A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
- Hiểu được bài thơ là khát vọng tự do mãnh liệt không chỉ của cá nhân nhà thơ mà còn là của nhân dân Pháp khi bị phát xít Đức xâm lược trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
- Nắm được các biện pháp nghệ thuật cơ bản của bài thơ: điệp khúc, kết cấu vòng tròn, nhân cách hóa . góp phần diễn tả cảm xúc dào dạt, tuôn trào.
- Vun đắp tình yêu tự do, nhận thức tự do của mỗi cá nhân phải luôn gắn với tự do của tổ quốc, dân tộc.
B. Phương pháp giảng dạy
- Học sinh soạn các câu hỏi GV phân công. Trên lớp hs trình bày, lớp phát biểu thảo luận; Giáo viên kết luận vấn đề.
- Phân công chuẩn bị của học sinh (cuối tiết học trước): Tất cả hs đều đọc và soạn các câu hỏi trong sgk (chuẩn), chuẩn bị trình bày nhóm (2,3 phút)
+ Nhóm 1: câu 2,3.
+ Nhóm 2: câu 4.
C. Phương tiện giảng dạy :
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản thiết kế
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp :
2. Lời vào bài : Tự Do là một đề tài lớn mang tính nhân văn phổ quát, thể hiện khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại. Đề tài Tự Do trở thành thánh ca của cuộc kháng chiến chống phát xít Đức trong thế chiến thứ 2, và bài thơ Tự Do của nhà thơ Pôn Ê-luy-a đã trở thành tiếng lòng đồng vọng của hàng triệu con tim nước Pháp đang rên xiết vì bị mất nước.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 18927 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Đọc thêm: Tự do - P. ê-Luy-a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc thêm: TỰ DO
42---------------------------------------------------------------------------------------------------P. Ê-LUY-A
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh :
- Hiểu được bài thơ là khát vọng tự do mãnh liệt không chỉ của cá nhân nhà thơ mà còn là của nhân dân Pháp khi bị phát xít Đức xâm lược trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
- Nắm được các biện pháp nghệ thuật cơ bản của bài thơ: điệp khúc, kết cấu vòng tròn, nhân cách hóa ... góp phần diễn tả cảm xúc dào dạt, tuôn trào.
- Vun đắp tình yêu tự do, nhận thức tự do của mỗi cá nhân phải luôn gắn với tự do của tổ quốc, dân tộc.
B. Phương pháp giảng dạy
- Học sinh soạn các câu hỏi GV phân công. Trên lớp hs trình bày, lớp phát biểu thảo luận; Giáo viên kết luận vấn đề.
- Phân công chuẩn bị của học sinh (cuối tiết học trước): Tất cả hs đều đọc và soạn các câu hỏi trong sgk (chuẩn), chuẩn bị trình bày nhóm (2,3 phút)
+ Nhóm 1: câu 2,3.
+ Nhóm 2: câu 4.
C. Phương tiện giảng dạy :
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản thiết kế
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp :
2. Lời vào bài : Tự Do là một đề tài lớn mang tính nhân văn phổ quát, thể hiện khát vọng vĩnh cửu của con người mọi thời đại. Đề tài Tự Do trở thành thánh ca của cuộc kháng chiến chống phát xít Đức trong thế chiến thứ 2, và bài thơ Tự Do của nhà thơ Pôn Ê-luy-a đã trở thành tiếng lòng đồng vọng của hàng triệu con tim nước Pháp đang rên xiết vì bị mất nước.
....
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc hiểu phần TD
I. Tiểu dẫn.
1. Dựa vào TD, em hãy tóm lược những nét cơ bản nhất về tác giả và tác phẩm ?
2. Nhận xét phần trả lời của hs, nhấn mạnh nội dung chính.
3. Lưu ý hs: nguyên tác bài thơ có 21 khổ thơ (không kể dòng cuối cùng: Tự Do), không vần, không dấu chấm câu- trừ dòng cuối cùng. Bản dịch có 12 khổ thơ.
HS (đã đọc TD ở nhà) phát biểu.
- Nêu được các nét lớn về tác giả.
- Nêu được hoàn cảnh ra đời bài thơ.
1. Tác giả:
- Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn nước Pháp.
- Từng tham gia trào lưu siêu thực. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông thoát ly chủ nghĩa siêu thực, cùng nhân dân Pháp kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít.
- Thơ ông mang đậm chất trữ tình chính trị, hơi thở của thời đại
2. Bài thơ "Tự do":
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào mùa hè 1941, lúc nước Pháp đang bị phát xít Đức xâm lược.
- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập "Thơ ca và chân lý, 1942" (1942).
*Hoạt động 2: Tổ chức đọc hiểu.
II. Hướng dẫn đọc hiểu .
1. Hướng dẫn cách đọc: giọng tha thiết, bồi hồi; nhấn giọng ở câu kết mỗi khổ thơ và từ TỰ DO.
2. Gọi 1 hs đọc bài thơ.
HS đọc.
*Hoạt động 3: HD đọc hiểu chi tiết.
1. Em hãy nêu ngắn gọn ấn tượng chung nhất của mình sau khi đọc bài thơ ?
(Về hình thức, về nhân vật em, về tứ thơ ?)
* Diễn giảng thêm: Bài thơ trữ tình chính trị, khắc họa không khí thời đại - mang đậm PC của tác giả.
2. Dựa vào đặc điểm hình thức và nội dung bài thơ, em hãy chia đoạn và gọi tên các đoạn thơ ?
3. Gọi đại diện nhóm 1 trình thuyết trình theo phân công.
4. Nhận xét. Gợi ý hs phát biểu bổ sung (nếu cần). Kết luận các nội dung chính.
DG: Hình ảnh thơ giản dị lấy từ cuộc sống nhưng vẫn rất sâu xa.
(Có thể lưu ý về tính siêu thực của bài thơ: ngẫu hứng, phi logic, phá vỡ sự ngăn cách khách thể và chủ thể, chú trọng hình ảnh thị giác ...)
- Lưu ý hs: chọn 1,2 khổ thơ tiêu biểu để phân tích (VD khổ 4,5).
4. HD tìm hiểu khổ thơ cuối.
- Tự Do có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả và mọi người ?
5.Yêu cầu hs tóm tắt những đặc sắc về nghệ thuật bài thơ.
HS trả lời được:
- Hình thức: điệp
- Tự Do được nhân hóa thành em.
- Dựa vào HCRĐ rút ra tứ thơ.
HS chia bài thơ làm 2 đoạn, dùng điệp khúc để gọi tên.
Nhóm 1 trình bày (C2,3 sgk): (2-3 phút)
- Nổi bật hình thức lặp kết cấu, điệp từ trên... trên theo kiểu "xoáy tròn"; câu thứ tư mỗi khổ như một điệp khúc.
- "Tôi viết tên em" lên mọi không gian, thời gian
(Hữu hình: Viết trên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan).
(Vô hình: Viết trên thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh...)
Hs trả lời được các nét nghĩa của đoạn thơ.
HS dựa vào phần phân tích trên trả lời.
Em = TỰ DO (nhân hóa)
Tứ thơ bao trùm: Khát vọng tự do.
1. Nội dung.
a, 11 khổ đầu: Tôi viết tên em- Tự Do.
- Từ "trên" thể hiện cả không gian và thời gian:
+ Chỉ địa điểm - không gian( tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu)+ Chỉ thời gian ( tôi viết Tự Do khi nào)
- Tôi viết tên em lên mọi không gian bao la, lên mọi thời gian; Viết tên em lên những vật cụ thể hữu hình và cả những cái vô hình.
® Hình ảnh được liên tưởng ngẫu hứng. Tình yêu, khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ
b, Khổ cuối: Tôi gọi tên em - Tự Do.
- Tự do- sức mạnh nhiệm màu.
- Tự do- tái sinh những cuộc đời
® Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hy sinh vì tự do.
2. Nghệ thuật:
- Trùng điệp thủ pháp liệt kê, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc ... qua các khổ thơ.
- Hiệu quả: Nhạc điệu thơ gợi mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết
III. Kết luận.
1. Gọi đại diện nhóm 2 trình thuyết trình theo phân công.
(Giải thích gọn về tính đa chủ thể của bài thơ)
2. DG thêm: tác động rộng lớn của bài thơ khi nó ra đời và khát vọng tự do vĩnh cửu của con người, của các dân tộc.
Nhóm 2 trình bày (C4 sgk). Từ đó khái quát chủ đề bài thơ.(1-2 phút)
- Chủ đề: Khát vọng tự do cũng là lời kêu gọi hành động vì tự do của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị phát xít xâm lăng.
- Không thể sống trong nô lệ, Tự Do trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, là lương tâm của thời đại.Vì thế, bài thơ được xem là thánh ca của thơ kháng chiến Pháp.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu hs tóm tắt thật gọn những cốt lõi về nội dung và nghệ thuật.
- Sau khi học bài thơ, em hãy bàn về hai chữ Tự Do trong cuộc sống hôm nay.
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt”
4. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- 42 TU DO.DOC