I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của VHVN sau CM tháng Tám qua 2 giai đoạn: 1945-1975 và từ năm 1975- hết thế kỉ XX.
Nắm được thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học 45-75.Thấy được những đổi mới bước đầu của VH từ 1975, đặc biệt từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã họcvề VHVN từ CM tháng Tám 1945- hết thế kỉ XX.
II/ Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo.
III/ Phương pháp: Nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
IV/ Tiến trình bài dạy:
- Ổn định lớp
- Giới thiệu bài mới: Đặt giai đoạn văn học VN từ CM tháng Tám 1945 trong tiến trình lịch sử VH dân tộc, nhấn mạnh vị trí đặc biệt của VH giai đoạn này
- Bài mới:
120 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 (Chuẩn) - Học kỳ I - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1-2 Bài học:
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CM THÁNG TÁM 1945
ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu được hoàn cảnh lịch sử và những đặc điểm cơ bản của VHVN sau CM tháng Tám qua 2 giai đoạn: 1945-1975 và từ năm 1975- hết thế kỉ XX.
Nắm được thành tựu cơ bản và ý nghĩa to lớn của văn học 45-75.Thấy được những đổi mới bước đầu của VH từ 1975, đặc biệt từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
- Rèn luyện năng lực tổng hợp khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã họcvề VHVN từ CM tháng Tám 1945- hết thế kỉ XX.
II/ Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo.
III/ Phương pháp: Nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, thuyết giảng...
IV/ Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp
Giới thiệu bài mới: Đặt giai đoạn văn học VN từ CM tháng Tám 1945 trong tiến trình lịch sử VH dân tộc, nhấn mạnh vị trí đặc biệt của VH giai đoạn này
Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hoạtđộng1:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét lớn của VH giai đoạn 1945-1975.
- Yêu cầu HS đọc kĩ câu hỏi 1,2,3 SGK, dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà , trao đổi nhóm, hình thành ý chính theo yêu cầu của từng câu hỏi của nhóm được phân công
-Gọi HS đại diện trình bày
GV nêu thêm câu hỏi phụ gợi mở thuyết giảng thêm nếu cần thiết và chốt lại những ý chính.
-Dựa vào SGK hướng dẫn HS nắm một số nét chính về VH vùng địch tạm chiếm
(Phần này GV thuyết giảng sơ lược và yêu cầu HS nắm ý trong SGK)
- Nêu và giải thích 3 đặc điểm lớn của VH 1945-1975?
-Em hiểu thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong VH giai đoạn này?
GV lưu ý Hs đây là đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của VH giai đoạn này, đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triểnCM của VH
-Nêu và phân tích một vài dẫn chứng minh hoạ:
Ví dụ: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước . Mà lòng phới phới dậy tương lai”( T, Hữu); “ Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm. Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội”
Hướng vận động trong tư tưởng, cảm xúc của tác giả , trong số phận nhân vật thường đi từ “Thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, từ bóng tối ra ánh sáng. từ đau khổ đến hạnh phúc...
Hoạt động2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về giai đoạn văn học sau 1975- hết thế kỉ XX.
-Nêu câu hỏi 4 SGK: Hãy giải thích vì sao VHVN từ sau 1975 phải đổi mới ?
- Nêu câu hỏi gợi mở cho hS trả lời , nhận xét và chốt lại ý chính.
-Hãy nêu những chuyển biến và thành tựu ban đầu của nền văn học?
Lưu ý HS theo dõi sự chuyển biến qua từng giai đoạn cụ thể và nêu thành tựu tiêu biểu.
- Diễn giảng thêm về một vài tác phẩm nêu trong SGK
- Qua tìm hiểu em hãy rút ra những đánh giá chung về VH sau 1975, giải thích nguyên nhân m tích cực và hạn chế của VH?
Gv chốt lại đánh giá chung về VH sau 1975 cho HS ghi vào vở.
* Củng cố tổng hợp kiến thức bài học.
- Gọi HS đọc phần kết luận, gạch chân các ý chính trong SGK, ghi phần Ghi nhớ vào vở
HS thảo luận theo nhóm 8 chia thành 4 nhóm :
( 5-7 phút)
Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả, các nhóm còn lại đối chiếu nội dung và tham gia thảo luận bổ sung.
HS trình bày ngắn gọn , chọn dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ
D/C SGK
D/C : Những tác giả tiêu biểu( SGK)
D/C :
Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
“Muốn trùm hạnh phúc dưới trời xanh.Có lẽ lòng tôi cũng hoá thành
ngói mới”
( Xuân Diệu)
HS dựa vào SGK và phần bài soạn, làm việc cá nhân trả lời.
Tập thể lớp nhận xét bổ sung
HS theo dõi SGK trình bày gọn những ý chính.
Nêu D/C
HS trao đổi nhóm trả lời
HS ghi vào vở phần ghi nhớ trong SGK
I/ Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945- 1975:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng
- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dào suốt 30 năm.
- Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài bị hạn chế, nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển .
2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a. Chặng đường từ năm 1945-1954:
- VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta
- Thành tựu tiêu biểu: Truyện ngắn và kí. Từ 1950 trở đi xuất hiện một số truyện, kí khá dày dặn.( D/C SGK).
b. Chặng đường từ 1955-1964:
- Văn xuôi mở rộng đề tài.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ.
- Kịch nói cũng có một số thành tựu đáng kể.
c. Chặng đường từ 1965-1975:
- Chủ đề bao trùm là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con người Vn anh dũng, kiên cường, bất khuất.( Tiêu biểu là thể loại Truyện-kí cả ở miền Bắc và miền Nam).
- Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thực sự là một bước tiến mới của thơ ca VN hiện đại
- Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.
d. Văn học vùng địch tạm chiếm:
- Xu hướng chính thống: Xu hướng phản động ( Chống cộng, đồi truỵ bạo lực...)
- Xu hướng VH yêu nước và cách mạng : + Nội dung phủ định chế độ bất công tàn bạo, lên án bọn cướp nước, bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc...
+ Hình thức thể loại gon nhẹ: Truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút kí
- Ngoài ra còn có một sáng tác có nội dung lành mạnh, có giá trị nghệ thuật cao. Nội dung viết về hiện thực xã hội, về đời sống văn hoá, phong tục, thiên nhiên đất nước, về vẻ đẹp con người lao động...
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN 1945-1975:
a. Một nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Văn học được xem là một vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- Văn học tập trung vào 2 đề tài lớn đó là Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội ( thường gắn bó, hoà quyện trong mỗi tác phẩm)=> Tạo nên diện mạo riêng cho nền Vh giai đoạn này.
b. Một nền văn học hướng về đại chúng.
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và phục vụ vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
- Nội dung, hình thức hướng về đối tượng quần chúng nhân dân cách mạng.
c. Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau:
. Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
. Nhân vật chính là những người đại diện cho tinh hoa khí phách, phẩm chất, ý chí của cộng đồng dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng hơn là khát vọng cá nhân
. Con người do vậy chủ yếu được khai thác ở khía cạnh bổn phận trách nhiệm công dân, ở tình cảm lớn, lẽ sống lớn.
. Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn: Là cảm hứng khẳng định cái Tôi đầy tình cảm cảm xúc và hướng tớ lí tưởng: tập trung miêu tả và khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, con người mới.Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM và hướng tới tương lai tươi sáng của dân tộc.
=> Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp hoà quyện làm cho văn học giai đoạn này thấm đẫm tinh thần lạc quan, tin tưởng và do vậy VH đã làm tròn nhiệm vụ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước
II/ Văn học VN từ sau 1975- hết thế kỉ XX .
1/ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá VN từ sau 1975:
- Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một thời kì mới-thời kì độc lập tự do thống nhất đất đất nước-mở ra vận hội mới cho đất nước
- Từ năm 1975-1985 đất nước trải qua những khó khăn thử thách sau chiến tranh.
- Từ 1986 Đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, nền kinh tế từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện tiếp xúc với nhiều nước trên thế giới, văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ...
=> Những điều kiện đó đã thúc đẩy nền văn học đổi mới cho phù hợp với nguyện vọng của nhà văn, người đọc cũng như phù hợp quy luật phát triển khách quan của nền văn học.
2/Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học sau 1975 đến hết thế kỉ XX:
- Từ sau 1975, thơ chưa tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như các giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có một số tác phẩm ít nhiều gây chú ý cho người đọc ( Trong đó có cả nhưng cây bút thuộc thế hệ chống Mĩ và những cây bút thuộc thế hệ nhà thơ sau 1975).
- Từ sau 1975 văn xuôi có nhiều thành tựu hơn so với thơ ca. Nhất là từ đầu những năm 80. Xu thế đổi mới trong cách viết cách tiếp cận hiện thực ngày càng rõ nét với nhiều tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma văn Kháng, Nguyễn Khải.
- Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào thời kì đổi mới : Gắn bó với đời sống, cập nhật những vấn đề của đời sống hàng ngày. Các thể loại phóng sự, truyện ngắn, bút kí, hồi kí... đều có những thành tựu tiêu biểu.
- Thể loại kịch từ sau 1975 phát triển mạnh mẽ ( Lưu Quang Vũ, Xuân Trình...)
=>Nhìn chung về văn học sau 1975
- Văn học đã từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới và vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.
- Vh cũng phát triển đa dạng hơn về đề tài, phong phú, mới mẻ hơn về bút pháp,cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy .
- Nét mới của VH giai đoạn này là tính hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn đến số phận con người trong những hoàn cảnh phức tạp của đời sống.
- Tuy nhiên VH giai đoạn này cũng có những hạn chế: đó là những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh hoặc nảy sinh khuynh hướng tiêu cực, nói nhiều tới các mặt trái của xã hội...
III/ Kết luận: ( Ghi nhớ- SGK)
- VHVN từ CM tháng Tám 1945-1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, trải qua 3 chặng, mỗi chặng có những thành tựu riêng, có 3 đăc điểm cơ bản...
- Từ sau 1975, nhất là từ năm 1986, VHVN bước vào thời kì đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống đời thường, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.
* Kiểm tra đánh giá : Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp nhận bài học qua các câu hỏi:
- Các chặng đường phát triển của văn học VN từ 1945- 1975, thành tựu chủ yếu của các thể loại?
- Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945-1975? Hãy làm rõ những đặc điểm đó qua các thể loại?
- Hãy trình bày những thành tựu bước đầu của VhVN từ sau 1975- hết thế kỉ XX?
* Bài tập luyện tập: Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.”
Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
- Gợi ý: NĐT đề cập đến mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến:
. Một mặt: Văn nghệ phụng sự kháng chiến. Đó là mục đích của nền văn nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh – Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
. Mặt khác, chính hiện thực phong phú , sinh động của cách mạng, kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào cho văn nghệ.
* Bài tập nâng cao: Hãy phân tích đặc điểm của khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong VH giai đoạn 1945-1975 qua các tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa( Nguyễn Thành Long), Chiếc lược ngà đã học ở chương trình ngữ văn lớp 9
Tiết 3 – Làm văn :
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ.
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs
Nắm được cách viết một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Có ý thức và khả năngtiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan điểm sai lầm về đạo lí
II/ Phương tiện: SGK , SGV, Thiết kế dạy học...
III/ Phương pháp: Đàm thoại , thực hành luyện tập.
IV/ Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ : Trình bày những giai đoạn phát triển và thành tựu của VHVN từ 1945- hết thế kỉ XX , qua đó nhận xét về mối quan hệ gữa văn học và hiện thực đời sống?
- Bài mới:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :
-Hướng dẫn HS luyện tập để biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- GV dựa vào đề bài trong SGK và những câu hỏi gợi ý, hướng dẫn HS thảo luận hình thành lí thuyết.
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày, ghi bảng tổng hợp, nhận xét...
- Hướng dẫn HS sơ kết, nêu hiểu biết về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập củng cố kiến thức
-Yêu cầu HS đọc kĩ 2 bài tập trong SGK và thực hành theo các câu hỏi,
HS làm việc theo nhóm 4 : Đọc kĩ đề bài và câu hỏi, trao đổi thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập (ý khái quát, ngắn gọn) và đại diện nhóm trình bày (3-5 phút)
-Cần tập trung thảo luận và nêu được thế nào là “sống đẹp”( Gợi ý: Sống đẹp là sống có lí tưởng mục đích, có tình cảm nhân hậu, lành mạnh, có trí tuệ sáng suốt, hiểu biết rộng, có hành động tích cực=> có ích cho cộng đồng xã hội...); ngược lại là lối sống: ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi, vô trách nhiệm, thiếu ý chí nghị lực
-Hs nêu phương pháp làm bài qua phần luyện tập .
- Nắm kĩ lí thuyết trong phần Ghi nhớ SGK (Học thuộc)
Bài tập 1:
HS làm việc cá nhân và trình bày ngắn gọn, lớp theo dõi, nhận xét bổ sung
Bài tập 2: Hs về nhà làm dưựa theo gợi ý SGK ( Lập dàn ý hoặc viết bài)
I/ Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:.
* Đề bài: Anh ( chi) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
Ôi ! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
1.Tìm hiểu đề:
+ Nội dung nghị luận: Vấn đề “Sống đẹp”trong đời sống của mỗi người. Đây là vấn đề cơ bản mà mỗi người muốn xứng đáng là “con người” cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực.
+ Yêu cầu:
- Thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: Thực tế đời sống và 1 số dẫn chứng thơ văn.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:
- Có thể viết đoạn văn theo cách lập luận: Diễn dịch, quy nạp hoặc phản đề.
- Cần trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu.
b. Thân bài:
- Giải thích: Thế nào là “Sống đẹp”
- Phân tích các khía cạnh “Sống đẹp”.
- Chứng minh , bình luận: Nêu những tấm gương “Sống đẹp”, bàn luận cách thức để “Sống đẹp”, phê phán lối sống không đẹp...
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa cách sống đẹp ( Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. Câu thơ Tố Hữu có tính chất gợi mở, nhắc nhở chung đối với tất cả mọi người nhất là thanh niên)
* Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Chú ý:
. Đề tài nghị luận về tư tưởng đạo lí rất phong phú gồm: nhận thức ( lí tưởng mục đích sống); về tâm hồn, tình cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung; tính trung thực, dũng cảm...); về quan hệ xã hội, gia đình; về cách ứng xử trong cuộc sống...
. Các thao tác lập luận được sử dụng ở kiểu bài này là: Thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ.
- Ghi nhớ: SGK
II/ Luyện tập:
- Bài tập 1:
+ Vấn đề mà Nê- ru bàn luận là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người.
+ Có thể đặt tiêu đề cho văn bản là: “Thế nào là con người có văn hoá?” Hay “ Một trí tuệ có văn hoá”
+ Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích (đoạn 1), phân tích (đoạn 2) , bình luận (đoạn 3)
+ Cách diễn đạt rất sinh động: ( GT: đưa ra câu hỏi và tự trả lời. PT: trực tiếp đối thoại với người đọc tạo sự gần gũi thân mật. BL: viện dẫn đoạn thơ của một nhà thơ HI lạp vừa tóm lược các luận điểm vừa tạo ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ, hấp dẫn
* Củng cố :- Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí ( Tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt, vận dụng các thao tác lập luận để khẳng định hoặc bác bỏ
- Cần chú ý tiếp thu những quan niệm tích cực, tiến bộ và biết phê phán, bác bỏ những quan niệm sai trái, lệch lạc.
* Dặn dò: Chuẩn bị bài học Đọc- hiểu tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh . Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài của SGK.
....................&&&................
Tiết 4,5 Đọc văn :
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
( Hồ Chí Minh )
I/ Mục tiêu bài học: Giúp HS
Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác, những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.
Thấy được ý nghĩa to lớn, giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn độc lập cùng vẻ đẹp tư tưởng tâm hồn tác giả.
II/ Phương tiện : SGK, SGV, Thiết kế dạy học
III/ Phương pháp: Nêu câu hỏi, thảo luận, diễn giảng
IV/ Tiến trình bài dạy:
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Tiết 1: Phần 1 Tìm hiểu về tác giả Hồ Chí Minh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét chính về tác giả.
- Yêu cầu HS nêu ngắn gọn những nét chính về tiểu sử HCM .
- Gv nhấn mạnh : HCM không những là một nhà CM vĩ đại, Người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về sự nghiệp văn chương của HCM.
- Nêu câu hỏi 1(SGK )Yêu cầu HS thảo luận trả lời.
- GV nhận xét bổ sung và khắc sâu kiến thức, cho hS ghi nội dung ngắn gọn. Có thể phân tích thêm 1 vài dẫn chứng, thuyết giảng giúp HS khắc sâu kiến thức.
- Hãy nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của HCM? Hãy giải thích vì sao sự nghiệp sáng tác của Người rất phong phú đa dạng? Chứng minh sự phong phú đa dạng ấy?
- Thuyết giảng minh hoạ thêm một số tác phẩm tiêu biểu giúp HS hiểu rõ giá trị sáng tác của Người.
Yêu cầu HS thảo luận về những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật HCM
Nhắc HS chú ý các nhận định:
-“ Văn tiếng Pháp của NAQ có đặc điểm nổi bật là dí dỏm, là hài hước. Điều đó không ngăn Người đã viết nên những lời thắm thiết trữ tình khi xúc động”
HS đã đọc kĩ SGK và đã soạn bài dựa theo câu hỏi của phần Hướng dẫn học bài.
HS theo dõi SGK trả lời ngắn gọn ( chú ý những điểm mốc lớn)
- HS trao đổi nhóm và trả lời dựa theo mục a,b,c ( SGK)
- Lớp trao đổi , bổ sung .
- Ghi 3 ý ngắn gọn, nắm kĩ kiến thức
-Hs theo dõi SGK và dựa vào phần soạn bài trả lời ngắn gọn khái quát- chú ý làm rõ tính đa dạng phong phú trong sáng tác của Người.
HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả, lớp theo dõi SGK nhận xét bổ sung hình thành kiến thức
A. Phần 1 : Tác giả .
I/ Vài nét về tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890- 1969)
- Quê quán: Làng Kim Liên ( Làng Sen), xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Xuất thân: Gia đình nhà nho yêu nước.
- Cuộc đời :
+ Trước khi tham gia hoạt động cách mạng: Học chữ Hán, sau đó học tại trường Quốc học Huế, một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh.
+ Từ 1911 ra đi tìm đường cứu nước đến khi qua đời 1969 : Cống hiến hết mình cho sự nghiệp CM vì độc lập dân tộc hạnh phúc của nhân dân, trở thành nhà CM vĩ đại của dân tộc, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế cộng sản.
+ Bên cạnh sự nghiệp CM HCM còn để lại một di sản văn học quý giá . HCM là nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc.
II/ Sự nghiệp văn học:
1. Quan điểm sáng tác:
- HCM coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- HCM luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, HCM luôn xuất phát từ mục đích( viết để làm gì?) và đối tượng tiếp nhận ( Viết cho ai?) để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng , thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật.
2. Di sản văn học:
+ Văn chính luận:
- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)
- Những áng văn chính luận của Người được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước của một trái tim vĩ đại, lời văn chặt chẽ, súc tích, sinh động của một tài năng nghệ thuật bậc thầy.
+ Truyện và kí:
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Đây là những tác phẩm được viết trong thời gian Bác hoạt động ở Pháp, nhằm mục đích tố cáo thực dân, phong kiến cổ vũ phong trào đấu tranh CM, bút pháp linh hoạt sáng tạo , hiện đại, thể hiện trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hoá sâu rộng, trí tuệ sắc sảo của HCM.
+ Thơ ca :
- Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Sáng tác trong nhiều thời gian khác nhau, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn phẩm chất , tài năng HCM. Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần CM thời đại.
3. Phong cách nghệ thuật: Phong phú đa dạng.
- Văn chính luận: Thuyết phục cả lí trí và tình cảm ( Ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ..., giàu hình ảnh, thấu tình đạt lí)
- Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, văn phong đa dạng, dí dỏm, hài hước...
- Thơ ca: Có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc.
III/ Kết luận: ( SGK)
Củng cố : Nhấn mạnh trọng tâm bài học cần nắm là: Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của HCM, chú ý vận dụng những kiến thức đã học vào việc phân tích những tác phẩm văn học của Người.
Bài tập luyện tập
1. Phân tích bài thơ Chiều tối ( Mộ- NKTT) để làm rõ sự hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ HCM.
Gợi ý :
+ Bút pháp cổ điển: Ngôn ngữ hàm súc uyên thâm, miêu tả chấm phá, gợi hơn là tả, nhân vật trữ tình ung dung tự tại...
+ Bút pháp hiện đại: Tư tưởng và hình tượng thơ luôn vận động hướng ra ánh sáng, sự sống, tương lai. Nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ, luôn ở tư thế làm chủ thiên nhiên hoàn cảnh. Chi tiết hình ảnh gần gũi, tự nhiên, sống động...
2. Những bài học sâu sắc thấm thía rút ra từ tác phẩm NKTT: Tình cảm yêu nước, tình yêu thiên nhiên ,cuộc sống, con người; tinh thần lạc quan, ung dung, bản lĩnh nghị lực phi thường..
Tiết 2 - Phần 2 : Đọc - hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác phẩm
- Yêu cầu HS theo dõi phần tiểu dẫn (SGK) , trả lời ngắn gọn: TNĐL ra đời trong hoàn cảnh nào? Tác giả viết nhằm mục đích gì? Tác phẩm hướng đến đối tượng nào? Giá trị tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật của tác phẩm?
- Gọi HS đọc văn bản chú ý hệ thống luận điểm- xác định bố cục văn bản và phân tích tính logich chặt chẽ của văn bản qua 3 luận điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
-Tổ chức cho Hs thảo luận theo nhóm các câu hỏi của SGK
- Theo dõi kết quả, nhận xét bổ sung và chốt lại kiến thức.
- Cho HS thảo luận câu hỏi 1(SGK)
-Dẫn lời một nhà nghiên cứu nước ngoài “ Cống hiến nổi tiếng của cụ HCM là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình”
- Cho HS thảo luận Câu hỏi 2 (SGK)
- Theo dõi HS trình bày, nhận xét, thuyết giảng làm rõ thêm giá trị đoạn văn.
- Nêu vấn đề : Phân tích giá trị đoạn văn kết thức bản TNĐL để thấy tính lôgich chặt chẽ trong hệ thống luận điểm của văn bản?
-HS trao đổi nhóm, ghi kết quả trên giấy.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
- Ghi ý chính vào vở sau khi GV nhận xét củng cố.
-HS đọc văn bản: Rõ ràng, nhấn mạnh các ý quan trọng, giọng đanh thép, phẫn nộ, đau xót, tự hào, trang trọng, hùng hồn...phù hợp với từng đoạn
-HS thảo luận theo nhóm 4->8, ghi kết quả vào phiếu học tập, đại diện nhóm trả lời
- Lớp trao đổi, thống nhất nội dung. Chú ý nhấn mạnh ý nghĩa của luận điểm mở đầu bản TN
-HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Tập thể trao đổi bổ sung...
-HS thảo luận nhóm trả lời
I/ Tìm hiểu chung:
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Ngày 19/8/1945 nhân dân ta giành chính quyền ở thủ đô .
- Ngày 25/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu VB về tới HN. Ngày 26/8/1945 tại nhà số 48 phố Hàng Ngang HN Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày 2/9/1945 Người đọc bản TNĐL ở Quảng trường Ba Đình HN trước 50 vạn dân thủ đô và các vùng lân cận khai sinh ra nước VN mới.
- Cùng lúc này nhiều lực lượng thù địch đã và đang âm mưu xâm lược nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp đang tìm mọi cách để quay trở lại Đông Dương...
b. Đối tượng và mục đích viết:
- Đối tượng : Nhân dân ta ( Hỡi đồng bào cả nước!) và thế giới đặc biệt là Anh Pháp Mĩ.
- Mục đích : Tuyên bố nền độc lập của nước ta. Tranh luận nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của Thực dân Pháp.
d. Bố cục : 3 đoạn ( 3 luận điểm)
- Đoạn 1: ( Từ đầu đến không ai chối cãi được) Nêu nguyên lí chung của bản TNĐL.
- Đoạn 2: (Tiếp theo đến ...phải được độc lập): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Vn Dân Chủ Cộng hoà.
- Đoạn 3: (Còn lại ) Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ n
File đính kèm:
- Giao an 12 chuan tron bo hk I.doc