A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn NĐC.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn học sử - tác gia văn học
3. Thái độ: Trân trọng tài năng, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
- Phương pháp: Gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn.
- Chuẩn bị: Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Nghệ thuật xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
3. Bài mới
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1706 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2012
Tiết: 17 – Văn học sử:
TÁC GIA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn NĐC.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn học sử - tác gia văn học
3. Thái độ: Trân trọng tài năng, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
- Phương pháp: Gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Nghệ thuật xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng trong bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1
(Hướng dẫn hs tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu)
RLKN: tìm ý, tóm tắt, phát biểu tự do
- Về tác giả Nguyễn Đình Chiểu cần lưu ý những điểm nào?
- Trình bày hoàn cảnh xuất thân và quá trình thi cử của ông?
- Tại sao NĐC lại bị mù?
- Thái độ của NĐC khi thực dân Pháp mua chuộc?
- Qua sự phân tích trên, em đánh giá như thế nào về cuộc đời NĐC?
HOẠT ĐỘNG II
(Tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu).
RLKN: tìm ý, tóm tắt, phát biểu tự do
- Sự nghiệp sáng tác của NĐC có thể chia làm mấy giai đoạn? Kể tên một số tác phẩm chính ở mỗi giai đoạn?
- GV lấy thêm dẫn chứng để làm rõ vấn đề.
- Những nội dung chính trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
- HS chia lớp thành 2 nhóm trao đổi thảo luận cử người trình bày trước lớp.
+ Nhóm 1: Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa
+ Nhóm 2: Lòng yêu nước, thương dân
- GV phân tích ví dụ giúp học sinh nắm
rõ vấn đề.
- Nêu những nét chính về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Hoạt động 3
( Củng cố, hướng dẫn, dặn dò)
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị bài:
- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
I. CUỘC ĐỜI
- NĐC (1822- 1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai
- Sinh ra ở quê mẹ: làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố HCM)
- Hoàn cảnh xuất thân: trong một gia đình nhà nho, Cha làm thư lại trong dinh tổng chấn Lê Văn Duyệt
- Năm 1833 được cha đưa ra Huế để ăn học
- Năm 1843 vào Gia Định thi đỗ tú tài. 1846 lại ra Huế để chẩn bị thi tiếp
- Năm 1849 sắp thi thì được tin mẹ mất, ông bỏ thi về Nam chịu tang mẹ. Dọc đường vất vả lại thương mẹ khóc nhiều, ông bị đau nặng và mù cả hai mắt
- Ông học nghề thuốc sau đó về quê vừa dạy học vừa bốc thuốc vừa làm thơ, sống giữa tình thương và lòng hâm mộ của bà con cô bác
- Khi TDP xâm lược NĐC vẫn cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu định kế giết giặc. Thực dân Pháp tìm mọi cách mua chuộc Ông nhưng không được
- Năm 1888 Ông từ trần, cánh đồng Ba Tri rợp khăn tang khóc thương Đồ Chiểu
=> NĐC là người con có hiếu, là một người thầy mẫu mực, một chiến sĩ yêu nước với nghị lực và ý chí phi thường
II.SỰ NGHIỆP THƠ VĂN
1. Những tác phẩm chính:
Sự nghiệp sáng tác của NĐC chia làm hai giai đoạn:
Trước khi Pháp xâm lược:
Lục Vân Tiên
Dương Từ - Hà Mậu
-> Truyền bá đạo lí làm người.
Sau khi Pháp xâm lược:
Chạy giặc, Văn tế… Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, thơ điếu Trương Định, thơ điếu Phan Tòng, Ngư, Tiều y thuật vấn đáp,…
-> Lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối TK XIX.
2. Nội dung thơ văn.
- Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa.
+ Nhân: Tình yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn.
+ Nghĩa: Là những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội.
-> Tất cả sáng tác của ông đều đặc biệt đề cao chữ nghĩa, là những bài học về đạo làm người. Đạo lí làm người của Nguyễn Đình Chiểu manh tinh thần Nho gia, nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Những nhân vật trong tác phẩm của ông đều là nhưng mẫu người lý tưởng, sống nhân hậu, thủy chung, ngay thẳng, dám xả than vì nghĩa lớn...
- Lòng yêu nước thương dân.
+ Thơ văn ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân. Đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh cho Tổ Quốc.
+ Ông còn tố cáo tội ác xâm lăng gây bao thảm họa cho nhân dân. Ông khóc than cho đất nước gặp buổi đau thương. Ông căn uất chửi thẳng vào mặt kẻ thù. Ông dựng lên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.
-> Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên, kích lệ không nhỏ tình thần và ý chí cứu nước của nhân dân.
3. Nghệ thuật thơ văn.
- Có nhiều đóng góp, nhất là văn chương trữ tình đạo đức. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đầy tình yêu thương.
- Thơ văn Nguyên Đình Chiểu còn mang đậm chất Nam Bộ: Từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị, đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác.
- Các sáng tác thiên về chất chuyện kể, mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.
=> Hơn một thế kỷ trôi qua, tiếng thơ Đồ Chiểu vẫn ngân vang giữa cuộc đời. Tên tuổi nhà thơ mù yêu nước xứ Đồng Nai vẫn rực sáng trên bàu trời văn nghệ dân tộc bởi nhân cách cao đẹp và những cống hiến lớn lao của ông cho văn học nước nhà
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố: - Khái quát nội dung bài học:
Cuộc đời
Nguyễn Đình Chiểu Tác phẩm chính
Sự nghiệp Nội dung thơ văn
Nghệ thuật thơ văn
2. Dặn dò: Làm bài tập: Chứng minh NĐC là lá cờ đầu của thơ văn yêu nước trong buổi dầu chống Pháp
Ngày soạn: 06/10/2012
Tiết 18 – Làm văn
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1
RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2 (HỌC SINH LÀM Ở NHÀ)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Hiểu rõ những ưu, khuyết điểm của bài làm để củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị lu
- Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xá hội.
II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- Ôn tập, nhắc kiến thức làm văn thông qua nhận xét, chữa bài làm của HS bằng thuyết trình và phát vấn….
- Ra đề, định hướng bài viết số 2 - NLVH
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Trả bài số 1
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dàn ý
(RLKN: phân tích đề, lập dàn ý)
- GV yêu cầu HS xem lại các vấn đề có liên quan đến bài viết
- Thảo luận chung về đề bài để xác định vấn đề nghị luận, hệ thống ý, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận cần sử dụng trong bài viết
- Lập dàn ý tóm lược theo yêu cầu đề bài
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
Hoạt động 2
Nhận xét chất lượng bài làm và trả bài cho HS
- GV lần lượt nêu nhận xét về tình hình làm bài của HS
Hoạt động 3
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dàn ý:
Đề bài:
Hãy bàn về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh ngày nay.
1. Tìm hiểu đề:
- Nội dung: Bài học về một lối sống đẹp: Soonhs nhân ái, luôn yêu thương và bao dung với cuộc đời.
- Các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi kiến thức: từ văn bản và thực tế cuộc sống
2. Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng
a. Kĩ năng: Trên cơ sở hiểu rõ văn bản “Tiếng vọng rừng sâu” và yêu cầu nghị luận của đề, HS biết cách làm một bài văn NLXH. Bài viết thể hiện được vốn sống thực tế, các dẫn chứng làm rõ luận điểm tiêu biểu, cụ thể, có sức thuyết phục, tránh dẫn chứng chung chung. Diễn đạt tốt, khuyến khích bài viết sáng tạo.
b. Kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
Thân bài:
* Giải thích:
- Yêu: là trạng thái cảm xúc quyến luyến, quý mến, gắn bó giữa người với người và giữa người với vạn vật trong c/s. Khi mình thể hiện thái độ, cảm xúc trân trọng quý mến với ai, với vật gì thì mình nhận lại được những tình cảm tương tự.
- Ghét: Là trạng thái ác cảm, không gắn bó, không ưa thích của con người, đối lập hẳn với yêu. Khi mình bày tỏ thái độ khinh bạc, hắt hủi đối với một ai đó, với vật gì đó sẽ nhận được kết quả tương ứng.
-> Câu chuyện đề cập đên vấn đề cho và nhận trong cuộc đời của mỗi con người. Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lại được tình cảm đó. Đó là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật của c/s.
* Biểu hiện của mối quan hệ cho và nhận trong c/s.
- Mối quan hệ cho và nhận trong c/s vô cùng phong phú, bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.
- Mối quan hệ cho và nhận không phải bao giờ cũng ngang bằng trong c/s: có khi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại.
- Mối quan hệ cho và nhận không phải bao giờ cũng là mình cho người đó và nhận từ người đó, mà nhiều khi mình nhận từ người mà mình chưa hề cho.. Và cái mình nhận có khi là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện nhân cách làm người của mình.
* Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ cho và nhận trong c/s?
- Con người phải biết cho cuộc đời những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêu thương, trân trọng, sẻ chia, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần chứ không phải cho – nhận vì mục đích vụ lợi.
- Con người cần phải biết cho nhiều hơn là nhận lại.
- Phải biết cho mà không hi vọng mình được đền đáp.
- Để cho nhiều hơn con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện bản thân, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này.
* Khẳng đinh vấn đề: Vấn đề đặt ra trong câu chuyện là bài học về lối sống đẹp: Soonga nhân ái, luôn yêu thương và bao dung với cuộc đời.
c. Kết bài:
Khái quát nội dung cơ bản và gợi mở vấn đề để người đọc tiếp tục suy nghĩ.
II. Nhận xét kết quả bài viết của học sinh
1. Ưu điểm.
+ Nhiều em đã xác định được nội dung yêu cầu của đề.
+ Xác định được nội dung trọng tâm.
+ Bố cục bài viết rõ ràng.
+ Biết vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận xã hội thông qua các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận
2. Nhược điểm:
+Một số bài làm quá sơ sài
+ Một số em chưa xác định được nội dung trọng tâm, bài làm còn lan man, dài dòng.
+ Còn mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
+ Bố cục bài làm chưa rõ ràng.
+ Sắp xếp các ý chưa hợp lí và lô gíc.
+ Bài chưa vận dụng được các thao tác làm văn Nl
+ Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, liên kết còn nhiều.
Kết quả cụ thể
- Điểm giỏi: 4 em
- Điểm khá: 18 em
- Điểm TB : 15 em
- Điểm yếu: 4 em
III. Đọc bài và rút kinh nghiệm.
Ra đề số 2
ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 2-LỚP11, MÔN NGỮ VĂN
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ kiến thức một số lớp 11 giữa HKI - năm học 2012 - 2013
- Đề hướng vào một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn HS mới được học trong chương trình lớp 11, với mục đích kiểm tra năng lực tạo lập văn bản, năng lực cảm nhận hình tượng văn học của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
+ Nắm vững cách làm một bài văn NLVH: từ phân tích đề, lập dàn ý, vận dụng thao tác lập luận phân tích (chủ đạo) để làm rõ thân phận và phẩm chất người phụ nữ qua hai bài thơ: Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hình thức : tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài ở nhà
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
I. Làm văn
Phân tích hình ảnh người phụ nữ
Dạng đề
Phân tích số phận và phẩm chất của người phụ nữ qua 2 bài thơ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
10 điểm
100%
Số câu: 1
Số điểm:10 Tỉ lệ:100 %
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ
ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 2, MÔN NGỮ VĂN
CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Đề ra
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hai bài thơ: Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Học sinh cần có bài viết với bố cục rõ ràng, phân tích luận điểm gắn với việc trích dẫn thơ chính xác, lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc...
Những hình thức như vậy được lựa chọn nhằm giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của đề bài. Học sinh có thể phân tích theo những suy nghĩ riêng, điều cốt yếu phải trình bày được một số nội dung sau:
- Số phận bất hạnh dưới chế độ phong kiến bất công, ngang trái (4 điểm)
+ Bài “Tự tình II”, người phụ nữ phải sống kiếp vợ lẽ cô đơn, tủi nhục,bẽ bàng
+ Bài “Thương vợ”, người phụ nữ phải gánh vác mọi việc nặng nhọc trong gia đình thay cho chồng, vất vả, lam lũ để nuôi chồng, nuôi con
- Phẩm chất cao quí của người phụ nữ (6 điểm)
+ Bài “Tự tình II”: người phụ nữ chỉ oán trách số phận chứ không hề oán trách người đàn ông, ý thức về vẻ đẹp của bản thân, khao khát hạnh phúc trọn vẹn...
+ Bài “Thương vợ”: yêu thương chồng con, chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh, chấp nhận hy sinh bản thân mà không hề kêu ca, phàn nàn
Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 2 điểm.
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt: 1 điểm.
D. DẶN DÒ
Soạn các bài : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Học ở phòng máy chiếu 3)
Ngày soạn : 10/10/2012
Tiết : 18, 19 – Đọc văn
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
-Nguyễn Đình Chiểu-
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại về người nông dân- nghĩa sĩ
- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của NĐC: Khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử khổ đau nhưng vĩ đại của dân tộc
- Nhận thức được những thành tựu xuất sắc về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn này
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thể loại văn tế
3. Thái độ: Trân trọng tài năng của Nguyễn Đình Chiểu và tấm lòng biết ơn đối với những nghĩa sĩ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Trang bị: GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo...
- Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,...
2. Học sinh:
- Phương tiện: sgk, vở ghi, vở soạn..
- Chuẩn bị: Đọc tài liệu tham khảo, soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1
( Hướng dẫn hs tìm hiểu tiểu dẫn)
RLKN: tìm ý, tóm tắt
- Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài văn tế?
- Trình bày những hiểu biết của em về thể loại văn tế như: hoàn cảnh sử dụng, nội dung, giọng điệu…
HOẠT ĐỘNG 2
( Hướng dẫn hs đọc - hiểu chi tiết văn bản )
RLKN: đọc văn tế, phân tích, so sánh, bình giảng, giải thích, thảo luận nhóm....
- Thay nhau đọc bài văn tế, GV hướng dẫn HS giọng đọc. Sau đó yêu cầu HS dựa vào bố cục của bài văn tế thảo luận chia bố cục của bài văn tế này.
Em có nhận xét gì về từ mở đầu “Hỡi ôi!”? Nghệ thuật gì được sử dụng trong hai câu đầu? Tác dụng?
- Tìm những chi tiết, hình ảnh nói lên hoàn cảnh xuất thân của người nông dân nghĩa sĩ?
- Vì là nông dân thuần tuý, nên họ chỉ quen những gì và chưa hề biết đến những gì?
- Khi giặc Pháp đánh chiếm quê hương họ, họ có thay đổi như thế nào về tâm trạng, thái độ, hành động?
- Em có nhận xét gì về cách dùng các động từ trong câu này? Tác dụng của nó?
- Em có nhận xét gì về quá trình chuyển hoá của người nông dân?
- Người nghĩa sĩ đã ra trận trong điều kiện chiến đấu như thế nào? Họ đã lập được những chiến công gì?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng ở đây?
- GV: Họ lấy gan vàng đọ với đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đồng ( vũ khí tối tân, hiện đại)
Họ hy sinh nhưng vẫn là những anh hùng bất tử.
- Phân tích những thái độ tình cảm của những người còn sống đối với những nghĩa sĩ đã hi sinh trong đoạn ai vãn?
- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong phần trên? Tác dụng?
- Em có nhận xét gì về tiếng khóc của tác giả? Giải thích vì sao tiếng khóc của tác giả là đau thương nhưng không bi luỵ?
HOẠT ĐỘNG 3
(RLKN: tổng hợp, khái quát)
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
I. TIỂU DẪN
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Viết theo yêu cầu của Đỗ Quang tuần phủ Gia Định để truy điệu các ndân nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tấn công đồn Cần Giuộc đêm 16-12- 1861.
2. Thể loại: Văn tế.
- Thể Phú Đường Luật.
- Hoàn cảnh sử dụng: dùng tang lễ, nhằm bày tỏ lòng thương tiếc đối với những người đã mất.
- Nội dung:
+ Kể lại cuộc đời, công đức, phẩm hạnh.
+ Bày tỏ niềm đau thương.
- Giọng điệu: lâm li thống thiết.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc- hiểu khái quát
- Đọc, chú thích
- Bố cục: 4 đoạn
a. Lung khởi (câu 1-2): Khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân - nghĩa sĩ.
b. Thích thực (từ câu 3 – 15): Tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân – nghĩa sĩ.
c. Ai vãn (16 – 28): Bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ.
d. Kết (2 câu cuối): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.
2. Đọc - hiểu chi tiết
a. Phần1: Lung khởi.
- Mở đầu: “Hỡi ôi!” -> Tiếng than lay động lòng người, nỗi xót xa, đau đớn trong lòng tác giả.
- Câu 1:
+ Nghệ thuật đối: “Súng giặc đất rền” – “Lòng dân trời tỏ”->Phác hoạ khung cảnh bão táp của thời đại.
+ Hình ảnh không gian to lớn “ đất”, “trời” kết hợp cùng những động từ gợi sự khuếch tán âm thanh, ánh sáng “rền”, “tỏ” -> Sự đụng độ giữa thế lực xâm lược, hung bạo với vũ khí tối tân, và ý chí chiến đấu của nhân dân ta.
- Câu 2: “Mười năm công…tiếng vang như mõ”-> ý thức rõ con đường đánh Tây là hoàn toàn đúng, vì nhân nghĩa, là hành động cao cả đáng biểu dương.
b. Phần 2: Thích thực.
* Cuộc đời người nghĩa sĩ nông dân:
- “Cui cút”-> cảnh sống âm thầm, lặng lẽ tội nghiệp.
- “Toan lo nghèo khó”-> Quanh năm lo làm ăn vất vả, quanh năm vẫn cứ đói rách.
- Họ biết: ruộng trâu, làng bộ, cày cấy, cuốc, bừa -> chất phát, quê mùa, quẩn quanh bên đồng ruộng thôn xóm.
Không hề biết: cung ngựa, trường nhung, tập khiêng, tập súng, tập mác, tập cờ, …-> hoàn toàn xa lạ với binh đao, chiến trận.
* Người nghĩa sĩ đánh Tây:
- Lo lắng, hồi hợp, căng thẳng và chờ đợi quân triều đình đánh giặc “ Tiếng phong hạc…mưa”
Căm thù giặc:
+ Lúc đầu: cảm nhận kẻ thù tanh hôi “mùi tinh chiên”-> ghét “như nhà nông ghét cỏ”
-> kiểu căm ghét rất nông dân, tự nhiên, cụ thể.
+ Sau đó: kẻ thù hiện nguyên hình cụ thể -> căm thù cao độ: “…muốn tới ăn gan,…muốn ra cắn cổ”" 3 động mạnh + 1 danh từ: Sự căm thù lên đến tột đỉnh, muốn hành động một cách dứt khoát.
- Nhận thức: “ Một mối xa thư…há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt…đâu dung lũ treo dê bán chó”-> nhận thức Tổ quốc là một khối thống nhất, ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước.
- Hành động: tự nguyện gia nhập nghĩa quân đánh tây: “Nào đợi ai đòi ai bắt…chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi…”-> sẵn sàng chiến đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ.
=> Sự chuyển hoá phi thường từ người nông dân hiền lành chất phác, thành người có ý thức trách nhiệm và tự nguyện vì đại nghĩa mà đứng lên đánh giặc cứu nước.
* Người nghĩa sĩ trong trận công đồn:
- Khẳng định: “ …chẳng phải quân cơ quân vệ…; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
-> những con người thật thà, vì lòng mến nghĩa mà đánh giặc.
- Trang bị: chưa tập rèn võ nghệ, chưa bày bố binh thư, manh áo vải, ngọn tầm vong, rơm con cúi,…
-> vũ khí thô sơ, chỉ là những vật dụng gắn bó với người nông dân thuở xưa.
- Lập được chiến công: “…đốt xong nhà dạy đạo kia,…chém rớt đầu quan hai nọ”
-> Bút pháp hiện thực, chọn lọc chi tiết tinh tế đậm đà săc thái Nam Bộ, hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân được phác hoạ đẹp, giản dị, anh hùng.
- Khi ra trận: “…Đạp rào lướt tới…,…xô cửa xông vào liều mình như chẳng có”. “Kẻ đâm ngang, người chém ngược…; bọn hè trước, lũ ó sau….”
-> Gan dạ, coi thường sự hiểm nguy, xông vào đồn giặc với tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc -> kẻ thù phải khiếp sợ.
+ Nhiều yếu tố trùng lăp “trống kì”, “trống giục”, “đạn nhỏ”, “đạn to”, “mã tà”, “ma ní”,....
+ Động từ chỉ hành động mạnh, dứt khoát: Đốt xong, chém rớt,…
+ Cách dùng từ chéo: đâm ngang, chém ngược, hè trước, ó sau…
+ Ngắt nhịp ngắn gọn, giọng điệu khẩn trương,…
=> Hiệu quả nghệ thuật: dựng lên bức tranh công đồn chân thực hào hùng, sinh động, làm sống dậy khí thế xông trận ồ ạt như vũ bão, một khí thế hiếm thấy trong lịch sử văn học và lịch sử dân tộc.
c. Phần 3: Ai vãn: Lòng tiếc thương và sự cảm phục trước cái chết vẻ vang của người nghĩa sĩ Cần Giuộc:
- Nỗi tiếc hận của người phải hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành ( câu 16, 24 )
- Nỗi xót xa của những gia đình mất người thân, tổn thất không thể bù đắp đối với những người mẹ già, vợ trẻ (câu 25 ).
Câu văn vừa mang tả thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng:
+ Tả thực: Mẹ thê thiết khóc con bên ngọn đèn khuya leo lét, người vợ hớt hãi chạy tìm chồng trong cơn bóng xế.
+ Tượng trưng:
. “Ngọn đèn khuya leo lét”: cuộc đời người mẹ sắp tàn như ngọn đèn trước gió.
. “Bóng xế dật dờ”: cuộc đời những goá phụ sống âm thầm như cái bóng dật dờ
- Nỗi căm giận kẻ thù gây nên nghịch cảnh éo le (câu 21),
+ Tiếng khóc uất ức, nghẹn ngào, trước tình cảnh đau thưong của đất nước, của dân tộc ( câu 27)
- Nỗi đau sâu nặng bao trùm khắp cỏ cây, sông núi: sông Cần Giuộc, chợ Trường Bình,…-> tất cả đều nhuốm màu tang tóc, bi thương.
- Niềm cảm phục và tự hào đối với những người dân thường đã dám đứng lên bảo vệ từng “tấc đất ngọn rau”, “bát cơm manh áo” của mình chống lại kẻ thù hung hãn (câu 19,20).
- Ngợi ca một chân lí sồn cao đẹp của thời đại: Chết vinh còn hơn sống nhục (câu 22, 23).
- Biểu dương công trạng của người nông dân- nghĩa sĩ, đời đời được nhân dân ngưỡng mộ, Tổ quốc ghi công (câu 26, 28).
d. Phần 4:Kết: Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ
- Tiếp tục nỗi xót thương và biểu dương công trạng người đã khuất
- Không nguôi tiếc thương những người nghĩa sĩ đã hi sinh ( “Nước mắt anh hùng lao chẳng ráo”), thắp nén hương tưởng nhớ người anh hùng mà cảm thương nhân dân sống trong cảnh lầm than, giặc thù giài xéo quê hương (Câu 30).
III. TỔNG KẾT
- Qua bài văn tế, tác giả bộc lộ niềm tự hào về tinh thần yêu nước, khí phách quả cảm của người nghĩa sĩ Cần Giuộc, đồng thời bày tỏ niềm cảm phục và xót thương sâu sắc đối với họ.
- Với tác phẩm này, NĐC được xem là người đầu tiên đưa hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân thành hình tượng trung tâm trong sáng tác VH.
- Là 1 trong những TP xuất sắc nhất của NĐC, “một trong những bài văn hay nhất của chúng ta” (Hoài Thanh)
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố: GV hướng dẫn Hs chốt lại kiến thức cơ bản
2. Dặn dò: Học bài và soạn bài: Chạy giặc của NĐC
File đính kèm:
- Giao an tuan 5.doc