I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1-Kiến thức : Giúp HS cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương; Thấy được tài năng NT thơ Nôm của Hồ Xuân Hương : Thơ Đường luật viết bằng TV, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
2-Kĩ năng : Phân tích tác phẩm trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
3-Thái độ : Trân trọng, yêu quí một nữ thi sĩ tài ba cũng như sự đóng góp của tác giả trong sự nghiệp văn học nước nhà.Đồng thời, biết cảm thông, chia sẻ với thân phận, tình cảnh của người phụ nữ trong XHPK.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1-Thầy : Thiết kế bài giảng, SGV, SGK, TLTK, ĐDDH, HDHS tìm hiểu bài.
2-Trò : Đọc-tìm hiểu bài theo HD, SGK, TLTK, ĐDHT.
III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1-On định lớp : Kiểm tra sĩ số-Tác phong của học sinh
2-Kiểm tra bài cũ :
+Câu hỏi :- Gía trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” ?
-Những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự cảu Lê Hữu Trác qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” ?
3-Bài mới :
a)Giới thiệu bài :
b)Tiến trình bài dạy :
14 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Ngày soạn : 29 / 8 / 08
Đọc văn : TỰ TÌNH (Bài II)
-Hồ Xuân Hương-
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1-Kiến thức : Giúp HS cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương; Thấy được tài năng NT thơ Nôm của Hồ Xuân Hương : Thơ Đường luật viết bằng TV, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
2-Kĩ năng : Phân tích tác phẩm trữ tình, hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
3-Thái độ : Trân trọng, yêu quí một nữ thi sĩ tài ba cũng như sự đóng góp của tác giả trong sự nghiệp văn học nước nhà.Đồng thời, biết cảm thông, chia sẻ với thân phận, tình cảnh của người phụ nữ trong XHPK.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1-Thầy : Thiết kế bài giảng, SGV, SGK, TLTK, ĐDDH, HDHS tìm hiểu bài.
2-Trò : Đọc-tìm hiểu bài theo HD, SGK, TLTK, ĐDHT.
III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1-Oån định lớp : Kiểm tra sĩ số-Tác phong của học sinh
2-Kiểm tra bài cũ :
+Câu hỏi :- Gía trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” ?
-Những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự cảu Lê Hữu Trác qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” ?
3-Bài mới :
a)Giới thiệu bài :
b)Tiến trình bài dạy :
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Bổ sung
HĐ1:
HD tìm hiểu chung.
+Yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn/SGK.
*Hỏi:PhầnTiểu dẫn/SGK trình bày những nội dung gì ?
+Gợi ý cho HS trả lời.
+Nhận xét, bổ sung :
+Gọi HS đọc văn bản và xem phần chú thích.
+Nhận xét cách đọc.
*Hỏi : Bài thơ được viết theo thể loại gì ?
*Hỏi :Theo bố cục như thế nào ?
+Gợi ý :Với bài thơ này, ta chọn cách thứ nhất.
*Hỏi : Hãy xác định chủ đề của bài thơ ?
+Bổ sung :Cho HS có cảm nhận chung về chùm thơ Tự tình gồm babài(I,II,III).
HĐ2 :
HD Tìm hiểu văn bản.
*Tổ chức cho HS thảo luận nhóm-phân tích, tìm hiểu theo bố cục 4 phần, GV nhận xét, bổ sung, khái quát.
+Gọi HS đọc lại 2 câu đầu của bài thơ.
*Hỏi: Nhân vật trữ tình đang ở trong hoàn cảnh như thế nào ? Phân tích các chi tiết thể hiện cảm nhận của T/g về TG-KG?
®Lấy 1 số dẫn chứng
.Tối tối chị giữ lấy chồng/Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài/Sáng sáng chị gọi bớ hai/mau mau trở dậy thái khoai băm bèo.
(Ca dao)
.Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.
(Thơ HXH)
+Gợi ý cho HS PT giá trị biểu cảm của từ “trơ” và cách kết hợp từ trong cụm“Trơ cái hồng nhan”.
+So sánh với từ “trơ” .Thể hiện tâm trạng nàng Kiều bị bỏ rơi :Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ.
.Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.(BHTQ)
*Hỏi : Em có cảm nhận gì về những lời tự tình ấy của HXH ?
*Hỏi :Nhận xét về NT dùng từ ở 2 câu đầu ?
+Gọi HS đọc 2 câu 3-4.
*Hỏi : Hai câu 3-4 còn biểu hiện tâm sự gì của HXH ? PT nghệ thuật của 2 câu này?
®Gợi ý::Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh.
+Gọi HS đọc 2 câu 5-6.
*Hỏi : Hình tượng TN trong 2 câu này góp phần diễn tả thái độ và tâm trạng của nhà thơ trước số phận như thế nào ? Thái độ đó được diễn tả bằng cách nào ?
*Hỏi : Em có cảm nhận gì về thái độ ấy của nhân vật trữ tình ?
+Bổ sung :Cách thể hiện độc đáo ấy còn làm cảnh vật trong thơ bà bao giờ cũng sinh động và căng đầy sức sống-1 sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thương.
*Hỏi :Hai câu kết nói lên tâm sự gì của T/g ?T/g đã diễn tả tâm sự ấy bằng cách nào ?
+Diễn giảng : Câu thơ viết ra có thể là từ tâm trạng của 1 người mang thân đi làm lẽ. Tuy nhiên tầm khái quát lại lớn hơn 1 hoàn cảnh lấy chồng chung-Tiếng nói đồng cảm với tất cả những ai cùng cảnh ngộ.
®Vừa đau buồnvừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng càng rơi vào bi kịch. Vì cả 2 điều ấy mà ý nghĩa nhân văn của bài càng sâu sắc, thấm thía hơn!
HĐ3 :
HD tổng kết.
+Gọi hs tổng kết giá trị ND và NT của bài thơ.
HĐ4 :
HD luyện tập.
+Đọc bài Tự tình I.
+Cho hs thảo luận theo 2 nhóm nhận xét :
+Giống nhau.
+Khác nhau.
®Gợi ý : Về ND, NT, yếu tố phản kháng.
HĐ1:
Tìm hiểu chung.
+Đọc phần Tiểu dẫn/SGK và trình bày những nội dung chính, sau đó HS khác góp ý,bổ sung:
-Giới thiệu vài nét về T/g Hồ Xuân Hương.
-Sự nghiệp thơ văn của bà:
.Tập “Lưu Hương kí”.
.Phong cách thơ độc đáo.
.(Nêu dẫn chứng bằng một số đoạn thơ, bài thơ của bà).
+HS đọc văn bản và xem phần chú thích/SGK.
+Trả lời :
-Thể TNBC Đường luật.
+Có thể chia thành nhiều cách :
1/ 4 cặp : Đề-Thực-Luận-Kết.
2/ 3 phần : 2-4-2
3/ 2 nửa : 4 câu đầu-4 câu sau.
+Trao đổi nhóm, xác định chủ đề của bài thơ .
+HS thảo luận nhóm, phân tích chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ,… cử đại diện trình bày. Nhóm khác góp ý, bổ sung.
+HS đọc lại2 câu đầu của bài thơ ,phân tích :
.Đêm khuya : thời điểm từ nửa đêm cho tới gần sáng.
.Trống canh dồn : thôi thúc, gấp gáp.
®Thảng thốt chờ đợi trong khắc khoải, vô vọng.
.Trơ /cái /hồng nhan
¯ ¯ ¯
Tủi hổ rẻ rúng dung nhan
Th/thức mỉa mai bạc phận
®Nhấn mạnh sự bẽ bàng.
+Khái quát, nêu cảm nhận:
-Không chỉ là lời tự tình, thương mình mà là thương người.
®Ýnghĩa nhân văn, tinh thần nhân đạo.
+HS đọc 2 câu 3-4, phát biểu :
-Sự đồng nhất giữa trăng và người(thân phận của nữ sĩ)
.Vầng trăng bóng xế : Thời gian trôi nhanh-Tuổi xuân qua đi.
+Đọc 2 câu 5-6, trả lời :
-Đó là nỗi niềm phẫn uất-thái độ phản kháng của HXH.
-Được diễn tả bằng :
*Những h/ả gây ấn tượng mạnh mẽ :
.Xiên ngang /đâm toạc.
®Động từ mạnh + bổ ngữ.
*Cách đảo ngữ :
.Xiên ngang mặt đất/đâm toạc chân mây.
®Nổi bật thái độ không cam chịu của NVTT.
*Phép đối :
.Mặt đất ><chân mây.
®Khẳng định thái độ xé trời, vạch đất cho thoả nỗi uất ức, tủi hờn.
ÞTừ than thở đến tức tối, muốn đập phá, giải thoát khỏi sự cô đơn, cảnh đời lẽ mọn. Đấy là nét độc đáo , táo bạo trong thơ nữ sĩ họ Hồ.
+Đọc 2 câu kết :
-Tâm trạng ngán ngẩm, nỗi đời éo le, bạc bẽo:
.Xuân®tuổi xuân.
.Xuân đi xuân lại lại®Qui luật nghiệt ngã của cuộc đời.
ÞMX trở lại với đất trời nhưng QL cuộc đời thì thật
nghiệt ngã.
.Mảnh tình /san sẻ /tí /con..
¯ ¯ ¯ ¯
nhỏ ít ỏi ít ít ỏi
vô cùng
® Mảnh tình đã bélại còn san sẻ thành ra ít ỏi, chỉ còn tí con con nên càng xót xa, tội nghiệp.
+HS tổng kết giá trị ND và NT của bài thơ.
+HD luyện tập.
- Thảo luận theo 2 nhóm nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa 2 bài “Tự tình” I và II.
-NT :
.Tài năng sd TV –Đặc biệt làkhi sd các từ ngữ làm định ngữ hoặc bổ ngữ : mõ thảm, chuông sầu, tiếng rền rĩ, duyên mõm mòm, già tom (BàiI); xiên ngang, đâm toạc (Bài II).
.Sử dụng các biện pháp NT tu từ : đảo ngữ, tăng tiến…
I.TÌM HIỂU CHUNG :
1)Tác giả(?-?):
1.1-Cuộc đời :
1.2-Sự nghiệp thơ văn:
2)Văn bản:
2.1-Thể loại :
-TNBC Đường luật.
2.2-Bố cục :
- 4 phần : Đề-Thực-Luận-Kết.
2.3-Chủ đề :
-Nỗi thương mình trong cô đơn, lẽ mọn, sự khao khát hạnh phúc. Đồng thời thể hiện thái độ bức phá, vùng vẫy muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành HP nhưng lại tuyệt vọng, buồn chán.
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN :
1-Hai câu đề :
-TG-KG : Đêm khuya.
®sự cảm nhận +thể hiện bước đi dồn dập của T/gian và sự rối bời của tâm trạng.
.Trơ /cái /hồng nhan
®Sự bẽ bàng của duyên phận +Bản lĩnh của XH :Thách thức, bền gan.
ÞThân phận chua chát, đắng cay cùng nỗi niềm buồn tủi. Bộc lộ khát khao đến cháy bỏng về HP-Tuổi xuân .Qua cách sd từ ngữ tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm(kg-tg-âm thanh-h/ả…).
2-Hai câu thực :
… say>< tỉnh
…bóng xế >< khuyết chưa tròn
®Phép đối : bi kịch giữa khát vọng HP của tuổi xuân mà HP chưa có và sự thực phũ phàng:
Tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.
3-Hai câu luận :
*Những h/ả gây ấn tượng mạnh mẽ :
.Xiên ngang /đâm toạc.
®Động từ mạnh + bổ ngữ.
*Cách đảo ngữ :
.Xiên ngang mặt đất/đâm toạc chân mây.
®Nổi bật thái độ không cam chịu của NVTT.
*Phép đối :
.Mặt đất >< chân mây.
®Khẳng định thái độ xé trời, vạch đất cho thoả nỗi uất ức, tủi hờn.
ÞGợi tả cảnh TN và cảnh được cảm nhận qua tâm trạng như cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con nguời qua cách thể hiện độc đáo cảu HXH.
4-Hai câu kết :
-Tâm trạng chán chường, buồn tủi:
.Ngán : Ngán ngẩm, chán ngán.
.Xuân đi-xuân lại lại : sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
.Mảnh tình /san sẻ /tí /con con
®NT tăng tiến : Nhấn mạnh sự nhỏ bé, éo le hơn của nghịch cảnh.
ÞNỗi lòng của người phụ nữ trong XHPK.
III.TỔNG KẾT :
“ Ghi nhớ”/SGK Tr.19.
IV.LUYỆN TẬP :
*Bài tập 1/Tr.20 :
+Giống nhau :Tác gỉa tự nói lên nỗi lòng mình với 2 tâm trạng vừa buồn tủi, xót xa, vừa phẫn uất trước duyên phận.
-Tài năng sd TV, các biện pháp NT tu từ của HXH .
+Khác nhau: Ở bài I-yếu tố phản kháng, thách đố duyên phận mạnh mẽ hơn.
4-Củng cố-dặn dò :
-Ý nghĩa nhân văn toát lên từ bài thơ ?
-Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
-Đọc-tìm hiểu bài “Câu cá mùa thu”-Nguyễn Khuyễn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM :
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần
Ngày soạn 29/8/08
Đọc văn : CÂU CÁ MÙA THU
-Nguyễn Khuyến-
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1-Kiến thức : Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ; Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân : Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.
-Thấy được tài năng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến với bút pháp NT tả cảnh, tả tình, NT gieo vần, sử dụng từ ngữ.
2-Kĩ năng : Phân tích tác phẩm trữ tình :bút pháp tả cảnh, tả tình, NT gieo vần, sử dụng từ ngữ.
3-Thái độ : Trân trọng, yêu quí một thi sĩ tài ba cũng như sự đóng góp của tác giả trong sự nghiệp văn học nước nhà. Tấm lòng yêu TN, làng cảnh quê hương, đồng cảm với tâm trạng thời thế đầy uẩn khúc của tác giả.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1-Thầy : Thiết kế bài giảng, SGV, SGK, TLTK, ĐDDH, HDHS tìm hiểu bài.
2-Trò : Đọc-tìm hiểu bài theo HD, SGK, TLTK, ĐDHT.
III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1-Oån định lớp : Kiểm tra sĩ số-Tác phong của học sinh
2-Kiểm tra bài cũ :
+Câu hỏi : Đọc diễn camt bài thơ “Tự tình” (II) của Hồ Xuân Hương. Ý nghĩa nhân văn toát lên từ bài thơ là gì ?
3-Bài mới :
a)Giới thiệu bài : Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường (Trung Quốc) có tới tám bài. Viết về mùa thu, mỗi thi nhân đều có cách riêng của mình. Với Nguyễn Khuyến, làng cảnh Việt Nam-nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện lên trong chùm thơ thu rất rõ. Tiêu biểu nhất là “Mùa thu câu cá” (Thu điếu).
b)Tiến trình bài dạy :
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Bổ sung
HĐ1:
HD tìm hiểu chung.
+Yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn/SGK.
*Hỏi:PhầnTiểu dẫn/SGK lưu ý chúng ta những nội dung gì ?
+Nhận xét, bổ sung:
+Gọi HS đọc văn bản và xem phần chú thích, xác định vị trí, đề tài cảu bài thơ.
+Nhận xét cách đọc.
*Hỏi :Có thể chia bố cục của bài thơ như thế nào ?
*Hỏi : Hãy xác định chủ đề của bài thơ ?
+Gợi ý :Với chủ đề trên, ta có thể chọn cách thứ hai để tìm hiểu bài.
HĐ2 :
HD Tìm hiểu văn bản.
+Gọi HS đọc lại bài thơ-quan sát 4 câu đầu.
+Nhận xét cách đọc.
*Hỏi:Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của tác giả là ở đâu? Từ đó, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào ?
®Gợi ý:Nếu ở Vịnh mùa thu, cảnh thu được đón nhận ttừ cao xa đến gần, rồi từ gần đến cao xa. Thì ở đây cảnh thu được đón nhận từ KG như thế nào ?
*Hỏi : Em có nhận xét gì về cách miêu tả cảnh thu của tác giả? Những từ ngữ , h/ảnào gợi lên được nét riêng của cảnh sắc mùa thu ?
®Gợi ý:Cho HS thảo luận về 2 cách hiểu của câu thơ cuối.
+Gọi HS đọc 4 câu sau.
*Hỏi : Đằng sau bức tranh thu là tâm trạng gì của tác giả ?
®Gợi ý: Tìm hiểu trong sự cảm nhận của tác giả về cảnh thu : âm thanh, màu sắc, h/ả...
+Cho HS so sánh chữ vèo trong câu thơ của NK với câu thơ cảu Tản Đà : Vèo trông lá rụng đầy sân.
*Hỏi : Qua “Câu cá mùa thu”, em cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước ?
+Bổ sung, diễn giảng
®Bi kịch của người trí thức nho học.
®Nỗi buồn đáng quý, đáng trân trọng. Nó giúp ông giữ được nhân cách, trụ được trong lòng người cho đến ngày nay!
*Hỏi :Nêu những đặc sắc về NT của bài thơ ?
HĐ3 :
HD tổng kết.
+Gọi hs tổng kết giá trị ND và NT của bài thơ.
HĐ4 :HD luyện tập.
HĐ1:
Tìm hiểu chung.
+Đọc phần Tiểu dẫn/SGK và trình bày những nội dung chính, sau đó HS khác góp ý,bổ sung
-Vị trí của bài “Câu cá mùa thu” trong chùm thơ thu (Ba bài).
+Đọc văn bản và xem phần chú thích.
+Trao đổi, lựa chọn :
-TheoĐề – thực - luận –kết.
-Theo nội dung cảm xúc : cảnh thu và tình thu.
+Xác định chủ đề của bài thơ.
+Đọc, trao đổi, phát hiện :
-Điểm nhìn của nhà thơ là từ ao thu lạnh lẽo.Từ đó, t/g quan sát và ghi lại :
. Sóng biếc gợn rất nhẹ.
.1 chiếc lá vàng rụng theo gió khẽ khàng.
.Bầu trời thu xanh cao/ mây lơ lửng.
.Lối đi vào làng, tre xanh tốt quanh bờ.
…
®Tinh tế phát hiện ra cảnh sắc cuả mùa thu ở làng quê :thanh sơ, tĩnh lặng. Nét riêng của làng quê Bắc Bộ.
+HS thảo luận về 2 cách hiểu của câu thơ cuối®lựa chọn :
.Đâu có cá.
.Cá đớp mồi đâu đó*
®Lấy động để nói tĩnh.
+Đọc-Thảo luận ,phát hiện :
-Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng :
.Từ độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, xanh ngắt của trời…
.Cách gieo vần eo thần tình, diễn tả KG vắng lặng thu nhỏ dần.
®Cái se lạnh của cảnh thu, ao thu, trời thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh từ tâm hồn nhà thơ lan toả ra cảnh vật!
ÞTâm hồn thiết tha, gắn bó với quê hương làng cảnh Việt Nam-1 tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
-Lắng nghe, suy ngẫm.
+Trao đổi nhóm, phát biểu :
-Ngôn ngữ thơ
-Đặc biệt, vần eo-tử vận oái ăm, khó làm được NK sd rất thần tình.
-Lấy động để nói tĩnh-1 trong những NT đặc sắc của Phương Đông.
+HS tổng kết giá trị ND và NT của bài thơ.
Luyện tập theo HD.
+HS nêu yêu cầu của bài tập 1/SGKTr.22.
+Thảo luận theo 2 nhóm phân tích cái hay củ NT sd từ ngữ trong bài thơ
I.TÌM HIỂU CHUNG :
1)Tác giả(1835-1909):
2-Bài thơ “Câu cá mùa thu” :
a.Vị trí : Nằm trong chùm thơ thu gồm 3 bài.
b.Đề tài :
-Mùa thu®quen thuộc.
c.Bố cục :
-4 câu đầu : Cảnh thu.
-4 câu sau : Tình thu.
d.Chủ đề :
-Miêu tả cảnh thu ở ĐBBB, đồng thời bộc lộ tâm sự kín đáo của nhà thơ trước thời cuộc.
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN :
1-Cảnh thu :
-Được đón nhận từ gần dến xa, rồi từ cao xa trở lại gần :
.Chiếc thuyền câu®ao thu®bầu trời®ngõ trúc
(rồi trở về) ® ao thu®thuyền câu :
+Màu sắc : sóng biếc, ngõ trúc quanh co, trời xanh ngắt, màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu…
+Aâm thanh : sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo,mây lơ lửng, tiếng cá đớp mồi…
®Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn.
2-Tình thu :
-Thể hiện trong sự cảm nhận cảnh thu :
.Từ độ xanh trong của nước, độ xanh biếc của sóng, xanh ngắt của trời, độ rơi khe khẽ của lá…Đặc biệt từ âm thanh tiếng cá đớp mồi :Cái động rất nhỏ của ngoại cảnh càng tăng sự tĩnh lặng tuyệt đối của cảnh vật-tâm cảnh.
.Cách gieo vần eo thần tình: tả ngoại cảnh®gợi tâm cảnh.
ÞTâm hồn thiết tha, gắn bó với quê hương làng cảnh Việt Nam-1 tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
3-Đặc săc nghệ thuật :
-Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng.
-Cách gieo vần thần tình.
-Lấy động để nói tĩnh-1 trong những NT đặc sắc của Phương Đông.
III.TỔNG KẾT :
“ Ghi nhớ”/SGK Tr.
IV.LUYỆN TẬP
4-Củng cố:
-Đọc thuộc và diễn cảm bài thơ.Nắm những đặc sắc về ND và NT của bài.
5. Dặn dị:
-Tìm đọc 2 bài còn lại của chùm thơ thu và so sánh để thấy những vẻ đẹp chung và những nét riêng cảu ba bài.
-Chuẩn bị trước bài : Làm văn-“Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận”.
IV.BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần
Tiết
Ngày soạn 29/8/08
Làm văn : PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1-Kiến thức :
-Giúp HS nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết.
2-Kĩ năng : Biết cách phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn Nghị luận.
3-Thái độ : Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1-Thầy : Thiết kế bài giảng, SGV, SGK, TLTK, ĐDDH, HDHS tìm hiểu bài.
2-Trò : Chuẩn bị phần thực hành theo HD, SGK, TLTK, ĐDHT(phiếu học tập nhóm).
III.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1-Oån định lớp : Kiểm tra sĩ số-Tác phong của học sinh.
2-Kiểm tra bài cũ :
+Câu hỏi : -Trước khi phân tích đề và khi phân tích đề, cần thực hiện các thao tác nào ?
-Thế nào là lập dàn ý? Các bước lập dàn ý của 1 bài văn NL?
(HS trả lời dựa vào kiến thức đã học ở lớp trước-GV củng cố, khắc sâu thêm những kiến thức này để phần thực hành thuận lợi hơn).
3-Bài mới :
a)Giới thiệu bài : Phân tích đề và lập dàn ý là những thao tác rất quan trọng cho mỗi bài văn nói chung, cho bài văn NL nói riêng. Nó giúp người viết vừa xác định đúng yêu cầu của đề bài, vừa xác định được hệ thống lập luận logic, chặt chẽ cho bài viết. Từ đó, có thể viết được bài văn dễ dàng hơn, hay hơn và nhanh hơn.
b)Tiến trình bài dạy :
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
Bổ sung
HĐ1:
HD thực hành.
+Gọi 1 HS đọc 3 đề bài/SGK và thực hiện yêu cầu thứ nhất của mục I.
*Hỏi :Trong 3 đề bài trên, đề nào có định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai ?
+Bổ sung :
Đề 1®đề nổi-đề đóng.
Đề 2, 3®đề chìm-đề mở.
®Nhiều đề văn, câu hỏi thường cấu tạo dưới dạng mở nên các em phải ý thức rõ điều này để luyện phương pháp suy nghĩ chủ động, sáng tạo.
-Hai yêu cầu còn lại của mục I, GV chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cho HS thảo luận. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm phân tích đề và lập dàn ý cho 1 dạng đề văn ở SGK. Sau đó cử đại diện trình bày kết quả.
-Phần lập dàn ý, gợi ý, nhắc nhở HS nhớ lại bố cục bài NL , nội dung và nhiệm vụ mỗi phần.
HĐ2 :
HD củng cố bài học.
+Từ kết quả phần thực hành, cho HS củng cố lý thuyết về cách PT đề và lập dàn ý cho bài văn NL.
HS thực hành theo HD.
+HS đọc 3 đề bài/SGK, trao đổi và thực hiện yêu cầu thứ nhất của mục I:
-Đề 1®thuộc dạng đề có định hướng cụ thể, nêu rõ các yêu cầu về ND, giới hạn dẫn chứng.
-Đề 2 và 3® thuộc dạng đề tự do, sáng tạo, đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai:
. Đề 2 chỉ yêu cầu bàn về tâm sự của HXH-1 khía cạnh ND của bài thơ.
. Đề 3 thì người viết phải tự giải mã giá trị ND và hình thức của bài thơ.
+Hai yêu cầu còn lại của mục I-HS thảo luận theo 2 nhóm. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm phân tích đề và lập dàn ý cho 1 dạng đề văn ở SGK. Sau đó cử đại diện trình bày kết quả.
®HS trong nhóm hoặc nhóm khác góp ý, bổ sung.
I.THỰC HÀNH PHÂN TÍCH ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý :
1-Đề 1/SGK Tr.23 :
1.1.Phân tích đề :
-Vấn đề cần NL :Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
-Yêu cầu về ND :Từ ý kiến của Vũ Khoan, có thể suy ra :
+Người VN có nhiều điểm mạnh : thông minh, nhạy bén với cái mới.
+ Người VN cũng không ít điểm yếu : thiếu hụt về kiến thức cơ bản, khả năng thực hành và sáng tạo hạn chế.
+Phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào TK XXI.
-Yêu cầu về phương pháp : Sử dụng thao tác lập luận bình luận, giải thích, chứng minh; Dùng dẫn chứng thực tế XH là chủ yếu.
1.2-Lập dàn ý :
®Căn cứ vào kết quả PT đề –lập dàn ý theo bố cục 3 phần của bài viết .
2-Đề 2/SGK Tr.23 :
2.1.Phân tích đề :
-Vấn đề cần NL : Tâm sự cảu HXH trong bài thơ “Tự tình” (II).
-Yêu cầu về ND :Nêu cảm nghĩ của mình về tâm sự và diễn biến tâm trạng của T/g : nỗi cô đơn, chán chường, khát vọng được sống hạnh phúc.
- Yêu cầu về phương pháp :
Sử dụng thao tác lập luận phân tíchkết hợp với nêu cảm nghĩ; Dùng dẫn chứng thơ HXH là chủ yếu.
2.2-Lập dàn ý :
®Căn cứ vào kết quả PT đề –lập dàn ý theo bố cục 3 phần của bài viết .
II.GHI NHỚ :
( SGK Tr.24)
III.LUYỆN TẬP :
( Bài tập Tr.24/SGK)
4. Củng cố
5- Dặn dò : -Ôn lại kiến thức bài học và làm lại các bài tập.
-Chuẩn bị cho tiết sau-Làm văn : “Thao tác lập luận,phân tích”.
IV.BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần tiết
Ngày soạn : 29/8/08
Làm văn : THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1-Kiến thức : Giúp HS nắm được mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
2-Kĩ năng : Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học.
3-Thái độ : Thành thạo trong việc kết hợp thao tác lập luận phân tích với các thao tác so sánh, bác bỏ và bình luận.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1-Thầy : Thiết kế bài giảng, SGV, SGK, TLTK, ĐDDH, HDHS tìm hiểu bài.
2-Trò : Chuẩn bị phần thư
File đính kèm:
- Tuan 2(1).doc