A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế cả về nội dung và hình thức của bài thơ. Qua đó thầy được sự cao thượng, chân thành, vị tha của nhân vật trữ tình
2. Kĩ năng: RLKN phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
3. Thái độ: Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK
- Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.
- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11 tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/3/2013
Tiết: 96 – Đọc văn
TÔI YÊU EM
( Puskin )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế cả về nội dung và hình thức của bài thơ. Qua đó thầy được sự cao thượng, chân thành, vị tha… của nhân vật trữ tình
2. Kĩ năng: RLKN phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình.
3. Thái độ: Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK
- Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Đọc hiểu tiểu dẫn.
( RLKN tóm tắt)
Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả.
HS đọc tiểu dẫn SGK. Tóm tắt nội dung. GV chuẩn xác kiến thức
? Giới thiệu những thông tin về tác giả?
Thao tác 2: Tìm hiểu về tác phẩm.
? Dựa vào SGk, hãy giới thiệu vài nét về tác phẩm Tôi yêu em?
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản.
Thao tác 1. Đọc - hiểu khái quát
( RLKN cảm nhận khái quát tác phẩm)
- GV hướng dẫn HS cách đọc văn bản.
Nhận xét và đọc lại.
? Em cảm nhận như thế nào về cách xưng hô của tác giả?
? Cảm nhận của em về giọng điệu và bố cục của tác phẩm?
? Nêu chủ đề của tác phẩm?
Thao tác 2: Đọc – hiểu chi tiêt
( RLKN phân tích, làm việc nhóm)
Trao đổi thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức.
Nhóm 1. Cách thổ lộ tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào?
Nhóm 2. Sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí trong con người nhân vật trữ tình là gì ?
Nhóm 3. Diễn biến phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ?
Nhóm 4. Tại sao nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị ?
Liên hệ ca dao:
Người về em dặn câu rằng
Đâu hơn người lấy, đâu bằng đợi em
Hoạt động 3: Tổng kết.
Hs đọc và nhập tâm phần ghi nhớ- sgk
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả: Puskin
- "Mặt trời của thi ca Nga", nhà thơ - nhà tư tưởng vĩ đại.
- Là một tài năng xuất sắc, thành công ở nhiều thể loại, đặc biệt là thơ trữ tình.
2. Tác phẩm
- Cảm hứng sáng tác: Từ mối tình đơn phương với A.A Ô lê nhi a.
- Bài thơ viết năm 1829, được in trong tập Những bông hoa phương Bắc, xuất bản 1930, lúc nhà thơ 30 tuổi.
- Là một trong những bài thơ hay nhất của Pu skin và của nhân loại.
- Nhan đề: do dịch giả đặt.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc - hiểu khái quát.
- Đọc
- Cảm nhận chung:
+ Cách xưng hô: Tôi – Em: Nói đúng tình cảm quan hệ giữa nhân vật trữ tình và em – vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở. Có thể coi đây là bức thư tình.
+ Giọng điệu: đa âm, phức tạp: khi ngập ngừng, khi mạnh mẽ, khi day dứt, u buồn.
+ Bố cục:
Căn cứ vào dấu câu , bài thơ có 2 ý lớn ( 4 câu đầu/ 4 câu sau ).
Căn cứ vào lôgíc ý, bài thơ chia làm 3 đoạn, bắt đầu bằng cụm từ Tôi yêu em
+ Chủ đề: Lời giã từ đồng thời là lời bày tỏ tình yêu thấm đượm nỗi buồn nhưng vẫn chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
2. Đọc- hiểu chi tiết.
a/ Bốn câu đầu: Lời khẳng định tình yêu bền bỉ và lời giã từ tình yêu.
- Tôi yêu em:lời bộc lộ chân thành, đơn giản nhưng thiêng liêng.
- Có thể: dè dặt, phân vân
Lời thơ chậm, tình thơ thâm trầm, kín đáo. Sau dấu ":", ty xuất hiện như một chủ thể khác để nhà thơ chiêm nghiệm.
- Ngọn lửa tình...tình yêu âm thầm, thuỷ chung.
- Nhưng: Mạch thơ chuyển, tạo nên sự đứt gãy.
- Không: dứt khoát, điềm tĩnh, đầy lí trí.
- Lí do: không muốn em buồn.
+ Sự chế ngự của lí trí.
+ Cao thượng, tế nhị.
+ Sự tôn thờ, sùng kính.
-> Tình yêu vẫn còn, thậm chí càng nồng cháy nhưng tác giả đành phải giã từ vì không muốn làm phiền lòng nhà thơ.
b/ Bốn câu sau: Các cung bậc tình yêu và lời khẩn cầu cao thượng.
- Thẳng thắn bộc lộ tình yêu của mình, rất đời thường, giống như bao tình yêu khác : Âm thầm/ không hi vong/ rụt rè/ hậm hực / ghen.
Đau khổ khi yêu mà không được đền đáp, yêu mà không hi vọng. Tình yêu ở đây là sự hiến dâng, sự hi sinh thầm lặng.
- Nhịp thơ nhanh, tuôn trào, tình cảm lấn át lí trí.
- Nhân cách của nhân vật trữ tình được bộc lộ ở hai câu thơ cuối :
+ Lời khẳng định tình yêu tuyệt đối.
+ Lời tỏ tình thông minh.
+ Sự bao dung, cao thượng.
->Một tình yêu chân thành, cao thượng ngay cả khi không được đáp lại->Văn hóa tình yêu.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ - SGK.
D. Củng cố, dặn dò:
Củng cố: Gv nêu câu hỏi để HS củng cố bài.
Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Bài thơ tình số 28.
Ngày soạn 05/03/2012
Ngày soạn: 22/3/2013
Tiết: 96
Đọc thêm : BÀI THƠ TÌNH SỐ 28
( R. Ta-Go )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Ấn Độ. Hiểu đặc trưng tư duy người Ấn - Triết lý và trữ tình
2. Kĩ năng: RLKN phân tích, bình giảng, kỹ năng tự học.
3. Thái độ: Giáo dục về tình yêu tuổi trẻ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK
- Phương pháp: đọc hiểu - đọc diễn cảm, Phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh, tái hiện, đàm thoại nêu vấn đề bằng hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Tôi yêu em. Nêu suy nghĩ sau khi học xong bài thơ đó.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Đọc hiểu tiểu dẫn.
( RLKN tóm tắt, thuyết trình)
Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả.
HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt nội dung.
GV chuẩn xác kiến thức.
Thao tác 2: Tìm hiểu về tác phẩm.
? Giới thiệu vài nét về tập thơ ?
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản.
Hướng dẫn HS đọc văn bản.
Trao đổi thảo luận nhóm.
Nhóm 1. Hình tượng đôi mắt được miêu tả như thế nào ? Thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu ?
Nhóm 2. Chàng trai làm gì để đáp ứng nguyện vọng của người yêu?
? Để người yêu hiểu mình, chàng trai tự nguyện biến thành những vật gì?
Nhóm 3. Tại sao càng giãi bày, càng hi sinh người yêu lại càng không hiểu?
Nhóm4. Nội dung hai câu thơ cuối là gì?
Hoạt động 3: Tổng kết
(RLKN: tổng hợp, đánh giá)
? Suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ?
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả ( sgk)
Người Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nôben văn học năm 1913.
2. Tác phẩm
Giới thiệu tập thơ: Người làm vườn
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Định hướng nội dung và nghệ thuật.
2. 1. Sự giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Hình ảnh đôi mắt: Băn khoăn, buồn chưa thực sự tin tưởng, muốn nhìn thẳng vào tâm tưởng- khao khát hoà nhập tâm hồn.
- Đáp ứng nguyện vọng đó, chàng trai phơi bày trần trụi tất cả: Chân thực, giản dị, không câu nệ.
- Nhưng thật nghịch lý là người yêu không biết gì về anh và tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa.
2.2. Sự hi sinh vì nhau nhưng đầy mâu thuẫn trong tình cảm của nhân vật trữ tình.
- Để người yêu thấu hiểu, chàng trai hi sinh cuộc đời mình, hiến dâng tất cả cuộc đời cho tình yêu:
+ Đời là viên ngọc: Đập nát nó ra
+ Đời là đoá hoa: Xé nhỏ nó ra
+ Đời là trái tim: Em là nữ hoàng của Vương quốc.
Nhưng tất cả em cũng đều không biết gì về anh.
-> Sự tăng tiến tình cảm trong sự đòi hỏi và giãi bày: Từ giãi bày - đến hi sinh - cuối cùng là hoà hợp.
- Cặp quan hệ từ: Nhưng - nếu - thì: Nhấn mạnh sự hi sinh, tấm lòng hiến dâng cao cả cho tình yêu.
-> Nhân vật trữ tình vừa là con người tình nhân vừa là con người triết nhân . Đó chính là đặc trưng của thể loại thơ triết lý - trữ tình Tago.
- Trái tim tình yêu không đơn giản là vật chất. Tiềm ẩn trong đó sự đối lập: Vui sướng và khổ đau; thiếu thốn và giàu sang - đó là tất yếu của tình yêu
2.3. Khát vọng hoà đồng, tình yêu rộng mở.
- Hai câu cuối mang tính chất triết lý.
- Tình yêu là sự vô cùng không ranh giới.
- Tình yêu luôn đòi hỏi sự thống nhất trọn vẹn, luôn khao khát biết trọn nó. Đó là chân lý của Tago.
III. Tổng kết
- Con người giàu lòng nhân hậu, khao khát cống hiến cho cuộc đời.
- Bài thơ trữ tình giàu chất triết lý, hình ảnh sinh động
D. Củng cố, dặn dò:
Củng cố: Gv nêu câu hỏi để Hs củng cố bài.
Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt.
Ngày soạn: 22/3/2013
Tiết: 96 – Làm văn:
LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về viết tiểu sử tóm tắt
2. Kĩ năng: RLKN viết tiểu sử tóm tắt
3. Thái độ: Có ý thức tập viết tiểu sử tóm tắt theo định hướng SGK.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: SGK, SGV, chuẩn KTKN, giáo án, TLTK
- Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Soạn bài theo câu hỏi SGK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày mục đích, yêu cầu và cách viết tiểu sử tóm tắt.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Luyện tập
( RLKN tóm tắt)
HS đọc mục I SGK và trả lời các câu hỏi
- Nhiệm vụ bản TSTT mà em định viết là gì?
- Để viết được bản TSTT đó, em cần thực hiện những bước nào?
Hoạt động 2
( RLKN viết TSTT)
- Trình bày bản TSTT mà em đã hoàn thành?
- Các hs khác nghe và nhận xét.
- Gv nhận xét và điều chỉnh.
Hoạt động 3: Tổng kết.
-Hs nhắc lại mục đích và các bước viết TSTT?
I. Luyện tập.
1. Nhiệm vụ của bản tiểu sử tóm tắt.
- Giới thiệu một đoàn viên ưu tú
+ Người trẻ tuổi (Học sinh, sinh viên…)
+ Có năng lực tổ chức các hoạt động tập thể
- Tham gia ứng cử vào ban chấp hành HLH thanh niên của tỉnh hoặc thành phố(một tổ chức đoàn thể mang tính xã hội hoá cao)
2. Qui trình gồm các bước:
- Xác định mục đích và yêu cầu viết tiểu sử tóm tắt
- Xác định nội dung trình bày trong bản tóm tắt
- Tìm hiểu người giới thiệu để có những thông tin cần thiết
- Viết bản tiểu sử tóm tắt.
3. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt.
Thưa các bạn !
Trong đại hội Liên hiệp thanh niên của thành phố sắp tới, tôi xin giới thiệu bạn……vào danh sách đề cử của ban chấp hành nhiệm kì mới.
Bạn …sinh ngày…tháng…năm…, tại…hiện đang là học sinh…
Suốt ba năm học bạn …đều là….. bạn không chỉ học giỏi mà còn là người có năng lực tổ chức và điều hành các hoạt động tập thể một cách có hiệu quả…
Với uy tín và kinh nghiệm công tác của bạn …tôi tin là…sẽ có những đóng góp tích cực cho phong trào thanh niên của thành phố. Vì vậy tôi xin trân trọng giới thiệu bạn …vào danh sách đề cử.
Rất mong các bạn đồng tình, ủng hộ ý kiến của tôi và tập trung phiếu bầu cho bạn …
Xin chân thành cảm ơn.
II.Tổng kết.
Mục đích viết TSTT.
Các bước viết TSTT.
D. Củng cố, dặn dò:
Củng cố: Viết một bản TSTT về một tác gia văn học mà em yêu thích?
2. Dặn dò: Hs học bài và soạn bài mới: Người trong bao.
File đính kèm:
- Tuan 27.doc