I. MỤC TIÊU BÀI DẠY(Kiến thức,thái độ,kỹ năng)
Giúp HS:
- Hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của VHVN từ sau cách mạng tháng Tám qua hai giai đoạn: 1945 – 1975 và 1975 - hết TKXX.
- Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của VH giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.
- Thấy được những đổi mới và những thành tưu bước đầu của VH giai đoạn từ 1975, đặc biệt là từ năm 1986, đến hết TKXX.
II.TÀI LIỆU PHUƠNG TIỆN:
- SGK,giáo án.
- Từ điển Văn học.
- Bảng phụ.
- Phương pháp:Thảo luận,vấn đáp,gợi mở
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài giảng:
- GV giới thiệu bài mới.
36 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - 3 tuần, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết PPCT:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
***
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY(Kiến thức,thái độ,kỹ năng)
Giúp HS:
Hình dung được cụ thể hoàn cảnh lịch sử một thời, từ đó hiểu được những đặc điểm cơ bản của VHVN từ sau cách mạng tháng Tám qua hai giai đoạn: 1945 – 1975 và 1975 - hết TKXX.
Đánh giá được theo quan điểm lịch sử những thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của VH giai đoạn 1945 – 1975 đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.
Thấy được những đổi mới và những thành tưu bước đầu của VH giai đoạn từ 1975, đặc biệt là từ năm 1986, đến hết TKXX.
II.TÀI LIỆU PHUƠNG TIỆN:
SGK,giáo án.
Từ điển Văn học.
Bảng phụ.
Phương pháp:Thảo luận,vấn đáp,gợi mở…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Bài giảng:
- GV giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV giúp HS hình dung được một cách cụ thể hoàn cảnh lịch sử giai đoạn này.
VHVN 1945 – 1975 tồn tại trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Nó qui định những đặc điểm nào của VH giai đoạn này?
-Khi đất nước bị xâm lược thì vấn đề sống còn đặt ra cho dân tộc lúc này là gì?
VH phục vụ chính trị, điều này thể hiện như thế nào trong quá trình phát triển của VHVN giai đoạn này?
Đối với VH phục vụ chính trị thì phương diện nào của con người là quan trọng nhất?
Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, lực lượng XH nào có vai trò quyết định nhất?
VH viết cho công nông binh thì nội dung và hình thức phải như thế nào?
Thế nào là khuynh hướng sử thi? Điều này thể hiện như thế nào trong VH?
VH mang cảm hứng lãng mạn là VH như thế nào? Hãy giải thích đặc điểm này của VH trên cơ sở hoàn cảnh XH?
Thành tựu cơ bản nhất của VH 1945 – 1975 là gì? Ý nghĩa to lớn của thành tựu này đối với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc?
Truyền thông tư tưởng này đã được thể hiện như thế nào trong VH?
Đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong VHCM là gì?
Kể tên những tác giả tiêu biểu mà em biết trong giai đoạn này?
VHVN 1945 – 1975 có những hạn chế gì? Vì sao?Nêu những hạn chế đó của VH giai đoạn này?
- Hãy kể tên các tác giả VH vùng địch tạm chiếm?
- Những thành tựu chủ yếu?
- Lịch sử VN Từ 1975 đến hết TK XX chia làm mấy giai đoạn?
- Sự đổi mới về văn học được thể hiện như thế nào?
Ý thức về quan niệm nghệ thuật được biểu hiện như thế nào?
_ Thành tựu về thể loại?
Nghệ thuật sân khấu đã đạt được những thành tựu nào?
Thành tựu của lí luận phê bình là gì?
Trong quan niệm về con người trong VH sau 1975 có gì khác trước?
(HS thảo luận)
_ Một số hạn chế của VH giai đoạn này?
GV hướng dẫn HS tổng kết bài học
VHVN 1945 – hết TK XX phát triển qua 2 giai đoạn:
A. Văn học VN giai đoạn 1945 – 1975:
I. Những đặc điếm cơ bản:
1. Nền VH phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu:
- Vấn đề đặt ra lúc này là lợi ích của toàn dân tộc.
- VH theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi cách mạng, cổ vũ kháng chiến, nêu cao những tấm gương chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc,…
- Những phương diện chủ yếu quan trọng nhất của con người được là ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng. Con người trong VH chủ yếu là con người của lịch sử, của sự nghiệp chung, của đời sống cộng đồng.
2. Nền VH hướng về đại chúng:
- Đại đa số nhân dân lao động là lực lượng chủ yếu, đồng thời họ cũng vừa là đối tượng thể hiện và vừa là đối tượng phục vụ của VH.
VD: + Đôi mắt (Nam Cao) – Tuyên ngôn nghệ thuật cho các nhà văn trong buổi đầu đi theo CM và xác định đối tượng mới của VH là nhân dân lao động
+ Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) – Ca ngợi sự đổi đời nhờ cách mạng
- VH phải tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc trong truyền thống, trong dân gian, ngôn ngữ phải bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
3. Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Hướng đến khuynh hướng sử thi là hướng đến tiếng nói chung của cả cộng đồng, là VH của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trung tâm cũng như người cầm bút phải đại diện cho cộng đồng, cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ, ngợi ca
- VH mang cảm hứng lãng mạn luôn hướng về lí tưởng, về tương lai. Đó là nguồn sức mạnh to lớn khiến con người thời kỳ này có thể vượt mọi gian lao thử thách để vươn lên.
Những buổi vui sao cả nước lên đường.
(Chính Hữu)
Đường ra trận mùa nay đẹp lắm!
(Phạm Tiến Duật)
Có những cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ.
Tươi như cánh nhạn lai hồng.
(Nguyễn Mỹ)
Cảm hứng lãng mạn bao trùm trên mọi thể loại.
Đây là những nét cơ bản nhất của diện mạo VHVN giai đoạn này.
II. Những thành tựu cơ bản và một số hạn chế của VH giai đoạn1945 – 1975:
1. Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử:
Trong hoàn cảnh chiến tranh nhiệm vụ hàng đầu của VH là tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu và hi sinh của nhân dân. VH lúc này quả là tiếng kèn xung trận, là tiếng trống giục quân. Cuộc chiến thắng vĩ đại của dân tộc có một phần đóng góp không nhỏ của VH.
2. Những đóng góp về tư tưởng:
VH đã tiếp nối và phát huy truyền thống tư tưởng lớn của VHDT.
a. Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng:
- Trong kháng chiến chống Pháp: Ca ngợi quê hương, ca ngợi đất nước: Việt Bắc của Tố Hữu, Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh…
- Trong kháng chiến chống Mỹ: Hình ảnh đất nước, con người VN đẹp đẽ, kiên cường trong gian lao, vất vả, phơi phới trong niềm vui chiến thắng.
- Yêu nước phải hành động, phải chuyển thành chủ nghĩa anh hùng. Cả nước trở thành chiến sĩ. VH đã phản ánh thực tế cuộc sống đó.
b. Truyền thống nhân đạo:
- Hướng về nhân dân lao động, diễn tả nỗi khổ của họ dưới ách áp bức bất công trong XH cũ và phát hiện những đức tính tốt đẹp, đặc biệt là khả năng cách mạng của họ.
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài.
- Ca ngợi vẻ đẹp của con người trong lao động trong công cuộc xây dựng CNXH.
Mùa lạc - Nguyễn Khải
Tuỳ bút Sông Đà - Nguyễn Tuân.
- Khai thác về đời tư, đời thường, về quá khứ, về thiên nhiên, về tình yêu…Tuy nhiên những riêng tư thầm kín ấy phải gắn liền với nhiệm vụ của người cách mạng.
Hương thầm – Phan Thị Thanh Nhàn.
Cuộc chia li màu đỏ - Nguyễn Mỹ…
3. Những thành tựu về nghệ thuật:
a. Phát triển cân đối và toàn diện về thể loại, đặc biệt là từ 1960: truyện, kí, thơ, kịch … đủ loại.
b. Đạt chất lượng thẩm mĩ cao: Tiêu biểu là thơ trữ tình và truyện ngắn, bên cạnh đó là một số tác phẩm kí.
* Thời chống Pháp:
- Thơ: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Hoàng Cầm,Thôi Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Hữu Loan, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông,…
- Văn xuôi: kí sự của Trần Đăng, truyện ngắn của Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Hồ Phương,…
- Phong trào quần chúng phát triển mạnh về thơ và kịch, nhưng chúng chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời
* Từ 1958 – 1964:
- Phát triển phong phú và đồng bộ các thể loại, nhưng giá trị hơn là: Thơ, truyện ngắn, truyện vừa, bút kí, tuỳ bút.
- Thời kì hồi sinh của hàng loạt các nhà thơ trước cách mạng tháng Tám: X.Diệu, H.Cận, C.L.Viên, T.Hanh,…
- Văn xuôi phát triển mạnh với hàng loạt những cây bút thuộc các thế hệ khác nhau: N.Tuân, T.Hoài, N.H.Tưởng, K.Lân, B.Hiển, N.T.Long, N.T.Phương, N.Ngọc, N.Khải, L.Khâm, N.Kiên, Đ. Vũ, V.T.Thường, B. Đ. Ái,…
c. Từ 1965 - 1975:
- Xuất hiện hàng loạt nhà thơ trẻ với giọng điệu riêng của một thế hệ mới:
- Văn xuôi: có nhiều tên tuổi đáng chú ý: Thu Bồn, L.A.Xuân, B.M.Quốc, P.T.Duật, X.Quỳnh, N.K. Điềm, L.Q.Vũ, N.Mỹ, N.Duy, T.Thảo, B.Việt, V.Q.Phương, N. Đ.Mậu, P.T.T.Nhàn, L.T.M.Dạ, T. Đ.Khoa, H.Thỉnh,Hoàng Hưng, Ý Nhi,…
d.- Từ 1960, xuất hiện nhiều bộ tiểu thuyết: Vỡ bờ (N.Đ.Thi), Cửa biển (N.Hồng), Những người thợ mỏ (V.H.Tâm), Cửa biển (C.Văn), Vùng trời (H.Mai),…Nhìn chung tiểu thuyết đã dựng lên được những bức tranh hoành tráng về lịch sử cách mạng VN, song chất lượng chưa cao.
- Kịch nói giai đoạn 1945 – 1975 ngày càng phát triển mạnh, nhưng nhìn chung chất lượng nghệ thuật còn hạn chế.
đ. Lí luận phê bình: phát triển mạnh vào khoảng năm 1960 trở đi. Lí luận chủ yếu làm nhiệm vụ biểu dương, bảo về VH cách mạng, phê phán các biểu hiện bị coi là lệch lạc. Nhìn chung chất lượng cũng chưa cao.
4. Một số hạn chế:
- Thể hiện con người, cuộc sống một cách đơn giản, một chiều, phiến diện, công thức.
VD: Nói nhiều thuận lợi hơn là khó khăn, nhiều chiến thắng hơn thất bại, nhiều thành tích hơn tổn thất, nhiều niềm vui hơn nỗi buồn, nhiều hi sinh hơn hưởng thụ,…
Con người giản đơn, sơ lược do cái nhìn, nhận thức ấu trĩ: người anh hùng không có tâm lí phức tạp, con người chỉ có tính giai cấp, không thể có tính nhân loại phổ biến.
- Yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật bị hạ thấp; cá tính, phong cách của nhà văn không được phát huy mạnh mẽ.
- Về phê bình: nặng về phê bình quan điểm tư tưởng, ít coi trọng những khám phá nghệ thuật
Chiến tranh là một hoàn cảnh không bình thường. Trong hoàn cảnh ấy, sinh hoạt, tâm lí, tư tưởng của con người cũng không bình thường. VH nghệ thuật cũng vậy.
5. Sơ lược về VH vùng địch tạm chiếm:
- Phong trào đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp theo khuynh hướng dân chủ, dân tộc là cơ sở để hình thành và phân hoá các xu hướng VH khác nhau (Xu hướng tiêu cực, đồi truỵ; xu hướng tích cực, tiến bộ, yêu nước và cách mạng)
- Xu hướng VH cách mạng tuy bị đàn áp nhưng vẫn tồn tại. Hình thức thể loại thường gọn nhẹ: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút ký. Nội dung tư tưởng là phủ định chế độ bất công, lên án bọn bán nước và cứu nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc,…
- Các tác giả tiêu biểu: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trình, Vũ Bằng, Lý Chánh Trung, Lý Văn Sâm, Viễn Phương, Lê Vĩnh Hoà, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Sơn Nam, Võ Hồng,…
B. Văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX:
I. Những chuyển biến đầu tiên của nền văn học trên đường đổi mới:
- Mười năm sau giải phóng: VH vận động theo quán tính trước đó, tạo nên sự lệch pha giữa người cầm bút và công chúng, nhưng cũng có những biến đổi bước đầu:
+ Đề tài được nới rộng. Đặc biệt là đi vào những mặt tiêu cực trong xã hội (Kịch Lưu Quang Vũ, tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn)
+ Nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề của chiến tranh (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh)
+ Đề cập đến những bi kịch cá nhân (Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Thời xa vắng của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng…)
- Sau ĐH Đảng lần VI, 1986: Cột mốc thay đổi lớn trong VH. Cụ thể:
+ Những cây bút chống tiêu cực ngày càng sôi nổi, tiên phong là thể phóng sự - điều tra: Cái đêm hôm ấy đêm gì? (P.G.Lộc), Câu chuyện ông vua Lốp (Nhật Minh), Lời khai của bị can (T.Huy Quang), Người đàn bà quỳ (Trần Khắc),…
+ Công cuộc đổi mới về đề tài, nội dung hiện thực, tư tưởng thẩm mĩ, thi pháp và phong cách. Nhà văn có cơ hội tìm tòi riêng trên cả nội dung và hiện thực.
Để đạt được những thành tựu thì phải vào những năm 90 của thế kỉ.
II. Những thành tựu chủ yếu và một số hạn chế của văn học giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX:
1. Đổi mới về ý thức nghệ thuật:
- Ý thức về quan niệm hiện thực: hiện thực không phải là cái gì đơn giản, xuôi chiều.
- Quan niệm về con người: con người là một sinh thể phong phú phức tạp, nhiều bí ẩn.
- Nhà văn phải nhập cuộc bằng tư tưởng, tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa trên kinh nghiệm cộng đồng mà còn trên kinh nghiệm bản thân mình nữa. Nhà văn không phải là người biết hết, đứng cao hơn độc giả mà phải bình đẳng để đối thoại với công chúng.
- Độc giả không phải là đối tượng để thuyết giáo mà là để giao lưu, đối thoại với nhà văn.
- Ý thức cá nhân được thức tĩnh. Mỗi nhà văn tạo cho mình một hướng đi riêng, một phong cách riêng.
2. Những thành tựu ở các thể loại:
a. Về văn xuôi: Thời gian đầu các thể phóng sự, kịch bản sân khấu phát triển mạnh do nhu cầu bức xúc chống tiêu cực. Về sau, nghệ thuật được kết tinh hơn ở truyện ngắn và tiểu thuyết với sự xuất hiện ở nhiều tác phẩm:
+ Nguyễn Minh Châu với Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Bến quê, Bức tranh,…
+ Nguyễn Khải với Truyện ngắn và tạp văn, Chút phận của đời, Hà Nội trong mắt tôi…
+ Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu, Không có vua, Như những ngọn gió,…
+ Ma Văn Kháng với Đám cưới không có giấy giá thú, Heo may gió lộng…
+ Lê Minh Khuê với Bi kịch nhỏ
+ Nguyễn Khắc Tường với Mảnh đất lắm người nhiều ma
+ Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh
+ Dương Hướng với Bến không chồng
+ Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng
+ Nguyễn Trí Huân với Chim én bay...
Nhiều truyện ngắn và dài được dư luận chú ý của Xuân Thiều, Hữu Mai, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ...
b. Về thơ: Đang tìm tòi, thể nghiệm song thành tựu vẫn chưa cao.
+ Ngay sau chiến thắng mùa xuân 1975: Phong trào viết trường ca ở các nhà thơ quân đội:
Thanh Thảo: Những người đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời.
Hữu Thỉnh: Đường tới thành phố.
+ Thế hệ các nhà văn trước cách mạng: Chế Lan Viên với tập Di cảo thơ.
+ Những cây bút thế hệ chống Mỹ tiếp tục viết đều: Thanh Thảo, Ý Nhi, Nguyễn Duy, Thu Bồn, Xuân Quỳnh…
+ Lớp nhà thơ sau năm 1975 rất đông đảo: Lê Thị Kim, Lê Thị Mây, Nguyễn hị Hồng Ngát, Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Quang Thiều, Trương Nam Hương, Phùng Khắc Bắc…
c. Về nghệ thuật sân khấu: Hướng về các đề tài sau:
+ Chiến tranh cách mạng: Hoài Giao, Đào Hồng Cẩm, Tất Đạt…
+ Lịch sử: là thế mạnh của sân khấu. Tiêu biểu là Nguyễn Đình Thi với Rừng trúc (1978), Nguyễn Trãi ở Đông quan (1979).
+ Xã hội: Lưu Quang Vũ với hàng loạt những tác phẩm gây xôn xao dư luận với Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Tôi và chúng ta…
+ Chèo: Bộ ba bài ca giữ nước của Tào Mạt (1986).
d. Về lí luận phê bình: Đổi mới chậm hơn.
- Khoảng cuối những năm 80 của thế kỉ có nhiều cuộc tranh luận khá sôi nổi xung quanh vấn đề giữa VH với chính trị, VH với hiện thực, về chủ nghĩa hiện thực XHCN, xung quanh việc đánh giá lại một số tác phẩm giai đoạn trước có tư tưởng và cách viết mới.
- Tiêu chí đánh giá thay đổi: Coi trọng giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản, chức năng thẩm mỹ của VH.
- Đánh giá cao vai trò sáng tạo và tính tích cực trong tiếp nhận VH.
- Một số phương pháp khoa học được vận dụng với những khái niệm công cụ mới.
- Nhiều trường phái lí luận VH phương Tây đã được dịch và giớ thiệu.
- Lối phê bình xã hội học dung tục mất hẳn.
Nghiên cứu VH có nhiều diều kiện phát triển mạnh mẽ bằng sự ra đời của nhiều công trình khảo cứu dày dặn có giá trị.
3. Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật:
- Đổi mới trong quan niệm về con người:
So sánh:
Trước 1975:
- Con người lịch sử.
- Nhấn mạnh ở tính giai cấp.
- Chỉ được khắc hoạ ở phẩm chất tinh thần.
- Được mô tả ở đời sống ý thức
Sau 1975
- Con người cá nhân trong quan hệ đời thường. (Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng, Thời xa vắng- Lê Lựu, Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp...)
- Nhấn Mạnh ở tính nhân loại. (Cha và con và...- Nguyễn Khải, Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh...)
- Còn được khắc hoạ ở phương diện tự nhiên, bản năng...
- Con được thể hiện ở đời sống tâm linh. (Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Tường, Thanh minh trời trong sáng của Ma Văn Kháng...)
- Tạo được nguồn cảm hứng mới : Cảm hứng thế sự tăng, sử thi giảm ; quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường ; bút pháp hướng nội được phát huy, không giân dời tư được chú ý, thời gian tâm lí ngày càng được mở rộng ; phương thức trần thuật đa dạng, giọng điệu phong phú ;ngôn ngữ văn học gắn với hiện thực đời thường....
4. Một số hạn chế :
Nền kinh tế thị trường biến sáng tác VH thành hàng hoá, khó tránh khỏi những xuống cẩp trong sáng tác và phê bình.
5. Vài nét về VHVN ở nước ngoài :
Đó là những sáng tác của Việt Kiều ở Mỹ, Pháp, Úc, Đức, Nga,... đủ thể loại, phong phú về đề tài song chưa thật xuất sắc.
C. Kết luận : (SGK)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết PPCT:
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
~~*~~
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY(Kiến thức,thái độ,kỹ năng)
Giúp HS:
Phân biệt được nghị luận xã hội và nghị luận văn học ở các phương diện: đặc điểm, yêu cầu và các dngj đề quen thuộc.
Biết cách nhận diện, phân tích một bài văn nghị luận theo đặc điểm và yêu cầu nêu trên.
II.TÀI LIỆU PHUƠNG TIỆN:
SGK,giáo án.
Từ điển Văn học.
Bảng phụ.
Phương pháp:Thảo luận,vấn đáp,gợi mở…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài giảng:
- GV giới thiệu bài mới
Giới thiệu bài mới: GV yêu cầu HS nhắc lại một số những hiểu biết về văn nghị luận. Từ đó dẫn vào bài mới.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
GV cho HS tìm hiểu vai trò và tác dụng của văn nghị luận đối với lịch sử dựng nước và giữ nước.
Văn nghị luận có vai trò như thế nào trong lịch sử dân tộc?
Hãy kể một vài tác phẩm văn nghị luận có vai trò dựng nước trong lịch sử dân tộc?
Nếu nhìn từ đề tài có thể chia văn nghị luận thành mấy loại?
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu mục II. Yêu cầu HS chỉ ra những đặc điểm của mỗi loại đề cụ thể đó.
- Hãy sưu tầm những đề văn NLXX va NLVH đã được học hoặc đọc.
GV tổ chức và hướng dẫn HS luyện tập.
GV yêu cầu HS chọn 2 bài, một về NLXH, một về NLVH. Sau đó yêu cầu HS phân tích chỉ ra các đặc điểm của mỗi loại văn nghị luận đó.
Tương tự với bài 1, nhưng về đề văn nghị luận.
I. Nghị luận xã hội và nghị luận văn học:
1. Vai trò của văn nghị luận trong lịch sử dân tộc:
Văn nghị luận đã từng tồn tại và có tác dụng vô cùng to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
a. Trong giữ nước: Thể hiện:
+ Lòng yêu nước nồng nàn (Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)
+ Tinh thần tự hào, tư tưởng nhân nghĩa (Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi)
+ Ý chí tự lập, tự cường, khát vọng hoà bình và tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - Hồ Chí Minh)
Phản ánh tư tưởng yêu nước, chống xâm lăng
b. Trong dựng nước: Thể hiện :
+ Khát vọng muốn xây dựng một quốc gia hùng cường, độc lập (Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn)
+ Tư tưởng coi trọng người hiền tài (Bài kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba – Thân Nhân Trung soạn thảo, 1484; Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm)
+ Phản ánh nhận thức thẩm mĩ và quan niệm của cha ông về văn chương nghệ thuật (Tựa Trích diễm thi tập – Hoàng Đức Lương; Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh)
Phản ánh tinh thần và ý chí của ông cha ta trong công cuộc xây dựng đất nước.
2. Phân loại văn nghị luận: Đa dạng và phong phú. Tuy nhiên nếu nhìn từ đề tài, có thể chia làm 2 loại.
- NLXH: Những bài văn bàn về các vấn đề XH – chính trị.
- NLVH: Những bài văn bàn về vấn đề văn chương - nghệ thuật.
Nhìn chung cả 2 loại đều nhằm phát biểu tư tưởng, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, văn học,… với ngôn ngữ trong sáng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
II. Các dạng đề văn nghị luận:
1. Đề nghị luận xã hội:
- NL về một tư tưởng đạo lí: Thường là một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá.
VD: Phát biểu suy nghĩ của anh chị về câu nói của Phran-xi Ba-công:
“Tình bạn là niềm vui tăng gấp đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa”
(Những vòng tay âu yếm, NXB trẻ, 2003)
- NL về một hiện tượng đời sống: Thường bát đầu nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự được nhiều người quan tâm.
VD: + Suy nghĩ của anh (chị) khi nghe tin những cánh rừng vẫn tiếp tục bị cháy.
+ Anh (chị) sẽ nói những gì với người bạn thân đã trót nghiện thuốc lá?
- NL về một vấn đề XH đạt ra trong tác phẩm VH: Thường là từ một tác phẩm để rút ra ý nghĩa XH nào đấy.
2. Đề nghị luận văn học:
- NL về tác phẩm VH: Nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ văn học của người viết. Đó có thể là một tác phẩm hoặc một đoạn trích.
VD: Vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến.
- NL về một ý kiến văn học: Thường là một ý kiến về lí luận, một nhận định về văn học sử hoặc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
VD: “Chí Phèo thực sự là một nhân vật điển hình”. Ý kiến của anh (chị) như thế nào?
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
VD: NLXH: Tuyên ngôn độc lập.
NLVH: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
Bài tập 2:Hs tự làm.
3. Củng cố ,dặn dò:
- Nắm vững đặc điểm và đối tượng của hai loại văn nghị luận.
- Các dạng đề và đặc điểm của mỗi dạng đề.
4. Hướng dẫn luyện tập :
RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết PPCT:
Ñoïc vaên :
HOÀ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY(Kiến thức,thái độ,kỹ năng)
Giúp học sinh:
- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thật của Hồ Chí Minh.
- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập. Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập.
- Nắm vũng giá trị nội dung và nghệ thuật của tcá phấm.
- Tích hợp với phân môn Tiếng Việt và tập làm văn.
II.TÀI LIỆU PHUƠNG TIỆN:
SGK,giáo án.
Từ điển Văn học.Tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập.
Bảng phụ.
Phương pháp:Thảo luận,vấn đáp,gợi mở ,Ñoïc dieãn caûm, bình giaûng …
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài giảng:
- GV giới thiệu bài mới
Vaøo baøi :Trong lòch söû daân toäc coù nhöõng vaên kieän vöøa coù taàm voùc lòch söû vó ñaïi, vöøa coù giaù trò vaên hoïc. Ñoù laø Bình Ngoâ ñaïi caùo cuûa Nguyeãn Traõi vaø Tuyeân ngoân Ñoäc laäp cuûa Hoà Chí Minh là những áng văn chính luận bất hũ. Ngaøy 2.9.1945 Chuû tòch Hoà Chí Minh ñoïc baûn Tuyeân ngoân Ñoäc laäp khai sinh ra nöôùc Vieät Nam Daân chuû coäng hoøa.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
- Hs xem phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi.
- Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác và giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập.
- Hoàn cảnh sáng tác,giá trị lịch sử và giá trị văn học của Bản Tuyên ngôn Độc lâp?
→ GV tổng kết ý.
Bản Tuyên ngôn Độc lập của Bác được xem là bản tuyên ngôn thứ mấy của nước ta ?.
Nêu thể loại của bản tuyên ngôn?
Đối tượng của bản tuyên ngôn đây là ai ? Bác viết nhằm mục đích gì?
- HS đọc văn bản(hoặc GV cho HS nghe đoạn băng có giọng đọc của Bác Hồ)
- Xác định bố cục của Bản TNĐL.
-Moät nhaø vaên hoaù nöôùc ngoaøi khaúng ñònh : “ Coáng hieán noåi tieáng cuûa cuï Hoà Chí Minh laø ôû choã Ngöôøi ñaõ phaùt trieån quyeàn con ngöôøi = quyeàn lôïi cuûa daân toäc . Nhö vaäy taát caû moïi daân toäc ñeàu coù quyeàn quyeát ñònh laáy vaän meänh cuûa mình.”
-Tại sao mở đầu.. Bác lại trích dẫn 2 bản TN của Mĩ và Pháp? Việc trích dẫn ấy có ý nghĩa gì ?
- Lập luận của Bác sáng tạo ở điểm nào ? tập trung ở từ ngữ nào ?
- Với cách lập luận trên, HCM đã đập tan âm mưu gì của Pháp?
* Suy nghĩ & trao đổi bạn cùng bàn ,trả lời
Gv bổ sung , sơ kết đoạn 1
- Tại sao mở đầu.. Bác lại trích dẫn 2 bản TN của Mĩ và Pháp? Việc trích dẫn ấy có ý nghĩa gì ?
- Lập luận của Bác sáng tạo ở điểm nào ? tập trung ở từ ngữ nào ?
- Với cách lập luận trên, HCM đã đập tan âm mưu gì của Pháp?
Gv bổ sung , sơ kết đoạn 1
- Từ cơ sở pháp lí, bản TN tiếp tục đưa ra những vấn đề gì ,nhằm mục đích gì ?
Trên thực tế Bác đã đưa ra luận cứ l/chứng nào để bác bỏ?
(gợi ý tội ác trong hơn 80 năm đô hộ nước ta, trong 5 năm 40 - 45 )
Gv nhận xét giá trị đoạn trích
Y/c hs nhận xét thái độ của t/giả khi kể tội ác của th/dân Pháp
Lập trường chính nghĩa của dân tộc ta thể hiện ntn ?
Từ cách trình bày của t/g,em nh/xét cách biện luận ?
- Tìm hiểu lời tuyên bố độc lập.
- Hãy chỉ ra những cơ sở để chứng tỏ rằng dân tộc VN xứng đáng được hưởng tự do, độc lập?
Nhận xét lời tuyên bố chính thức về mặt l/luận
- NhËn xÐt vµi nÐt vÒ gi¸ trÞ nghÖ thuËt cña b¶n Tuyªn ng«n?
- HS tự rút ra tổng kết về nội dung và nghệ thuật.
- Thảo luận: HS làm bài tập nâng cao.
I Tìm hiểu chung:
1. Hoµn c¶nh s¸ng t¸c:
-ChiÕn tranh thÕ giíi thø 2 kÕt thóc, NhËt ®Çu hµng §ång Minh. Nh©n d©n ta ®· næi dËy giµnh chÝnh quyÒn.
-Ngµy 26/08/1945 B¸c Hå tõ chiÕn khu ViÖt B¾c vÒ HN.
-T¹i c¨n nhµ sè 48 phè Hµng Ngang Người soạn thảo Bản TNĐL.
-Ngµy 2/9/1945 Người đọc Bản TNĐL khai sinh ra nước VNDCCH.
2. Gi¸ trÞ lÞch sö, gi¸ trÞ v¨n häc:
Gi¸ trÞ lÞch sö:
- Tuyªn ng«n §éc lËp lµ 1 v¨n kiÖn cã gi¸ trÞ lÞch sö to lín tuyên bố chấm dứt : chế độ thức dân phong kiến,mở ra một kỉ nguyên mới-kỉ nguyên Độc lập tự do cho dân tộc.
- TNĐL là văn kiện khẳng định vị trí của VN trên trường quốc tế,đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.
Gi¸ trÞ v¨n häc:
- Tuyªn ng«n §éc lËp lµ mét ¸ng v¨n chÝnh luËn ®Æc s¾c, lËp luËn chÆt chÏ, lÝ lÏ s¾c bÐn, b»ng chøng x¸c thùc, ng«n ng÷ hïng hån ®Çy c¶m xóc.
- Tuyªn ng«n §éc lËp lµ mét ¸ng v¨n yªu níc thÓ hiÖn t©m huyÕt, t tëng t×nh c¶m cao
File đính kèm:
- Giao An Ngu Van 12NC_03tuan_new.doc