giúp việc).
II/ Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản:
1.Thành phần chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ và thành phần trạng ngữ chỉ tình huống đều chiếm vị trí đầu câu.
2. Các thành phần kể trên thường thể hiện nội dung thông tin đã biết từ những câu đi trước trong văn bản, hay thể hiện một nội dung dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu đi trước, hoặc một thông tin không quan trọng
3. Qua việc làm bài tập phần I ta có thể khẳng định việc sử dụng những câu kiểu bị động, câu có thành phần khởi ngữ , câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong văn bản.
4. Củng cố.
- Việc sử dụng một số kiểu câu trong văn bản.
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
- Làm bài tập 3 phần I (Trang 194)
- Học bài – soạn bài “Tình yêu và thù hận”
Ngày soạn:...../...../.....
Ngày dạy:...../...../.....
Lớp dạy :...................
Tiết 65-66-67:
Bài: tình yêu và thù hận
(Trích Rô- Mê- ô và Juy li et)
A/ Mục tiêu bài học:
1. Kiểu thức:
- Giúp học sinh hiểu được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ Rô- Mê- ô và Juy li et.
- Phân tích được diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại của Rô- Mê- ô và Juy li et . Từ đó nhận biết được xung đột giữa khát vọng tình cảm cá nhân và hận thù dai dẳng giữa hai dòng họ và quyết tâm của hai người hướng tới xây dựng một cuộc sống hạnh phúc.
- Nhận thức được sức mạnh của tình yêu chân chính, của tình yêu cao đẹp là động lực sẽ giúp cho con người vượt qua mọi định kiến và hận thù.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm, đọc phân vai và phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm văn học nước ngoài.
3. Thái độ:
- ý thức về tình yêu cao đẹp, chân chính.
- ý thức xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
- Thấy được tình yêu tình người cao đẹp là động lực sống của con người.
B/ Phương tiện thực hiện:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, giáo án.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi, đồ dùng học tập.
C/ Cách thức tiến hành:
- Đọc hiểu, thảo luân, gợi tìm để tìm hiểu những câu hỏi hướng dẫn trong bài học.
D/ Tiến trình giờ học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Mục tiêu cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn.
- Giáo viên cho học sinh đọc phần tiểu dẫn sách giáo khoa (Trang 197-198)
- Nêu những nét chính về tác giả.
- Nêu những hiểu biết về tác phẩm.
- Tóm tắt nội dung tác phẩm.
* Hoạt động 2 : Đọc hiểu văn bản :
* Giáo viên cho học sinh đọc văn bản: Phân vai (Yêu cầu đọc diễn cảm lờ thoại của 2 vai).
- Nêu vị trí của đoạn trích.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ theo bàn, trả lời câu hỏi 1 trong sách giáo khoa (trang 201) khoảng 5 phút.
- Giáo viên cho một vài học sinh đại diện các nhóm trình bầy ý kiến.
- Giáo viên chốt ý.
- Giáo viên giảng giải:
- Ngôn ngữ mượt mà đằm thắm sử dụng hình ảnh ví von phù hợp với tâm trạng phấn chấn, rạo rực chen lẫn bồn chồn của những người đang yêu.
- Giáo viên cho lớp chia làm bốn nhóm thảo luận trong vòng 5 phút câu hỏi 2
- Các nhóm viết ra bảng phụ sau đó cử đại diện lên gắn vào bảng lớn.
- Giáo viên nhận nhận xét chốt ý.
- Sự hần thù của 2 dòng họ là cái nền củatình yêu: Tình yêu của Rô mê ô và Juy li et không xuất hiện hận thù của dòng họ.
- Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân trả lời câu hỏi 3 trong sách giáo khoa (trang 201).
- Giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu
- Giáo viên gọi một vài học sinh trả lời câu hỏi học sinh tự nhận xét bổ xung.
- Giáo viên chốt ý.
- Tại sao Rô mê ô không so sánh Juy li et với Hằng Nga mà lại so sánh với mặt trời ?.
- Hằng nga theo thần thoại La mã Nữ thần mặt trăng không lấy chồng, sống trinh bạch suốt đời: Điều này trái với khát vọng của Rô mê ô .
- Câu hỏi tự vấn của Rô mê ô thể hiện điều gì ? (Câu hỏi có 2 vế tương ứng với 2 ý).
Em có nhận xét gì về sự suy nghĩ, cách so sánh liên tưởng của Rô mê ô ?
* Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm nhỏ theo bàn trong vòng 5 phút về câu hỏi 4 sách giáo khoa (Trang 201)
- Các nhóm thảo luận giải pháp yêu cầu của câu hỏi.
- Cử đại diện trình bầy, các nhóm khác bổ xung.
- Giáo viên chốt ý.
-Tại sao Juy li et lại có tâm trạng như vậy ?
- Lời thoại 6 biểu hiện tâm trạng gì của Juy li et ?
- Lời thoại 8, 10 thể hiện tâm trạng gì của Juy li et?
* Hoạt động 3: Ghi nhớ.
- Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa (Trang 201)
* Hoạt động 4 : Tổng kết
- Cảm nhận chung nhất của em về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích ?
* Hoạt động 5 : Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm lớn (4 nhóm) trong 5 phút.
- Đại diện nhóm trình bầy, nhận xét.
- Giáo viên chuẩn kiến thức.
- Giáo viên cho 2 học sinh nhập vai
Nam : Rô mê ô
Nữ: Juy li et => Trình diễn lại đoạn trích.
I/ Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
-Uy ly am Sêch xpia (1564-1616) ông sinh ra tại một thị trấn miền tây nam nước Anh trong một gia đình buôn bán.
- Là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời thục Hưng.
- Ông để lại 37 vở kịch tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và niềm tin bất tận vào khả năng hướng thiện, khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.
2. Tác phẩm:
- Rô mê ô và Juy li et là vở kịch đầu tiên của Sêch xpia được viết (1594-1595) gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi.
- Tóm tắt nội dung tác phẩm.
II/ Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
- Đọc.
- Đoạn trích thuộc hồi 2 của tác phẩm.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Hình thức của các hồi thoại:
- Đoạn trích có 16 lời thoại.
- Sáu lời thoại đầu: Độc thoại nội tâm; các nhân vật nói về nhau chứ không nói với nhau. Đó là tiếng lòng của nhân vật, chứa đựng cảm xúc yêu thương chân thành đằm thắm.
+) Lời độc thoại nội tâm không đơn tuyến một chiều mà xuất hiện tính đối thoại (Rô mê ô như nói với Juy li et còn Juy li et như nói với Rô mê ô)
- Mười lời thoại còn lại mang hình thức đối thoại.
Hai nhân vật trực tiếp nói với nhau với tính hỏi đáp, đối đáp.
b. Tình yêu trên nền thù hận:
“Chàng hãy.... chàng đi ”
“Chỉ có....em thôi”
- Juy li et “Nơi tử địa”
“Họ mà bắt gặp anh”
“Em chẳng đời nào”
“Từ nay , tôi sẽ không bao giờ..nữa
- Rô mê ô “Tôi thù ghét cái tên tôi”
“Chẳng phải... Môn ta ghiu”
=> Cả 2 nhân vật đều ý thức được sự thù hận của 2 dòng họ, nỗi lo chung của cả 2 người là họ lo không được yêu nhau, không có được tình yêu của nhau. Họ nhắc tới thù hận không để khơi dậy , khoét sâu hận thù mà để hướng tới, vượt lên trên hận thù, bất chấp hận thù để xây dựng một tình yêu cao đẹp. Đó là ý thức khẳng định quyết tâm xây đắp hạnh phúc của 2 người.
c. Tâm trạng của Rô mê ô :
* Cảnh đêm khuya: Trăng sáng à Tạo chiều sâu cho sự bọc lộ tình cảm của đôi tình nhân.
- Juy li et xuất hiện : Rô mê ô so sánh người đẹp như “Vừng dương” lúc bình minh. Sự xuất hiện của Juy li et bên cửa sổ là ánh sáng của Phương đông và do đó “Juy li et là mặt trời ” à tâm trạng vui mừng phấn trấn.
- Tại sao Rô mê ô không so sánh Juy li et với Hằng Nga mà lại so sánh với mặt trời ?.
- Rô mê ô tập chung vào đôi mắt đẹp kỳ diệu của Juy li et đôi mắt của Juy li et được Rô mê ô so sánh như “Hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời”, sự so sánh được đẩy lên cao hơn bằng một sự tự vấn: “Nếu mắt nàng lên thay cho sao và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì thế nào nhỉ”?.
+) Khẳng định vẻ đẹp kỳ diệu của đôi mắt “Cặp mắt nàng trên bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng bừng”
+) “Vẻ đẹp rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tinh tú ấy phải hổ ngươi”.
à Khát vọng yêu đương hết sức mạnh liệt trong lòng Rô mê ô “Kìa ! nàng tỳ má lên bàn tay ! ôi ! ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn gò má ấy”
* Sự suy nghĩ cách so sánh liên tưởng của Rô mê ô là hợp lý phù hợp với khung cảnh lúc bấy giờ Sếch xi pia đã để cho nhân vật của ông bộ lộ rất tự nhiên tâm trạng vui mừng, say đắm của Rô mê ô trước nhan sắc người đẹp.
d. Tâm trạng của Juy li et :
- Lời thoại (2,4,6) : Sự nhận thức tình cảnh oai oắm, hoàn cảnh thù địch mà Rô mê ô và trang bị đặt vào.
- Thể hiện sự băn khoăn day dứt, sự dằn vặt trong tâm trạng, rối bời trước hoàn cảnh éo le đầy ngang trái.
+) Lo âu vì hận thù của 2 dòng họ .
+) Lo âu vì không biết Rô mê ô có thật sự yêu mình không ?.
- “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi ” “Cái tên ấy có nghĩa gì đâu” ? “Chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi” “Chàng hãy đem tên họ ấy …..em đây”
à Sự chín chắn trong suy nghĩ, sự hồn nhiên tha thiết, sự cháy bỏng trong tình yêu.
- Lời thoại 8, 10: Sự bất ngờ, sự đồng cảm khiến Juy li et trở lên phấn chấn nhưng rồi nàng cũng bộc lộ nỗi lo sợ mối hận thù giữa 2 dòng họ.
- Lời thoại 12: Sự nhận thức về bức tường đang ngang cách tinhg yêu của mình. Nhưng rồi bức tường thù hận đã được dỡ bỏ bởi chính quyết tâm của 2 người ở lời thoại 13 của Rô mê ô và đặc biệt lời thoại 16 của Juy li et.
=> Tâm trạng của Juy li et phức tạp rất phù hợp với tâm lý của người đang yêu. Đồng thời thấy được sự chín chắn trong tình yêu của Juy li et và sự day dứt trong tâm trạng của Juy li et là do sức ép nặng nề của hoàn cảnh, sự vây hãm của mối thù truyền kiếp của 2 dòng họ.
III. Ghi nhớ:
(Sách giáo khoa trang 201)
IV. Tổng kết :
* Nội dung:
- Vở kịch là mối xung đột giữa tình yêu và thù hận nhưng trong đoạn trích này thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu . Thù ựân chỉ hiện ra qua suy nghĩ của các nhân vật, là động lực để thúc đẩy tình yêu cao đẹp của Rô mê ô và Juy li et.
- Qua đề tài tình yêu tác giả lên tiếng bênh vực và bảo vệ cho quyền lợi của những người phụ nữ. Khát vọng tình yêu mang tính nhân văn là khát vọng đổi đời gắn liền với thời đại Phục Hưng.
* Nghệ thuật:
- Bối cảnh: Đề tài tình yêu được đặt trong bối cảnh thiên nhiên thơ mộng tạo ra không khí lãng mạn, đồng thời tạo ra sự tương phản (Tình yêu đẹp đẽ của 2 người và sự nhận thức về thù hận của 2 dòng họ)
- Ngôn ngữ kịch tự nhiên, nhuần nhị (Lời thoại cách đặt câu hỏi) phù hợp với đề tài, với tâm lý của nhân vật.
V. Luyện tập :
(Sách giáo khoa trang 201)
Bài tập 1: (Trang 201)
- Tình yêu sức mạnh nối kết con người lại với nhau xóa đi mọi thành kiến lạc hậu hay hận thù chia sẻ con người.
- Tình yêu làm cho tình người được nối lại.
- Tình yêu nâng đỡ cổ vũ cho con người, tạo lẽ sống “Sống là yêu thương”
- Tình yêu thực hiện chức năng bảo vệ và giữ gìn cho cuộc sống, giúp cuộc sống phát triển.
=> Đó là tình yêu chân chính.
Bài tập 2: (Trang 201)
4. Củng cố.
- Nội dung, nghệ thuật đoạn trích.
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà.
- Xem lại kiến thức đã học
- Soạn và trả lời câu hỏi tong bài “Ôn tập phần văn học ”
Ngà
File đính kèm:
- Minh Hue.doc