Giáo án Ngữ văn 11 tuần 31 đến tuần 33

A. Kiến thức cần lưu ý

1. Ngôn ngữ hành chính: Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế . hoặc giữa cơ quan với cá nhân, cá nhân với cá nhân trên cơ sở pháp lý.

Ngôn ngữ hành chính có các đặc điểm tiêu biểu:

+ Về trình bày: Theo một khuôn mẫu nhất định.

+ Về từ ngữ: Sử dụng từ ngữ hành chính với tần số cao (VD: căn cứ vào ., về việc.; nay quyết định . chịu trách nhiệm.vv)

+ Về kiểu câu: Kết cấu đơn giản, có thể chỉ là kết cấu của một câu.

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính

+ Tính khuôn mẫu:

Kết cấu của văn bản hành chính có tính chất bắt buộc, phổ biến và thống nhất trong một quốc gia, không thể tuỳ tiện thay đổi bao gồm:

a. Phần đầu

b. Phần chính

c. Phần cuối.

Lưu ý: Khi soạn thảo văn bản hành chính, học sinh thường quên phần quốc hiệu tiêu ngữ phần kết thường quên: Địa điểm, thời gian và chữ kí của người viết.

+ Tính minh xác

Ngôn ngữ trong văn bản hành chính đều mang chứng tích pháp lý. Do vậy, văn bản hành chính đòi hỏi sự chính xác cao độ đến từng dấu chấm, dấu phẩy để đảm bảo độ tin cậy.

+ Tính công vụ:

Văn bản hành chính sử dụng ngôn ngữ toàn dân với các từ ngữ hành chính dùng ở tần số cao. Từ ngữ biểu cảm của cá nhân bị hạn chế ở mức tối đa.

Ngôn ngữ hành chính cần có tính khách quan, trung hoà về sắc thái biểu cảm.

 

doc18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tuần 31 đến tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Phong cách ngôn ngữ hành chính A. Kiến thức cần lưu ý 1. Ngôn ngữ hành chính: Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế ... hoặc giữa cơ quan với cá nhân, cá nhân với cá nhân trên cơ sở pháp lý. Ngôn ngữ hành chính có các đặc điểm tiêu biểu: + Về trình bày: Theo một khuôn mẫu nhất định. + Về từ ngữ: Sử dụng từ ngữ hành chính với tần số cao (VD: căn cứ vào ..., về việc....; nay quyết định ..... chịu trách nhiệm....vv) + Về kiểu câu: Kết cấu đơn giản, có thể chỉ là kết cấu của một câu. 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính + Tính khuôn mẫu: Kết cấu của văn bản hành chính có tính chất bắt buộc, phổ biến và thống nhất trong một quốc gia, không thể tuỳ tiện thay đổi bao gồm: a. Phần đầu b. Phần chính c. Phần cuối. Lưu ý: Khi soạn thảo văn bản hành chính, học sinh thường quên phần quốc hiệu tiêu ngữ phần kết thường quên: Địa điểm, thời gian và chữ kí của người viết. + Tính minh xác Ngôn ngữ trong văn bản hành chính đều mang chứng tích pháp lý. Do vậy, văn bản hành chính đòi hỏi sự chính xác cao độ đến từng dấu chấm, dấu phẩy để đảm bảo độ tin cậy. + Tính công vụ: Văn bản hành chính sử dụng ngôn ngữ toàn dân với các từ ngữ hành chính dùng ở tần số cao. Từ ngữ biểu cảm của cá nhân bị hạn chế ở mức tối đa. Ngôn ngữ hành chính cần có tính khách quan, trung hoà về sắc thái biểu cảm. B. Hướng dẫn học bài Bài tập 1: Một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường của học sinh: Giấy khai sinh, Đơn xin phép, giấy chứng nhận tốt nghiệp, lí lịch, đơn xin vào Đoàn... Bài tập 2: Một số đặc điểm tiêu biểu của văn bản Quyết định về việc ban hành chương trình trung học cơ sở. - Về trình bày: Kết cấu ba phần theo khuôn mẫu chung: Phần đầu, phần chính, phần cuối. - Về từ ngữ: Dùng nhiều từ ngữ hành chính: Quyết định, ban hành, căn cứ, Nghị định quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước, chỉ thị, hiệu lực, hướng dẫn, thi hành. - Về kiểu câu: Câu trong văn bản được ngắt dòng, ngắt ý và đánh số rõ ràng, mạch lạc. Có thể các ý đó viết liền thành một câu dài. VD: Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo căn cứ vào Nghị định [...] quyết định điều 1[...], điều 2[...]... Bài tập 3: Tuỳ theo lựa chọn của học sinh. Song khi ghi biên bản, cần phải có những nội dung sau: - Quốc hiệu - Tên biên bản - Địa điểm, thời gian họp. - Thành phần cuộc họp - Nội dung họp: Người điều khiển; người phát biểu; nội dung thảo luận; kết luận của cuộc họp. - Chủ toạ và thư ký (người ghi biên bản) ký tên. Bài tập 4: Đơn xin vào Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cần có những nội dung cơ bản: - Tên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Quốc hiệu - Tên văn bản: Đơn xin vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Người (tổ chức) nhận đơn. - Tự trình bày về bản thân: Họ tên, ngày sinh, lớp học - Nguyện vọng và mục đích vào Đoàn - Cam kết thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của đoàn viên - Địa điểm và thời gian viết đơn. - Ký và ghi rõ họ tên. Văn bản tổng kết A. Kiến thức cần lưu ý - Đây là một loại bài mới đưa vào chương trình nhưng cần thiết và không quá xa lạ. Do vậy học sinh cần nắm được đặc điểm và yêu cầu của văn bản tổng kết để viết được văn bản tổng kết phù hợp với trình độ và khả năng. - Đặc điểm của văn bản tổng kết: Là kết quả nhìn nhận, đánh giá lại một công việc, hoạt động, tri thức, nghiên cứu... Sau khi kết thúc hoặc hoàn thành. Mục đích của văn bản tổng kết là đúc kết những kết quả, những đánh giá khách quan và rút ra bài học kinh nghiệm. Có 2 loại văn bản tổng kết: Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn và văn bản tổng kết tri thức. - Yêu cầu của văn bản tổng kết: + Diễn đạt ngắn gọn. + Nội dung chính xác, rõ ràng gồm có: Mục đích yêu cầu, nội dung tổng kết bài học kinh nghiệm và kiến nghị. B. Hướng dẫn học bài I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết (SGK 180) - Văn bản tổng kết gồm 2 loại a. Tổng kết tri thức: Tổng kết năm học; Tổng kết lịch sử Trung đại; Tổng kết lịch sử cận đại; Tổng kết kỹ năng làm văn... b. Tổng kết hoặc thực tiễn: Tổng kết nhiệm kỳ hoạt động của đoàn thể; cá nhân; báo cáo kết quả hoặc tình nguyện; Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đầu năm; Tổng kết năm học; v.v... II. Cách viết văn bản tổng kết a. Văn bản trên thuộc loại tổng kết hoạt động thực tiễn. Căn cứ vào hoạt động được trình bày là hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước. Mặt khác văn bản là những đánh giá, nhìn nhận khách quan về kết quả đạt được và cách nhân tố thành công. b. Đọc đề mục và nội dung thể hiện của văn bản (SGK 181), ta có nhận xét như sau: Mục đích của văn bản: Đánh giá, nhìn nhận lại hoạt động của Đội thanh niên tình nguyên số 2 - Trường Đại học sư phạm Hà Nội, đạt yêu cầu chính xác, khách quan về bố cục, văn bản tương tự một bài văn nghị luận (gồm 3 phần: 1-Đặt vấn đề: Nêu mục đích ý nghĩa, yêu cầu của công việc; 2-Giải quyết vấn đề: Lần lượt tường trình và đánh giá các việc cụ thể; 3- Kết thúc vấn đề: Rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị (Mục 3)). c. Tuỳ nội dung văn bản tổng kết dùng từ, viết câu theo phong cách khác nhau. Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn thường sử dụng phong cách ngôn ngữ hành chính. Văn bản tổng kết tri thức thường sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học. VD: Văn bản tổng kết “Báo cáo kết quả hoạt động tình nguyện...” vừa tìm hiểu thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. C. Luyện tập Bài tập 1 (SGK trang 183) a. Văn bản: “Tổng kết thành tích công tác Đoàn và phong trào thanh niên tình nguyện của chi đoàn lớp 11A, năm học 2006 - 2007” đã đạt được yêu cầu của một văn bản tổng kết. Hoạt động thực tiễn. Đó là: - Đánh giá cụ thể những hoạt động của chi đoàn sau một năm học. - Bố cục rõ ràng: Đạt được mục đích đánh giá khách quan, đúng mực và rút ra những kết luận cần thiết về công tác của chi đoàn. - Đạt yêu cầu ngắn gọn, chính xác, khách quan. b. Các đoạn, các ý đi có thể tác giả sẽ trình bày những sự việc, số liệu như sau: - Phần đầu (mở bài): Người viết nêu nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu chung của chi đoàn trong năm học 2006 - 2007. - Phần còn lại (thân bài): Người viết tường trình hoặc thuyết minh những công việc, những thành tích hoặc thiếu sót cụ thể, điển hình kèm theo những số liệu minh hoạ quá trình phấn đấu của chi đoàn trong năm học 2006 - 2007. c. Đối chiếu với yêu cầu của một bản tổng kết Nói chung, văn bản trên thiếu nội dung sau: - Tên tổ chức ban hành văn bản (Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trường ......... chi đoàn lớp 11A) - Địa điểm, thời gian viết văn bản. - Phần cuối: Rút ra bài học kinh nghiệm hoặc của chi đoàn trong năm học. Bài tập 2: Viết một bản tổng kết phần văn học (hoặc Tiếng việt, làm văn) của chương trình Ngữ văn 12. Gợi ý: a. Xác định loại văn bản và phong cách ngôn ngữ: Đây là văn bản tổng kết tri thức chủ yếu dùng phong cách ngôn ngữ khoa học. b. Chuẩn bị tri thức: - Chọn bài: VD: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX, tổng hợp tri thức về các tác phẩm nghị luận, thơ ca, truyện kí, kịch đã được học. c. Lập dàn ý - Mở bài: Nêu ngắn gọn mục đích và yêu cầu tổng kết. - Thân bài: + Lần lượt trình bày nội dung, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, quá trình phát triển và đặc điểm chung cảu văn học Việt Nam. + Những giá trị bao trùm về nội dung nghệ thuật của các tác phẩm nghị luận, thơ ca, truyện, ký, kịch. - Kết bài: Đánh giá chung, nhấn mạnh kiến thức cơ bản cần nắm vững. d. Viết một phần trong dàn ý. - Phần này, các em tự lựa chọn theo hứng thú và năng lực của mình để viết. Tuần 32: Tổng kết phần Tiếng Việt hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. A. Kiến thức cần lưu ý Các em cần hệ thống hoá được hệ thống kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã học trong chương trình Ngữ văn từ lớp 10 đến lớp 12 được tái hiện trong bài này. - Hoạt động giao tiếp: Các nhân tố và các quá trình giao tiếp ngôn ngữ (lớp 10). - Dạng nói và dạng viết trong giao tiếp ngôn ngữ (lớp 10) - Ngữ cảnh trong giao tiếp ngôn ngữ (lớp 11) - Nhân vật giao tiếp (lớp 12) - Ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân của các nhân vật trong giao tiếp (lớp 11) - Hai thành phần nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp (lớp 11) - Vấn đè giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi giao tiếp (lớp 12) B. Hướng dẫn trả lời phần luyện tập Bài tập 1: Đoạn trích có hai nhân vật giao tiếp: Lão Hạc và tôi. Hai người lần lượt đóng vai người nói, người nghe và chuyển đổi vai cho nhau. Ngôn ngữ nói của hai nhân vật thể hiện qua nhiều phương diện: Nói phối hợp với cử chỉ, điệu bộ (cười như mếu mặt lão đột nhiên co rúm lại, cái miệng móm mém của lão mếu như con nít; lão hu hu khóc...), dùng nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói (đi đời rồi, khốn nạn, có biết gì đâu, cu cậu...) và các lượt của các nhân vật giao tiếp kế tiếp nhau. Hai nhân vật giao tiếp là những người láng giềng nên có quan hệ thân cận. Về tuổi tác thì lão Hạc ở vị thế trên, nhưng về nghề nghiệp và thành phần xã hội theo quan niệm xã hội lúc đó thì ông giáo lại có vị thế cao hơn. Do đó hai người luôn luôn nể trọng nhau. Ngay ở lượt hẹn đầu tiên lão Hạc đã thể hiện sự kính trọng nhưng rất thân tình đối với người nghe qua lời gọi và cách xưng hô “ông giáo ạ” . Cùng với sự thân mật khi thông tin về một sự việc đời thường trong cuộc sống: Bán con chó. 3. Phân tích nghĩa trong câu: “Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết !”. - Câu nói của lão Hạc bao gồm hai thành phần nghĩa. + Nghĩa sự việc: Con chó biết việc nó bị hại. + Nghĩa tình thái: Lão Hạc biểu lộ sự xót thương con vật yêu quý khi nó lâm vào cảnh khốn cùng (gọi con chó vàng là “cu cậu”, coi con chó cũng có cảm giác như con người). 4. Sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp. - Giao tiếp giữa lão Hạc và ông giáo: ở dạng ngôn ngữ nói, hai người đổi vai, giao tiếp trực diện, có sự phối hợp với cử chỉ điệu bộ, nét mặt, ngữ điệu... - Giao tiếp giữa tác giả Nam Cao và người đọc: ở dạng văn bản viết (ngôn ngữ viết), có sự cách biệt về thời gian và không gian giữa tác giả và người đọc (giao tiếp gián tiếp) không có sự phụ trợ của ngữ điệu, nhưng có sự phụ trợ của các dấu câu... C. Bài tập 1. So sánh giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Gợi ý: Ngôn ngữ Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng Các yếu tố phù trợ Đặc điểm về từ và câu Nói Người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp, Ngời nói ít điều kiện lựa chọn, người nghe vẫn nghe kịp thời. - Ng điệu - Cử chỉ - Điệu bộ của người nói Từ ngữ sử dụng đa dạng có cả khẩu ngữ, phương ngữ, sự hỗ trợ của từ đưa đẩy, câu dư thừa hoặc tỉnh lược Viết Người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn gọt giũa. Nó đến với đông đảo người đọc trong không gian rộng lớn, thời gian lâu dài. Không có các yếu tố phù trợ như ngôn ngữ nói. Có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, hình ảnh minh hoạ Tránh dùng từ địa phương khẩu ngữ, tiếng bóng, tiếng tục. Sử dụng nhiều loại câu. 2. Ngữ cảnh có vai trò như thế nào trong hoạt động giao tiếp ? Gợi ý: Đối với người nói (viết) và quá trình sản sinh lời nói: Ngữ cảnh chính là môi trường sản sinh lời nói. Vì vậy, ngữ cảnh luôn chi phối nội dung hình thức của lời nói, để lại dấu ấn trong lời nói. - Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói: Ngữ cảnh giúp người nghe lĩnh hội được lời nói chính xác, hiệu quả. Đồng thời, ngữ cảnh làm căn cứ để phân tích và lý giải lời nói về nội dung và hình thức thông qua tình huống và diễn biến cụ thể. Lưu ý: Đối với văn bản văn học, ngữ cảnh là bối cảnh ra đời hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Vì vậy khi tiếp nhận, cần tìm hiểu kỹ ngữ cảnh. Ôn tập phần làm văn A. Kiến thức cần lưu ý Cần tập trung làm rõ: Các kiểu văn bản đã học, cách viết các kiểu văn bản nói chung, đặc biệt là văn bản nghị luận. B. Hướng dẫn học bài 1. Các kiểu loại văn bản đã học. Văn bản tự sự Các kiểu loại văn bản Văn bản thuyết minh Văn bản nghị luận Các văn bản khác: Quảng cáo, bản tin, tiểu sử tóm tắt 2. Viết văn bản cần thực hiện các bước sau: - Phân tích đề và xác định yêu cầu bài viết. - Tìm và chọn ý cho bài văn. - Lập dàn ý. - Viết văn bản theo dàn ý đã xác định. - Đọc lại và hoàn chỉnh văn bản. 3. Ôn tập về văn nghị luận a. Đề tài cơ bản trong văn nghị luận trong nhà trường bao gồm: Một tư tưởng đạo lí, một hiện tượng đời sống (văn nghị luận xã hội); một vấn đề văn học, một tác phẩm hoặc đoạn trích (văn nghị luận văn học ). - Các đề tài trên có điểm chung đều là các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, xã hội, văn hoá, nghệ thuật,... là những vấn đề bao trùm đời sống xã hội và văn học mà mọi người quan tâm. Nét riêng của các đề tài trên cũng là những phạm trù mang tính riêng lẻ: xã hội và văn học. b. Lập luận trong văn nghị luận. - Lập luận bao gồm các yếu tố: Luận điểm, luận cứ và các phương tiện liên kết lập luận. - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ chứng minh cho luận điểm. Vậy, phương pháp lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận nào đó mà người viết muốn đạt tới. - Yêu cầu cơ bản và cảnh xác định luận cứ cho luận điểm: Sử dụng các loại luận cứ sau đây để làm sáng tỏ luận điểm: Người thật việc thật, số liệu thống kê, thơ văn, các ý kiến của nhà chuyên môn... Yêu cầu: Luận cứ phải tiêu biểu, phù hợp và độ chính xác cao, được sắp xếp, phân tích, lí giải hơpk lí thuyết phục. - Các thao tác lập luận cơ bản: Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ. Trong quá trình làm văn nghị luận, cần phối hợp sử dụng các thao tác lập luận một cách linh hoạt, phù hợp. - Một số lỗi thường gặp khi lập luận: VD: Đề 1: Đọc truyện “Ba câu hỏi” của Xô - cơ- rát. Theo anh (chị) Xô - cơ - rát sẽ nói với người khách như thế nào ? Hãy bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện trên. Gợi ý: a. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: Nghị luận xã hội - Thao tác lập luận: Chủ yếu là bình luận, kết hợp chứng minh, phân tích. - Luận điểm cơ bản: + Luận bàn về ứng xử của Xô - cơ - rát + Bài học rút ra từ câu chuyện (liên hệ bản thân) b. Lập dàn ý - Mở bài: Giới thiệu về vấn đề nghị luận (có thể là câu nói của Xô - cơ - rát) - Thân bài: + ứng xử và quan niệm của Xô - cơ - rát . Quan niệm về tình bạn: Phải biết tin tưởng và bảo vệ cho người bạn của mình . Quan niệm về dư luận xã hội: Là những lời nói mang tính hai mặt và thiếu cơ sở, thường gây bất lợi cho con người bởi sự chủ quan và mục đích của người nói. . ứng xử của Xô - cơ - rát: Là ứng xử thẳng và chính xác, kiên quyết. - Kết luận: Xô - cơ - rát sẽ nói với người khách rằng ông không muốn nghe những điều mà anh ta sắp nói. + Bài học rút ra từ câu chuyện của Xô - cơ - rát . Phải có lập trường, quan điểm vững vàng cho bản thân để đứng vững trước dư luận cho bạn và có niềm tin vào bạn mình. . Khéo léo và linh hoạt trong ứng xử (Yêu cầu: Lấy ví dụ chứng minh). Kết luận - Kết luận: Tổng hợp vấn đề - Yêu cầu c và d học sinh tự chọn và trình bày. Đó là: Luận điểm không rõ ràng, chính xác, luận cứ không đầy đủ, chính xác, tiêu biểu. Cách lập luận thiếu thuyết phục (không chặt chẽ, mâu thuẫn, thiếu sự phân tích, lí giải...). Vì vậy, cách khắc phục có thể là người viết phải nắm vững, các thao tác lập luận; xác định chính xác luận điểm, luận cứ của bài viết và tránh những lỗi lập luận đáng tiếc. c. Bố cục của bài văn nghị luận. Một bài văn nghị luận gồm có ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Ba phần trên phải thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau. d. Diễn đạt trong văn nghị luận - Diễn đạt cần chặt chẽ, thuyết phục cả về lý trí và tình cảm. Muốn vậy cần dùng từ, viết câu chính xác linh hoạt, giọng văn sinh động, thích hợp với nội dung biểu đạt. Nên cố gắng sử dụng các biện pháp tu từ về từ và câu một cách hợp lí. C. Luyện tập (trang bên trái). Học sinh chọn một trong hai đề và thể hiện yêu cầu của SGK. Bài mẫu Tuần 33: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học A. Kiến thức cần lưu ý 1. Giá trị văn học - Giá trị nhận thức - Giá trị giáo dục - Giá trị thẩm mĩ 2. Tiếp nhận văn học Khái niệm: Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hoà mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Nói cách khác, đó là một hoạt động tích cực của cảm giác tâm trí người đọc, biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình. - Tính chất tiếp nhận văn học: + Tính cá thể hoá, chủ động, tích cực. + Tính đa dạng không thống nhất. - Các cấp độ tiếp nhận văn học + Cấp độ 1: chỉ tập trung vào nội dung cụ thể + Cấp độ 2: Cảm thị qua nội dung, trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm. + Cấp độ 3: Cảm thụ cả 2 yếu tố: Nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm. B. Hướng dẫn học bài Câu 1: Các giá trị cơ bản của văn học. a. Giá trị nhận thức: - Cơ sở xuất hiện: Nhằm đáp ứng và làm rõ thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người - Nội dung: + Văn học đem đến những nhận thức mới mẻ, sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau. + Giúp người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung. + Giúp con người có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu, để hiểu chính bản thân mình hơn với tư cách con người cá nhân. (Nói cách khác văn học mang tới quá trình nhận thức và tự nhận thức cho người đọc) b. Giá trị giáo dục: - Cơ sở xuất hiện: Từ khả năng nhận thức để đi đến hành động. Giáo dục cũng là cơ sở tồn tại của văn học. - Nội dung: + Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện mình tốt hơn. + Về tư tưởng: Văn học giúp người đọc hình thành một lí tưởng tiến bộ, với thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. + Về đạo đức, văn học nâng đỡ nhân cách con người, giúp họ biết phân biệt phải - trái, tốt - xấu ... c. Giá trị thẩm mĩ - Cơ sở xuất hiện: Xuất phát từ nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp và khát vọng mơ ước của con người. - Nội dung: + Văn học mang tới vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời. + Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp của con người từ hình thể đến tâm hồn, tình cảm. + Văn học không chỉ thể hiện vẻ đẹp ở nội dung mà còn ở hình thức. Câu 2: Mối quan hệ giữa các giá trị của văn học: Giá trị nhận thức là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm ý nghĩa của giá trị nhận thức. Song, cả hai giá trị trên chỉ phát huy tính tích cực qua giá trị thẩm mỹ của văn học. Cả ba giá trị cơ bản đó cùng lúc tác động tới người đọc. Theo quan niệm xưa đó chính là sự hài hoà ba giá trị chân - thiện - mỹ của văn chương. Câu 3: - Tiếp nhận văn học (xem mục 2. Kiến thức cần lưu ý) - Trong đời sống văn học, các quá trình sáng tạo - truyền bá - tiếp nhận là những yếu tố không thể thiếu. Hai tính chất cơ bản trong tiếp nhận văn học chính là tính cá thể hoá chủ động tích cực và tính đa dạng, không thống nhất, (đọc lại trang 197 - SGK) - Câu 4: Trong văn học có 3 cấp độ tiếp nhận. Cấp độ thứ nhất là chỉ tập trung vào nội dung cụ thể. Cấp độ thứ 2 là từ nội dung trực tiếp để tìm ra nội dung tư tưởng của tác phẩm. Cấp độ thứ ba là cảm thụ cả hai yếu tố nội dung và hình thức biểu hiện của tác phẩm. Ví dụ: Tiếp nhận văn bản “Truyện Kiều” ở cấp độ thứ nhất, người đọc chỉ cảm nhận diễn biến cốt truyện (Kiếp đoạn trường 15 năm lưu lạc của Kiều). ở cấp độ thứ hai, qua cốt truyện người đọc thấy được ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: Tố cáo xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người; ở cấp độ thứ ba, cùng với việc cảm nhận cốt truyện và ý nghĩa tư tưởng, người đọc thấy được hình thức biểu hiện của tác phẩm: Kiểu kết cấu theo dòng tự sự, thể thơ lục bát mang sắc thái ca dao, cổ điển. Ngôn ngữ mang cả tính bình dân và bác học, nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình - Tất cả làm sâu sắc thêm ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Trên cơ sở hiểu sâu nội dung, hình thức, ý nghĩa của tác phẩm, người đọc rút ra những bài học về cách nhìn con người, cuộc đời, để so sánh và thấy mình cần phải như thế nào để không còn tái diễn cái “xã hội Truyện Kiều” C. Luyện tập Bài tập 1: Nói giá trị cao quý nhất của văn chương là để nuôi dưỡng đời sống tâm hồn con người hay như Thạch Lam là “Làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” là hoàn toàn đúng. Lịch sử văn học là lịch sử tâm hồn của con người. Văn học sinh ra từ hiện thực cuộc sống, cái đích hướng tới của nó là con người và thế giới tâm hồn đa dạng của con người. Với các giá trị nhận thức thẩm mĩ, văn học làm cho tâm hồn con người thêm phong phú. Với giá trị giáo dục, văn học giúp tâm hồn con người được thanh lọc, thêm trong sạch và gần nhau hơn. Bài tập 2: Hướng dẫn học sinh tự thể nghiệm qua một tác phẩm được học hoặc một tác phẩm yêu thích trên cơ sở cảm nhận các giá trị hoặc ba cấp độ tiếp nhận của văn học, Bài tập 3 “Cảm” và “hiểu” là hai phương diện trong tiếp nhận văn học. “Cảm” ở đây là xúc cảm, là sự tiếp xúc bằng trực giác. Nếu chỉ đọc tác phẩm một cách vội vàng, hời hợt... mà không đi từ tâm cảm của người đọc, không nhập với quá trình suy ngẫm tìm tòi và sáng tạo của tác giả thì khó mà hiểu được giá trị của tác phẩm, thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Vì thế, sự say mê đối với văn học, việc trực tiếp đọc tác phẩm với những ấn tượng, cảm giác, cảm xúc sâu sắc sẽ giúp mỗi người làm giàu có vốn từ, năng lực cảm thụ văn học tinh tế. Song, để “cảm” được cái hay, cái đẹp, văn học đòi hỏi người đọc phải “hiểu” về nó về tri thức văn chương, chúng tạo điều kiện cho người đọc có thể tiếp thu tác phẩm một cách đầy đủ, sâu sắc và đa chiều hơn. Học lí luận văn học là một cách để có những tri thức, những hiểu biết về văn chương. Tóm lại, cảm và hiểu là hai phương diện song hành trong tiếp nhận văn học. Tuần 33 Tổng kết phần tiếng Việt, lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ. A. Kiến thức cần lưu ý 1. Lịch sử của tiếng Việt. + Nguồn gốc và quan hệ họ hàng: Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam á. Dòng họ Môn - Khmer; Nhánh ngôn ngữ Việt - Mường. + Quá trình phát triển: Tiếng Việt trải qua 5 thời kỳ phát triển - Thời kỳ dựng nước: Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Thời kỳ độc lập tự chủ; Thời kỳ Pháp thuộc; Thời kỳ sao Cách mạng tháng 8 - 1945. 2. Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt: Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (đơn vị ngữ pháp là tiếng) Từ ngữ không bị biến đổi hình thái khi kết hợp; phương thức ngữ pháp chủ yếu biểu hiện bằng ý nghĩa ngữ pháp, quy định bởi trật tự từ và hư từ. 3. Các phong cách ngôn ngữ của Tiếng Việt. - Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Phong cách ngôn ngữ chính luận - Phong cách ngôn ngữ báo chí - Phong cách ngôn ngữ khoa học - Phong cách ngôn ngữ tài chính. B. Hướng dẫn học bài + luyện tập Bài tập 1: Lịch sử tiếng việt và đặc điểm loại hình của Tiếng Việt Nguồn gốc và lịch sử phát triển Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập a. Về nguồn gốc, Tiếng Việt là: - Họ ngôn ngữ Nam á. - Dòng ngôn ngữ Môn - Khmer - Nhánh ngôn ngữ Việt - Mường b. Các thời kì trong lịch sử - Thời kì dựng nước - Thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc - Thời kì độc lập tự chủ - Thời kì Pháp thuộc - Thời kì từ sau CMT8 - 1945 a. Có 1 loại đơn vị vừa là âm tiết vừa là đơn vị ngữ pháp cơ sở, có thể là một từ đơn. Đó là tiếng. b. Tất cả các từ đều không biến đổi hình thái (so sánh với tiếng Anh, Pháp). c. Phương thức ngữ pháp chủ yếu để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau là phương thức trật tự từ và hư từ Bài tập 2: Cần nhứ lại tên các phong cách ngôn ngữ và các thể loại văn bản tiêu biểu cho từng phong cách ngôn ngữ, rồi điền vào bảng như sau: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ chính luận Phong cách ngôn ngữ báo chí Phong cách ngôn ngữ khoa học Phong cách ngôn ngữ hành chính Thể loại văn bản tiêu biểu - Ngôn ngữ nói trong hội thoại hằng ngày. - Dạng viết: Hư từ, nhật kí, tin nhắn,... - Thơ ca, hò vè... - Truyện, tiểu thuyết, kí,... - Kịch bản,... - Cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố,... - Bình luận, xã luận,... - Bản tin. - Phóng sự - Tiểu phẩm. - Phỏng vấn,... - Chuyên luận, luận án, luận văn,... - Giáo trình, giáo khoa,... - Sách báo khoa học thưởng thức,... - Quyết định, biên bản, báo cáo, chỉ thị, nghị quyết,... - Các loại văn bằng, chứng chỉ,... - Đơn từ, hợp đồng,... Bài tập 3: Kẻ bảng vào vở rồi điền nội dung cần thiết như sau: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phong cách ngôn ngữ chính luận Phong cách ngôn ngữ báo chí Phong cách ngôn ngữ khoa học Phong cách ngôn ngữ hành chính Các đặc trưng cơ bản - Tính cụ thể. - Tính cảm xúc. - Tính cá thể - Tính hình tượng. - Tính truyền cảm. - Tính cá thể hoá - Tính công khai về quan điểm chính trị. - Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận. - Tính truyền cảm, thuyết phục - Tính thông tin thời sự. - Tính ngắn gọn. - Tính sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn - Tính trừu tượng, khái quát. - Tính lí trí, lô gíc. - Tính phi cá thể - Tính khuôn mẫu. - Tính minh xác. - Tính công vụ. Bài tập 4: So sánh hai văn bản: Văn bản a Văn bản b - Mục đích: Giải thích nghĩa của từ mặt trăng, qua đó cung cấp kiến thức về mặt trăng. - Là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ kh

File đính kèm:

  • docGiao an van 11(1).doc