A - Mục tiêu bài học:
Giúp HS :
- Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý, trước hết là kĩ năng tìm
hiểu đề và lập dàn ý.
- Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan điểm
sai lầm về lý tưởng, đạo lý.
B – Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
C – Cách thức tiến hành:
Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại để giúp học sinh giải quyết yêu cầu của đề bài trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
D – Tiến trình giờ dạy:
1 – Ổn định tổ chức: A6 – T1 – 22/8/2008
2 – Giới thiệu bài:
Năm học này là năm học đầu tiên thực hiện đổi mới SGK lớp 12. Chương trình có bổ sung những văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng. Đây là một điểm mới có ý nghĩa quan trọng chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống. Trong tiết học hôm nay, thầy cùng các em tìm hiểu kiểu bài : Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
47 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 3
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
A - Mục tiêu bài học:
Giúp HS :
Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý, trước hết là kĩ năng tìm
hiểu đề và lập dàn ý.
Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan điểm
sai lầm về lý tưởng, đạo lý.
B – Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
C – Cách thức tiến hành:
Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại để giúp học sinh giải quyết yêu cầu của đề bài trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư tưởng, đạo lý.
D – Tiến trình giờ dạy:
1 – ổn định tổ chức: A6 – T1 – 22/8/2008
2 – Giới thiệu bài:
Năm học này là năm học đầu tiên thực hiện đổi mới SGK lớp 12. Chương trình có bổ sung những văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng. Đây là một điểm mới có ý nghĩa quan trọng chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống. Trong tiết học hôm nay, thầy cùng các em tìm hiểu kiểu bài : Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Đề bài :
Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu :
“ ôi ! sống đẹp là thế nào hỡi bạn”.
H – Vấn đề cần bàn luận của đề văn này là gì?
H – Với đề văn này, ta cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
H – Bài văn này cần sử dụng những tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu dẫn chứng trong văn học được?
H – Em xác định nội dung trong phần mở bài?
H – Hình thành từng ý trong phần thân bài?
H – Xác định nội dung trong phần kết bài?
H – Những hiểu biết của em về nghị luận xã hội nói chung và cách làm một bài văn nghị luận tư tưởng đạo lý nói riêng?
H – Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra nghị luận là gì?
H - Đặt tên cho văn bản đó ?
H – Những thao tác nghị luận?
H – Nhận xét cách diễn đạt?
1– Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Bước 1 :Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện tập để biết cách làm một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
a – Tìm hiểu đề :
+ Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề “Sống đẹp”. Đây là vấn đề cơ bản mà mỗi người muốn xứng đáng là “con người” cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực.
+ Các thao tác tổng hợp như giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận.
+ Sử dụng chủ yếu những tư liệu thực tế để làm dẫn chứng. Có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn nhưng không nhiều.
b – Lập dàn ý :
* Mở bài :
+ Giới thiệu vấn đề. Theo cách diễn dịch, hay quy nạp, hay phản đề…
+ Dẫn nguyên văn câu thơ của Tố hữu, có thể khái quát nội dung tinh thần của bài viết.
* Thân bài :
+ Giải thích: Thế nào là sống đẹp?
- Sống đẹp là sống có lí tưởng ( mục đích sống đúng đắn, cao đẹp).
- Sống đẹp là sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh nhân hậu.
- Sống đẹp là sống có trí tuệ, có kiến thức ngày một mở rộng, phong phú.
- Sống đẹp là sống có hành động tích cực, lương thiện…
+ Giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.
+ Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống và trong văn học.
+ Để trở thành người sống đẹp ta phải?
Với học sinh, thanh niên muốn thành người sống đẹp cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách…
* Kết bài :
+ Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp. Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất trong nhân cánh của con người. Câu thơ của Tố Hữu có tác dụng gợi mở,
nhắc nhở chung cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay.
Bước 2 : Hướng dẫn học sinh sơ kết, nêu hiểu biết về nghị luận xã hội nói chung, cách làm bài nghị luận tư tưởng đạo lý xã hội nói riêng.
2 - Ghi nhớ :
+ Bài văn nghị luận về một tư tưởng , đạo lý xã hội thường có một số nội dung sau :
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lí
cần bàn luận.
- Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra những bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí…
+ Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc ; có thể sử dụng một số biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải có chừng mực.
3 - Luyện tập :
Bài tập 1
a – Vấn đề :
+ Phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người.
+ Đặt tên : “ Thế nào là con người có văn hoá”, ‘Một trí tuệ có văn hoá”…
b - Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận : Giải thích (đoạn 1:...Văn hoá có nghĩa là…); Phân tích (… Một trí tuệ có văn
hoá…); Bình luận (Đến đây, tôi sẽ đón các bạn…)
c – Cách diễn đạt trong văn bản khá sinh động. Trong phần giải thích, tác giả đưa ra nhiều câu hỏi rồi tự trả lời ; Trong phần phân tích, bình luận, tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc tạo nên quan hệ thân mật thẳng thắn giữa người viết với người đọc….
Bài tập 2 : Học sinh luyện tập ở nhà.
E – Hướng dẫn học bài :
* Soạn bài : Tuyên ngôn độc lập.
Tuần 1- Tiết 4
Tuyên ngôn độc lập
( Hồ Chí Minh )
A - Mục tiêu bài học:
Giúp HS :
Hiểu được những nét chính khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
B – Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
C – Cách thức tiến hành:
Hướng dẫn học sinh trước khi đến lớp đọc kĩ SGK. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó, GV nhấn mạnh, khắc sâu những ý.
D – Tiến trình giờ dạy:
1 – ổn định tổ chức: A6 – T2 – 22/8/2008
A14 – T3 – 22/8/2008
2 – Bài mới :
Phần một : Tác giả
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Đọc phần I.
H – Cho biết một vài nét về tiểu sử và cuộc đời của Bác?
H – Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
H – Em hiểu văn chính luận của Bác như thế nào?
H – Nội dung và tinh thần chủ yếu trong những tác phẩm chính luận của Bác là gì?
Đọc. Kể tên một số truyện kí tiêu biểu của Hồ Chí Minh?
H- Kể tên những tập thơ của Bác?
H – Em hiểu gì về phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?
I – Vài nét về tiểu sử :
+ Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. Người lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
+ Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Hồ Chí Minh còn để lại một di sản văn học quý giá. Người là nhà văn , nhà thơ lớn của dân tộc.
II – Sự nghiệp văn học :
Quan niệm sáng tác :
a- Hồ Chí minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Quan điểm nghệ thuật này thể hiện rõ trong hai câu thơ : “Nay ở trong thơ nên có thép, - Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.( Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”). Về sau, trong thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ toàn quốc1951, Người lại khẳng định : “Văn hoá cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
b- Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Tính chân thật là cơ sở của sự sáng tạo nghệ thuật. Người nhắc nhở nghệ sĩ “nên chú ý phát
huy cốt cách dân tộc”và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.
c- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi : “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì” (mục đích), Sau đó mới quyết định : “Viết cái gì?”(nội dung) và”Viết thế nào?” (hình thức). Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Người đã vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau. Vì thế , những tác phẩm của Người chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng.
Phương châm sáng tác của Bác nói trên cũng giải thích vì sao trong trước tác của Người có những bài văn, bài thơ lời lẽ nôm na, giản dị, dễ hiểu nhưng bên cạnh đó lại có những tác phẩm đạt tới trình độ nghệ thuật cao, phong cách độc đáo.
2 – Di sản văn học :
a- Văn chính luận :
+ Khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân đã thu hút phần lớn tâm huyết của Hồ Chí Minh vào thể loại văn chính luận.
+ Những tác phẩm được viết với mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.
+ Những bài văn chính luận xuất hiện thường xuyên trên các tờ báo “Người cùng khổ”, “Nhân đạo”.
+ Tiêu biểu nhất cho văn chính luận của Bác là “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Cuốn sách đã tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa.
+ Tác phẩm tiêu biểu cho văn chương chính luận của Hồ Chí Minh còn là bản “ Tuyên ngôn độc lập”. Đó là một văn kiện lịch sử trọng đại. đồng thời là một áng văn chính luận mẫu mực…
b- Truyện và kí :
+ Trong thời gian hoạt động ở Pháp, ngoài những tác phẩm chính luận, Nguyễn ái Quốc còn sáng tác một số truyện ngắn, kí, tiểu phẩm,…sau này được tập hợp trong tập “Truyện và kí”.
+ Đó là những truyện viết bằng tiếng Pháp đăng báo ở Pa- ri như Pa-ri, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói, Đồng tâm nhất trí, Vi hành,
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu…
c- Thơ ca :
+ Thơ ca của Hồ Chí Minh được in trong các tập : Nhật kí trong tù (viết năm 1942 – 1943), xuất bản năm1960, Thơ Hồ Chí Minh (1967), và Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1990).
+ Nhật kí trong tù( Ngục trung nhật kí) là một tập nhật kí bằng thơ được viết trong thời gian Người bị giam cầm trong nhà tù Quốc dân đảng tại Quảng Tây Trung Quốc từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
- Bức chân dung tự hoạ tinh thần Hồ Chí Minh.
+ Ngoài Nhật kí trong tù còn phải kể đến một số chùm thơ Người sáng tác ở Việt Bắc từ năm 1941 đến năm 1945 và trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
3 – Phong cách nghệ thuật :
+ Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng.
+ Đó là sự hoà hợp giưã bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất trữ tình và chất thép, giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc, sâu sắc.
III – Kết luận :
+ Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
+ Tìm hiểu văn thơ của Bác, người đọc thuộc nhiều thế hệ sẽ tìm thấy những bài học cao quý.
Ghi nhớ : (SGK).
E – Hướng dẫn học bài :
+ Trả lời các câu hỏi.
+ Làm bài luyện tập.
+ Soạn bài :
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Tuần 2 – Tiết 5
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
A - Mục tiêu bài học:
Giúp HS :
Nhận thức được sự trong sáng là một trong những phẩm chất của tiếng Việt, là kết quả
phấn đấu lâu dài của ông cha ta. Phẩm chất đó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau.
Có ý thức giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, quý trọng di sản của cha ông;
có thói quen rèn luyện kĩ năng nói và viết nhằm đạt được sự trong sáng; đồng thời biết phê phán và khắc phục những hiện tượng làm vẩn đục tiếng Việt.
B – Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
C – Cách thức tiến hành:
Từ những ngữ liệu thực tế, hướng dẫn học sinh thảo luận nhận xét, đi đến kết luận.
D – Tiến trình giờ dạy:
1 – ổn định tổ chức: A14 – T4 – 22/8/2008
A6 – T2 – 25/8/2008
2 – Bài mới :
Nhà thơ Lưu quang Vũ có những câu thơ biểu hiện tình yêu của mình đối với tiếng Việt :
“Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quyên nỗi mình quen áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình”.
(Tiếng Việt)
Bác Hồ dạy : “Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc”.
Thầy cùng các em tìm hiểu bài học hôm nay : Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Đây là khái niệm có tính chất trìu tượng, không dễ nắm bắt. Để
phân biệt thế nào là trong sáng,
thế nào là không trong sáng, ta cần xét ba ví dụ trong SGK.
H – Em có nhận xét gì về ba câu văn?
H – Theo em, thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt ?
H – Em hiểu điều này như thế nào?
H – Em có thể cho một ví dụ?
H – Theo em, sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện như thế nào nữa?
H - Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du và Hoài Thanh ?
H – Khôi phục các dấu câu trong đoạn văn ?
H – Nhận xét và thay từ ngữ ?
I – Sự trong sáng của tiếng Việt
+ Câu (a) diễn đạt không rõ nội dung : Vừa thiếu ý (Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước …như thế nào?), vừa không mạch lạc (bộ phận “tuy xa nhưng vẫn nhớ về tổ quốc” không rõ mối quan hệ với thành phần ở trước). Do đó, câu (a) là câu không trong sáng. Còn câu (b) và câu (c) diễn đạt rõ nội dung : Quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận mạch lạc. Vì thế, hai câu (b) và (c) là những câu trong sáng.
a1 - Sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở hệ thống các chuẩn mực (ý nghĩa, câu chữ) và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó. Nói, viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc tiếng Việt sẽ đảm bảo được tính trong sáng của lời nói. Ngược viết, nói sai chuẩn mực, sai quy tắc là không trong sáng.
* Mặt khác, cần hiểu rõ chuẩn mực không phủ nhận sự chuyển đổi linh hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới.
+ Đây là sự sáng tạo trong trong cách diễn đạt của ngôn ngữ văn chương. Đó là những phép tu từ để tạo nên sự chuyển nghĩa gợi cho người đọc sự liên tưởng và những rung động thẩm mĩ… (Cho một vài ví dụ).
2 - Sự trong sáng của tiếng Việt nghĩa là tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng – sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.
- Có người sính dùng chữ Hán. Không nói máy bay mà nói phi cơ. không nói vùng trời mà nói không phận…Hoặc hiện nay có những người thích dùng ; Computer (máy vi tính), mobile phone (điện thoại di động).
* Tuy nhiên, nếu trong tiếng Việt không có yếu tố nào đó để biểu hiện thì có thể vay mượn từ nước ngoài. Sự vay mượn này là cần thiết vì nó nó làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú.
Ngay từ năm 1947, trong cuốn “Sửa đổi làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết : “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phải có chừng có mực. Tiếng nào ta sẵn thì dùng tiếng ta”
Như vậy, sự trong sáng của tiếng Việt không chấp nhận những yếu tố lai căng, pha tạp trong khi vẫn dung hợp những yếu tố tích cực đối với tiếng Việt.
3 – Sự trong sáng của tiếng Việt còn biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói.
Người xưa có câu “Người thanh tiếng nói cũng thanh”. Sự trong sáng trong lời nói chính là thể hiện vẻ thanh lịch, nét văn hoá của con người.
a Ghi nhớ :
Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt. Phẩm chất ấy được biểu hiện ở những phương diện chủ yếu như : tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt; sự không lai căng, pha tạp và tính lịch sự, văn hoá trong lời nói,…
Luyện tập :
Bài tập 1
Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du và Hoài Thanh :
Các từ ngữ mà nhà phê bình Hoài Thanh đã thể hiện tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Ví dụ “Kim Trọng rất mực chung tình” là rất
chính xác. Kim Trọng yêu say đắm Thuý Kiều, nhưng chỉ vì tai hoạ giáng xuống gia đình Kiều
nên mối tình của họ không được toại nguyện. Mặc dù được thay thế bằng mối tình của Thuý Vân nhưng Kim Trọng không lúc nào nguôi tình cảm với Thuý Kiều. Kim trọng đã bằng mọi cách để tìm tung tích của Thuý Kiều và cuối cùng đã tìm được nàng bị lưu lạc ở phương xa. Tìm được Thuý Kiều nhưng tình cảm của Kim Trọng vẫn đằm thắm như xưa. nghĩa là “Vẫn rất chung tình”.
Bài tập 2
Đoạn văn đã bị lược bỏ một số dấu câu, do đó lời văn không gãy gọn, ý không được sáng rõ. Muốn đạt được sự trong sáng, cần khôi phục lại những dấu câu cần thiết vào những chỗ thích hợp như sau :
Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận dọc đường đi của mình những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy. Một mặt, nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại.
Bài tập 3
Micosoft laf tên một công ti nên cần dùng. File nên đổi là tệp tin để cho những người không làm việc chuyên về máy tính dễ hiểu hơn. từ hacker nên chuyển là kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính cho dễ hiểu hơn. Còn từ cocoruder là danh từ tự xưng nên giữ nguyên.
E – Hướng dẫn học bài :
+ Làm bài tập bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Tiết sau ôn tập văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
Tuần 2 Tiết ( thêm)
Luyện tập
Nghị luận về một tưởng, đạo lí
A - Mục tiêu bài học :
Giúp HS :
+ Hiểu thêm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
+ Rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận tư tưởng đạo lý.
B – Phương tiện thực hiện :
SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
C – Cách thức tiến hành :
Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại để học sinh giải quyết yêu cầu của đề bài trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư tưởng đạo lý.
D – Tiến trình giờ dạy :
1 – ổn định tổ chức: A14 – T1 – 26/8/2008
A6 – T1 – 29/8/2008
2 – Kiểm tra bài cũ :
Đọc thuộc phần ghi nhớ bài học Nghị luận về một tư tưởng đạo lý?
3 – Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
H – Nhắc lại khái niệm bài nghị luận xã hội nói chung và bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý nói riêng?
* Đọc văn bản. (diễn cảm). Phân nhóm tìm hiểu trả lời.
H – Vấn đề mà Gi.Nê-ru đưa ra nghị luận là gì?
H – Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho
văn bản?
H - Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận? Nêu ví dụ?
H – Cách diễn đạt trong văn bản có gì đặc sắc?
Nhà văn Nga L. tôn-xtôI nói : “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường…”
H - Đề văn này có mấy phần?
H – Bài viết cần vận dụng các thao tác lập luận?
H- Mở bài cần viết được những nội dung gì?
H – Thân bài cần thể hiện được những nội dung gì?
H – Kết bài cần đảm bảo được yêu cầu gì?
+ Nghị luận xã hội là bàn đến các vấn đề như: một vấn đề chính trị; một tưởng đạo lý; một hiện tượng đời sống.
+ Đề tài về một tư tưởng đạo lý thường là quan điểm về đạo đức, lẽ sống, về văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, phương pháp tư tưởng. Đây là dạng bài có tác dụng giáo dục đạo đức, nhân cách thiết thực đối với học sinh.
Bài 1 (SGK)
+ Gi. Nê-ru là thủ quốc gia ấn Độ.
+ Vấn đề ông bàn luận là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người.
a- Căn cứ vào nội dung cơ bản và một số từ ngữ then chốt, ta có thể đặt tên cho văn bản ấy là : “Thế nào là con người có văn hoá”, “Một trí tuệ có văn hoá”,…
b- Những thao tác nghị luận :
- Giải thích : Văn hoá là gì? “ Văn hoá - đó có phải…? Tất nhiên rồi….Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó…”
- Phân tích (Đoạn 2 : Một trí tuệ có văn hoá..) ; bình luận (Đoạn 3 : Đến đây, tôi sẽ để các bạn…)
c- Cách diễn đạt rất đặc sắc :
- Trong phần giải thích : Tác giả đưa ra nhiều câu hỏi rồi tự trả lời. Câu nọ nối tiếp câu kia nhằm lôi cuốn người đọc suy nghĩ theo gợi ý của mình.
- Trong phần phân tích và bình luận, tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc (Tôi sẽ để các bạn quyết định lấy…Chúng ta tiến bộ nhờ…Chúng ta bị tràn ngập…Trong tương lai, chúng ta có thể…). Tạo quan hệ gần gũi thân mật thẳng thắn giữa người viết ( Thủ tướng một quốc gia) với người đọc ( nhất là thanh niên). ở phần cuối, tác giả dẫn một đoạn thơ của nhà thơ Hi Lạp, vừa tóm lược những luận điểm trên, vừa gây ấn tượng nhẹ nhàng, tươi vui và hấp dẫn.
Bài tập 2
a- Phân tích đề :
+ Hai phần :
- Dữ liệu là một quan niệm tư tưỏng cần nghị luận : “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường….”.
- Yêu cầu nghị luận : Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng và lí tưởng của riêng mình.
+ Vận dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau:
- Giải thích các khái niệm : “Lí tưởng”, “cuộc sống.”và ý nghĩa câu nói của nhà văn Nga L.Tôn-xtôi.
- Chứng minh : Khi đưa các quan niệm, đặc biệt về vai trò lí tưởng, cần chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể.
- Phân tích : Cần phân tích các biểu hiện thể hiện vai trò của lí tưởng trong những lĩnh vực khác nhau.
- Nêu đánh giá của mình về ý nghĩa của câu nói.
b – Lập dàn ý :
* Mở bài :
+ Giới thiệu vấn đề. Dẫn câu nói của nhà văn L. Tôn-xtôi.
* Thân bài :
+ Giải thích ý nghĩa câu nói của nhà văn L. tôn-xtôi.
+ Phân tích những biểu hiện thể hiện vai trò của lí tưởng. Có thể kết hợp dùng dẫn chứng để chứng minh.
+ Bình luận vấn đề : Tán thành hay không tán thành đối với ý kiến của L.Tôn-xtôi. Phê phán những biểu hiện không có lí tưởng tích cực trong cuộc sống.
+ Bày tỏ lí tưởng của riêng mình.
* Kết bài :
+ Khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của lí tưởng đối với cuộc sống con người.
d- Kĩ năng :
Diễn đạt câu văn trong sáng. Hành văn rõ ràng. Bố cục từng ý, từng phần hợp lí,…
E – Hướng dẫn học bài :
* Chuẩn bị làm bài viết số 1 (Thứ 6).
* Tiết sau : Học phần hai (“Tuyên ngôn độc lập”)
Tuần 3 - Tiết 7,8
Tuyên ngôn độc lập
(Tiếp theo) ( Hồ Chí Minh )
A - Mục tiêu bài học:
Giúp HS :
- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập.
- Hiểu được vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn độc lập.
B – Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế bài dạy.
C – Cách thức tiến hành:
- Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng.
D – Tiến trình giờ dạy:
1 – ổn định tổ chức: A6 – T1 – 3/9/2008; A14 – T2 – 3/9/2008
A14 – T1 – 9/9/2008; A6- T2 – 9/9/2008
2 – Kiểm tra bài cũ :
Cho biết quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh ?
3 – Bài mới :
Ngày hôm qua – mồng 2 tháng 9, qua màn ảnh nhỏ, chúng ta lại có dịp được nhìn tháy hình ảnh Bác, được nghe giọng ấm áp của Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Hôm nay, thầy cùng các em tìm hiểu tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Bác. Đây là một tác phẩm có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc, kết tinh vẻ đẹp tư tưởng và tâm hồn của Hồ Chí Minh.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* Đọc phần tiểu dẫn.
H – Em hãy tóm tắt những ý cơ bản trong phần tiểu dẫn ?
H – Bố cục của bản Tuyên ngôn Độc lập ?
H – Hai bản Tuyên ngôn này đều có chung một nội dung gì ?
H – Việc trích dẫn này có ý nghĩa ?
H – Từ đó, Bác đã nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn Độc lập như thế nào ?
H – Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của Bác ?
* Đoạn tiếp “Thế mà …chính nghĩa.”.
H - Đọc đoạn này cho em hiểu được điều gì ?
H – Bác đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta như thế nào ?
H – Về chính trị, chúng đối với nhân dân ta ?
H – Nhận xét những câu văn mà Bác viết ở những đoạn văn này ?
H – Về kinh tế ?
H – Em có nhận xét gì về nghệ thuật biểu hiện trong những đoạn văn này ?
H - Đọc những câu văn thể hiện nội dung này.
H – Em có nhận xét gì về lời lẽ và tình cảm của Bác ỏ đoạn văn này ?
* Đọc phần cuối tác phẩm.
H – ý nghĩa của phần tuyên bố độc lập ?
H - Đánh giá về giá trị nhiều mặt của bản Tuyên ngôn Độc lập ?
I - Đọc hiểu tiểu dẫn :
- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, đồng thời là áng văn chính luận bất hủ.
- Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong hoàn cảnh đặc biệt; hướng vào những đối tượng cụ thể. Nội dung và cách viết của Bác đã đạt được hiệu quả cao nhất.
* Đọc tác phẩm : Đọc rõ ràng, nhấn mạnh ở các ý quan trọng; giọng đanh thép, phẫn nộ, đau xót khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp; giọng tự hào tha thiết nói về nhân dân ta; giọng trang trọng, hùng hồn khi tuyên bố ở cuối bài.
II – Bố cục :
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến không ai chối cãi được) :
Nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn Độc lập.
+ Đoạn 2 (Từ thế mà đến phải được độc lập) :
Tố cáo tội ác thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh và nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
+ Đoạn 3 (còn lại) : Lời tuyên ngôn và những
tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập, tư do của dân tộc Việt Nam.
III - Đọc hiểu tác phẩm :
1 – Nguyên lí chung của Tuyên ngôn Độc lập :
Bác nêu Nguyên lí độc lập bằng việc trích dẫn bản tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp. (đọc).
+ Quyền bình đẳng, tự do của con người.
+ Việc trích dẫn này có ý nghĩa vừa đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại, vừa tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiép theo.
+ “Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. “Đó là lẽ phải không ai chối cãi được”.
+ Từ quyền bình đẳng
File đính kèm:
- Ngu Van 12 Gan Tron goi ki 1.doc