A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp HS:
- Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học
B . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
SGK , SGV
C . PHƯƠNG PHÁP :
- Kết hợp giữa việc tổ chức cho HS phân tích các ngữ liệu dựa trên các câu hỏi trong SGK ở từng mục với lời diễn giảng phân tích của GV
- Trong quá trình HSluyện tập, GV gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận
D . TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 từ tiết 8 đến tiết 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8:
THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp HS:
- Nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học
B . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
SGK , SGV
C . PHƯƠNG PHÁP :
- Kết hợp giữa việc tổ chức cho HS phân tích các ngữ liệu dựa trên các câu hỏi trong SGK ở từng mục với lời diễn giảng phân tích của GV
- Trong quá trình HSluyện tập, GV gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để HS thảo luận
D . TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐÔÏNG CỦA
GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv Gọi HS đọc đoạn trích ở mục I.
Y/c trả lời câu hỏi sau đó.
Xác định nội dung ý kiến, đánh giá của tác giả đ/v nhân vật Sở Khanh?
Để làm sáng tỏ luận điểm của mình, tg đã đưa ra những luận cứ gì?
Nhận xét về cách phân tích của tác giả?
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
1. Tìm hiểu ngữ liệu
- Luận điểm (ý kiến, quan niệm) được thể hiện trong đoạn văn: Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện của sự đồi bại trong XH Truyện Kiều.
- Các luận cứ làm sáng tỏ luận điểm:
+ Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại, bất chính
+ Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm cái nghề đồi bại, bất chính đó: giả làm người tử tế để đánh lừa một cô gái ngây thơ, hiếu thảo; trở mặt một cách trơ tráo; thường xuyên lừa bịp, tráo trở.
- Thao tác phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: Sau khi phân tích chi tiết bộ mặt lừa bịp, tráo trở của Sở Khanh, người lập luận đã tổng hợp và khái quát bản chất của hắn: “…mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hôi này”
* Cách phân tích:
- Phân chia dựa trên quan hệ nội bộ trong bản thân đối tượng – những biểu hiện về nhân cách bẩn thỉu, bần tiện của Sở Khanh
- Phân tích kết hợp với tổng hợp: từ việc phân tích làm nổi bất những biểu hiện bẩn thỉu, bần tiện mà khái quát lên giá trị hiện thực của nhân vật này à bức tranh về nhà chứa, tính đồi bại trong XH đương thời.
2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích
Tác giả đã dùng cách phân tích nào?
Tác giả đã dùng cách phân tích nào?
II. CÁCH PHÂN TÍCH
1. Tìm hiểu ngữ liệu
(1) Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: Đồng tiền vừa có tác dụng tốt, vừa có tác dụng xấu (sức mạnh tác oai tác quái).
- Phân tích theo quan hệ kết quả – nguyên nhân:
+ ND chủ yếu vẫn nhìn về ặt tác hại của đồng tiền (kết quả)
+ Vì hàng loạt những hành động gian ác, bất chính đều cho đồng tiền chi phối (giải thích ng/ nhân)
à Phân tích sức mạnh tác quái của đồng tiền à Thái độ phê phán và khinh bỉ của ND khi nói đến đ/tiền
- Trong quá trình lập luận, phân tích luôn gắn liền với khái quát tổng hợp: sức mạnh của đồng tiền, thái độ, cách hành xử của các tầng lớp XH đối với đồng tiền và thái độ của ND đ/v XH đó.
(2) Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: Bùng nổ dân số (ng/ nhân) à ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người (k/ quả)
- Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng – các ảnh hưởng xấu của việc bùng nổ d/ số đến con ngươi:
+ Thiếu lương thực, thực phẩm
+ Suy dinh dưỡng, suy thoái nòi giống
+ Thiếu việc làm, thất nghiệp
- Phân tích luôn gắn liền với khái quát tổng hợp: Bùng nổ dân số à ảnh hg đến nhiều mựt c/ sống con người à dân số càng tăng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, của g/ đình và cá nhân ngày càng giảm sút
GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ
III. GHI NHỚ
SGK/27
GV hướng dẫn Hs làm BT 1
Ở BT2, GV hướng dẫn HS về nhà làm.
IV. LUYỆN TẬP
1. Các quan hệ làm cơ sở để phân tích
a. Quan hệ nội bộ của đối tượng (diễn biến, các cung bậc tâm trạng của Kiều): đau xót, quẩn quanh và hoàn toàn bế tắc
b. Quan hệ giữa đối tượng này với đối tượng khác có liên quan: Bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu với bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị
2. Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong Tự tình (bài II)
- NT sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc. Chú ý các từ ngữ: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con
- NT sử dụng từ trái nghĩa: say - tỉnh, khuyết – tròn, đi – lại
- NT sử dụng phép lặp từ ngữ (xuân), phép tăng tiến (san sẻ – tí – con con). Thoạt nhìn là sự giảm dần nhưng xét về mức độ cô đơn, sự thiệt thòi về tình cảm thì lại là tăng tiến.
- Phép đảo trật tự cú pháp trong câu 5 và 6:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
E. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
- Học bài, làm BT 2, phần Luyện tập
- Soạn bài: Thương vợ của Trần Tế Xương
Tiết 9:
THƯƠNG VỢ
Trần Tế Xương
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp HS:
- Cảm nhận được hình ảnh bả Tú: đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con.
- Thấy được tình cảm thương yêu, quý trọng của TTX dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ.
- Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản di, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu và tự trào.
B . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
SGK , SGV ,
C . PHƯƠNG PHÁP :
- Phân tích, kết hợp với diễn giảng, phát vấn để Hs tìm ra vẻ đẹp của bài thơ
D . TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐÔÏNG CỦA
GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn, sau đó tóm lược ngắn gọn về tác giả và đề tài bà Tú trong thơ TTX.
- Là người có cá tính sắc sảo, phóng khoáng
- Sống trong giai đoạn giao thời: xã hội phong kiến sụp đổ chuyễn sang XH thực dân nửa phong kiến, cuộc sống nghèo nàn, lam lũ.
-> Thơ ông phản ánh chân thực và sâu sắc bộ mặt xã hội buổi giao thời và tiêu biểu cho khuynh hướng VH tố cáo hiện thực.
Bà Tú tên thật là Phạm Thị Mẫn ở Lương Đường, Bình Giang, Hải Dương nhưng sinh ra ở Nam ĐỊnh. Bà Tú có cửa hàng gạo ở “mom sông” chỗ đất nhô phía bờ sông. Nhà thơ gọi vợ khi là “mẹ mày”, lúc là “cô gái nuôi một thầy đồ”, lúc âu yếm gọi là “mình”.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Trần Tế Xương (1870 – 1907), thường gọi là Tú Xương, quê làng Vị xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. .
- Ông để lại trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm và một số bài văn tế, phú, câu đối, được chia thành hai mảng: trào phúng và trữ tình.
- Đề tài về bà Tú chiếm nhiều trong sáng tác của TX.
* Bài thơ:
Bố cục: có 2 cách chia:
- 4 phần: Đề, thực, luận, kết
- 2 phần: + Hình ảnh bà Tú
+ Tấm lòng và nhân cách của ông Tú
Gọi HS đọc bài thơ. GV nhận xét cách đọc và lưu ý cách đọc (xót thương, cảm phục khi nói về nỗi vất vả, gian lao, sự đảm đang của bà Tú; tự mỉa mai, tự trào khi nói về bản thân của ông Tú)
Nhiều câu ca dao lấy hình ảnh con cò để về nỗi vất vả của người phụ nữ xưa. Em hãy đọc môït câu ca dao có ý nghĩa như thế.
“ Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”
Ở bà Tú có những đức tính cao đẹp nào? Hãy phân tích.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú
a. Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú
- Bà Tú quanh năm tần tảo, tất bật ngược xuôi buôn bán
- Gánh nặng chồng con đè lên đôi vai của bà Tú: “Nuôi đủ năm con / với một chồng”
- “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”
+ Dùng hình ảnh, ngôn ngữ VHDG một cách sáng tạo: con cò lặn lội
+ “khi quãng vắng” cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm
+ NT đảo ngữ, thay từ “con cò” bằng “thân cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, giai truân của bà Tú, gợi nỗi đau thân phận.
-“ Eo sèo mặt nước buổi đò đông”: cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước với bao sự chen lấn, xô đẩy, chứa đầy bất trắc
à NT đối “khi quãng vắng” >< “buổi đò đông” à nổi bật sự vất vả, gian truân của bà Tú: vừa vất vả, đơn chiếc, lại thêm bươn bả trong cảnh chen chúc làm ăn à sự vật lộn với cuộc sống.
b. Đức tính cao đẹp của bà Tú
- Là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con
- Là người giàu đức hi sinh: “Môït duyên … quản công”: bà không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con.
à Bà Tú là một người phụ nữ chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con.
Qua việc nói đến những nỗi vất vả của vợ, ta thấy tình cảm của ông đối với vợ ntn?
Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai? Có ý nghĩa gì?
Tác giả tự thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám sòng phẳng với bản thân, với c/ đời, dám nhận khiếm khuyết à nhân cách đẹp
XH “trọng nam khinh nữ”, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc, “xuất giá tòng phu”, “phu xướng, phụ tùy”
2. Tấm lòng và nhân cách của ông Tú
- Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ
+ Thấu hiểu nỗi vất vả, nhọc nhằn, sự tảo tần, đảm đang quán xuyến của người vợ tảo tần.
+ Tri ân công lao của vợ
- Nhân cách con người ông Tú
+ Tự trách mình là gánh nặng, là món nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu “Nuôi đủ 5 con với một chồng”à cốt cách khôi hài, trào phúng.
+ Tự phán xét, tự lên án mình về sự “hờ hững” của ông đối với vợ con, cũng là biểu hiện của thói đời “bạc bẽo”
à nhân cách đẹp
à Lời “chửi” trong 2 câu thơ cuối là lời TX tự rủa mát mình nhưng cũng chính là chửi thói đời “bạc bẽo”. Chính cái thói đời này là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ à mang ý nghĩa XH sâu sắc.
Em hãy nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
Gọi HS đọc phần Ghi nhớ SGK/30
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung: Tình yêu thương, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua đó thấy được tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của TX.
2. Nghệ thuật: Tự ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ VHDG(h/ ảnh thân cò lặn lội, sử dụng thành ngữ), ngôn ngữ đời sống (cách nói khẩu ngữ, tiếng chửi).
E. CỦNG CỐ
- Từ hình ảnh bà Tú trong bài thơ, liên hệ mở rộng về nét đẹp truyền thống của người phụ nữ VN: đảm đang, tháo vát, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.
F. DẶN DÒ
1. Làm phần Luyện tập / 30
2. Chuẩn bị bài đọc thêm “Khóc Dương Khuê”
Tiết 10,11:
KHÓC DƯƠNG KHUÊ (Nguyễn Khuyến)
VỊNH KHOA THI HƯƠNG (Trần Tế Xương)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Giúp HS:
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết, nối đau đớn của tác giả khi bạn mất
- Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ.
B . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
SGK , SGV ,
C . PHƯƠNG PHÁP :
- Phân tích, kết hợp với diễn giảng, phát vấn để Hs tìm ra vẻ đẹp của bài thơ
D . TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
HOẠT ĐÔÏNG CỦA
GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
2.HS đọc bài thơ.
Bài thơ có thể được chia làm mấy phần?
3. Khi hay tin bạn qua đời, tâm trạng của tg ntn?
4. Giữa nhà thơ và bạn có những kỉ niệm gắn bó nào?
5. Tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và DK là một tình bạn ntn?
6. Những câu thơ này thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
7.Biện pháp NT nào được sử dụng? Nó có tác dụng gì?
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Dương Khuê là bạn thân của tác giả
- Bài thơ được viết bằng chứ Hán, sau đó được chính NK dịch ra chữ Nôm
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Tâm trạng của tác giả khi hay tin bạn mất (Câu 1-2)
- “thôi đã thôi rồi”: nghệ thuật nói tránh + điệp ngữ: nhấn mạnh sự mất mát đột ngột của bạn
- Nỗi đau thấm sâu vào trong lòng cảnh vật -> nỗi đau đớn bàng hoàng trong lòng tác giả
2. Nhớ lại những kỉ niệm
- Nhớ ngày đỗ đạt, đăng khoa, trở thành đôi bạn thân
- Nhớ những lần du ngoạn thảnh thơi, vui thú, thưởng thức lời ca, tiếng đàn
- Nhớ khi cùng nhau đối ẩm, đàm đạo văn chương, tâm đầu ý hợp
- Nhớ những lúc cùng chung hoạn nạn
- Nhớ đến lần gặp nhau cuối cùng đầy luyến lưu, bịn rịn pha lẫn chút ây lo.
=> Tình bạn giữa tg và DK là một tình bạn vô cùng gắn bó và thắm thiết.
3. Nỗi đau tái tê khi không còn bạn
- “về ngay”, “mải lên tiên”, “chẳng ở” Õ NT nói tránh
- “làm sao”, “chợt nghe” : tâm trạng sửng sốt, bàng hoàng, bối rối
- Nỗi đau mất bạn cũng giống như mất đi một phần cơ thể.
- “vội vàng chi”: lời trách móc = tấm lòng đau xót thống thiết của tg’ đ/v bạn.
- Mất bạn, mọi thú vui đều trở nên vô nghĩa vì không có ai cùng chia sẻ, không có ai hiểu được.
- Điệp từ “không” nhấn mạnh sự trống trải, cô đơn của tg’
- Sử dụng điển tích “giường treo” và tiếng đàn Bá Nha để làm tăng thêm nỗi đau mất mát.
- Nhà thơ nén tiếng khóc vào lòng, nỗi đau bị nén lại và giọt nước mắt chính là hạt ngọc của tình bạn.
Tiết 12:
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI
CÁ NHÂN (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV
Tài liệu tham khảo
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, làm các bài tập.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
4. Tổ chức dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có quan hệ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh phân tích ngữ pháp câu thơ “Trăm năm… ghét nhau” của Nguyễn Du.
- Yêu cầu học sinh diễn đạt câu sau sao cho ngữ nghĩa không thay đổi: “Vì sao em yêu anh?”.
Gọi HS đọc phần Ghi nhỡ SGK/35
III. QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN
- Giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mội quan hệ biện chứng, thống nhất
Ghi nhớ SGK/35
Gọi một học sinh làm bài tập 1.
GV y/cầu HS tự làm.
à Nhận xét và đánh giá.
Giáo viên mời học sinh trả lời và giải đáp bài tập 3.
GV hướng dẫn, HS tự làm
IV. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Trong câu thơ của NDu, “nách” chỉ góc tường
à NDu đã chuyển nghĩa của từ nách từ nghĩa chỉ vị tí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa 2 bức tường tạo nên một góc
à sự chuyển nghĩa được tạo theo phương thức ẩn dụ (tức là dựa vào quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được gọi tên)
Bài tập 2
Từ xuân trong ngôn ngữ chung đã được các tác giả dùng với nghĩa riêng
- Trong câu thơ của Hồ Xuân Hương:
“Xuân”: + mùa xuân
+ Sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
- “xuân” trong “cành xuân” chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi
- “xuân” trong “bầu xuân” chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời chỉ sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết bạn bè
- Trong câu thơ của HCM
+ từ “xuân” (1) nghĩa gốc: chỉ mùa đầu tiên của năm
+ từ “xuân” (2) chuyển nghĩa: chỉ sức sống mới, tươi đẹp.
Bài tập 3
Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả sử dụng theo những cách khác nhau, tạo nên những ý nghĩa riêng, khác nhau:
a. Mặt trời được dùng với nghĩa gốc, nhưng dùng theo phép nhân hóa nên có thể xuống biển
b. Mặt trời chỉ lí tưởng cách mạng
c. –mặt trời (1) dùng với nghĩa gốc
- mặt trời (2) à ẩn dụ: đứa con của của mẹ. Đối với người mẹ, đứa con là niêmd hạnh phúc, niềm tin, mang lại ánh sáng cho cuộc đời người mẹ.
Bài tập 4
a. Từ “mọn mằn” là từ mới được sáng tạo
- Tiếng “mọn” nghĩa là “nhỏ đến mức không đáng kể” (vd: nhỏ mọn)
- Những quy tắc cấu tạo chung như sau:
+ Trong hai tiếng, tiếng gốc (mọn) đặt trước, tiếng láy đặt sau
+ Tiếng láy lặp lại âm đầu nhưng đổi thành vần ăn
VD: nhỏ nhắn, xinh xắn, đều đặn, may mắn, khỏe khoắn, đứng đắn, lành lặn, chắc chắn, khó khăn, nhọc nhắn, vừa vặn…
b. Từ “giỏi giắn”: có nghĩa là rất giỏi, (có sắc thái thiện cảm, được mến mộ)
Quy tắc cấu tạo giống câu a
c. Từ “nội soi” được tạo từ những tiếng có sẵn
Phương thức cấu tạo từ ghép chính – phụ
+ tiếng chính chỉ hoạt động (đi sau)
+ tiếng phụ bổ sung ý nghĩa (đi trước)
Vd: ngoại xâm, ngoại nhập…
E. CỦNG CỐ. DẶN DÒ
Chuẩn bị bài: “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ
Tiết 13:
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
Nguyễn Công Trứ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách là một nhà nho và hiểu được vì sao coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực.
- Hiểu đúng nghỉa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại.
- Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV
Tài liệu tham khảo
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tổ chức giờ dạy học theo hướng kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận theo các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
Y/c HS đọc phần tiểu dẫn. Nêu những nét chính về Nguyễn Công Trứ.
-1819, đỗ đầu kì thi Hương
- 1833, làm Tham tán quân vụ
- 1834, thăng Tham tán đại thần
-1835, Tổng đốc Hải An (Hải Dương và Quảng Yên)
- 1840 -1841: chỉ huy Quân sự ở Tây Nam bộ
- 1948, làm Phủ doãn Thừa Thiên
Bài thơ được sáng tác trong giai đoạn nào trong cuộc đời của NCT?
Có thể chia cuộc đời nhà thơ làm mấy chặng?
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Công Trứ (1778 -1858) hiệu là Hi Văn, quê ở làng Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Xuất thân trong một gia đình Nho học.
- Là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự
- Nhiều thăng trầm trên đường công danh
2. Sáng tác: Hầu hết bằng chữ Nôm và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thể loại hát nói.
3. Bài thơ
a.Thể loại: Hát nĩi cịn gọi là ca trù, vần luật tự do, kết hợp song thất lục bát, lục bát với kiểu nĩi lối của hát chèo.
b. Xuất xứ - hồn cảnh sáng tác : bài thơ được sáng tác sau năm 1848 là năm Nguyễn Cơng Trứ cáo quan về hưu.
c. Đề tài: Bài hát nĩi cĩ đề tài độc đáo. Đây là bài duy nhất đề cập trực diện đến phong cách, thái độ ngơng nghênh, khinh đời ngạo thế trên cơ sở một nhận thức rõ rệt và đầy đủ về sự khác biệt giữa cá nhân và cộng đồng giai cấp. Bài hát nĩi cĩ tính chất tự thuật được nâng lên tầm độ triết lý sống.
d. Chủ đề: triết lý sống khác thường của NCT: vừa tự do phĩng túng, vừa đầy ý thức trách nhiệm với đời.
Quan niệm sống của NCT ntn?
Rất nhiều bài thơ thể hiện tài và chí của NCT: “Không công danh thà nát với cỏ cây, hay mang tiếng làm trai trong trời đất “phải có danh gì mà đối với núi sông”
Ý nghĩa của việc lập công danh không phải để “vinh thân phì gia”mà là cống hiến cho dân cho nước.
Em có nhận xét gì về cách dùng từ?
(Dùng từ ngữ Hán Việt + âm điệu nhịp nhàng à sự trang trọng, kiêu hãnh về những đóng góp của mình cho đất nước)
Cách nói ấy là cách nói của người ý thức được mình, tài năng vượt lên trên thiên hạ.
Khi về hưu, ông đã có những hành động ngất ngưởng nào?
“Chơi cho thủng trống long bồng”
Tại sao ông lại dám làm những hành động có vẻ ngược đời, trái khoáy như vậy?
( Vì đó là người có nhân cách, có bản lĩnh cao, đã “chấp” tất cả, khinh thị tất cả những gì của thói thường)
Em hiểu như thế nào về từ “ngất ngưởng”?
Trong bài thơ, từ “ngất ngưởng” được dùng với nghĩa nào?
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Lời tự thuật về cuộc đời
a. Khi làm quan (6 câu đầu)
- “Vũ trụ nội mạc phi phận sự”: NCT khẳng định mọi việc trong trời đất đều là việc của ta à ý thức đầy trách nhiệm của kẻ sĩ.
- Tuy cho việc làm quan là mất tự do là “vào lồng” song vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình., một sự dấn thân tự nguyện.
- Thực tế đã cho thấy ông là người có tài năng xuất chúng, tận tâm với sự nghiệp và lập nhiều công trạng, thể hiện tài “kinh bang tế thế”
à Đường công danh khi thăng lúc giáng, nhưng khi nhìn lại ông không hề che giấu niềm tự hào, kiêu hãnh về tài năng và vì đã cống hiến hết mình.
b. Lúc về hưu (12 câu tiếp)
- Cách ông nghỉ và chơi cũng khác thường, và tự đánh giá cao các việc ấy:
+ cưỡi bò vàng có đeo nhạc ngựa, lại treo mo cau vào đuôi bò
+ Dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, đi hát ả đào
- Chuyện được – mất, khen - chê thị phi của thiên hạ ông để ngoài tai, không quan tâm, cái quan trọng là được sống thảnh thơi, vui thú.
- Cuộc sống tuy ngất ngưởng mà vẫn trong sạch
à thể hiện sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi “khắc kỉ, phục lễ” để sống thực hơn, dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân.
à phong thái ung dung, yêu đời, chẳng vướng bụi trần, cách sống nhập thế tích cực, đầy bản lĩnh.
2. Khẳng định phong cách sống
- Khi làm quan, ông không chấp nhận sự khom lưng uốn gối hay thói quỵ lụy.
- Khẳng định tấm lòng trung quân, ái quốc bằng tài năng và sự cống hiến hết mình cho xã hội, cho triều đại.
- Không chấp nhận uốn mình theo lễ giáo Nho giáo, mà thuận theo sự tôn trọng cá tính, sự trung thực và cũng là dám sống cho mình.
2. Ý nghĩa từ “ngất ngưởng” trong bài thơ.
- Thông thường, từ “ngất ngưởng” dùng để chỉ một sự vật ở tư thế nghiêng ngả, chông chênh, như muốn chực ngã”
- Từ “ngất ngưởng” xuất hiện 4 lần trong bài thơ
+ “tay ngất ngưởng”: tự khen mình, tự đánh giá cao về tài năng, nhân cách và cá bản lĩnh của mình trong thời gian ở cương vị quyền cao, chức trọng rất dễ bị tha hóa.
+ “ngất ngưởng”: cách sống cao ngạo, khác người
+ “ông ngất ngưởng”: phong cách sống tài hoa, tài tử, đầy bản lĩnh, nhập thế mà ko vướng tục
+ “ngất ngưởng như ông” khẳng định mình đã làm một cách xuất sắc hai điều quan trọng nhất đối với kẻ nam nhi là trách nhiệm “kinh bang tế thế” và đạo nghĩa vua tôi.
3. Nghệ thuật:
- Dùng thể loại hát nói: kết hợp thơ, nhạc và cả nói à thể hiện chất tự sự và trữ tình của bài thơ.
- Có tính chất tự do, phóng khoáng của nhịp điệu, vần, đối xứng phù hợp với việc diễn tả tâm trạng của các nghệ sĩ tài hoa, ngông nghênh, phá phách
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
1/ Theo em, qua “Bài ca ngất ngưởng”, Nguyễn Cơng Trứ bộc lộ:
a/ Một ý thức về tài năng. c/ Một thái độ sống theo ý chí sở thích cá nhân.
b/ Một phẩm chất vượt lên trên thĩi tục. d/ a,b,c đều đúng.
2/ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Cơng Trứ được sáng tác theo thể loại :
a/ Lục bát. b/ Thất ngơn bát cú. c/ Hát nĩi. d/ Thơ tự do.
3/ Chọn những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống của hai câu thơ sau :
Đơ mơn giải tổ chi niên
. . . bị vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây t
File đính kèm:
- Mot so giao an Ngu van 11- 6.doc