Giáo án Ngữ văn 12 - Người lái đò sông Đà, tác giả Nguyễn Tuân

I- Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh:

1. Nắm được điểm cơ bản về con người và nét đặc sắc của tư tưởng, phong cách nghệ thuật -> đánh giá đúng về tác giả.

2. Có kĩ năng vận dụng vào việc tìm hiểu các tác phẩm.

II- Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo.

- PP: Giảng+ Gợi mở bằng câu hỏi.

2. Học sinh: Đọc và gạch chân những đơn vị kiến thức cơ bản.

Trả lời câu hỏi Sgk, chẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III- Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Người lái đò sông Đà, tác giả Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác gia NGUYỄN TUÂN (1910 – 1987) I- Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: 1. Nắm được điểm cơ bản về con người và nét đặc sắc của tư tưởng, phong cách nghệ thuật -> đánh giá đúng về tác giả. 2. Có kĩ năng vận dụng vào việc tìm hiểu các tác phẩm. II- Chuẩn bị: Giáo viên: - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - PP: Giảng+ Gợi mở bằng câu hỏi. Học sinh: Đọc và gạch chân những đơn vị kiến thức cơ bản. Trả lời câu hỏi Sgk, chẩn bị bài theo hướng dẫn của GV. III- Tiến trình bài dạy: Ổn định: Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. Hoạt động của GV và HS TG Ghi bảng HS đọc Sgk -> nêu những nét chính về tiểu sử. GV định hướng: - Thời đại? - Gia đình? ( Nhà nho cuối mùa. Cụ thân sinh là Nguyễn An Lan đỗ tú tài khoa thi cuối cùng -> vị trí dở dang dở ông dở thằng.) - Bản thân? H: Những nét chính về con người Nguyễn Tuân? GV khái quát, bổ sung -> ghi bảng-> chuyển ý. H: Trình bày những nét chính về sự nghiệp sáng tác? - Quáttrình sáng tác gồm mấy giai đoạn? - Truớc 1945: Chủ đề chính? Nội dung? Tp tiêu biểu? - Sau 1945 Nguyễn Tuân có những chuyển biến gì? Nội dung những sáng tác? Tp chính? GV nói thêm: * Chủ nghĩa xê dịch: + Viết về bước chân của cái tôi lãng tử qua những miền quê -> cảnh sắc, phong vị quê hương và tấm lòng yêu nước thiết tha. + Tp chính: Một chuyến đi, Thiếu quê hương… * Vẻ đẹp Vang bóng một thời: + Những nét đẹp truyền thống còn sót lại của một thời đã lùi vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ cuối mùa. + Tp chính: Vang bóng một thời … * Đời sống trụy lạc. + Ghi lại những quãng đời hoang mang, bế tắc, cái tôi lãng tử lao vào rượu, thuốc phiện và hát cô đầu -> tâm trạng khủng hoảng của lớp thanh niên đương thời. + Tp chính: Chiếc lư đồng mắt cua, Ngọn đèn dầu lạc … GV bổ sung -> ghi bảng -> chuyển ý. H: Nét nổi bật trong phong cách NT trước CM? Ngông là thế nào? Biểu hiện của nét tài hoa, uyên bác? + Tiếp cận sự vật, sự việc ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, phát hiện ở con người nét tài hoa nghệ sĩ -> sáng tạo những nhân vật mang cốt cách nghệ sĩ: Huấn Cao (Chữ người tử tù), Người lái đò (Người lái đò sông Đà) + Tô đậm cái phi thường, gây cảm giác mạnh. + Vận dụng tri thức nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để miêu tả, sáng tạo hình tượng. GV nói thêm: - “Ngông” là lấy cái tài mà đặt mình lên trên thiên hạ, cố ý làm khác người, thích cái độc đáo không giống ai -> lối viết riêng, giọng văn khinh bạc.Văn Nguyễn Tuân là văn khoe tài uyên bác. - Nguyễn Tuân thích gây cảm giác mạnh -> hay tả gió bão, đèo dốc hiểm trở (người long bánh chè, ngựa trụy thai), thác nước dữ dội. - Trước CM hướng về cái đẹp trong quá khứ đã hoặc sắp tàn -> lạc lõng, lẻ loi -> giọng văn bất mãn, khinh bạc. - Sau CM ngợi ca vẻ đẹp thực tại ở cuộc sống xây dựng đấu tranh của những con người lao động bình thường: + Ông lái đò chiến thắng sông dữ. + Anh chiến sĩ ngụy trang bằng hoa đào. + Người bán phở tạo tâm hồn phở. => Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ đích thực, một nhà văn lớn, một nhân cách đáng phục. GV hướng dẫn HS tổng kết ở nhà. I- Tiểu sử và con người: 1. Tiểu sử: - Thời đại: - Gia đình: nhà nho thế hệ cuối -> NT gắn bó với lớp người xưa cũ + văn hóa cổ truyền. - Bản thân là trí thức Tây học -> ý thức cá nhân phát triển cao. 2. Con người: - Giàu lòng yêu nước, có tinh thần dân tộc. - Ý thức cá nhân phát triển cao. - Coi trọng sáng tác II- Sự nghiệp văn học: 1. Quá trình sáng tác: a. Trước CM T8 (xoay quanh 3 đề tài): - Chủ nghĩa xê dịch - Vẻ đẹp Vang bóng một thời: - Đời sống trụy lạc. -> Tư tưởng vừa tích cực vừa tiêu cực. b. Sau 1945: - Phản ánh hai cuộc kháng chiến, công cuộc xây dựng đất nước -> vẻ đẹp người VN anh dũng, cần cù, tài hoa. - Tp chính: Sông Đà, Ký Nguyễn Tuân …… => Có sự chuyển biến: nhà văn lãng mạn (trước 1945) -> nhà văn cách mạng (sau 1945). 2. Phong cách nghệ thuật: a. Trước 1945: - Chơi ngông bằng văn chương. - Tài hoa, uyên bác. - Hiện đại mà cổ điển. b. Sau 1945: - Phát huy chất tài hoa, uyên bác -> tìm thấy chất tài hoa, nghệ sĩ ở quần chúng, nhân dân. - Giọng văn tin yêu. ơTổng kết: - Nhà văn luôn tìm kiếm cái đẹp. - Phong cách độc đáo. - Có nhiều đóng góp cho sự phát triển thể tùy bút và tiếng Việt … Củng cố: Nét chính trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân? Hướng dẫn: * Nắm vững những nét chính về con người, sự nghịêp, phong cách. * Soạn Người lái đò sông Đà. Đọc Tp và trả lời câu hỏi Sgk. Ngày soạn: 25 / 12/ 2005 Tiết PPCT: 53 - 54_Giảng văn. Bài NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (Nguyễn Tuân) I- Mục đích, yêu cầu: Giúp học sinh: 1. Cảm nhận được vẻ đẹp của sông Đà (hùng vĩ, dữ dội, trữ tình, thơ mộng) qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân (trí tưởng tượng phong phú, vốn từ dồi dào, câu văn đa dạng giàu hình ảnh, cách so sánh độc đáo, vốn tri thức phong phú ……) 2. Giáo dục ý thức trân trọng cái đẹp. 3. Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự. II- Chuẩn bị: Giáo viên: - Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo. - PP: Giảng+ Gợi mở bằng câu hỏi. Học sinh: Đọc -> tóm tắt TP và trả lời câu hỏi Sgk. III- Tiến trình bài dạy: Ổn định: Bài cũ: Những nét chính về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân? Bài mới: * Giới thiệu bài: Người lái đò sông Đà -> nét tài hoa, uyên bác trong phong cách NT. Hoạt động của GV và HS TG Ghi bảng HS đọc Tiểu dẫn Sgk. H: Xuất xứ Tp? Tùy bút “Sông Đà” có giá trị gì? GV nói thêm: Tùy bút Sông Đà co! giá trị như một công trình nghiên cứu công phu cung cấp nhiều hiểu biết về sông Đà (ngọn nguồn dòng sông, những địa thế đặc biệt, những con thác dữ, phương cách vượt thác ghềnh, lịch sử đấu tranh CM của TB, sự chuẩn bị chinh phục sông Đà của nhà nước ta ……) và hàng loạt tri thức về địa lí, lịch sử, quân sự, võ thuật, hội họa được sử dụng nhuần nhuyễn, tri thức về thể thao, thơ ca âm nhạc …… GV yêu cầu HS đánh dấu những chi tiết miêu tả sông Đà và người lái đò. H: Hình tượng nổi bật trong tùy bút này là gì? (sông Đà, người lái đò). H: Tác giả phát hiện những đặc điểm nổi bật nào của sông Đà? (Hung bạo, dữ dằn >< trữ tình, hiền dịu). H: Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà được miêu tả qua những chi tiết nào? - Diện mạo bên ngoài? (thác nước? Cảnh đá dựng vách thành? Ngàn cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió …… những hút nước?) HS đọc đọan văn miêu tả sông Đà quãng Tà Mường Vát -> phân tích. GV nhấn mạnh cách miêu tả: từ xa tiếng nước réo gầm mãi lại réo to mãi lên, tiếng thác như oán trách, van xin, khiêu khích … đến gần rống lên như tiếng một ngàn …… khi trực tiếp tới thách nước sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá …… - Sông Đà như bày thạch trận …… H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả?(sự quan sát kĩ lưỡng, cụ thể; thủ pháp nhân hóa ……) GV bổ sung -> ghi bảng -> chuyển ý: H: Vẻ đẹp trữ tình thơ mộng? - Trong hình dung của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên như thế nào? (sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình ……). - Sông Đà được ngắm nhìn qua những thời điểm nào? (mùa xuân: xanh ngọc bích, mùa thu: lừ lừ chín đỏ. Sông Đà giống một cố nhân khi xa gợi thương, gợi nhớ). - Cảnh ven sông? (lặng lờ tịnh không một bóng người hoang vắng nhưng đầy thi vị: đời Lí, đời Trần, Lê quãng sông này cũng lặng tờ như vậy). Con hươu vểnh tai ngơ ngác, đàn cà dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bung trắng như bạc rơi thoi. Dòng sông khi phảng phất không khí của thời tiền sử, khi hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích, khi lai láng chất thơ trữ tình của Tản Đà. H: Khi miêu tả sông Đà trữ tình thơ mộng, tác giả vận dụng tri thức những ngành nghệ thuật nào?(hội họa, thi ca). GV bổ sung -> ghi bảng -> chuyển ý hướng dẫn học sinh phân tích hình ảnh ông lái đò. HS đọc trang 170. H: Tác giả tập trung khắc họa điều gì ở người lái đò? (Tư thế? Tính cách?). H: Nguyễn Tuân thường phát hiện con người những nét tài hoa, nghệ sĩ. Biểu hiện ở người lái đò? GV nói thêm: Nội dung khái niệm tài hoa, nghệ sĩ ở tác phẩm có ý nghĩa rộng: không chỉ những con người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật mà bao gồm cả những người làm ghề không dính dáng đến nghệ thuật nhưng đạt tới trình độ nghệ thuật tinh vi trong nghề nghiệp của mình. Người lái đò -> nghệ sĩ vì đạt tới trình độ cao cường đầy tài hoa tay lái hoa. Trình độ lái đò đạt đến mức nghệ thuật: nắm được quy luật của dòng chảy. GV để làm nội bật trí dũng và tài nghệ của người lái đò, Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một cuộc vượt thác. HS đọc đoạn văn miêu tả 3 lần vượt thác nêu nhận xét về: Không khí? (căng thẳng, dữ dội). Tài năng của người lái đò? Ngôn ngữ miêu tả? GV nói thêm: NT miêu tả với cảm hứng say mê, niềm cảm phục; chứng tỏ vốn hiểu biết uyên thâm, từng trải khác thường. Ơû đây có ngôn ngữ sống động của ngành quân sự, võ thuật, … NT đã tìm cho mình những nhân vật mới, những người đáng trân trọng, đáng ca ngợi không phải tầng lớp thượng lưu, đài các thời vang bóng mà ngay trong những người lao động bình thường. - Với nghệ thuật thiên nhiên là nghệ thuật vô giá, lao động sáng tạo cũng là nghệ thuật vô giá. GV bổ sung -> ghi bảng -> định hướng hoạt động tổng kết, đánh giá Tp. HS khái quát: Tư tưởng chủ đề Tp. Những thành công về nghệ thuật của TP? GV bổ sung -> tổng kết. I- Xuất xứ: In trong tập tùy bút Sông Đà (1960) – kết quả của chuyến đi thực tế TB 1958 -> Phong cách nghệ thuật NT. II- Phân tích: 1. Hình ảnh sông Đà: hung bạo >< trữ tình. a. Vẻ đẹp hùng vĩ: Sông Đà hung bạo -> kẻ thù số 1 của con người. - Diện mạo: + Thác đá, bờ đá dựng vách thành. + Những hút nước ghê rợn. -> Cách ví von, so sánh gậy cảm giác lạ + vận dụng tri thức điện ảnh (miêu tả quãng Tà Mường Vát). - Cảnh thạch trận, thủy trận -> sông Đà như loài thủy quái khôn ngoan, nham hiểm, hung ác -> như muốn tiêu diệt người lái đò. -> Vận dụng tri thức quân sự, võ thuật. Ngôn ngữ sinh động, giàu chất tạo hình + trí tưởng tượng phong phú. b. Vẻ đẹp trữ tình: Sông Đà tuôn dài tuôn dài…… Sông Đà là một công trình tuyệt vời của tạo hóa tác động đến con người. -> Ngòi bút bay bổng, lãng mạn, cảm xúc tức thời. Vận dụng tri thức thơ ca, hội họa. => Sông Đà được miêu tả từ nhiều góc độ, vận dụng tri thức nhiều ngành khoa học, nghệ thuật khác nhau -> sinh thể có tính cách, tâm trạng. 2. Hình tượng người lái đò: - Hiên ngang, ung dung, tự tin; hiểu biết. Tài hoa, thông minh. Tư thế anh hùng + nghệ sĩ. Phi thường + bình thường. - Gan dạ, kiên cường, bình tĩnh. => (tài hoa, nghệ sĩ) -> Tri thức võ thuật + quân sự. * Người lái đò -> người lao động mới mang vẻ đẹp khác thường: Trí dũng tuyệt vời + khéo léo, tài hoa. 3.Đặc sắc nghệ thuật: - Thể tùy bút tự do phóng túng. - Nhiều liên tưởng, so sánh bất ngờ, trí tưởng tượng phong phú. - Vốn từ ngữ phong phú, nhiều câu văn, hình ảnh mới lạ, sáng tạo. - Vận dụng tri thức của nhiều ngành nghệ thuật. => Đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. III- Tổng kết: - Tp vừa là thiên tùy bút vừa là một công trình nghiên cứu công phu; là áng văn trữ tình giàu giá trị thẩm mĩ về sông Đà -> trình độ hiểu biết sâu rộng, tình yêu thiên nhiên cuộc sống của NT. - Tp là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, là khúc tráng ca ca ngợi những người lao động mới. Củng cố: Sông Đà hiện lên với những nét đặc sắc nào? Hướng dẫn: * Xem lại yêu cầu Bài viết số 4 - Lập dàn bài khái quát.

File đính kèm:

  • docNGUOI LAI DO SONG DA NGUYEN TUAN.doc
Giáo án liên quan