Giáo án ngữ văn 12 năm 2008

Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

A. Mục tiêu bài học:

-Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những

đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng thá

ng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.

-Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.

B. Phương tiện thực hiện:

SGK –SGV -Thiết kế.

C. Cách thức tiến hành:

GV gọi ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời.

D. Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra bài cũ: Không

2. Giới thiệu bài mới:

 

doc80 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 12 năm 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:08-8-08 Ngày giảng:11-8-08 Tiết: 1-2 Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. A. Mục tiêu bài học: -Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng thá ng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học. -Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX. B. Phương tiện thực hiện: SGK –SGV -Thiết kế. C. Cách thức tiến hành: GV gọi ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời. D. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: Không 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Đọc I (sgk) cho biết những nét cơ bản về hc lịch sử của xhVN từ 1945 đến 1975? Dựa vào sgk cho biết văn học thời kì này chia làm mấy giai đoạn? Trình bày nội dung chủ yếu của văn học giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954? Kể tên các tp tiêu biểu? Hiện thực được các nhà văn phản ánh trong các tác phẩm là gì? Những cảm hứng chính trong văn học giai đoạn này? Chủ đề bao trùm văn học 65 -75 là gì? Kể tên một số tp tiêu biểu ở 2 miền Nam , Bắc? Tiết: 2 Văn học VN trong 30 năm chiến tranh có những đặc điểm cơ bản nào? Phân tích từng đặc điểm dựa vào sgk? Trình bày h/c lịch sử, xã hội, văn hoá của văn học VN từ 1975 đến hết TKXX? Những thành tựu cơ bản? Kết luận sgk trang 17,18. I.Khái quát văn học VN từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975: 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hoá: -Nền văn học mới ra đời dưới sự lãnh đạo của Đảng CS nên thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn chiến sĩ. -Đất nước trải qua nhiều sự kiện lớn: Cuộc chiến tranh chống Pháp, Mĩ, công cuộc xd c/s mới ở miền Bắc. - Văn học có những đặc điểm riêng. -Kinh tế nghèo nàn chậm phát triển. Về văn hoá, từ 1945 đến 1975, đk giao lưu bị hạn chế, chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá các nước xhcn như Liên Xô, Trung Quốc. 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu: a. Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954. - Ca ngợi tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gợi tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào nam tiến. - Từ cuối 1946 vh phản ánh cuộc k/c chống Pháp, vh gắn bó sâu sắc với đ/s cm và k/c, tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin tất thắng của cuộc k/c. -Tác phẩm: + Truyện ngắn và kí - chống Pháp: Một lần tới thủ đô ( Trần Đăng), Đôi mắt và Nhật kí ở rừng ( Nam Cao), Làng (Kim Lân), Thư nhà ( Hồ Phương).. Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Xung kích ( NĐThi), Đất nước đứng lên ( Nguyên Ngọc). + Thơ ca k/c chống Pháp:Cảnh khuya, cảnh rừng Vb, Rằm tháng giêng, lên núi (HCM), Bên kia sông Đuống, Tây Tiến, Đất nước ( NĐThi), Đồng chí ( Chính Hữu), Việt Bắc (Tố Hữu). + Kịch: Bắc Sơn, Chị Hoà ( Học Phi). b. Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964: -Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, phạm vi của c/s + Đề tài k/c chống Pháp: Sống mãi với thủ đô (N Huy Tưởng), Cao điểm cuối cùng (Hữu Mai), Trước giờ nổ súng ( Lê Khâm), + Đề tài hiện thực c/s trước CMtháng 8: Tranh tối tranh sáng ( NCông Hoan), Vỡ bờ ( N Đình Thi), Cửa biển (Nguyên Hồng). + Đề tài xd CNXH: Sông Đà ( NTuân), Mùa lạc (Nguyễn Khải) -Thơ ca phát triển mạnh mẽ: Gió lộng (Tố Hữu), ÁNh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Riêng chung ( Xuân Diệu), Đất nở hoa ( Huy Cận). - Kịch: Một đảng viên ( Học Phi), Ngọn lửa ( Nguyên Vũ), Chị Nhàn và Nổi gió ( Đào Hồng Cẩm) -Hiện thực văn học: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà. -Cảm hứng: Ca ngợi sự thay đổi của đất nước và con người với cảm hứng hiện thức và lãng mạn. c. Chặng đường từ năm 1965 đến năm 1975: -Chủ đề bao trùm: ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. -Một số tp văn xuôi viết ở miền Nam người mẹ cầm súng ( NThi), Rừng xà nu ( N Trung Thành), Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng), Hòn đất ( Anh Đức)… Một số tp văn xuôi viết ở miền Bắc: Cái sân gạch ( Đào Vũ), Bão biển ( Chu Văn), VÙng tròi ( Hữu Mai).. -Thơ chống Mĩ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc, thực sự là một bước tiến của thơ ca VN hiện đại đào sâu chất hiện thực, tăng cường sưứckhái quát, chất suy tưởng và chất chính luận. + TP: Ra trận, Máu và hoa ( Tố Hữu), Hoa ngày thường chim báo bão và những bài thơ đánh giặc ( Chế Lan Viên), Vầng trăng quâầnglửa ( Phạm Tiến Duật), Gió lào cát trắng ( Xuân Quỳnh)… -Kịch có những thành tựu đáng ghi nhận: Quê hương Vn và thời tiết ngày mai ( Xuân Trình), Đại đội trưởng của tôi ( Đào Hồng Cẩm), Đôi mắt ( Vũ Dùng Minh).. * Văn học vùng địch tạm chiếm ( 46 -75): HS đọc sgk 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ năm 1945 đến năm 1975: a. Nền văn học chủ yếu vận dộng theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. b. Nền văn học hướng về đại chúng. c.Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. sự kết hợp này làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.. Tất cả những yếu tố trên hoà hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Vn từ 45 – 75 về khuynh hướng thẩm mĩ. II. Vài nét khái quát về văn học VN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX: 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá: -Nền văn học phát triển trong h/c đất nước đã thoát khỏi chiến tranh nhà văn có đk, cơ hội đi vào khám phá những miền đất mới mà thời trước chưa có dịp nói đến - Xã hội: Đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước trên t/g.. 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu: -Những cây bút chống Mĩ vẫn tiếp tục sáng tác: Xuân Quỳnh, N Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo… Trường ca nở rộ sau 1975 có tiếng vang lớn trên thi đàn Và được xem là thành tựu nổi bật của tho ca giai đoạn này. - Những nhà thơ sau 1975 xuất hiện ngày càng nhiều, đã và đang khẳng định vị trí của mình như Y Phương , N Quang Thiều. - Từ sau 1975 văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca, các cây bút đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống. - Từ sau 1986 văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới; phóng sự, truyện ngắn , kịch… => từ 1975 đến 1986 văn học VN từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới có những tìm tòi tích cực và dúng hướng nhưng cũng nảy sinh những khuynh hướng tiêu cực, những bieểuhiện quá đà, thiếu lành mạnh III. Kết luận: “ Xứng đáng đứng và hàng ngũ tiên phong của những nêề văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay” “ Nền văn học ấy nó hay đến mức nào nó nhược ở chỗ nào. Đâu là ưu, đâu là khuyết, đâu là ấu trĩ, đâu là sơ lược, lịch sử, nhân dân sẽ đánh giá nhưng có điều cần khẳng định là nền văn nghệ ấy đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử của nó đối với tổ quốc, đối với nhaâ dân trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của thời đại Hồ Chí Minh” Rút kinh nghiệm Tiết: 3 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí A.Mục tiêu bài học: Giúp HS: -Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý. - Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê bình những quan niệm sai lầm về tư tưởng đạo lí. B. Phương tiện thực hiện: SGK –SGV -Thiết kế. C. Cách thức tiến hành: GV gợii ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời. D. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: Không 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Thế nào là nghị luận về một tưởng đạo lí? Nêu những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? Nêu các bước của bài nghị luận? Trả lời theo các câu hỏi sgk? I. Tìm hiểu chung: 1. Khái niệm: -Là quá trình kết hợp cá thao tác lập luận làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời + Tư tưởng đạo lí trong c/đ gồm: -Lí tưởng (lẽ sống) -Cách sống. -Hoạt động sống. -Mối quan hệ trong c/đ giữa con người và con người ( trong gia đình, ngoài xã hội) 2. Yêu cầu làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí: a. Hiểu được vấn đề cần nghị luận: + Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì? Ví dụ: “ Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” - Thế nào là sống đẹp? * Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả phù hợp với thời đại, xđ vai trò trách nhiệm. * Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà. * Có hành động đúng đắn. => Câu thơ nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị phẩm chất con người. b. Phân tích chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bãi bỏ…nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận. c. Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề: d. Người thực hiện nghị luận phải có lí tưởng và đạo lí. 3. Cách làm bài nghị luận: a. Bố cục: Gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. b. Các bước tiến hành ở thân bài dựa vào y/c của thao tác và những v/đ chung nhất. -Giải thích khái niệm của đề bài ( sống đẹp?) -Giải thích chứng minh v/đ đặt ra ( tại sao phải đặt ra v/đ sống có lí tưởng, có đạo lí và nó thể hiện ntn?) -Suy nghĩ ( cách đặt v/đ ấy có dúng không? Sai? Chứng minh nên ta mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào v/đ nào đó - một khía cạnh. Ví dụ làm thế nào để sốg có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng, hoài bão , thiếu đạo lí…) phần này phải cụ thể sâu sắc tránh cung chung. Sau cùng của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề. II. Luyện tập: 1. Bài tập 1 a- Vấn đề mà Nê –ru cố tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người. Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là: Văn hoá con người b-Tác giả sử dụng các thao tác lập luận là: +Giải thích - chứng minh +Phân tích –bình luận + Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá” giải thích + khẳng định v/đ ( chứng minh) + Những đoạn còn lại là thao tác bình luận c.- Cách diễn đạt rõ ràng, văn giàu hình ảnh. 2. Bài tập 2: -Sau khi vào đề, bài viết cần có các ý *Hiểu câu nói ấy ntn? Giải thích khái niệm: -Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho c/s của thanh niên ta và nó thể hiện ntn? -Suy nghĩ: + V/đ cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và k/đ nó là yếu tố quan trọng làm nên c/s của con người. -Khẳng dịnh: đúng + Mở rộng bàn bạc *Làm thế nào để sống có lí tưởng *Người sống không có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao? * Lí tưởng của thanh niên ta hiện nay là gì? + Ý nghĩa của lời Nê – ru *Đ/v thanh niên ngày nay + Đ/v con đường phấn đấu lí tưởng, thanh niên cần phải ntn? III. Củng cố: Tham khảo phần ghi nhớ sgk Rút kinh nghiệm Tiết: 3 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí A.Mục tiêu bài học: Giúp HS: -Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý. - Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê bình những quan niệm sai lầm về tư tưởng đạo lí. B. Phương tiện thực hiện: SGK –SGV -Thiết kế. C. Cách thức tiến hành: GV gợii ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời. D. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: Không 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Câu thơ của Tố Hữu nêu vấn đề gì? Để sống đẹp con người cần rèn luyện những phẩm chất nào? Hs thanh niên sống thế nào được coi là sống đẹp Các thao tác lập luận? Dẫn chứng? Nêu các bước của bài nghị luận? Trả lời theo các câu hỏi sgk? I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý: 1. Đề bài: “Ôi! Sống đẹp là thế nào?” a. Tìm hiểu đề: -Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề “ sống đẹp” trong đời sống của mỗi con người. Đây là vấn đề cơ bản mà mỗi con người muốn xứng đáng là “ con người” cần nhận thức đúng và rèn luyện. -Để sống đẹp, mỗi người cần xác định: + Lí tưởng ( mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp. + Tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu. +Trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt. + Hành động: tích cực, lương thiện. - Với thanh niên, hs muốn trở thành người sống đẹp, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách. -Các thao tac lập luận. +Giải thích: sống đẹp. + Phân tích: các biểu hiện của sống đẹp. + Chứng minh, bình luận: nêu những tấm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp, phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực… -Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn nhưng không cần nhiều. b. Lập dàn ý: - Bố cục: Gồm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. -. Các bước tiến hành ở thân bài dựa vào y/c của thao tác và những v/đ chung nhất. -Giải thích khái niệm của đề bài ( sống đẹp?) -Giải thích chứng minh v/đ đặt ra ( tại sao phải đặt ra v/đ sống có lí tưởng, có đạo lí và nó thể hiện ntn?) -Suy nghĩ ( cách đặt v/đ ấy có dúng không? Sai? Chứng minh nên ta mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào v/đ nào đó - một khía cạnh. Ví dụ làm thế nào để sốg có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng, hoài bão , thiếu đạo lí…) phần này phải cụ thể sâu sắc tránh cung chung. Sau cùng của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề. II. Luyện tập: 1. Bài tập 1 a- Vấn đề mà Nê –ru cố tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người. Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là: Văn hoá con người, Thế nào là con người có văn hoá, Một trí tuệ có văn hoá. b-Tác giả sử dụng các thao tác lập luận là: -Giải thích: ( đoạn 1: Văn hoá – đó có phải là sự phát triển nội tại…, Văn hoá có nghĩa là…) -Phân tích ( đoạn 2: một trí tuệ có văn hoá…) -Bình luận ( đoạn 3: đến đây tôi sẽ để các bạn…) c- Cách diễn đạt rõ ràng, văn giàu hình ảnh. 2. Bài tập 2: -Sau khi vào đề, bài viết cần có các ý *Hiểu câu nói ấy ntn? Giải thích khái niệm: -Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho c/s của thanh niên ta và nó thể hiện ntn? -Suy nghĩ: + V/đ cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và k/đ nó là yếu tố quan trọng làm nên c/s của con người. -Khẳng định: đúng + Mở rộng bàn bạc *Làm thế nào để sống có lí tưởng *Người sống không có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao? * Lí tưởng của thanh niên ta hiện nay là gì? + Ý nghĩa của lời Nê – ru *Đ/v thanh niên ngày nay + Đ/v con đường phấn đấu lí tưởng, thanh niên cần phải ntn? III. Củng cố: Tham khảo phần ghi nhớ sgk Rút kinh nghiệm Tiết: 4-5 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt A.Mục tiêu bài học: - Nhận thức được trong sáng là một yêu cầu, một phẩm chất của ngôn ngữ nói chung, của tiếng Việt nói riêng và nó được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau. - Có ý thức thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi nói, khi viết đồng thời rèn luyệnc các kĩ năng nói và viết đảm bảo giữ gìn và phát huy được sự trong sáng của tiếng Việt. B. Phương tiện thực hiện: SGK –SGV -Thiết kế. C. Cách thức tiến hành: GV gợii ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời. D. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: Không 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hs đọc sgk. Em hiểu thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt? Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở những phương diện nào? Sự trong sáng còn được chuẩn mực ở điểm nào? Sự trong sáng của tiếng Việt còn được thể hiện như thế nào? Sự trong sáng của tiếng Việt còn được thể hiện ở điểm nào? HS đọc sgk Nêu những yêu cầu cơ bản để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? GV hướng dẫn Hs làm các bài tập sgk? I. Sự trong sáng của tiếng Việt: -Trong sáng thuộc về phẩm chất của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. + “ Trong có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, chất đục” + “ Sáng là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó nó phản ánh được tư tưởng, và tình cảm của người VN ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói”( Phạm Văn Đồng - giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt) a.Tiếng Việt có những chuẩn mực và hệ thống những quy tắc chung làm cơ sở cho giao tiếp ( nói và viết) + Phát âm +Chữ viết + Dùng từ + Đặt câu + Cấu tạo lời nói, bài viết Ví dụ: + Quy định thanh phải đánh dấu đúng âm chính. + Phát âm đúng chuẩn mực phân biệt n/l +Viết đúng mẫu câu khi sử dụng câu ghép chính phụ vì C1V1 nên C2V2. b.Tiếng Việt có hệ thống quy tắc chuẩn mực nhưng không phủ nhận ( loại trừ) những trường hợp sáng tạo, linh hoạt khi biết dựa vào những chuẩn mực quy tắc. c. Tiếng Việt không cho phép pha tạp lai căng một cách tuỳ tiện những yếu tố của ngôn ngữ khác. - Tiếng Việt vay mượn nhiều thuật ngữ chính trị và khoa học từ tiếng hán, tiếng Pháp như: Ôxi, E líp, chính trị du kích.. - Song không vì vay mượn mà dùng quá lạm dụng là làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt -Ví dụ: Không nói “ xe cứu thương mà nói xe hồng thập tự, xe lửa - hoả xa; máy bay lên thẳng - trực thăng vận” Bác Hồ dặn: “ Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải vay mượn tiếng nước khác nhất là tiếng Trung Quốc. Nhưng phả có chừng mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta” d. Thể hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói: - Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu lộ sự trong sáng của tiếng Việt. - Ngược lại nói năng thô tục làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. - Phải biết xin lỗi người khác khi làm sai khi nói nhầm. -Phải biết cám ơn người khác - Phải biết giao tiếp đúng vai, đúng tâm lí tuổi tác, đúng chỗ - Phải biết điều tiết âm thanh khi giao tiếp II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: Mỗi cá nhân khi nói và viết có ý thưc tôn trọng à yêu qú tiếng Việt, coi đó là “ Thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc” Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc lựa lời khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp sao cho lời nói phù hợpvới nhân tố giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất. Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng chuẩn mực về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, dặc điểm phong cách. Muốn vậy bản thân phải luôn trau dồi học hỏi. -Loại bỏ những lời nói thô tục, kệch cỡm, pha tạp, lai căng không đúng lúc. - Biết cách tiếp nhận những từ ngữ của tiếng nước ngoài - Biết làm cho tiếng Việt phát triển giàu có thêm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá , hiện đại hoá và sự hoà nhập giao lưu quốc tế hiện nay. III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: - Ndu đã sử dụng từ ngữ một caác chuẩn xác khi nói về các nhân vật của mình. Mục dích để chỉ ra những nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách của nhân vật. 2. Bài tập 2: Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy - một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại. Hoặc: Thay cho hai dấu gạch ngang ở câu 2 là hai dấu ngoặc đơn Thay cho dấu gạch ngang ở câu 3 là dấu hai chấm 3. Bài tập 3: Từ Microsoft là tên một công ty nên cần dùng. Từ file có thể chuyển dịch thành tiếng Việt là tệp tin để cho những người không chuyên làm việc với máy vi tính dễ hiểu hơn. Từ hacker nên chuyển dịch là kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính cho dễ hiểu. Còn từ cocoruder là danh từ tự xưng nên có thể giữ nguyên. Như vậy, trong câu này có hai từ nước ngoài ( file,hacker) nên dịch ra nghĩa tiếng Việt. 4. Bài tập1 (44) Các câu b,c,d là những câu trong sáng, câu a không trong sáng. Ở câu a, có sự lẫn lộn giữa trạng ngữ ( Muốn xoá bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn) với chủ ngữ của động từ đòi hỏi, trong khi đó, các câu b,c,d thể hiện rõ thành phần ngữ pháp và các quan hệ ý nghĩa trong câu. 5. Bài tập2 ( 44) Trong lời quảng cáo dùng tới ba hình thức biểu hiện cùng một nội dung: ngày lễ tình nhân, ngày Valentine, ngày tình yêu. Tiếng Việt có biểu hiện thoả đáng là ngày tình yêu ( vừa có ý nghĩa cơ bản tương ứng với từ valentine,vừa có sắc thái biểu cảm ý nhị,dễ cảm nhận và lĩnh hôi đ/v người VN), do đó không cần và không nên sử dụng hình thức biểu hiện của tiếng nước ngoài là Valentine. CÒn hình thức biểu hiệnngày lễ tình nhân thì tình nhân cấu tạo theo kiểu từ tiếng Hán và thiên nói về con người, trong khi ngày tình yêu rất thuần việt,lại biểu hiện được ý nghĩa cao đẹp là tình cảm của con người Rút kinh nghiệm Tiết: 6 Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: -Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng đạo lí. -Tiếp tục rèn luyện cac kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, bác bỏ, so snáh, bình luận… -Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện. B. Phương tiện thực hiện: SGK –SGV -Thiết kế. C. Cách thức tiến hành: GV chép đề ,gợi ý hướng dẫn HS làm bài D. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: Không 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt GV chép đề -coi kiểm tra I. Đề bài: 1. Đề 1: “ Sống đẹp”” đâu phải là những từ trống rỗng Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời Mới là người sống cuộc sống tươi đẹp (Gi. Bê se) Những vần thơ trên của Gi.Bê-se(thi hào Đức) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về lí tưởng và sự phấn đấu trong cuộc sống của tuổi trẻ học đường hiện nay. Đề 2: Suy nghĩ về mục dích và những biện pháp học tập, rèn luyện của bản thân mình trong năm học cuối cấp THPT. II. Lập dàn ý: HS giải thích “ sống đẹp” các nội dung của sống đẹp Thái độ của chúng ta… -Mục đích, biện pháp học tập, rèn luyện trong học tập Rút kinh nghiệm Tiết:10 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: Tiếp thu được cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn, sâu sắc và mới mẻ của Phạm Văn Đồng về con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; từ đó thấy rõ ràng trong ầu trời văn nghệ dân tộc VN, NĐC đúng là một vì sao “ càng nhìn thì càng thấy sáng” -Nhận thấy sức thuyết phục, lôi cuốn của bài văn không chỉ bằng các lí lẽ xác đáng, lậpluận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh B. Phương tiện dạy học: SGV-SGK- Bài soạn C. Cách thức thực hiện: Gợi tìm, GV hướng dẫn HS đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi D. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Em hiểu biết gì về tác giả bài văn? HS đọc sgk, nêu hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác? Nêu bố cục của văn bản và nội dung từng đoạn? Hs đọc đoạn 1. Mở bài t/g đề cập đến nội dung gì?Em có nhận xét gì về cách đặt vấn đề của t/g? Đâu là luận điểm? Hs đọc đoạn 2. Phần thân bài t/g trình bày những nội dung gì? Ứng với mỗi nội dung là luận điểm nào? Cách triển khai của từng luận điểm? Vì sao tg lại bắt đầu phần này bằng việc tái hiện lại h/c nước ta trong “ suốt hai mươi năm trời “ sau thời điểm 1860? Vì sao tg đặc biệt nhấn mạnh đến bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? Theo t/g, những yếu tố nào là quan trọng nhất làm nên một nhà văn lớn? HS đọc đoạn 3, Theo PVĐồng đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến cho Lục Vân Tiên có thể trở thành một tp lớn nhất của NĐC và rất được phổ biến trong dân gian I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Phạm Văn Đồng( 1906-2000) -Phạm Văn Đồng không phải người chuyên làm lí luận hay phê bình văn học. Sự nghiệp chính mà ông theo đuổi suốt đời mình là sự nghiệp làm cách mạng trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao. - Tuy nhiên ông vẫn có những tác phẩm quan trọng về văn học nghệ thuật. Những tp ấy ông viết ra bởi. + Đó cũng là một cách thức để phục vụ cm của ông. + Văn học nghệ thuật là lĩnh vực ông quan tâm , am hiểu, yêu thích. Điều quan trọng hơn nữa là ông có vốn ssống, tầm nhìn và nhân cách đủ có thể đưa ra những ý kiến đúng đắn, mới mẻ, thấm thía và lớn lao về những hiện tượng hoặc vấn đề mà ông đề cập tới. 2. Văn bản: a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác: Hoàn cảnh: -Bài viết đăng trên tạp chí Vănhọc số 7 -1963, nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của NĐC (3/7/1888) - Năm 1963, tình hình m.Nam có những biến động lớn. Sau chiến thắng đồng khởi,lực lượng giải phóng đàn trưởng thành lớn mạnh giáng những đòn quyết liệt. Ở các thành thị học sinh sinh viên kết hợp với nông dân các vùng lân cận xuống đường đấu tranh. Tình thế đó buộc Mĩ Nguỵ phải thay đổi chiến thuật, chiến lược chuyển từ chiến tranh Đặc biệt sang Chiến tranh cục bộ. Phạm Văn Đồng đã viết bài này trong h/c: Mĩ đưa thêm 16000 quân vào m.Nam. Ngoài phong trào học sinh sinh viên xuống đường biểu tình còn phải kể đến những nhà sư tụ thiêu: Hoà thượng Thích Quảng Đức ( Sài Gòn 11/6/1963),tu sĩ Thích Thanh Huệ tại trường Bồ Đề ( Huế 13/8/1963). Mục đích: -Kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu,người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn hoá, tư tưởng. -Đánh giá đúng vẻ đẹp thơ vă

File đính kèm:

  • docGA Ngu Van 12.doc
Giáo án liên quan