Giáo án: Ngữ Văn 12 năm học 2007 - 2008

A. Mục đích yêu cầu :

- Tri thức: Giúp HS hiểu:

Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh .

Qua sự nghiệp văn học lớn lao của Người, ta hiểu Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới.

- Kỹ năng: Nắm được những nét lớn trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

- Giáo dục: Lòng biết ơn, tự hào vị lãnh tụ dân tộc

B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh

C. Cách thức tiến hành: Tổ chức giờ dạy theo cách thức đọc sáng tạo, thâu tóm vấn đề, gợi mở, nhận biết

D. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra đầu giờ:

v Sách, vở, nêu những qui định về bộ môn, nền nếp.

2. Bài mới

 

 

doc157 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án: Ngữ Văn 12 năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy : Phần ba: Văn học Việt Nam Từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 Tiết 8 Tác gia: Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh Mục đích yêu cầu : - Tri thức: Giúp HS hiểu: Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh . Qua sự nghiệp văn học lớn lao của Người, ta hiểu Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới. - Kỹ năng: Nắm được những nét lớn trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. - Giáo dục: Lòng biết ơn, tự hào vị lãnh tụ dân tộc B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, các tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh c. Cách thức tiến hành: Tổ chức giờ dạy theo cách thức đọc sáng tạo, thâu tóm vấn đề, gợi mở, nhận biết D. Tiến trình dạy học: Kiểm tra đầu giờ: Sách, vở, nêu những qui định về bộ môn, nền nếp. Bài mới Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần Đạt -Hãy giới thiệu những nét nổi bật nhất trong tiểu sử Hồ Chí Minh? +Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung-Nguyễn Tất Thành-Nguyễn ái Quốc-Hồ Chí Minh +Người còn lấy nhiều bút danh khác khi viết báo. -Tóm tắt ngắn gọn quá trình hoạt động cách mạng của Người ? + 1911 +1925 + 1919 + 1930 + 1920 + 1941 + 1925 + 1945 đến 1969 *Hồ Chí Minh là một chiến sĩ kiên cường là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà văn hoá lớn *Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương to lớn ... Người đã từng nói " Ngâm thơ ta vốn không ham...", nhưng trên đường hoạt động cách Người nhận ra rằng văn học nghệ thuật là một vũ khí sắc bén, Người bèn nắm chắc lấy nó và trở thành nhà văn, nhà thơ ngoài ý định của mình. Sự nghiệp văn học của Người có sự nhất quán về quan điểm. -Nêu quan điểm sáng tác văn học của Người? -Biểu hiện cụ thể của quan điểm sáng tác văn học này là gì ? Quan điểm ấy được thể hiện trong bài " Cảm tưởng đọc Thiên gia thi": Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong -Thế nào là chất thép trong thơ? Vì sao nói đây là quan điểm có tính kế thừa, phát triển ? + Kế thừa quan điểm của Nguyễn Văn Siêu; Nguyễn Đình Chiểu. + Nâng cao: Tính tiên phong... -Đối tượng phục vụ của văn chương trong thời đại cách mạng ? -Người đã nêu kinh nghiệm gì cho hoạt động báo chí văn chương? -Biểu hiện cụ thể trong sáng tác của Người? +Vi hành.. +Tuyên ngôn độc lập -Người đưa ra yêu cầu như thế nào đối với văn nghệ sĩ ? -Em hãy nêu nhận xét chung về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh? -Mục đích của Người khi viết văn chính luận ? -Những bài văn chính luận tiêu biểu của Người ? -Nội dung của những bài văn chính luận ? sgk -Nhận xét chung về văn chính luận của Người ? - ở thời điểm nào trong cuộc đời hoạt động cách mạng Người sáng tác nhiều truyện và kí? -Những tác phẩm tiêu biểu? -Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn ái Quốc ? *Thời kì hoạt động ở Pháp vào những năm 20 đầu thế kỉ, Người còn viết báo và chủ yếu là báo chí để vach trần tội ác của thực dân Pháp. Người tấn công kể thù bằng nhiều cách...bằng cách nào Người cũng muốn nói lên bản chất của đối tượng. -Người còn sáng tác truyện và kí vào thời điểm nào? -Đánh giá chung về sự nghiệp thơ ca của Người ? -Tập thơ nổi tiếng nhất của Người ? Hãy nêu những giá trị nổi bật nhất của tập thơ Nhật kí trong tù. Sự nghiệp văn học của Người .... -Đánh giá chung về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh ? Phong cách ấy có sự kết hợp tự bên trong mối quan hệ giữa +chính trị và văn học +Tư tưởng và nghệ thuật +Truyền thống và hiện đại. -Đặc điểm phong cách văn chính luận ? -Vai trò của truyện kí Nguyễn ái Quốc? -Phong cách Hồ Chí Minh trong thơ ca ? *) Thơ Người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng…ý ở ngoài lời I. Đôi nét về tiểu sử. 1.Tiểu sử : -Hồ Chí Minh ( 1890- 1969) sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước. -Cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc. -Quê ở làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. 2. Quá trình hoạt động cách mạng. -Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng kiến nỗi khổ nhục của người dân mất nước Hồ chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước và hi sinh cả cuộc đời mình cho dân tộc. -Năm 1990, tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp quốc đã suy tôn Người là " Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn". II.Quan điểm sáng tác văn học 1.Người xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng . -Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. -Người quan niệm" trong thơ nên có thép" "Chất thép" chính là tính chiến đấu, là xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng của thơ ca. - Đây là quan điểm văn học có tính kế thừa và được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản. 2. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. - Là quảng đại quần chúng. - Người nêu kinh nghiệm cho người cầm bút: trước khi viết phải trả lời các câu hỏi + Viết cho ai? + Viết để làm gì? + Viết cái gì? + Cách viết thế nào? 3.Hồ Chí Minh luôn quan niệm: tác phẩm văn chương phải có tính chân thật. -Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thật cho hùng hồn những biểu hiện phong phú của hiện thực cách mạng. -Nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, cần diễn đạt giản dị, dễ hiểu, ngôn từ trong sáng, phải thể hiện được tinh thần dân tộc, của nhân dân và được nhân đân yêu thích. III.Sự nghiệp văn học: lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại, đặc sắc về phong cách sáng tạo. 1.Văn chính luận. -Mục đích: Đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện vào kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng, dân tộc. -Những bài văn chính luận tiêu biểu: +Những bài văn chính luận đăng trên các tờ báo " Người cùng khổ", " Nhân đạo"... +" Tuyên ngôn độc lập" (1945) + "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" + "Không có gì quí hơn độc lập tự do" + "Di chúc " Văn chính luận giàu chất trí tuệ, giàu tính luận chiến. 2.Truyện và kí. -Truyện và kí Nguyễn ái Quốc viết trong khoảng từ 1922 đến1925. -Những truyện ngắn tiêu biểu :" Pa Ri"(1922); "Lời than vãn của bà Trưng Trắc"... -Truyện ngắn của Người cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo. Mỗi truyện đều có tư tưởng riêng, hấp dẫn, sáng tỏ, ý tưởng thâm thuý, chất trí tuệ toả sáng trong hình tượng. -Trong thời kì kháng chiến chống Pháp: +Truyện ngắn "Giấc ngủ mười năm " với bút danh Trần Lực. +Kí :" Nhật kí chìm tàu"; "Vừa đi đường vừa kể chuyện" 3.Thơ ca: Đây là lĩnh vực nổi bật trong sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh -Nhật kí trong tù -Thơ Hồ Chí Minh -Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh IV.Vài nét về phong cách nghệ thuật -Hồ Chí Minh là người bước đầu mở đường và đật nền móng cho văn học cách mạng .Phong cách nghệ thuật của Người đa dạng mà thốn nhất -Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến. -Truyện kí Nguyễn ái Quốc là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng đầu tiên cho văn xuôi cách mạng ... chất trí tuệ và tính hiện đại là những nết đặc sắc trong tryuện ngắn của Người. -Về thơ ca: phong cách rất đa dạng + Hình thức cổ thi uyên thâm, hàm súc. +Vận dụng nhiều thể loại phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. V.Kết luận Qua thơ văn Hồ Chí Minh ta thấy được một tấm lòng giàu yêu thương, một tâm hồn cao đẹp, một trí tuệ lớn Củng cố: Đó là tiếng nói nhân danh người cùng khổ đấu tranh đòi quyền sống, nhân danh một dân tộc bảo vệ quyền độc lập tự do . Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Người là những bài học đạo đức và giá trị tinh thần cao quí. Dặn dò: Hướng dẫn soạn "Vi hành" Rút kinh nghiệm: Lưu ý:cách soạn bài, cách nhớ phần tiểu dẫn. Lấy những dẫn chứng tiêu biểu trong " nhật ký trong tù " Tiết 9 + 10 Truyện ngắn: Vi hành Nguyễn ái Quốc Ngày soạn: Ngày dạy: A.Mục đích yêu cầu: Tri thức: Giúp học sinh hiểu: Bằng bút pháp trào phúng, tác giả đã phê phán một cách đích đáng cái lố lăng, kệch kỡm của Khải Định trong chuyến đi sang Pháp. Nghệ thuật trào phúng sắc sảo, sâu cay góp phần tấn công kẻ thù một cách suất sắc. - Kỹ năng: Quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn ái Quốc thể hiện trong "Vi hành". Các biện pháp nghệ thuật độc đáo từ đó thấy được bộ mặt của tên vua bù nhìn bán nước Khải Định. - Giáo dục: Lòng tự hào lãnh tụ dân tộc B. Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, sách tham khảo C. Cách thức tiến hành: Tổ chức giờ dạy bằng cách thức cảm thụ, phát vấn, gợi mở ... D. Tiến trình dạy học: 1.Kiểm tra: Nêu và phân tích quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh ? 2.Bài mới. Tiết 9 Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt Để hiểu quan điểm sáng tác văn học của Nguyễn ái Quốc trong "Vi hành " ta trả lời câu hỏi: tác phẩm Vi hành viết cho ai? viết để làm gì? Pháp sang Việt Nam tự xưng là “Mẫu quốc” khai phá nền văn minh cho dân tộc còn “ngu muội”. Vị quốc vương An Nam này đại diện cho một dân tộc lớn nhất ở Đông Dương sang Pháp để tỏ thái độ hoàn toàn qui phục " Mẫu quốc". +Để cảm tạ công ơn khai hoá của "Mẫu quốc". Nhưng thực chất đây là luận điệu xảo trá. Mục đích của chúng là cướp nước ta, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ... -Từ những hiểu biết trên, em hãy chỉ ra mục đích sáng tác Vi hành"? -Vì sao Nguyễn ái Quốc viết Vi hành bằng Pháp văn? -Hãy trả lời các câu hỏi : " Vi hành" viết cho ai? Viết để làm gì ...? ...Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng thành công trong tác phẩm ? -Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm ? * Củng cố: - Vì sao tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp và bút pháp Châu Âu hiện đại * Hướng dẫn học bài: - Tóm tắt truyện. Tiết 10 1. Kiểm tra bài cũ: - Đặc điểm truyện, ký của Nguyễn ái Quốc? 2. Bài mới -Nhận xét chung về hiệu quả nghệ thuật của việc tạo tình huống nhầm lẫn? có cơ hội lắng nghe ... Dựng lên chân dung Khải Định Thái độ của người Pháp với Khải Định -Qua cuộc đối thoại của đôi trai gái người Pháp chân dung Khải Định hiện lên như thế nào ? Trang phục, trang sức -Nhận xét gì về trang phục, trang sức của Khải Định ? -Diện mạo, cử chỉ của hắn như thế nào ? Tìm chi tiết ? Nhận xét ? -Họ nói họ nhìn thấy Khải Định ở đâu? -Nhận xét chung về chân dung Khải Định? Họ thắc mắc đồ trang sức không thấy đeo hay là đã đem tới hiệu cầm đồ -Thái độ,cách đánh giá của họ về Khải Định? Họ nói: em thì em đã thấy hắn ở trường đua Kho giải trí đang cạn thì một anh vua đến với chúng ta Nghe nói nhà hát múa rối có ý định giao kèo thuê đấy. -Ngoài đôi trai gái người Pháp thì còn có sự nhầm lẫn nào nữa ? Nên đành đối xử với tất cả những người da vàng trên đất Pháp vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt ! Khải Định không vi hành lén lút như thế thì làm sao có sự nhầm lẫn như thế ! -Hình thức viết thư đem đến cho tác phẩm hiệu quả thẩm mĩ độc đáo, hãy cho biết đặc điểm của văn viết thư? Hiệu quả của nó trong tác phẩm? Cảnh ở xe điện ngầm đến cảnh ở quê nhà Giọng trữ tình thân mật chuyển sang giọng cay đắng chua chát. Bắt đầu bằng việc Khải Định vi hành mà đưa ra nhiều phán đoán giả định. +Phải chăng ngài muốn ... +Hay là ngài muốn... Chúng luôn khoe khoang, rêu rao về công khai hoá, nhưng thực chất là cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta Ngoài ra Nguyễn ái Quốc còn đả kích, châm biếm một bộ phận thanh niên người Pháp sống hời hợt, nông nổi, tầm thường: Đọc báo xem chuyện tầm thường; mua vé đắt tiền xem vợ lẽ nàng hầu ...báo chí chạy theo những thị hiếu tầm thường I.Quan điểm sáng tác của Nguyễn ái Quốc thể hiện trong vi hành. -Giữa năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác- xây. Đây là âm mưu của chúng nhằm lừa gạt nhân dân Pháp: +Pháp ngầm thông báo: tình hình đông Dương đã ổn định, nhân dân Pháp nhiệt tình ủng hộ đầu tư vào Đông Dương để "khai hoá" cho xứ thuộc địa mông muội này. à Đây là luận điệu xảo trá của Pháp, mục đích của chúng là khai thác tài nguyên thiên nhiên. *)Mục đích sáng tác Vi hành -Viết" Vi hành "nhằm lật tẩy âm mưu của "mẫu quốc" vạch trần tính chất điêu trá của những từ "văn minh ", "khai hoá"... -Vạch trần tính chất ngu dốt, bù nhìn, tay sai dơ dáy của Khải Định. -Viết "Vi hành" nhằm vào độc giả người Pháp, dân Pa-ri vì thế phải viết có nghệ thuật, phải sử dụng tiếng Pháp, bút pháp nghệ thuật của châu Âu hiện đại. II. Những biện pháp nghệ thuật độc đáo. 1.Cách đặt tên tác phẩm -"Vi hành" là nhan đề do dịch giả Phạm Huy Thông dịch ra, muốn mỉa mai, châm biếm cuộc đi lén lút mờ ám của Khải Định. -Nguyên văn tiếng Pháp là Incognito, có nghĩa là không để người ta biết,đội một cái tên khác không phải là tên thật. Người Pháp dùng từ này với nghĩa bình thường và cũng có khi với nghĩa chê bai người làm việc ám muội nên phải dấu tên không muốn ai biết. 2. Đọc - Cảm nhận chung - "Vi hành " là một truyện ngắn có sức châm biếm mạnh, đả kích rất lớn với nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo - Thiên truyện đả kích cái lố lăng, kệch cỡm, đáng chê cười của Khải Định - Phơi bày ách thống trị độc ác của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa, III. Gợi ý phân tích. 1Tạo tình huống nhầm lẫn. -Đó là việc đôi nam nữ thanh niên Pháp nhầm tưởng tác giả là Khải định đi vi hành -Có sự nhầm lẫn mới có cơ hội lắng nghe một các khách quan cuộc đối thoại của đôi trai gái để biết được dư luận của người Pháp với Khải Định. Đây không phải là Nguyễn ái Quốc - người cộng sản căm ghét Khải Định nói về hắn mà chính là những ngưòi dân Pháp, người dân của một đất nước dân chủ nói về hắn. -Chân dung Khải Định +Trang phục, trang sức: " Có cái chụp đèn chụp lên đầu ", "các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn"; "hắn khoác lên người đủ cả bộ lụa là". Thật là lố lăng, kì qoái. +Diện mạo:" mũi tẹt mắt xếch", "da bủng như vỏ chanh" +Cử chỉ, điệu bộ: lúng ta lúng túng, nhút nhát + Hành vi: đến trường đua Đó là chân dung vị hoàng đế hết sức lố lăng, kệch cỡm, kì qoái -Thái độ cách đánh giá của người Pháp về Khải Định: +Khải Định là con rối, là trò hề, là trò giải trí rẻ tiền, ăn chơi vô độ +Họ nói về Khải Định với thái độ khinh bỉ châm biếm, mỉa mai. -Ngoài sự nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp còn có sự nhầm lẫn của công chúng Pháp, chính phủ Pháp. Chính phủ Pháp đích danh mời Khải Định sang lám thượng khách, vậy mà cũng chẵng nhận ra đâu là khách thật của mình. Đó là cách viết rất thâm thuý, sâu cay. 2.Dùng hình thức viết thư a)Đổi giọng, chuyển cảnh linh hoạt -Từ giọng tự sự khách quan chuyển sang giọng trữ tình thân mật. Chuyển từ cảnh này sang cảnh khác, chuyện nọ sang chuyện kia. b)Liên hệ tạt ngang, so sánh thoải mái, châm biếm, mỉa mai chỉ trong vài trang sách nhiều đối tướng khác nhau. -Từ chuyện vi hành của Khải Định mà đưa ra nhiều phán đoán giả định +Về hành vi bất chính với tư cách dơ dáy của y: ngu dốt, lố lăng, vô dụng. Một tên vua bán nước. +Tính chất bịp bợm, điêu trá của thực dân Pháp. +Vạch mặt chính phủ Pháp: trong khi mời Khải Định sang Pháp thì lại bố trí mật thám theo dõi ráo riết những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp. IV. Kết luận Chủ đề: 1.Tác phẩm phê phán một cách đích đáng cái lố lăng, kệch cỡm, của Khải Định trong chuyến y sang Pháp... 2. Ngòi bút châm biếm thâm thuý sắc sảo, sâu cay. Sử dụng có hiệu quả bút pháp của châu Âu hiện đại. D.Củng cố, dặn dò: * Rút kinh nghiệm: -Đọc Vi hành người dân Việt Nam "cười ra nước mắt" vì Khải Định lố lăng, kệch cỡm như thế nhưng y lại là đại diện, là vua của nước Việt Nam. -Học kĩ bài, soạn: giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù. - Cần làm nổi bật đặc sắc của "Vi hành" Tiết 11 Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) -Hồ Chí Minh- Ngày soạn: Ngày dạy: A.Mục đích yêu cầu: Tri thức: Giúp HS hiểu: Hoàn cảnh ra đời ,nội dung cơ bản , những đặc sắc chủ yếu về hình hình thức thể hiện và phong cách nghệ thuật của tập thơ “Nhật kí trong tù”. Từ những hiểu biết chung có định hướng để phân tích những bài thơ được chọn trích giảng. Kỹ năng: Giá trị nội dung của tập thơ Nhật kí trong tù Giáo dục: Lòng tự hào lãnh tụ dân tộc B. Phương tiện thực hiện: Sgk, sgv, tập "Nhật ký trong tù" C. Cách thức tiến hành: Giáo viên tổ chức giờ dạy kết hợp các phương pháp D. Tiến trình dạy học: 1.Kiểm tra đầu giờ: Phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật tạo tình huống nhầm lẫn 2.Bài mới Hoạt động của GV - HS Yêu cầu cần đạt Trong các tập thơ của Hồ Chí Minh thì “Nhật kí trong tù” được xem là tập thơ hay nhất. -Nêu hoàn cảnh sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù? Như vậy Nhật kí trong tù được sáng tác từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943 “Lại thương nỗi đoạ đày thân Bác Mười bốn trăng tê tái gông cùm Ôi! Chân yếu mắt mờ tóc bạc Mà thơ bay cánh hạc ung dung” Nhà tù Tưởng Giới Thạch chỉ có thể giam cầm được thân thể Bác chứ không thể giam hãm được lòng yêu nước , khát vọng tự do cháy bỏng trong trái tim Bác. - Nội dung cơ bản của tập thơ? Hãy tìm một vài bài thơ giúp người đọc hình dung về bộ mặt của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch ? “Không rau, không muối canh không có Mỗi bữa lưng cơm đỏ gọi là Có kẻ đem cơm còn chắc dạ Không người lo bữa đói kêu cha.” (Cơm tù) Ngoài ra còn có nhiều bài thơ khác nữa đã phản ánh chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch vừa hà khắc vừa tiêu cực như bài “Cái cùm”, “Đêm thu”... Về phương diện này có thể coi Nhật kí trong tù như một bức chân dung tinh thần tự hoạ của người tù Hồ Chí Minh. _Biểu hiện của bức chân dung tinh thần đó? _Các bài thơ tiêu biểu cho bức chân dung tinh thần tự hoạ của Hồ Chí Minh? Nhửng bài thơ như: Ngắm trăng, Cảnh chiều hôm.. Tấtcả bắt nguồn từ bản chất của một tâm hồn yêu nước lớn, một tấm lòng nhân đạo lớn, một cốt cách nghệ sĩ lớn _ Những nét nghệ thuật cơ bản trong “Nhật kí trong tù”? GV đọc bài thơ “ Vãn cảnh” yêu cầu HS chỉ ra các nét tiêu biểu trong màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại Bài thơ “Giải đi sớm”. “Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng Nghênh diện thu phong trận trận hàn.” _Củng cố, dặn dò: * Rút kinh nghiệm I.Hoàn cảnh ra đời tập thơ Nhật kí trong tù -Tháng 8.1942 Nguyễn ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường trở lại Trung Quốc...để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng trời đi bộ đến Túc Vinh -Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Mười ba tháng ở tù Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (tức Nhật kí trong tù) II.Nội dung cơ bản của tập thơ. 1.Ghi lại một cách chân thực, sinh động bộ mặt đen tối nhem nhuốc của chế độ nhà tù cũng như của xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch + Cảnh sinh hoạt trong tù. Tù nhân bị đày đoạ, ăn đói. + Chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch vừa hà khắc vừa tiêu cực. 2.Thể hiện được tâm hồn phong phú cao đẹp của người tù vĩ đại -Chân dung tinh thần của người tù cộng sản vừa kiên cường bất khuất vừa mềm mại tinh tế , hết sức nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên và lòng người -Vừa ung dung tự tại , hết sức thoải mái như bay lượn ở ngoài nhà tù vừa nóng lòng sốt ruột như lửa đốt khắc khoải ngóng trời tự do , mòn mắt nhìn về Tổ Quốc. _Vừa đầy lạc quan tin tưởng vừa trằn trọc lo âu, không bao giờ nguôi nỗi đau đớn của dân tộc và nhân loại III.Nghệ thuật: Nhìn một cách tổng thể thơ ca của Người mang màu sắc cổ điển ,đậm tinh thần hiện đại. -Màu sắc cổ điển +Giàu tình cảm với thiên nhiên +Bút pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật +Hình tượng nhân vật trữ tình ung dung , nhàn nhã +Tâm hồn hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ -Cổ điển mà vẫn thể hiện tinh thời đại +Trong quan hệ với thiên nhiên con người luôn luôn làm chủ +Tinh thần dân chủ thể hiện ở đề tài ,chủ đề Nhật kí trong tù chứa chan tình cảm nhân đạo. Tác phẩm thể hiện ý chí , nghị lực của một chiến sĩ cách mạng kiên cường, tấm lòng của một người con xa quê đau đáu nhớ về Tổ Quốc... -Học bài , soạn "Chiều tối" - Cần đưa thêm dẫn chứng để bài giảng sinh động Tiết 12: Chiều tối - Hồ Chí Minh - Ngày soạn: Ngày dạy: A.Mục đích yêu cầu - Tri thức: Giúp học sinh hiểu được: Bức tranh phong cảnh chiều tối nơi núi rừng. Hiểu được tâm hồn Hồ Chí Minh, trong bất cứ tình huống nào cũng hướng về sự sống, ánh sáng, hạnh phúc của con người. Hiểu được nghệ thuật diễn tả sự vận động về thời gian - Kỹ năng: Cảm nhận được vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ. - Giáo dục: +Tình yêu quê hương, đất nước + Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh B. Phương tiện thực hiện: sgk, sgv, sách tham khảo C. Cách thức tiến hành: Kết hợp các phương pháp: gợi mở, phát vấn ... D. Tiến trình dạy học: 1.Kiểm tra Nêu nội dung chính của tập thơ Nhật kí trong tù? 2.Bài mới Hoạt động của gv - hs Yêu cầu cần đạt + “Chiều tối” là bức tranh vẽ bằng thơ _Hãy giới thiệu xuất xứ của bài thơ? Không gian vào buổi hoàng hôn trong “Nhật kí trong tù” được miêu tả qua nhiều bài thơ: Hoàng hôn, Chiều tối, Cảnh chiều hôm.. Thời gian và không gian này dễ gây nên trong lòng người cảm giác mệt mỏi chán chường, vậy mà cảm hứng thơ đến với Bác thật tự nhiên, Ta hãy đi phân tích bài thơ. -Có rất nhiền cách tiếp cận bài thơ, em cho biết cách tiếp cận bài thơ của riêng em? -Đặt một câu nêu ý chung về nội dung hai câu thơ đầu? - Thời gian chiều tối được hiện lên qua những hình ảnh nào? Bút pháp lấy không gian tả thời gian Nhà thơ không nhìn cảnh vật với cái nhìn thưởng thức đơn thuần mà gửi vào đó lòng yêu mến trân trọng với từng biểu hiện nhỏ nhoi của cuộc sống -Vì sao nói đây là cách cảm nhận thời gian mang tính truyền thống? Trong thơ xưa, người xưa thường dùng hình ảnh chim bay về núi để chỉ thời gian +Ca dao: “Chim bay về núi tối rồi”. +Thơ của bà Huyện Thanh Quan +Truyện Kiều của Nguyễn Du “Chim hôm thoi thớp về rừng”, -Ngoài thông báo thời gian câu thơ còn gợi cho em liên tưởng gì? Bác cảm thông với cánh chim đang tìm chốn ngủ.Đó là tình thương yêu của Bác dành cho tất cả các sự sống chân chính ở trên đời. -Đọc câu thơ thứ hai so với nguyên tác em có nhận xét gì? +Cô vân: Đám mây cô đơn, lẻ loi +Mạn mạn:chậm chậm, lững lờ... Hai câu thơ tả cảnh nhưng mở ra một nỗi buồn trong tâm trạng, đằng sau cánh chim đó là đôi mắt đang dõi theo của Bác về quê nhà... -Cảnh trong hai câu thơ sau có thay đổi gì so với hai câu thơ trước?Nội dung hai câu thơ sau? -Hình ảnh nào để lại ấn tượng sâu sắc ? Trong tưởng tượng của em đó là cô gái như thế nào ? -Vì sao cô giáo nhận xét câu thơ thứ 4 trong nguyên tác hàm súc? +Không có từ "tối" +Từ "hồng" là "nhãn tự " của bài thơ +Nhà thơ dùng sáng để nói tối. Thời gian đàn trôi theo chòm mây, cánh chim, theo vòng quay của cối xay ngô, cùng với sự vận động của thời gian ấy ta thấy được sự vận động trong tư tưởng của người làm thơ Một trong những nét phong cách thơ văn Hồ Chí Minh là tư tưởng, hình tượng thơ luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai. Sự vận động đó thể hiện như thế nào trong bài thơ? Từ “hồng” là điểm nhãn của bài thơ, làm cho bức tranh như sáng lên,xua tan đi mọi sự lạnh lẽo cô đơn, làm cho bức tranh tràn đầy sự sống Đây chính là bài thơkhông nói gì đến chất thépmà ta vẫn thấy lấp lánh tinh thần thép, chất thép trongtrong thơ người cộng sản vĩ đại. củng cố, dặn dò * Rút kinh nghiệm: I/ Giới thiệu chung: 1/ Xuất xứ: “ Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong 135 bài thơ của tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc nhà thơ trên đường giải lao. 2/Cảm hứng sáng tác: Cảm hứng bài thơ xuất phát từ một buổi chiểutên con đường giải lao, chặng cuối của một ngày đài ải vất vả gian lao. Trước cảnh hoàng hôn bao la và cuộc sống của con người nơi núi rừng Bác đã sáng tác bài thơ này. II/ Phân tích 1.Hai câu đầu: Gợi tả cảnh vật và lòng người lúc chiều tối Câu 1: Nhà thơ không nói về thời gian nhưng thời gian vẫn hiện về qua cảnh vật + Yếu tố thời gian hiện lên qua hình ảnh chú chim mỏi mệt bay tìm chốn ngủ. +Không gian: nơi núi rừng Suốt ngày đi kiếm ăn, chiều muộn chim bay về tổ nghỉ ngơi để ngày mai lại tiếp tục nhịp tuần hoàn. Đây là cách cảm nhận thời gian mang tính truyền thống -Câu thơ gợi hình ảnh, tâm trạng nhà thơ. Nhà thơ mỏi mệt sau một ngày trên đường đi đày, giờ đây khao khát tổ ấm, mong muốn có chỗ dừng chân, khao khát mái ấm gia đình. Đó là sự hoà hợp cảm thông giữa người và cảnh Câu 2: Chòm mây như có linh hồn tâm trạng. Chòm mây cô đơn, lẻ loi, lững lờ trôi giữa không gian rộng lớn của cảnh trời chiều Chỉ bằng vái nét chấm phá đơn sơ hai câu thơ đã ghi lại được cái hồn của cảnh vật. Cảnh buồn, người buồn 2.Hai câu thơ sau: -Hình ảnh cuộc sống con người nơi xóm núi -Hình ảnh cô gái xóm núi xát ngô bên lò lửa đỏ làm bức tranh bừng sáng -Đó là một cô gái có thân hình cân đối, khoẻ mạnh, uyển chuyển, nhịp nhàng đang xay ngô bên l

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 12(5).doc
Giáo án liên quan