Giáo án ngữ văn 11 từ tuần 1 đến tuần 6

I/ Mục tiu: Gip HS:

Hiểu rõ giá trị hiện thực của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực, ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa

II/ Chuẩn bị:

- GV: SGK, SGV, GA,

- HS: SGK, vở soạn,

III/ Phương php: Đm thoại, phn tích, thuyết giảng, vấn đáp,

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 11 từ tuần 1 đến tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 01 – K11 TIẾT 01,02 - Đọc Văn VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác) I/ Mục tiêu: Giúp HS: Hiểu rõ giá trị hiện thực của tác phẩm cũng như thái độ trước hiện thực, ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa II/ Chuẩn bị: GV: SGK, SGV, GA, … HS: SGK, vở soạn, … III/ Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, thuyết giảng, vấn đáp, … IV/ Tổ chức hoạt động dạy học: 1/ Ổn định lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG Gv yêu cầu Hs đọc Tiểu dẫn và trả lời câu hỏi. Lê Hữu Trá là người ntn? Nội dung của Thượng kinh kí sự? Gv yêu cầu hs đọc 2 đoạn trích: “ Mồng 1 tháng 2... thuở nào”. “Đi được... không có dịp” Sau đó nêu những chi tiết về quang cảnh trong phủ Chúa. I. Tìm hiểu đoạn trích: 1. Khái quát về tác giả: - Lê Hữu Trác (1724-1791) là một danh y, có nhiều công trìnhn nghiên cứu về y học. - Các tác phẩm y học đều có giá trị to lớn, bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh vừa là bộ sách y học, vừa ghi lại cảm xúc của tác giả khi đi chữa bệnh. 2. Khái quát về tác phẩm: - Kí sự là một thể kí, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh. - Thượng kinh kí sự ghi lại các sự việc khi tác giả đi chữa bệnh ở kinh đô. II. Đọc – Hiểu đoạn trích: Quang cảnh nơi phủ Chúa: Vào phủ Chúa phải qua nhiều lần cửa, những dãy hành lang quanh co nối nhau, .... vườn hoa cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm... Trong phủ là gác tía với kiệu son, võng điều, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Đến nội cung phải qua 5,6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, đồ đạc sơn son thếp vàng. Quang cảnh nơi phủ Chúa cục kì tráng lệ, lộng lẫy không đâu bằng. Tiết 2 Yêu cầu hs đọc đoạn “ Đang dở câu chuyện... ra phòng trà ngồi” Tìm các chi tiết thể hiện cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa. Tác giả khen hay chê cuộc sống nơi phủ Chúa? Yêu cầu hs đọc đoạn “ Một lát sau... thường tình như thế” Nêu những nét đẹp trong con người Lê Hữu Trác. Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa. Vào phủ Chúa phải đi kiệu, các cửa có người đứng canh... Lời nói phải cung kính. Bên cạnh Chúa lúc nào cũng có phi tàn hầu hạ Thế tử bệnh có 7, 8 thầy thuốc phục vụ. Khi vào xem bệnh, tác giả phải lạy 4 lạy Những lễ nghi, khuôn phép thể hiện sự cao sang, xa hoa, sự lộng quyền của nhà Chúa. Thái độ của tác giả: Bên ngoài tác giả khen phủ Chúa nhưng kì thực rất ghét cung cách sống xa hoa nhưng tù túng nơi phủ Chúa. Con người tác giả: Là một thầy thuốc giỏi. Là một thầy thuốc có lương tâm, đức độ, coi y đức là thước đo con người. Khinh thường danh lợi, yêu tự do, yêu cuộc sống thanh bình. Có bản lĩnh vững vàng. Nghệ thuật: Lối kể tỉ mỉ, chi tiết. Lời văn hấp dẫn, sinh động. Các chi tiết tự toát lên ý nghĩa. III. Kết luận: Yêu cầu Hs chép phần Ghi nhớ. Hướng dẫn Hs làm bài tập. 4/ Củng cố, dặn dị: (2’) Nắm nội dung bài học Soạn bài tiếp theo V/ Rút kinh nghiệm: TIẾT 03 – Tiếng Việt TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN I/ Mục tiêu: Giúp HS: Thấy được mqh giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân. Hình thành năng lực lĩnh hội nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. II/ Chuẩn bị: GV: SGK, SGV, GA, … HS: SGK, vở soạn, … III/ Phương pháp: Đàm thoại, phân tích, thuyết giảng, vấn đáp, … IV/ Tổ chức hoạt động dạy học: 1/ Ổn định lớp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG Yêu cầu hs theo dõi kĩ Sgk. Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội? Tính chung của ngôn ngữ bao gồm? Các qui tắc thể hiện? Thế nào gọi là lời nói cá nhân? Các phương diện bộc lộ nét riêng của lời nói cá nhân? I. Tìm hiểu chungư 1. Ngôn ngữ- tài sản chung của xã hội. - Muốn giao tiếp để biết nhau, dân tộc, cộng đồng xh phải có một phương tiện chung: đó là ngôn ngữ. - Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các qui tắc chung. a. Tính chung trong ngôn ngữ: - Các yếu tố: + Các âm và thanh (phụ âm, nguyên âm, thanh điệu) + Các tiếng (âm tiết) đựpc tạo ra bởi âm và thanh + Các từ, các tiếng đều có nghĩa + các ngữ cố định Các qui tắc: + Phương thức chuyển nghĩa: chuyển nghĩa gốc sang nghĩa khác hay còn gọi là phương thức ẩn dụ + Qui tắc cấu tạo câu: câu đơn 2 thành phần và câu đơn đặc biệt. II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân: Khi nói, viết mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng yêu cầu giao tiếp. Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố qui tắc chung của ngôn ngữ, vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân. Phương diện biểu lộ nét riêng: Giọng nói Vốn từ ngữ cá nhân sự chuyển đổi nghĩa khi sử dụng từ chung. Tạo ra các từ mới Biểu hiện của lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân gọi là phong cách. III. Luyện tập Tìm sự sáng tạo của lê Hữu Trác qua đoạn trích “ vào phủ Chúa Trịnh”. Tìm sự sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Du qua một số đoạn trích của Truyện Kiều. 4/ Củng cố, dặn dị: (2’) Nắm nội dung bài học Soạn bài tiếp theo V/ Rút kinh nghiệm: TIẾT 04 – Làm văn VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1 (NGHI LUẬN XÃ HỘI) I/ Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố kiến thức về văn nghị luận Viết bài văn nghị luận xã hội sát với thực tế. II/ Chuẩn bị: GV: Đề bài, đáp án, thang điểm HS: Kiến thức về văn nghị luận xã hội. III/ Nội dung đề: Đề 1: Hãy nêu suy nghĩ của em về lòng tự trọng. Đề 2: Hãy nêu suy nghĩ của em về đạo đức con người. IV. Đáp án – thang điểm. Đáp án: Đề 1: Giải thích khái niệm lòng tự trọng Lòng tự trọng của cá nhân. Lòng tự trọng của một dân tộc. Những người có lòng tự trọng sẽ ra sao và ngược lại. Phương hướng phấn đấu của bản thân. Đề 2: Giải thích khái niệm đạo đức. Những hành vi đạo đức. Những người có đạo đức sẽ ra sao và ngược lại. Phương hướng phấn đấu của bản thân Thang điểm: Điểm 9 – 10: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề, văn viết trôi chảy, mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt. Điểm 7 – 8: Đáp ứng các yêu cầu ( có thể thiếu 1,2 ý nhỏ). Văn viết tốt, có cảm xúc, mạch lạc, mắc ít lỗi diễn đạt. điểm 5- 6: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu. Văn viết mạch lạc, đôi chỗ có thể kể, mắc một vài lỗi hành văn. Điểm 3 – 4: Đáp ứng được ½ yêu cầu. Văn viết đôi chỗ lúng túng, thiếu mạch lạc, sai nhiều lỗi hành văn. Điểm 1 – 2: Cho điểm đối với những bài chỉ viết được một đoạn ngắn Điểm 0: Lạc đề Kí duyệt V/ Rút kinh nghiệm: TUẦN 03 – K11 (Từ 24/9 đến 29/9) TIẾT 9-10 Giảng văn THƯƠNG VỢ TRẦN TẾ XƯƠNG I/ Mục tiêu: Kiến thức: cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con. Tấm lòng yêu thương, quý trọng của nhà thơ đối với vợ Những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, … II/ Chuẩn bị: Thầy: SGK, SGV, thiết kế lên lớp Trò: SGK, bài soạn, … III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, trả lời câu hỏi, thảo luận, … IV/ Tiến trình thực hiện: 1/ Kiểm tra bài cũ: (10’) Khung cảnh mùa thu thể hiện trong bài thơ “ Câu cá mùa thu” (Thu điếu) – Nguyễn Khuyến? (Dựa vào tiết 6, phần giảng văn) 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt TG GV yêu cầu HS đọc (SGK) tìm ý chính GV hướng dẫn ngắn gọn cách hiểu về tác giả, đề tài bà Tú trong thơ Trần Tế Xương. GV gọi HS đọc bài thơ => nhận xét cách đọc của HS và tìm hiểu bài thơ. GV hướng dẫn HS tìm hiểu 6 câu thơ đầu (SGK) Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú:khgian, thgian, công việc + Tìm nghĩa của: nuôi đủ, đò đông + Đức tính cao đẹp của bà Tú Nhà thơ có thấu hiểu không? HStìm ra chi tiết trong bài thơ để minh hoạ GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp GV hướng dẫn HS tìm hiểu hai câu 7,8 (SGK) HS trình bày (cá nhân) GV nhận xét, tổng hợp HS giải thích các từ ngữ: cha mẹ, thói đời, ở bạc, hờ hững như không GV nhận xét, tổng hợp lại Gv đặt câu hỏi HS trả lời (cá nhân) GV: ý nghĩa của bài thơ? HS trả lời (cá nhân) GV nhận xét I/ Giới thiệu: Tú Xương viết về vợ rất nhiều (cả thơ, văn tế, câu đối...), các tác phẩm mang nội dung yêu thương, quý mến vợ. “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất thể hiện niềm thương và cái duyên hóm hĩnh của một nhà thơ. II/ Phân tích: 1/ Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú: a/ Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú: Quanh năm bà Tú tần tảo, tất bật ngược xuôi buôn bán để lo cho chồng cho con Tác giả mượn hình ảnh “con cò” trong ca dao để ví vợ => vất vả, cần mẫn của bà Tú. Gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai bà Tú, “Thân cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân; nỗi đau thân phận Bà Tú phải phong trần, lấm láp => bỏ qua sự ràng buộc của dư luận để làm tròn bổn phận Phép đối ở hai câu thực => tô đậm sự vất vả, gian truân của bà Tú b/ Đức tính cao đẹp của bà Tú: Bà Tú là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con Bà Tú là người giàu đức hi sinh, nhẫn nhục, chịu đựng, âm thầm, lặng lẽ. Tú Xương cảm phục sự quên mình của vợ 2/ Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ: a/ Nhà thơ yêu thương, quý trọng, tri ân vợ Vợ hiện ra trước, ông Tú khuất lấp ở phía sau, nhìn tinh mới nhận ra. Đằng sau cốt cách khôi hài, trào phúng là cả tấm lòng biết ơn vợ b/ Con người có nhân cách qua lời trách: Tú Xương coi mình như cái nợ đời => thể hiện sự vô tích sự của mình Trách mình không giúp được gì cho vợ => “kẻ bạc” Nhà thơ nhập thân vào vợ để chửi “thói đời” bạc bẽo Dám tự nhận khiếm khuyết => thật sự ông không bạc vì hiểu thấu công lao của vợ => xoa dịu gánh nặng bằng tình thương 3/ Nghệ thuật: phép đối ngẫu, số đếm, từ láy, vận dụng sáng tạo văn học dân gian, ... III/ Kết luận: Tác giả tri công, tri ân với vợ mình, thấy mình là gánh nặng của vợ. Tấm lòng của một người chồng đối với vợ thật đáng quý, một con người có nhân cách đẹp. 5’ 10’ 8’ 3’ 7’ 2’ 5’ TIẾT 10 Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt TG GV yêu cầu HS đọc SGK tìm ý chính GV giới thiệu ngắn gọn về đề tài, tác giả, tác phẩm Hs lắng nghe GV hưỡng dẫn HS tìm hiểu câu 1 đến 24 (SGK) HS trình bày (cá nhân) GV nhận xét, tổng hợp về nội dung, nghệ thuật GV yêu cầu HS tìm hiểu câu 25 đến hết (SGK) HS tìm chi tiết để minh hoạ, trình bày cá nhân GV nhận xét, tổng hợp GV yêu cầu HS nêu kết luận GV bổ sung, tổng hợp GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK ( ý chính về tác giả, tác phẩm) HS trình bày (cá nhân) GV nhận xét, tổng hợp GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài thơ (6 câu đầu) HS nêu ý kiến (cá nhân) GV nhận xét, tổng hợp Gv yêu cầu HS tìm hiểu (2 câu cuối – SGK) HS trả lời cá nhân GV nhận xét, tổng hợp Đọc thêm: KHÓC DƯƠNG KHUÊ – Nguyễn Khuyến I/ Tiểu dẫn: 1/ Đề tài: Đây là một bài thơ rất cảm động viết về tình bạn giữa tác giả với Dương Khuê bạn đồng liêu (bạn thân) của mình 2/ Tác phẩm: còn một tựa khác: Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng Thư. Viết bằng chữ Hán và Nguyễn Khuyến tự dịch ra chữ Nôm II/ Phân tích: 1/ Tâm trạng của tác giả khi nghe tin bạn mất (câu 1 đến 24) Bất ngờ, hụt hẫng, bàng hoàng, khó tin => Tác giả đau, không tin vào sự thật. Nhớ về kỉ niệm gắn bó giữa hai người => cả hai cùng chịu bao cay đắng, bây giờ chỉ còn lại tác gia. Nỗi đau khi mất bạn. 2/ Nỗi tiếc thương của tác giả (câu 25 đến hết) Mất bạn – tác giả cảm thấy mình đã mất đi cái gì quý giá Bạn mất là một điều nghịch lí, tác giả cũng chán đời giống bạn nhưng bạn lại đi trước khi tuổi nhỏ hơn. Mất bạn, mất đi tri âm, tri kỉ – nhớ bạn, khóc tiễn bạn III/ Kết luận: Bài thơ thể hiện niềm cảm xúc, tâm trạng buồn, tiếc thương bạn của tác giả Giọng thơ trầm buồn, kết câu trùng điệp, tinh tế trong thi pháp của Nguyễn Khuyến Đọc thêm: VỊNH KHOA THI HƯƠNG – Trần Tế Xương I/ Tiểu dẫn: 1/ Tác giả: (SGK – Trang 9) 2/ Tác phẩm: “Vịnh khoa thi Hương” còn có tên gọi khác là “Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu”, viết về đề tài thi cử. Bài thơ thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời. Tâm sự của nhà thơ trước tình cảnh đất nước II/ Phân tích: 1/ Cảnh tượng trường thi: Trường Nam lẫn với trường Hà => lẫn lộn lung tung chẳng ra gì Sĩ tử ở quan trường: lôi thôi, vai đeo lọ => bát nháo, xô bồ, ô hợp Quan: ậm ọe, miệng thét loa Quan sứ, bà đầm che lọng, váy lê quét đất => Tây, Tàu, Ta lẫn lộn Tác giả châm biếm, mỉa mai, đả kích tổ chức thi cử của xã hội thực dân nửa phong kiến 2/ Tâm trạng, thái độ của tác giả: Lời nhắn gọi của tác giả “nhân tài đất Bắc nào ai đó” => đau lòng xót xa, mong đợi, hy vọng. Ngoảnh cổ – trông cảnh nước nhà => nhiệm vụ của kẻ sĩ phải làm gì trước cảnh nhà bị thực dân thống trị, tâm trạng bất lực. Tác giả có thái độ bất bình, phẫn uất => muốn thay đổi xã hội, đất nước nhưng không được III/ Kết luận: Bài thơ thể hiện thái độ bất bình, tâm trạng xót xa, đau đớn của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan Tài năng, sức mạnh của ngòi bút châm biếm, đả kích của Tú Xương khi sử dụng nghệ thuật đối 2’ 3’ 7’ 8’ 5’ 5’ 5’ 5’ 3’ 3/ Củng cố, dặn dò (2’) Nắm nội dung bài học Làm bài tập 1,2,2 (SGK – Bài tập Ngữ Văn tập 1) V/ Rút kinh nghiệm: TUẦN 03 – K11 TIẾT 11,12 – TIẾNG VIỆT TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (TT) I/ Mục tiêu: Kiến thức: Nắm được biểu hiện cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân và mối tương quan giữa chúng Vận dụng lí thuyết làm bài tập thực hành II/ Chuẩn bị: Thầy: SGK, SGV, thiết kế lên lớp, ... Trò: SGK, bài soạn, ... III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, trả lời câu hỏi, thảo luận, ... IV/ Tiến trình thực hiện: 1/ Kiểm tra bài cũ: 10’ Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện qua các quy tắc, yếu tố nào? ( Dựa vào trang 3) 2/ Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt TG GV hướng dẫn HS giải các bài tập SGK BT 1 vàBT 2 (chia nhóm HS thảo luận), đại diện HS trả lời, bổ sung GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp lại Cũng dựa vào sự tương đồng giữa hai đối tượng, Hồ Xuân Hương đã dùng từ “xuân” với nghĩa riêng HS tìm ý chứng minh GV nhận xét BÀI TẬP 1: Trong câu thơ của Nguyễn Du, “nách” chỉ góc tường Nguyễn Du đã chuyển nghĩa từ “nách” từ nghĩa vị trí trên thân thể con người (mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực) sang chỉ vị trí giao nhau (giữa hai bức tường tạo thành một góc) rất độc đáo Phương thức chuyển nghĩa chung của tiếng Việt – phương thức ẩn dụ ( dựa vào quan hệ đồng nghĩa giữa hai đối tượng) BÀI TẬP 2: Từ “xuân” là ngôn ngữ chung, tác giả dùng với nghĩa riêng: + Trong thơ Hồ Xuân hương: xuân chỉ mùa xuân và chỉ sức sống, tình cảm của tuổi trẻ + Trong thơ Nguyễn Du: xuân chỉ cành xuân và chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi + Trong thơ Nguyễn Khuyến: xuân chỉ bầu xuân và sức sống dạt dào của cuộc sống, tình cảm thắm thiết của bạn bè + Trong thơ Hồ Chí Minh: xuân chỉ mùa đầu tiên trong năm và chỉ sức sống mới tươi đẹp 15’ 20’ TIẾT 12 Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt TG GV yêu cầu HS Làm BT 3, 4 SGK HS chia nhóm thảo luận, trả lời, bổ sung Gv nhận xét, tổng hợp GV yêu cầu HS cho ví dụ: nhỏ nhắn, xinh xắn, đều đặn, may mắn, vừa vặn, khoẻ khoắn, đỏ đắn, lành lặn, chắc chắn, thẳng thắn, khó khăn, nhọc nhằn, ... Giống cấu tạo của các từ: ngoại xâm, ngoại nhập, ... GV hướng dẫn HS sau khi làm bài tập GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK BÀI TẬP 3: Từ “mặt trời” trong ngôn ngữ chung, mỗi tác giả lại sử dụng theo cách khác nhau với ý nghĩa riêng Trong thơ Huy Cận: mặt trời chỉ thiên thể của vũ trụ, tác giả nhân hoá – mặt trời xuống biển (hoạt động như người) Trong thơ Tố Hữu: ngoài nghĩa chung, mặt trời còn chỉ lí tưởng Cách mạng Trong thơ Nguyễn khoa Điềm: ngoài nghĩa chung, mặt trời còn dược ẩn dụ để chỉ đứa con của người mẹ đối với mẹ, con là hạnh phúc, niềm tin, ánh sáng của cuộc đời BÀI TẬP 4 Trong câu (a),(b), (c) có ba từ do cá nhân tạo nên, trước đó chưa có trong ngôn ngữ chung của xã hội Dựa vào một tiếng đã có sẵn, quy tắc cấu tạo chung, mô hình, kiểu cấu tạo chung Từ “mọn mằn”: nhỏ đến mức không đáng kể => nhỏ mọn Quy tắc: từ láy hai tiếng, lặp lại âm đầu (phụ âm đầu m). tiếng gốc “mọn”, tiếng láy đặt sau. Tiếng láy lặp lại âm đầu, đổi vần “ăn” Từ “giỏi giắn”: rất giỏi => từ láy, có sắc thái thiện cảm, mến mộ Từ “nội soi” => cấu tạo từ hai tiếng, là từ ghép chính phụ III/ Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân: Mối quan hệ hai chiều: Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân, đôi khi lời nói cá nhân góp phần thêm vào kho tàng ngôn ngữ chung. Lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung vừa có những nét riêng (cá nhân có thể sáng tạo làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung) 20’ 15’ 8’ 3/ Củng cố, dặn dò : (2’) Cách làm bài, nội dung bài học Làm bài tập, soạn bài V/ Rút kinh nghiệm : TUẦN 03 – K11 TIẾT 2 – TỰ CHỌN XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS nắm được vai trò, cách nhận biết luận điểm, luận cứ trong bài nghị luận Kĩ năng : nhận biết, xây dựng luận điểm, luận cứ khi làm bài II/ Chuẩn bị : Thầy : GA, thiết kế lên lớp, ... Trò : hiểu biết của bản thân, ... III/ Phương pháp : nêu vấn đề, trả lời câu hỏi, thảo luận, ... IV/ Tiến trình thực hiện : Bài mới : Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt TG GV hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của luận điểm, luận cứ GV gợi ý HS trình bày cá nhân GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp HS nêu ví dụ minh họa : truyện ngụ ngôn ‘Thầy bói xem voi’ : bài học sâu sắc về nhận thức Hệ thống luận điểm: có hai hệ thống 1 và 2 GV bổ sung, nhận xét GV gợi ý cho HS nhận biết luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận HS trình bày cá nhân GV nhận xét, bổ sung, tổng hợp HS cho ví dụ minh họa GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 GV cho đoạn văn cụ thể HS xác định luận điểm, luận cứ GV nhận xét, tổng hợp 3. Vai trò của luận điểm, luận cứ đối với bài nghị luận : a. Vai trò của luận điểm : - Yếu tố đầu tiên quyết định chất lượng của một bài nghị luận - Hệ thống luận điểm cho thấy sự nhận thức đúng sai, nông hay sâu, rộng hay hẹp của người viết đối với vấn đề - Thiếu luận điểm bài văn chỉ là sự tập hợp rời rạc các câu, không thể hiện được quan điểm, tư tưởng của người viết - Luận điểm không chính xác bài văn sẽ lạc đề - Luận điểm đúng, sắp xếp hợp lí thì luận đề sáng rõ b. Vai trò của luận cứ : - Luận cứ giúp hoàn chỉnh bài văn nghị luận - Sự nhạy bén, sinh động, hấp dẫn của bài văn nghị luận phụ thuộc nhiều vào luận cứ II. Cách nhận biết luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận Tác dụng của việc nhận biết luận điểm, luận cứ trong bài nghị luận Làm giàu kiến thức Để viết một bài văn nghị luận, người viết phải huy động, lựa chọn những tri thức cần thiết nhất có liên quan đến vấn đề cần bàn, những tri thức đó được biểu hiện ra ở các luận điểm, luận cứ trong bài Học tập tư duy, kĩ năng nghị luận : Sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách tối ưu thể hiện lập luận chặt chẽ của người viết Hiểu đúng tư tưởng, quan điểm của tác giả Củng cố thêm lí thuyết, học tập các lối tư duy, kĩ năng nghị luận Cách nhận biết luận điểm, luận cứ trong bài nghị luận Nhận biết luận điểm : Dựa vào hình thức lập luận Dựa vào nội dung Phân biệt luận điểm chính và luận điểm phụ Củng cố, dặn dò (2’) Kí duyệt (23/9/2007) Hệ thống kiến thức, làm bài tập V. Rút kinh nghiệm : TUẦN 04 – K11 TIẾT 13 – ĐỌC VĂN BÀI CA NGẤT NGƯỞNG – Nguyễn Công Trứ I/ Mục tiêu: Giúp HS: Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện cá nhân mang ý nghĩa tích cực. Hiểu đúng nghĩa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi tứ thế kỉ XIX II/ Chuẩn bị: GV: SGK, SGV, GA, … HS: SGK, vở soạn, … III/ Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, phân tích, thuyết giảng, … IV/ Tổ chức hoạt động dạy học: Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến. Phân tích tâm trạng nhà thơ khi mất bạn (7’) Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt TG O HS đọc SGK và tìm ý chính về tác giả º GV khái quát O HS đọc phần ghi nhớ SGK O HS đọc văn bản và phân chia bố cục º GV khái quát chung ? Phân tích sáu câu thơ đầu để thấy rõ tài năng của tác giả? O HS thảo luận nhóm 3’, trả lời, nhận xét, bổ sung º GV khái quát chung ? Thái độ sống khac người, khác đời của NCT được thể hiện như thế nào? Phân tích? O HS thảo luận nhóm 5’, trả lời, nhận xét, bổ sung º GV khái quát chung ? Hãy cho biết ý nghĩa nhan đề “ngất ngưởng” O HS trả lời, bổ sung º GV khái quát chung º GV hướng dẫn HS tổng kết I/ Tiểu dẫn 1/ Vài nét về tác giả; Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), xuất thân trong gia đình Nho học Từ nhỏ đến 1819 ông sống nghèo khó Là người có tài năng về nhiều mặt Cuộc đời làm quan có nhiều thăng trầm Là người có công đem đến cho ca trù một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó 2/ Về thể loại hát nói: Là thể loại tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do và phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân Bài ca ngất ngưởng làm theo thể ca trù (ả đào) II/ Đọc hiểu văn bản: 1/ Bố cục: Sáu câu đầu: t

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 11 Mot so tuan.doc
Giáo án liên quan