A/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CM tháng Tám 1945 đến 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX
2/ Kỹ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ CM T8 - 1945 đến hết TK XX
3/ Thái độ: Yêu quý nền văn học đân tộc, yêu quý văn học, nghiêm túc học tập.
B/ PHƯƠNG TIÖN :
GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần H.dẫn học bài.
GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
Chuẩn bị của giáo viên : tư liệu, lượt đồ, giáo án.
Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.
152 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn 12 – chương trình chuẩn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ : 01
Ngày soạn : 22/08/2011
Ngày dạy :
Tên bài :
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
A/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CM tháng Tám 1945 đến 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX
2/ Kỹ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ CM T8 - 1945 đến hết TK XX
3/ Thái độ: Yêu quý nền văn học đân tộc, yêu quý văn học, nghiêm túc học tập.
B/ PHƯƠNG TIÖN :
GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần H.dẫn học bài.
GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
Chuẩn bị của giáo viên : tư liệu, lượt đồ, giáo án.
Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/ Ổn định :
12a2...................................12a4..............................................
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái quát về VHVN từ cách mạng T8-1945 đến 1975.
TT1: Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
HS : - Đọc mục I (SGK)
GV hỏi: Hãy cho biết những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử của xã hội Việt Nam từ 1945 đến 1975 ?
Hs : trả lời
TT 2: - Tìm hiểu quá trình phát triển của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.
GV hỏi: Căn cứ vào SGK, cho biết văn học thời kì này chia làm mấy giai đoạn? Gồm những giai đoạn nào?
- 3 giai đoạn phát triển là:
+ 1945 - 1954. + 1955 - 1964. + 1965 - 1975.
TT3 - Trình bày nội dung chủ yếu của văn học giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 ?.
TT4 - Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu thuộc các thể loại thơ ca, văn xuôi, kịch, lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học mà anh (chị) biết.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: (SGK)
TT5 - Hiện thực được nhà văn tập trung phản ánh trong các tác phẩm là gì? Nêu những cảm hứng chính trong văn học giai đoạn này?
TT6 - Trong thời kì này xuất hiện những tác phẩm có hướng khai thác những vấn đề mới. Đó là những tác phẩm nào?
- Tác phẩm: Đi bước nữa (Nguyễn Thế Phương), Mùa lạc (Nguyễn Khải), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai), Trước giờ nổ súng (Lê Khâm)...
TT7 - So sánh hai giai đoạn 1 và 2 về nội dung phản ánh của văn học, anh (chị) thấy có điểm gì giống và khác?
- Giống nhau:
+ Đều tập trung ca ngợi lòng yêu nước, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần lạc quan.
+ Khác nhau: Giai đoạn sau, văn xuôi mở rộng đề tài thể hiện nhiều về công cuộc chủ nghĩa xã hội, thơ ca phát triển mạnh hơn.
TT8 - Đọc SGK về giai đoạn văn học 1965 - 1975. Thảo luận theo từng bàn trả lời các câu hỏi dưới đây:
a - Chủ đề bao trùm văn học giai đoạn 1965 đến 1975 là gì?
b - Kể tên một số tác phẩm văn xuôi viết ở miền Nam (trong máu lửa chiến tranh) và ở miền Bắc (xây dựng cuộc sống mới XHCN).
c - Phong cách giọng điệu chung của thơ giai đoạn này?
d - Những thành tựu đã đạt được của thơ ca.
TT9 - Trong vùng địch tạm chiếm ở miền Nam, ngoài những sáng tác chính thống và phản động, còn có những tác phẩm yêu nước và tiến bộ. Hãy kể tên những tác phẩm đó.
Những tác phẩm yêu nước và tiến bộ trong vùng địch tạm chiếm:
Bút máu (Vũ Hạnh), Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng), Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam)...
(Nhà văn Sơn Nam- ông già Nam bộ, Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê vừa qua đời vào hồi 12h20' 13/08/08)
I - KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
- Nền văn học mới ra đời phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nên thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm.
- Hình thành kiểu nhà văn mới: nhà văn - chiến sĩ.
- Đất nước trải qua nhiều sự kiện lớn:
+ Xây dựng cuộc sống mới.
+ Chống thực dân Pháp.
+ Chống đế quốc Mĩ.
- Hình thành những tư tưởng, tình cảm rất riêng.
- Do ảnh hưởng của chiến tranh nên văn học có đặc điểm riêng.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a) Chặng đường từ năm 1945 đến 1954
- Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến.
- Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, tinh thần lạc quan.
- Tính đại chúng, gắn bó đại chúng "quần chúng hoá sinh hoạt".
- Gắn bó sâu sắc với đời sống kháng chiến.
- Thể hiện hình ảnh nhân dân và anh bộ đội Cụ Hồ.
- Truyãûn ngàõn vaì kyï laì hai thãí loaûi cå âäüng måí âáöu cho vàn xuäi caïch maûng.
* Tiãu biãøu: truyãûn kyï cuía Tráön Âàng( Mäüt láön tåïi thuí âä, mäüt cuäüc chuáøn bë). Nam Cao(Âäi Màõt, Nháût Kyï åí ræìng). Kim Lán ( Laìng). Tæì nàm 1950 tråí âi xuáút hiãûn nhiãöu taïc pháøm vàn xuäi coï giaï trë, coï taïc pháøm âaût giaíi truyãûn kyï 51- 52- 54- 55à caïc taïc pháøm coï tênh sæí thi træî tçnh.
* Haûn chãú: chæa âi sáu phaín aïnh nhæîng màût khaïc nhau trong cuäüc säúng, êt miãu taí tám lyï nhán váût
- Thå ca: coï nhiãöu thaình tæûu âaïng kãø:
+ Viãút vãö non säng âáút næåïc: Häö Chê Minh, Täú Hæîu,Quang Duîng, Hoaìng Cáöm, Nguyãùn Âçnh Thià våïi mäüt caím hæïng yãu næåïc näöng naìn, loìng càm thuì giàûc sáu sàõc: hçnh aính nhán dán khaïng chiãún miãu taí âáûm neït bàòng tçnh caím sáu sàõc âàòm thàõm cuía caïc nhaì thå.
+ Caïc baìi thå kheïo kãút håüp giæîa håi thåí cäø truyãön vaì tênh hiãûn âaûi.
b) Chặng đường từ năm 1955 đến 1964
- Hiện thực trong văn học:
+ Xây dựng CNXH ở miền Bắc.
+ Đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Cảm hứng chính:
+ Ca ngợi sự đổi thay của đất nước và con người.
+ Tinh thần lạc quan tinh tưởng.
+ Nói chung đó là cảm hứng hiện thực và lãng mạn.
- Vần đề mới: ý nghĩa nhân văn, phản ánh phần nào những hi sinh mất mát.
c) Chặng đường từ năm 1965 đến 1975
- Chủ đề bao trùm: ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Một số tác phẩm văn xuôi viết ở miền Nam: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Giấc mơ ông lão vườn chim (Anh Đức), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Hòn đất (Anh Đức), Rừng U Minh (Trần Hiếu Minh...).
- Một số tác phẩm văn xuôi viết ở miền Bắc: Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), Bão biển (Chu Văn), Vùng trời (Hữu Mai)...
- Phong cách giọng điệu chung của thơ : Trẻ trung, sôi nổi, thông minh, lạc quan, yêu đời...
- Những thành tựu đã đạt được của thơ ca : Đánh dấu một bước tiến mới của nền thơ Việt Nam hiện đại; tập trung thể hiện cuộc ra quân của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam, khái quát tầm vóc dân tộc trong thời đại mới, tăng cường chất suy tưởng chính luận tạo âm vang rộng lớn mang hơi thở thời đại.
4/ Củng cố : Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu. Những đặc điểm cơ bản của văn học việt nam từ 1945 đến 1975.
5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tiết thứ : 02
Ngày soạn : 22/08/08
Ngày dạy :
Tên bài :
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
A/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CM tháng Tám 1945 đến 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX
2/ Kỹ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ CM T8 - 1945 đến hết TK XX
3/ Thái độ: Yêu quý nền văn học đân tộc, yêu quý văn học, nghiêm túc học tập.
B/ PHƯƠNG PHÁP :
GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần H.dẫn học bài.
GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :
1/ Chuẩn bị của giáo viên : tư liệu, lượt đồ, giáo án.
2/ Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/ Ổn định :
12a1...................................12a3..............................................
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới
Caïch maûng thaïng 8/ 1945 âaî mang laûi mäüt khê khê måïi cho toaìn xaî häüi vaì con ngæåìi Viãût Nam. Vàn hoüc dán täüc cuîng chuyãøn hæång sáu sàõc, tråí thaình nãön vàn hoüc caïch maûng. Để có hiểu biết tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CM tháng Tám 1945 đến 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX chúng ta cùng tìm hiểu bài học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: những đặc điểm cơ bản của văn học việt nam từ 1945 đến 1975
TT1 - Văn học Việt Nam trong 30 năm chiến tranh có những đặc điểm cơ bản nào?
TT2 - Phân tích đặc điểm 1 (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước).
- "Chủ yếu" nghĩa là "cái chính". Bên cạnh "cái chính" đó có những đặc điểm khác, thứ yếu.
- Cách mạng hoá văn học nghĩa là thế nào?
- Giải thích câu nói của Nguyễn Đình Thi: "Sắt lửa mặt trận đang đúc lên văn nghệ mới của chúng ta". Văn nghệ ở đây là chỉ nhiều ngành nghệ thuật khác; "sắt lửa" là ám chỉ đời sống chiến tranh. Hiện thực này như một lẽ tự nhiên đưa tất cả các nhà văn vào "guồng quay" chung của đất nước.
? Hai đề tài chính mà văn học tập trung thể hiện là gì?
(Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội)
? Hình tượng chính được thể hiện trong từng đề tài là gì?
BT3 - Phân tích đặc điểm 2: "Nền văn học hướng về đại chúng" (Hướng về đại chúng là hướng về ai? Ai hướng về? Để có được thái độ ấy đầu tiên nhà văn phải có tư tưởng, nhận thức gì?)
BT4 - Trình bày những biểu hiện của khuynh hướng sử thi và khuynh hướng lãng mạn trong văn học.
I - KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a) Chặng đường từ năm 1945 đến 1954
b) Chặng đường từ năm 1955 đến 1964
c) Chặng đường từ năm 1965 đến 1975
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học việt nam từ 1945 đến 1975
Có 3 đặc điểm cơ bản:
a - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Hình thành một lớp nhà văn mang trong máu thịt tinh thần cách mạng.
- Đề tài phản ánh là hiện thực cách mạng.
- Nội dung tư tưởng là lí tưởng cách mạng.
- Đề tài Tổ quốc: Hình tượng chính là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang, những lực lượng khác như dân quân, du kích, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, giao liên...
- Đề tài xây dựng CNXH: Hình tượng chính là cuộc sống mới, con người mới, mối quan hệ mới giữa những người lao động.
b - Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nhà văn gắn bó với nhân dân lao động những con người bình thường đang "làm ra đất nước" (khác với văn học trước năm 1945).
- Để có được thái độ ấy, đầu tiên là nhà văn phải có nhân lực đúng đặc về nhân dân, có tình cảm tốt đẹp với nhân dân, nhận ra công lao to lớn của họ trong lao động sản xuất và sự nghiệp giải phóng dân tộc (liên hệ đến Đôi mắt của Nam Cao, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, đến câu nói tâm nguyện của Xuân Diệu: "Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi - Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu"...).
- Nền văn học của ta mang tính nhân dân sâu sắc. Điều đó biểu hiện trong đời sống văn học như:
+ Lực lượng sáng tác: bổ sung những cây bút từ trong nhân dân.
+ Nội dung sáng tác: phản ánh đời sống nhân dân, tâm tư khát vọng nỗi bất hạnh của họ trong xã hội cũ, phát hiện khả năng và phẩm chất của người lao động, tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng.
+ Nghệ thuật: Giản dị, dể hiểu, ngắn gọn, tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, phát huy thể thơ dân tộc.
c - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
c1 Khuynh hướng sử thi:
- Là khuynh hướng đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, liên quan đến giai cấp, đồng bào, tổ quốc và thời đại.
- Nhân vật bình thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.
- Cái đẹp của mỗi cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Nếu có nói đến cái riêng thì cũng phải hoà vào cái chung.
"Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương, tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi miến anh ăn".
(Nguyễn Đình Thi)
- Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ.
"Ôi Việt Nam từ trong biển máu
Người vươn lên như một thiên thần"
(Tố Hữu)
- Người cầm bút nhìn cuộc đời bằng "Con mắt Bạch Đằng - con mắt Đống Đa".
- Nhân vật thường đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc, có tính cách và tình cảm phi thường "Còn một giọt máu tươi còn đập mãi" (Người con gái Việt Nam - Tố Hữu).
- Một số tác phẩm mang đậm không khí núi rừng. "Suốt đêm nghe cả rưng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng" (Rừng xà nu).
Tóm lại: Cảm hứng sử thi là cảm hứng vươn tới những cái lớn lao, phi thường qua những hình ảnh tráng lệ.
c2 - Khuynh hướng lãng mạn:
- Là khuynh hướng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai "Trán cháy rực nghĩ trời đất mới - Lòng ta bát ngát ánh bình minh" (Nguyễn Đình Thi) hoặc: "Từ trong đổ nát hôm nay - Ngày mai đã đến từng giây từng giờ" (Tố Hữu).
Dẫn chứng:
+ Chị Sứ (Hòn đất - Anh Đức)
+ Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu).
- Khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
4/ Củng cố : Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu. Những đặc điểm cơ bản của văn học việt nam từ 1945 đến 1975.
5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
*****************************************************************************************
Tiết thứ : 03
Ngày soạn :23/08/2010
Ngày dạy :
Tên bài :
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức : Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
2/ Kỹ năng : Có kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận trong văn nghị luận.
3/ Thái độ: Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo lý để không ngừng tự hoàn thiện mình, từ đó bước vào đời được vững vàng hơn.
B/ PHƯƠNG PHÁP :
1/ Chuẩn bị của giáo viên : tư liệu, giáo án.
2/ Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.
C/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/ Ổn định :
12a1................/..............12a3................/...................
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới
Đặt vấn đề: Nhà thơ Tố Hữu viết: Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau. Vậy câu thơ ấy thể hiện tư tưởng, đạo lý gì? Bài học này sẽ giúp các em có những kỹ năng viết bài văn nghị luận về những vấn đề như trên.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý
TT1 : thảo luận: Phân tích đề văn trên và tìm ý cho bài viết.
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: "Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?"
Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
Với TTN ngày nay sống thế nào là sống đẹp?
Để sống đẹp cần rèn luyện những phẩm chất gì?
Với đề bài trên cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
Cần sử dụng những tư liệu thuộc lĩnh vực nào để làm dẫn chứng?
TT2 - Trên cơ sở các ý đã được xác định, hãy tiến hành lập dàn ý theo ba bước: mở bài, thân bài và kết luận (với một số câu hỏi gợi ý ở dưới).
Giới thiệu vấn đề theo các nào?
? - Giải thích khái niệm "sống đẹp"?
? Phân tích và nêu dân chứng về phẩm chất của một người sống đẹp ?
Những điều cần ghi nhớ:
HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, đặc biệt nhấn mạnh sự trao đổi mang tính chất hai chiều: đúng - sai; phải - trái; công nhận - bác bỏ..., bộc lộ thái độ dứt khoát, rõ ràng. Văn nghị luận không chỉ thuyết phục, hấp dẫn bằng lí mà còn ở sự truyền cảm của một trái tim yêu, ghét rõ ràng, phân minh.
Hoạt động 2: Luyện tập
BT1. Đọc đoạn văn sau và thực nghiệm các yêu cầu ở dưới (Đoạn văn trong SGK).
a - Vấn đề mà J. Nê-ru đưa ra để nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy hãy đặt tên cho văn bản.
b - Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào, nêu ví dụ.
Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?
BT2 - Nhà văn L. Tôn-xtôi nói về lí tưởng (xem SGK). Nêu suy nghĩ của anh chị về vai trò của lí tưởng.
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
1. Tìm hiểu đề
a - Vấn đề đặt ra: Lẽ sống và lối sống đẹp của con người.
- Sống đẹp là sống có văn hoá, biết cống hiến: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" (Tố Hữu); là sống giàu tình thương, nhân ái, sống không ích kỉ, hẹp hòi, biết giúp đỡ lẫn nhau, sống có tình cảm nhân loại, và biết phấn đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn...
b - Có thể trình bày 4 luận điểm:
+ Khái niệm "sống đẹp".
+ Nội dung "sống đẹp".
+ Những quan niệm khác nhau về "sống đẹp".
+ Thái độ của chúng ta.
c - Các thao tác chính cần được sử dụng trong bài:
+ Giải thích.
+ Chứng minh.
+ Phân tích.
+ Bình luận (thao tác chính).
d- Tư liệu làm dẫn chứng: thuộc lĩnh vực cuộc sống con người trong đời sống lao động sản xuất, chiến đấu và nghiên cứu khoa học cả xưa và nay.
Có thể dùng dẫn chứng trong thơ văn, vì thơ văn lấy chất liệu từ cuộc sống.
* Nhận xét:
- Trọng tâm vấn đề: bàn luận về lẽ sống
- Thao tác chính: bình luận.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Có thể nêu ý: Giá trị cuộc sống của con người là ở phẩm chất sống được xác lập trong mối quan hệ với cộng đồng. Từ khi còn là một thanh niên Tố Hữu đã đi tìm lẽ sống cho mình.
- Cách nêu luận đề: chọn một trong hai cách đều được.
- Ý kiến của M.Gor-ki: "Trong con người có hai khuynh hướng phủ định lẫn nhau, đấu tranh lẫn nhau nhiều hơn và thường xuyên hơn cả: khuynh hướng sống cho tốt hơn và khuynh hướng sống cho sướng hơn".
b. Thân bài
- Giải thích khái niệm "sống đẹp"
+ "Ý nghĩa cuộc sống" là một vấn đề trăn trở của nhân loại từ xưa đến nay, chẳng hạn suy nghĩ của nhân vật Hăm-lét trong đoạn trích: "Sống hay không sống" (kịch Hăm-lét của Sếc-xpia).
+ "Sống đẹp" là sống có ý nghĩa, sống có mục đích cao cả, biết hi sinh, cống hiến chứ không ích kỉ, biết "nhận" nhưng phải biết "cho" sống có văn hoá, có tình bạn chung thuỷ, phẩn đấu cho một xã hội tốt đẹp, anh dũng và khiêm tốn...
+ Sống đẹp thực chất là sống tốt, hướng về chân, thiện, mĩ
+ Có tư tưởng, tình cảm đẹp chưa đủ, phải hành động qua thực tiễn công tác ở cương vị mình dù là một công nhân quét rác, công nhân cầu đường, làm về sinh rãnh...
Phân tích và nêu dân chứng về phẩm chất của một người sống đẹp:
- VD1 - Hình ảnh Bác Hồ:
+ Tình yêu thương vô hạn với người dân Việt Nam và nhân loại
+ Sự phấn đấu và cống hiến vĩ đại.
+ Một lãnh tụ một danh nhân văn hoá của thế giới.
+ Biểu hiện của "trung với nước, hiếu với dân".
+ Khiêm tốn, giản dị, liêm khiết, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân...
- VD2 - Hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu, Út Tịch, Trần Thị Lý,...
+ Anh dũng, hi sinh quyền lợi cá nhân quan tâm đến người khác ở từng cái nhỏ nhặt (Nguyễn Văn Trỗi).
+ Căm thù giặc sâu sắc, anh dũng hi sinh (Nguyễn Viết Xuân).
+ Đem cả thân thể mình ra lấp lỗ châu mai (Phan Đình Giót).
+ Kiên cường, bất khuất (Võ Thị Sáu)...
Nhận xét chung: tuy cương vị, việc làm hành động có khác nhau nhưng họ gặp gỡ ở một điểm là "sống đẹp".
- Bình luận:
+ Bài học cho bản thân: đấu tranh với chính bản thân mình để loại bỏ dần những cái nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết thu vét cho cá nhân sống vô cảm, hèn nhát, phản bội quá khứ, bạn bè, tổ quốc, sống trên mồ hôi nước mắt người khác, lười biếng.
+ Đấu tranh với những kẻ có tư tưởng và hành động xấu,
+ Một số quan niệm sống khác cần phê phán, đó là: sống thực dụng, tầm thường chạy theo vật chất mà coi nhẹ tinh thần, tình cảm, thậm chí cả với cha mẹ, anh chị đồng đội, sống bằng cái khổ của người khác, quan hệ mang tính chất lợi dụng trắng trợn.
Một biểu hiện nữa của lối sống cần phê phán là sự dửng dưng trước nỗi đau của người khác, sống với đôi mắt "ráo hoảnh của phường ích kỉ", sống rất thiếu văn hoá, chà đạp lên người khác vì "trong tay đã sẵn đồng tiền".
c. Kết luận
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề sống đẹp.
- Nhắc nhở, cảnh tỉnh mọi người đừng chạy theo những cái tầm thường phù phiếm mà bỏ đi những giá trị đích thực quý báu.
II. Luyện tập
BT1. Đọc đoạn văn sau và thực nghiệm các yêu cầu ở dưới (Đoạn văn trong SGK).
a - Vấn đề mà J. Nê-ru đưa ra để nghị luận : Vấn đề văn hoá, sự khôn ngoan của con người.
- Đặt tên cho văn bản: Văn hoá và sự khôn ngoan của con người.
b- Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận:
Giải thích, phân tích, chứng minh bình luận.
Ví dụ (về thao tác giải thích):
"Văn hoá có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Văn hoá có phải là khả năng hiểu được bản thân mình và hiểu được người khác, là khả năng làm người khác hiểu được mình không? Tôi nghĩ rằng văn hoá là tất cả những cái đó".
c- Nét đặc sắc trong diễn đạt:
+ Dùng câu nghi vấn để thu hút.
+ Lập cú pháp và phép thế.
+ Diễn dịch - quy nạp.
BT2 - Nhà văn L. Tôn-xtôi nói về lí tưởng (xem SGK).
a. Khái niệm "lí tưởng"
- Là ước mơ cao đẹp nhất, là hình ảnh tuyệt với về một con người kiểu mẫu, một xã hội hoàn hảo, là biểu tượng trong sáng hoàn thiện, hoàn mĩ của cuộc sống mà cá nhân tự xây dựng cho bản thân mình và xem như mục đích để vươn tới. Lí tưởng là lẽ sống, là mục tiêu phấn đấu thu hút mọi hoạt động của cả một đời người.
b. Vai trò của lí tưởng
+ Khát vọng chi phối sự phấn đấu
+ Hướng tới cái đẹp hoàn thiện
+ Vẫy gọi người ta vươn tới
+ Tạo niềm lạc quan và tự do trong hành động
"Người nào không biết ngày mai mình sẽ làm gì, thì người đó là kẻ khốn khổ" (M.Gor-ki)
c. Thái độ: tán thành.
d. Lí tưởng của cá nhân và con đường phấn đấu cho lí tưởng ấy.
- Không ngừng học tập, tu dưỡng và hành động.
4/ Củng cố : phần ghi nhớ SGK
5/ Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :
Tiết thứ : 04
Ngày soạn : 23/08/08
Ngày dạy : 12 B5......./.......12B6.........../......
Tên bài :
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
A/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ CM tháng Tám 1945 đến 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX
2/ Kỹ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ CM T8 - 1945 đến hết TK XX
3/ Thái độ: Yêu quý nền văn học đân tộc, yêu quý văn học, nghiêm túc học tập.
B/ PHƯƠNG PHÁP :
GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần H.dẫn học bài.
GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH :
1/ Chuẩn bị của giáo viên : tư liệu, lượt đồ, giáo án.
2/ Chuẩn bị của học sinh : soạn bài, sách vở, giấy bút.
D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1/ Ổn định : Kiểm tra sĩ số 12B5...................................12B6..............................................
2/ Kiểm tra bài cũ : uá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học việt nam từ 1945 đến 1975.
3/ Bài mới
a) Đặt vấn đề: chúng ta cùng tìm hiểu bài học này những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX
b) Triển khai bài:
Ho¹t ®éng cña thÇy, trß
Néi dung kiÕn thøc
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết Tk XX
TT1 - Trình bày hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn học Việt Nam 15 năm cuối TK XX
TT2 - Nêu nhận định về các bước đổi mới và các thành tựu của văn học giai đoạn 1975 đến cuối TK XX.
a - Dựa vào SGK hãy cho biết diễn biến đổi mới của thơ ca và văn xuôi? Kể tên một số tác giả tiêu biểu cho sự thành công trong đổi mới.
- Nhận định: từ năm 1975 đến năm 1985 là chặng đường chuyển tiếp, trăn trở. Từ 1986 trở đi là chặng đường văn học có nhiều đổi mới. - Sau đại hội VI, văn học có những đổi mới mạnh mẽ:
+ Chuyển sang hướng nội: bộc lộ tiếng lòng và những trắc ẩn
+ Nở rộ trường ca với mục đích tổng kết, khái quát chiến tranh.
+ Chất nhân bản, nhân văn được đề cao hơn, đi sâu vào những nỗi đau và bất hạnh của từng thân phận con người sau chiến tranh.
+ Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Mạnh Hảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Minh...
b - Kể tên một số tác phẩm văn xuôi viết theo tinh thần đổi mới? Cách khám phá con người có gì khác trước?
c - Vì sao phóng sự và kí lại có cơ hội phát triển?
d - Kể tên một số vở kịch tiêu biểu.
e - Lĩnh vực nghiên cứu phê bình v
File đính kèm:
- giao an 12 van.doc