Giáo án ngữ văn 11 tuần 22

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Cảm nhận nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ và một quan niệm sống yêu đời, khao khát giao cảm, cống hiến của Xuân Diệu.

- Hoàn thiện chân dung một nhà thơ với phong cách nghệ thuật độc đáo.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ trữ tình

3. Thái độ: Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên:

- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án,TLTK về tác gia Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng

- Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.

2. Học sinh:

- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.

- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/01/2013 Tiết: 79, 80 – Đọc văn VỘI VÀNG Xuân Diệu A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Cảm nhận nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ và một quan niệm sống yêu đời, khao khát giao cảm, cống hiến của Xuân Diệu. - Hoàn thiện chân dung một nhà thơ với phong cách nghệ thuật độc đáo. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ trữ tình 3. Thái độ: Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án,TLTK về tác gia Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt. Hoạt động 1 (RLKN: Đọc, tìm ý, tóm tắt) HS đọc tiểu dẫn SGK và tóm tắt nội dung chính. - Phần tiểu dẫn trình bày những nội dung chính nào ? - Khái quát những nét cơ bản về tác gia Xuân Diệu. - Nêu xuất xứ và vị trí của bài thơ? Hoạt động 2: (RLKN: phân tích, thảo luận nhóm, phát biểu tự do…) - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. Sau đó GV nhận xét và đọc lại - Có thể chia bài thơ theo mấy đoạn ? Nội dung từng đoạn? - Em có nhận xét gì về niềm ước muốn của tác giả qua 4 câu thơ đầu? - Mục đích và thực chất trong cách nói bộc lộ niềm ước muốn ấy là gì? - Tại sao tác giả lại mở đầu bằng 4 câu thơ ngũ ngôn? - Nhận biết các giá trị nghệ thuật có trong 4 câu thơ đầu? Hoạt động nhóm: chia thành 4 nhóm - Nhóm 1: Cảm nhận chung của em khi đọc đoạn thơ? Nhận xét hình thức, kết cấu so với đoạn 1? Nhóm 2: Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong đoạn thơ đều có đặc điểm gì? - Nhóm 3: Tìm các giá trị nghệ thuật có trong đoạn thơ? Câu thơ nào theo em là mới mẻ và hiện đại nhất? Vì sao? - Nhóm 4: Quan niệm sống của Xuân Diệu là gì qua đoạn thơ đó? Hiểu 2 câu cuối đoạn như thế nào? Hết tiết 1 Thảo luận nhóm - Nhóm 1. Tìm hệ thống tương phản thể hiện tâm trạng tiếc nuối của tác giả về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu? - Nhóm 2. Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? có gì khác với cảm nhận trong khổ thơ trên? - Nhóm 3. Giải thích ý nghĩa của những điệp từ và những quan hệ từ có trong đoạn thơ? - Tâm trạng Xuân Diệu được bộc lộ qua hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu trong đoạn thơ ? - Phân tích tác dụng của các điệp từ ? điệp ngữ ? - Phân tích ý nghĩa của các động từ ? từ chỉ mức độ tình cảm ? Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ thật êm Hôn êm đềm mãi mãi. Đã hôn rồi hôn lại Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt Cũng có khi ào ạt Như nghiến nát bờ em Hoạt động 3 (RLKN: tổng hợp. đánh giá) - Qua đoạn trích em có thể rút ra được gì về gia trị nội dung và nghệ thuật? I. TIỂU DẪN 1. Tác gia Xuân Diệu (Bài dạy riêng - học khối) - Tên thật, năm sinh, năm mất. - Quê quán. - Cuộc đời và sự nghiệp. - Một số tác phẩm tiêu biểu. -> Cha đàng ngoài, mẹ đàng trong, lại là con vợ lẽ, đẹp trai, đa tình, đa tài. Trước cách mạng là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. Sau cách mạng là một trong những nhà thơ hàng đầu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Lao động sáng tạo nghệ cần cù, sự nghiệp văn học phong phú đa dạng. Ông là nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình, nhà dịch thuật, nhà văn hoá lớn của Việt Nam thế kỷ XX. 2. Bài thơ : Vội vàng. Trích trong tập thơ đầu tay : Thơ thơ ( 1938 ), một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc – hiểu khái quát - Đọc , chú thích - Thể loại và bố cục. + Thể loại: thơ trữ tình, tự do. + Bố cục: Chia 4 đoạn: Đoạn 1: 4 câu đầu: Ước muốn kì lạ Đoạn 2: 9 câu tiếp theo: Cảm nhận thiên đường trên mặt đất. Đoạn 3: 17 câu tiếp theo: Lý lẽ về tình yêu, tuổi trẻ, mùa xuân, hạnh phúc. Đoạn 4: còn lại: Sự đắm say đến cuồng nhiệt khi tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế. 2. Đọc – hiểu chi tiết a. Đoạn 1. Bốn câu thơ đầu. - Niềm ước muốn kì lạ, vô lí: + tắt nắng + buộc gió - Mục đích : Giữ lại sắc màu, mùi hương. -> Thực chất: Sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi hương vị của cuộc sống - Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén cảm xúc và ý tưởng. - Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn -> một cái tôi cá nhân khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết. b. Đoạn 2. Chín câu thơ tiếp theo. - Các câu thơ kéo dài thành 8 chữ để dễ dàng vẽ bức tranh cuộc sống thiên đường chính ngay trên mặt đất, ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta. - Hình ảnh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung: + đồng nội xanh rì + cành tơ phơ phất +ong bướm + hoa lá +yến anh. + hàng mi chớp sáng + thần Vui gõ cửa. -> Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã biến thành chốn thiên đường, thần tiên. - Nhịp thơ nhanh, gấp. Điệp từ: Ngạc nhiên, vui sướng, như trình bày, mời gọi chúng ta hãy thưởng thức. - So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc. - Tháng giêng ngon như một cặp môi gần: So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo -> Gợi cảm giác liên tưởng, tưởng tượng rất mạnh về tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ. - Thiên đường đẹp nhất là mùa xuân và tuổi trẻ. Yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt bởi cảm nhận được cuộc sống trần thế cái gì cũng đẹp, cũng mê say, đầy sức sống. -> lí do muốn níu kéo sự trôi chảy của thời gian. - Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng: Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian. c. Đoạn 3. Mười bảy câu thơ tiếp theo. - Xuân Diệu đưa tiêu chuẩn: Con người hồng hào mơn mởn là vẻ đẹp chuẩn mực trên thế gian. Nhưng đời người có hạn, thời gian một đi không trở lại, thế giới luôn luôn vận động: + Xuân tới - xuân qua + Xuân non - xuân già + Xuân hết - tôi mất. + lòng rộng - đời chật. -> Một hệ thống tương phản để khẳng định một chân lý: tuổi xuân không bao giờ trở lại, phải biết qúi trọng tuổi xuân. - Người buồn -> cảnh buồn : + Năm tháng ….chia phôi + Sông núi…tiễn bịêt. + Gió…hờn + Chim…sợ -> Nói thiên nhiên nhưng là nói lòng người: tâm trạng lo lắng, buồn bã, tiếc nuối khi xuân qua. + Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm : vẫn trẻ trung, vẫn đủ sức sống cống hiến tuổi xuân cho cuộc đời. - Điệp từ : Nghĩa là…: Định nghĩa, giải thích, mang tính khẳng định tính tất yếu qui luật của thiên nhiên - Kết cấu: Nói làm chi…nếu..còn…nhưng chẳng còn…nên…; điệp ngữ: phải chăng…: Sự lí lẽ, biện minh về chân lí mà nhà thơ đã phát hiện ra. -> Muốn níu kéo thời gian nhưng không được. Vậy chỉ còn một cách là hãy sống cao độ giây phút của tuổi xuân. d. Đoạn 4. Chín câu thơ cuối. - Lời giục giã hãy sống vội vàng, hãy ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu đắm say, cuồng nhiệt, hết mình. - Bộc lộ sự ham hố, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ. - Điệp từ: và… cho..: cảm xúc ào ạt, dâng trào. - Điệp ngữ: Ta muốn: bộc lộ sự ham hố, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ. - Tôi -> Ta : Sự hòa nhập đồng điệu trong tâm hồn nhà thơ, mang tính phổ quát. - Nghệ thuật vắt dòng với 3 từ và: Sự mê say vồ vập trước cảnh đẹp, tình đẹp. - Động từ: ôm…riết…say…thâu…hôn...cắn… -> Mức độ tăng dần – càng mạnh càng mê đắm, cuồng nhiệt. - Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng…đã đầy…no nê…: Sự hòa nhập của một sức sống nồng nàn, mê say. -> Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Quan niệm nhân sinh của thi sĩ. III. TỔNG KẾT 1. Nội dung: Một quan niệm sống nhân văn cao đẹp. Một trái tim sôi nổi, trẻ trung, khát vọng hưởng thụ và cống hiến cho đời. Xuân Diệu đã khẳng định được cái tôi trong quan bệ gắn bó với đời. 2. Nghệ thuật - Thể thơ tự do. - Ngôn ngữ trẻ trung, mới lạ - Hình ảnh thơ mới mẻ, sống động - Cách tân trong việc dùng từ, đặt câu - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: Gv yêu cầu hs đọc kĩ phần ghi nhớ sgk 2. Dặn dò: - Nắm nội dung bài học. - Học thuộc bài thơ - Sọan bài Thao tác lập luận bác bỏ Ngày soạn: 20/01/2013 Tiết: 81 – Làm văn THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Hiểu được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ. Biết vận dụng phối hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: RLKN lập luận, thực hành. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào quá trình làm văn. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Giáo viên: - Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án - Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi. 2. Học sinh: - Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.. - Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm một đoạn thơ gây ấn tượng mạnh đối với em trong bài thơ Vội vàng? Nói rõ ấn tượng đó? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 (RLKN: phân tích, tổng hợp) HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi. - Thế nào là bác bỏ? Bác bỏ nhằm mục đích gì? - Để bác bỏ thành công chúng ta cần những thao tác nào? Hoạt động 2 (RLKN: phân tích, tổng hợp, phát biểu tự do) HS đọc mục II SGK và trao đổi thảo luận nhóm. - Nhóm 1: Câu a bài tập 1. - Nhóm 2: Câu b bài tập 1. - Nhóm 3: Câu c bài tập 1. - Từ những bài tập đã làm, em hãy rút ra cách thức bác bỏ ...? Hoạt động 3 (RLKN: vận dụng) GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận nhóm làm bài tập SGK. - Nhóm 1.Bài tập 1(a) - Nhóm 2. Bài tập 1(b) - Nhóm 3+4: Bài tập 2. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ. 1. Mục đích. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận những ý kiến, những nhận định sai trái, nhằm bảo vệ ý kiến, nhận định dúng đắn. 2. Yêu cầu. - Cần phải chỉ ra được cái sai hiển nhiên của các chủ thể phát ngôn( ý kiến, quan điểm, nhận định..) - Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định sai trái. - Có thái độ thẳng thắn, có văn hoá tranh luận và có sự tôn trọng người đối thoại, tôn trọng bạn đọc. II. CÁCH BÁC BỎ. 1. Khảo sát bài tập. Bài tập 1. a. Ông Đinh Gia Trinh bác bỏ ý kiến ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”. Bác bỏ bằng cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du với trí tưởng tượng của các thi sĩ nước ngoài. b. Ông Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái cho rằng: “Tiếng Việt nghèo nàn” Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến sai trái ấy không có cơ sở, so sánh hai nền văn học Việt – Trung để nêu câu hỏi tu từ… c. Ông Nguyễn Khắc Việt bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” Bác bỏ bằng cách phân tích tác hại đầu độc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh. 2. Cách thức bác bỏ. - Dùng lí lẽ dẫn chứng gạt bỏ những quan điểm, nhận định sai trái…nêu ý kiến đúng đắn của mình nhằm thuyết phục người đọc. - Bác bỏ bằng nhiều cách khác nhau: bác bỏ một luận điểm, luận cứ, sau đó chỉ rõ tác hại, nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lầm bằng thái độ khách quan, đúng mực. III. LUYỆN TẬP Bài tập 1. a. Bác bỏ: “ Đổi cứng thành mềm” của kẻ sĩ cơ hội cầu an. Bằng lí lẽ và dẫn chứng. b. Bác bỏ: “ thơ là những lời đẹp” - Bằng dẫn chứng cụ thể. Bài tập 2. - Khẳng định đây là quan niệm sai về việc kết bạn. - Phân tích học yếu không phải là thói xấu, mà chỉ là nhược điểm chủ quan hoặc khách quan chi phối. - Khẳng định quan niệm đúng đắn là kết bạn với những người học yếu là trách nhiệm và tình cảm bạn bè nhằm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 1. Củng cố: - Gv nêu câu hỏi để hs củng cố bài. - Yêu cầu HS đọc kĩ phần Ghi nhớ 2. Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Tràng giang.

File đính kèm:

  • docTuan 22.doc
Giáo án liên quan