Nguyễn Bính
I.Mức độ cần đạt
-Cảm nhận được tâm trạng của một chàng trai quê trong một tình yêu đơn phương
-Thấy được truyền thống thơ ca dân gian trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Bính
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1.Kiến thức
-Tâm tư và khát vọng của một chàng trai về một tình yêu chung thủy với tất cả yêu thương, trách móc, hờn giận, mong mỏi
-Chất dân dã trong thơ Nguyễn Bính
2.Kĩ năng
-Đọc- hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại
C.Phương pháp
-Phát vấn, diễn giải, bình giảng
D.Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp :kiểm diện học sinh
2.Kiểm tra bài cũ :sự chuẩn bị bài mới của học sinh
-Đọc thuộc lòng bài thơ “Từ ấy” của nhà thơ Tố Hữu và cho biết nội dung của bài thơ
3. Bài mới
Lời vào bài
“Mấy ai định nghĩa được tình yêu”
Vâng, trong chúng ta có mấy ai định nghĩa dược tình yêu là gì. Vì không thể định nghĩa được nó cho nên từ trước tới nay, từ cổ chí kim, tình yêu vẫn là đề tài muôn thưở, không bao giờ cũ.Tại sao chúng ta không định nghĩa được nó?Bởi vì, tình yêu mang rất nhiều cung bậc tình cảm khác nhau.Đó là một tình yêu sôi nổi, mãnh liệt
“Trời ơi !Ta muốn uống hồn em”
Là tình yêu mang dấu ấn của chia li, tan vỡ
“Vừa thoáng tiếng còi tàu
Lòng đã Nam đã Bắc”
Và một tình yêu đơn phương mà thiết tha, rạo rực, chân thành. “Tương tư” của Nguyễn Bính là một tình yêu như thế.Vậy tình yêu đó được biểu hiện như thế nào, tâm trạng của chàng trai trong hoàn cảnh đó ra sao thì chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay
15 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 11: Tương tư_ Nguyễn Bính (GV: Tôn Nữ Quý Phương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH LÂM ĐỒNG
Tuần : 25 Tiết PPCT 91,92
Ngày soạn : 16/2/2012
Ngày dạy :
Lớp : 11G
GVHD : Cô Tôn Nữ Qúy Phương
SVTT : Trần Thị Tâm
Đọc văn
TƯƠNG TƯ
Nguyễn Bính
I.Mức độ cần đạt
-Cảm nhận được tâm trạng của một chàng trai quê trong một tình yêu đơn phương
-Thấy được truyền thống thơ ca dân gian trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Bính
II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1.Kiến thức
-Tâm tư và khát vọng của một chàng trai về một tình yêu chung thủy với tất cả yêu thương, trách móc, hờn giận, mong mỏi
-Chất dân dã trong thơ Nguyễn Bính
2.Kĩ năng
-Đọc- hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại
C.Phương pháp
-Phát vấn, diễn giải, bình giảng
D.Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp :kiểm diện học sinh
2.Kiểm tra bài cũ :sự chuẩn bị bài mới của học sinh
-Đọc thuộc lòng bài thơ “Từ ấy” của nhà thơ Tố Hữu và cho biết nội dung của bài thơ
3. Bài mới
Lời vào bài
“Mấy ai định nghĩa được tình yêu”
Vâng, trong chúng ta có mấy ai định nghĩa dược tình yêu là gì. Vì không thể định nghĩa được nó cho nên từ trước tới nay, từ cổ chí kim, tình yêu vẫn là đề tài muôn thưở, không bao giờ cũ.Tại sao chúng ta không định nghĩa được nó?Bởi vì, tình yêu mang rất nhiều cung bậc tình cảm khác nhau.Đó là một tình yêu sôi nổi, mãnh liệt
“Trời ơi !Ta muốn uống hồn em”
Là tình yêu mang dấu ấn của chia li, tan vỡ
“Vừa thoáng tiếng còi tàu
Lòng đã Nam đã Bắc”
Và một tình yêu đơn phương mà thiết tha, rạo rực, chân thành. “Tương tư” của Nguyễn Bính là một tình yêu như thế.Vậy tình yêu đó được biểu hiện như thế nào, tâm trạng của chàng trai trong hoàn cảnh đó ra sao thì chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
GV yêu cầu HS đọc phần “Tiểu dẫn” tronsgk
Dựa vào phần “Tiểu dẫn”em hãy nêu vài n nét cơ bản về nhà thơ Nguyễn Bính?
Nguyễn Bính là một hồn thơ mang đậm nét quê hương. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như:giậu mồng tơi, con đê làng, cây cau trước ngõ, hàng cau liên phòng phía sau…Đọc thơ Nguyễn Bính ta như bắt gặp lại chính mình, như được sống lại với câu hát ru của mẹ năm nào
Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ?
Bài thơ được viết tại làng Hoàng Mai
(quận Hoàng Mai ngày nay)
Em hãy chia bố cục của bài thơ?
Không phải đến Nguyễn Bính mới có tương tư,ta cũng bắt gặp trong ca dao một tâm trạng tương tư :
“Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao, sao mờ”
Nhưng đến Nguyễn Bính tương tư mới
trở thành một thứ khí quyển bao bọc lấy
tình yêu.Nhà thơ đã đồng nhất tương tư
với tình yêu, coi nó là bản chất của tình
yêu
Em hãy cho biết nỗi nhớ của chàng trai
được thể hiện như thế nào trong khổ 1?
GV nhấn mạnh
Rõ ràng là chàng trai đang nhớ cô gái đến cháy lòng vậy mà cũng không dám nói thẳng ra,
phải mượn cách nói vòng vo “ thôn Đoài”
ngồi nhớ “thôn Đông”.Thực ra, điều này
thể hiện sự ngây thơ, đáng yêu ,chân thành
của chàng trai. Nỗi nhớ của chàng đã trải
rộng ra không gian và không gian cũng
nhuốm màu tâm trạng, vì thế mà có hai
miền không gian nhớ nhau, tràn đầy, khôn
nguôi.Bên cạnh đó cách ví von này của
chàng trai mang một quy luật tâm lí sâu xa
mà ca dao đã từng nhắc tới:Yêu ai yêu cả
đường đi lối về”. Nỗi nhớ ấy không chỉ
đầy ắp da diết trong lòng chàng trai đa
tình mà còn tràn ngập cả xóm thôn, cả
thôn Đông lẫn thôn Đoài
Và cái đáng yêu của chàng trai này lại
được thể hiện khi chàng lí giải cho tâm
trạng của mình, bệnh tương tư là một
trạng thái tự nhiên của trái tim lúc đang
yêu, cũng như gió mưa là chuyện bình
thường, là quy luật của tự nhiên mà thôi.Một sự so sánh rất ngông, nhưng bệnh của
giời là do sự tuần hoàn của trời đất, còn
bệnh của tôi là do nàng gây ra, vì yêu
nàng mà tôi mới như thế. Một sự đổ lỗi rất
đáng yêu, chân thành, hay là sự khôn
ngoan của chàng trai
trước và sau Nguyễn Bính đã có bao nhiêu
người đi tìm căn nguyên của căn bệnh
tương tư nhưng không được
“Tương tư không biết cái làm sao”, vậy
mà Nguyễn Bính chỉ bằng hai câu lục bát
đã đưa ra được nguyên nhân của nó:bệnh
của tình yêu
Em hãy cho biết không gian địa lí ở khổ 2
có gì khác so với khổ 1?
Mạch cảm xúc của chàng trai đã thay dổi như thế nào?
GV nhấn mạnh
Trước hết đó là nỗi băn khoăn, thắc mắc của chàng trai. Tôi và nàng đâu có ở xa
nhau,tuy không được ở gần nhau “bên
giậu mồng tơi”, “bên giàn thiên lí” nhưng
dù sao tôi với nàng cũng gần gũi biết bao
vì “Hai thôn chung lại một làng”, tôi và
nàng suốt ngày giáp mặt nhau, vậy mà
“Cớ sao bên ấy chẳng qua bên này”. Một
câu hỏi không lời đáp cất lên một cách não
nề
Theo em mạch cảm xúc của chàng trai
thay đổi như vậy có hợp lí không?Tại sao?
Sự thay đổi này của chàng trai tưởng
chừng như là một sự bất hợp lí ấy lại hoàn
toàn hợp lí. Mấy ai đang yêu mà không
trông ngóng người mình yêu, chờ đợi
người mình yêu, mấy ai yêu mà không
muốn tình yêu của mình được đáp lại, cho nên tôi giận nàng, trách móc nàng cũng là điều
dễ hiểu mà thôi
Không gian địa lí thì thu hẹp theo sự
trách móc của chàng trai, vậy thời gian ở
đây được thể hiện như thế nào ?
Ba chữ “Ngày”kết hợp với chữ “Qua’ và
“Lại” đã diễn tả một nỗi buồn triền miên,
dai dẳng.Nỗi nhớ của chàng trai, sự mong
ngóng của chàng trôi đi theo sự chuyển
mình của thời gian. Bước đi của thời gian
đã có sự chuyển đổi lớn, đó là từ ngày qua
tháng. Từ mùa xuân khi lá trên cành còn
tươi xanh mơn mởn vậy mà giờ đây trời
đất đã bước vào thu với lá vàng rơi rụng.Thời gian trôi đi bao nhiêu thì tâm trạng
cũng trôi theo như thế.Tâm trạng và thời gian cứ đối lập nhau, thời gian trôi chậm, còn tâm trạng nặng nề.Lá cây vàng úa thì lòng
người cũng héo hon.Nguyễn Bính đã học theo cách nói của dân gian :lấy sắc màu của cỏ cây để chỉ thời gian li cách
GV chuyển ý
Chờ đợi người mình yêu đến mỏi mòn
nhưng vẫn “chim cá biệt tăm”chàng trai tiếp tục trách móc người mình yêu.Vậy chàng trai đã trách cô gái như thế nào?
Giá như ta và nàng cách xa nhau muôn trùng muôn dặm,xa nhau bởi “cách trở đò
ngang”thì không nói làm gì, đằng này chúng ta chỉ cách nhau bởi “một đầu đình”vậy mà nàng cũng không ghé thăm ta. Chàng trai đang băn khoăn tự hởi nhưng cũng chỉ biết hỏi mình mà thôi, càng hỏi thì lại càng cô đơn hơn, buồn nhớ hơn
Trách móc, chờ đợi người mình yêu đến mỏi mòn vậy mà người ta đâu có biết, chàng trai đành giãi bày tâm sự của mình. Vậy tâm sự mà chàng trai muốn giải bày ở đây là tâm sự gì?
Em hiểu thế nào về đại từ “ai”?
Người con trai tự đẩy mình đến chân tường, không tìm được lí do, giải thích, biện minh cho cảnh ngộ của mình nên chàng chuyển sang hờn giận cô gái
“Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho”.Tình yêu có bao nhiều cung bậc thì cũng có bấy nhiêu thắc mắc. Đại từ “ai’ có vẻ như mơ hồ về đối tượng nhưng thực ra là quá rõ: “ ai” ở đây chính là em, thật là duyên dáng, đáng yêu
Từ trách móc, giận hờn, tâm trạng của chàng trai được thể hiện như thế nào ở hai câu cuối của khổ 2?
Ở hai câu thơ cuối của khổ2, tác giả đã sử dụng những hình ảnh như thế nào?
Vận dụng lối nói ước lệ, ẩn dụ trong ca dao “Bến” và “Đò”-hai hình ảnh quen thuộc trong ca dao Việt Nam:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Sau hai hình ảnh gần gũi ấy là hai hình ảnh đậm chất thị thành: “hoa khuê các”, “bướm giang hồ” đã thể hiện một niềm khao khát mãnh liệt về hạnh phúc lứa đôi
Sau khi trách móc, giải bày tâm trạng của mình chàng trai đã có mơ ước như thế nào?
Tại sao tác giả lại sử dụng hai hình ảnh đó?
Nhà em thì “có một giàn giầu”,nhà anh thì có “một hàng cau liên phòng”nhưng chúng vẫn còn lẻ loi, đơn chiếc quá.Nghĩa là mọi thứ đã có rồi, đã sẵn sang rồi chỉ chờ mỗi việc em đồng ý nữa thôi. Thôn Đoài lúc nào cũng nhớ thôn Đông, nhưng không biết Cau thôn Đoài còn nhớ giầu không thôn nào ngoài giầu không thôn Đông nữa.
Trong văn học nước ta, “trầu”, “cau” là biểu tượng của cái đẹp, của kết thúc có hậu của tình yêu, nhân duyên(sự tích trầu cau, Tấm Cám…).Chàng trai trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”đã nhắc đến buồng cau khi chấm dứt lời tỏ tình
“Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”
Thực ra những hình ảnh trên vẫn chưa thực sự thành đôi, mới chỉ để ngó,chờ đợi. Chờ một người duy nhất :đó là em.Có em trầu cau sẽ thắm lại, ta sẽ thành đôi, bệnh tương tư của anh cũng khỏi
“Nên giàn giầu lá vẫn tươi
Cau liên phòng vẫn đợi môi ai hồng”
Em hãy cho biết những nét đặc sắc về nghệ thuật cũng như nội dung của bài thơ?
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
a. Cuộc đời
Nguyễn Bính(1918-1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, lúc ở Nam Bộ ông còn có tên là Nguyễn Bính Thuyết.
-quê ở làng Thiện Vịnh( nay là làng Cộng Hòa) huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Mẹ ông mất sớm, cha lấy vợ kế, -10 tuổi theo anh trai vào Hà Nội sinh sống.
Từ năm 1945-1954, ông làm tuyên huấn và văn nghệ ở Nam Bộ.
-Năm 1954, ông tập kết ra Bắc hoạt động văn nghệ ở Hà Nội và Nam Định.
Ông mất đột ngột vào ngày 20/01/1966
b.Sự nghiệp
-Làm thơ từ năm 13 tuổi
-19 tuổi(1937)đoạt giải thưởng của “Tự Lực văn đoàn”
-Sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau
-Các tập thơ chính
+Lỡ bước sang ngang(1940)
+Mười hai bến nước(1942)
+Gửi người vợ Miền Nam(1955)
-Chèo
+Cô Son(1961)
+Người lái đò song Vị(1962)
-Truyện thơ
+Cây đàn tì bà(1944)
+Tiếng trống đêm xuân(1958)
c. Hồn thơ
-Mang đậm tính dân tộc
-Mang phong vị dân gian
-Mang hình ảnh thân thương của quê hương, tình người tha thiết
à “Là thi sĩ của làng quê Việt Nam”
2.Tác phẩm
a.Xuất xứ
-Rút trong tập “Lỡ bước sang ngang”(1940)
b.Bố cục
-Chia làm 3 phần
+Phần 1 :Bốn câu thơ đầu: Cội nguồn tương tư
+Phần 2 :Từ : “Hai thôn chung lại…đến “bướm giang hồ gặp nhau”:Sự giãi bày tâm trạng tương tư của chàng trai
+Phần 3 : Bốn câu thơ cuối : Ước mơ về một tình yêu hạnh phúc
II.Đọc –hiểu bài thơ
1.Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
a.Bốn câu thơ đầu :Cội nguồn của tương tư
-Thôn Đoài-thôn Đông :không gian địa lí xa, địa danh tượng trưng,dài vô tận theo nỗi nhớ của chàng trai(là nơi mà chàng và nàng đang ở)
+Thôn Đoài-thôn Đông :cũng chính là ta và nàng
-“chín nhớ mười mong” :một nỗi nhớ mong da diết đến cháy lòng
àSử dụng phép nhân hóa kết hợp với các số từ,thành ngữ thể hiện tâm trạng nhớ nhung da diết, chân thành, kín đáo
-“gió mưa”:bệnh của trời
-“Tương tư” :bệnh tôi yêu nàngàCách so sánh bệnh của giời với bệnh của tôi đã diễn tả một cách hồn nhiên về căn bệnh tương tư
àDiễn tả một cách hồn nhiên, thú vị về nỗi buồn tương tư trong tình yêu, đó là lẽ tự nhiên, tất yếu
b.Khổ 2:sự giải bày tâm trạng tương tư của chàng trai
-“hai thôn”-“một làng”:không gian địa lí rất gần, thu hẹp lại theo sự trách móc, giận hờn của chàng trai
-Từ nhớ nhungàgiận hờn, trách móc, băn khoăn
-Hai thôn gần nhau như thế sao “bên ấy” không chịu qua thăm “bên này”
-Hợp lí vì đó là quy luật của tình yêu, của trái tim
-Điệp từ “Ngày qua”, “ngày lại”, “qua ngày”:thời gian trôi một cách chậm chạp, nặng nềànỗi buồn triền miên, dằng dặc, đeo đẳng
-“Lá xanh”thành “lá vàng”:sự chuyển đổi của thời gianàtâm trạng nặng nề, mỏi mòn chờ đợi, nôn nóngàsự mâu thuẫn giữa thời gian và tâm trạng
àthời gian có sự chuyển đổi theo hướng tăng dần
-khoảng cách rất gần “cách một đầu đình”:cô gái vẫn không sang thăm chàng
-không gian địa lí rất gần mà tình rất xa xôi.
àmột lời trách , một lời buộc tội dễ thương và vô cùng tế nhị, hồn nhiên
-nỗi băn khoăn, thắc mắc :người tình có hiểu được nỗi lòng (tương tư)và cảnh ngộ (thức mấy đêm rồi)của mình không
-Mơ hồ về đối tượng
+ “Ai”: chính là cô gái-người mà chàng đang yêu
-trông đợi, cầu mong, khao khát một cách mãnh liệt
-sử dụng những hình ảnh ước lệ trong ca dao “Bến”, “Đò”
-Trong thơ ca truyền thống : “hoa khuê các”, “bướm giang hồ”
àthể hiện nỗi nhớ mong, một niềm khao khát về tình yêu hạnh phúc của lứa đôi
c.Khổ 3: Ước mơ về một tình yêu hạnh phúc
-Một ước mơ trong sáng: “giầu”, “cau”àmơ ước về tình yêu lứa đôi bền chặt, sắt son
- “Trầu”. “cau”: biểu tượng của cái đẹp
+biểu tượng của hạnh phúc
+biểu tượng của một kết thúc có hậu
àMơ ước về một hạnh phúc lứa đôi chính đáng và đầy nhân văn
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật
-Ngôn ngữ giản dị, dân dã, pha chút lãng mạn, bay bổng
-Sử dụng hệ thống ẩn dụ, hoán dụ, ước lệ một cách đặc sắc
-Sử dụng thể thơ lục bát
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện một tình yêu đơn phương nhưng vô cùng thiết tha rạo rực, chân thành của chàng trai. Đồng thời thể hiện mơ ước, khát khao về một tình yêu lứa đôi hạnh phúc
IV.Hướng dẫn tự học
-Học thuộc lòng bài thơ
-Chuẩn bị bài mới
E. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- tuong tu(1).doc