I. Khái niệm.
- Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống.
- Gồm có hai dạng:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
1. Khái niệm: quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. Bao gồm:
+ Lí tưởng (lẽ sống)
+ Cách sống
+ Hoạt động sống
+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè
320 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 12 - Ôn thi tôt nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. Khái niệm.
- Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc nhằm làm sáng tỏ cái đúng – sai, cái tốt – xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào đời sống.
- Gồm có hai dạng:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
II. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
1. Khái niệm: quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời. Bao gồm:
+ Lí tưởng (lẽ sống)
+ Cách sống
+ Hoạt động sống
+ Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ: tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè…
2. Hai dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường gặp:
+ Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách trực tiếp.
Ví dụ:
Đề 1. Suy nghĩ của anh/chị về đức tính hy sinh.
Đề 2. Trình bày ý kiến của anh/chị về vấn đề:
Sự tự tin của con người trong cuộc sống.
+ Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói tới một cách gián tiếp: Ở dạng đề này, vấn đề tư tưởng, đạo lí được ẩn trong một câu tục ngữ, một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện, một văn bản ngắn…
Ví dụ:
Đế 1: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi:
“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
Đề 2: Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau:
“Một trong những tổn thất không có gì bù đắp được là tổn thất về thời gian”.
3. Kĩ năng làm văn nghị luận.
a. Phân tích đề
- Đọc kĩ đề, chú ý từ ngữ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng. Chia vế, ngăn đoạn, tìm mối tương quan giữa các vế.
- Xác định ba yêu cầu:
+ Yêu cầu về nội dung: Vấn đề nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
+ Yêu cầu về hình thức: Cần kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
+ Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: đời sống văn học, đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
b. Lập dàn ý:
- Nội dung luận đề cần được triển khai thành hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Cần sắp xếp các ý thành hệ thống chặt chẽ và bao quát nội dung.
- Cần chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:
+ Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
c. Tiến hành viết bài văn.
d. Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết.
4. Một số đề bài và cách giải.
Đề 1.
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Thất bại là mẹ thành công.
Gợi ý
Ý 1. Giải thích
Câu nói hàm chứa triết lý sống, cách sống mạnh mẽ: thất bại không được nản lòng, sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành công
Ý 2. Phân tích, Chứng minh
- Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có lần thất bại trong công việc, nhưng dừng vì thất bại (dù tới vài lần liên tiếp) mà nản lòng.
- Có thất bại rồi mới có kinh nghiệm và rút ra bài học sau mỗi lần thất bại để sửa đổi lại lối suy nghĩ, cách làm việc và từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công.
- Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại (có thể lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà khoa học, các nhân vật trong các tác phẩm văn học…)
Ý 3. Bình luận
- Câu nói bao hàm một nhân sinh quan tích cực, một lời khuyên đúng đắn: sống mạnh mẽ, lạc quan và luôn có niềm tin vào mục đích sống tốt đẹp.
- Ý kiến riêng của cá nhân về ý nghĩa của câu nói (Thí sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần lô gich và có sức thuyết phục).
Đề 2.
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp:
Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào.
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích câu ngạn ngữ.
- Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.
-rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.
à Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh câu ngạn ngữ.
-Học hành có những chùm rễ đắng cay: tốn thời gian, công sức ; bị quở mắng; thi hỏng…Quá trình học tập có những khó khăn, gian nan, vất vả.
-Vị ngọt của quả tri thức: niềm vui, niềm tự hào của gia đình; những khát vọng mới mẻ, sự thành công của bản thân trên con đường lập nghiệp.
-Chấp nhận đắng cay giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.
(Lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà văn, nhà khoa học…)
*Ý 3. Bình luận câu ngạn ngữ.
- Bài học tư tưởng:
+Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.
+Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời.
- Bài học hành động:
(Học sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục cao)
Đề 3.
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của nhà văn Ban-dắc:
Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích ý kiến.
- Công nhận cái yếu của mình tức là con người có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện.
- Điều ấy giúp con người có nghị lực, trưởng thành “trở nên mạnh mẽ”
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh ý kiến.
- Trong mỗi con người, ai cũng có những thế mạnh và yếu.
- Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách nghiêm túc, trung thực.
- Vấn đề này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực, trong những hoàn cảnh khác nhau (đưa dẫn chứng cụ thể)
*Ý 3. Bình luận ý kiến.
- Bài học tư tưởng:
+ Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức, lối sống.
+ Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực; biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan, đúng đắn; biết học tập vươn lên.
+ Đây không phải chỉ là vấn đề đặt ra với cá nhân mà còn có ý nghĩa với cả tập thể, quốc gia, dân tộc.
- Bài học hành động: liên hệ bản thân
(Học sinh có sự lí giải khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục cao)
Đề 4.
“Điều gì có thể theo đuổi suốt cuộc đời” – Khổng Tử đáp: “Chỉ có lượng thứ mà thôi”.
Từ những câu trả lời trên, anh/chị hãy trình bày trong một đoạn văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của mình về sự lượng thứ, lòng khoan dung trong cuộc sống của mỗi con người.
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích.
- Lời đáp của Khổng Tử cho thấy sự lượng thứ, khoan dung chính là cách ứng xử độ lượng, vị tha, biết hy sinh, nhường nhịn đối với người khác, biết bỏ qua những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình hoặc cho xã hội.
*Ý 2. Phân tích, Chứng minh.
- Nhờ có lượng thứ, khoan dung làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con người sống gần gũi đáng yêu hơn. (đưa dẫn chứng minh họa)
- Song lượng thứ, khoan dung cũng không phải là sự đồng nhất với nhu nhược hoặc bao che, dung túng, đồng tình với những khuyết điểm của người khác.
*Ý 3. Bình luận.
- Lượng thứ, khoan dung là một phẩm chất cao đẹp, một ứng xử cao thượng cần được thực hiện và ca ngợi.
- Trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, nhiều người trở nên vô cảm, dửng dưng thiếu trách nhiệm và quên đi những truyền thống đạo lí tốt đẹp. Những con người ấy cần bị lên án.
- Mỗi học sinh cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tri thức để có sự hiểu biết phong phú, biết sống vị tha, bao dung hơn. Tích cực thực hành và bồi đắp lẽ sống khoan dung, sự lượng thứ từ những việc nhỏ xung quanh mình, với những người thân của mình;tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, xã hội.
III. Nghị luận về hiện tượng đời sống.
1. Khái niệm.
- Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội.
- Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội.
- Không chỉ đề cập đến những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn đề cập đến những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.
2. Cách làm:
Để triển khai bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh cần theo các bước sau:
- Giải thích, nêu thực trạng của hiện tượng.
- Phân tích: nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng.
- Biện pháp, khắc phục hoặc giải pháp cho sự phát triển của hiện tượng.
3. Một số đề bài và cách giải.
Đề 1.
Viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về vấn đề:
Làm thế nào để giữ môi trường sống của chúng ta ngày càng sạch đẹp?
Gợi ý
* Ý 1. Giải thích môi trường sạch đẹp.
+ Môi trường sống bao gồm môi trường không khí, đất, nước.
+ Môi trường sạch đẹp là môi trường không bị ô nhiễm, có sự hài hòa, vẻ mĩ quan cao.
+ Vai trò của môi trường sạch đẹp: tránh bệnh tật, có lợi cho sức khỏe…
* Ý 2. Môi trường sống sạch đẹp đang bị thu hẹp, nguyên nhân và hậu quả:
+ Thực trạng và nguyên nhân:
Hiện nay chúng ta phải đối mặt với tình trạng nguồn nước, không khí đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng vì sự vô trách nhiệm của con người.
Rừng trên thế giới và ở nước ta đã bị khai thác, đốt phá quá mức, đang bị hủy hoại nghiêm trọng.
Rác thải và xử lí nước thải ở mức báo động cao về độ an toàn vệ sinh.
+ Hậu quả:
Môi trường bị ô nhiễm, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của con người. Bệnh dịch dễ phát sinh, hiện tượng căng thẳng mỏi mệt do môi trường gia tăng.
Môi trường ô nhiễm làm xấu tổng thể mĩ quan, làm suy giảm sự phát triển kinh tế-xã hội…
* Ý 3. Giải pháp bảo vệ môi trường sống sạch đẹp.
+ Đối với xã hội:
Khai thác tài nguyên thiên nhiên phải hợp lí. Không làm ô nhiểm các nguồn nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển bảo vệ trái đất.
Cần có phương án bảo vệ các loài thú, đặc biệt là các loài đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Tích cực tu bổ làm phong phú thêm thiên nhiên (trồng cây, gây rừng)
Khi xây dựng nhà ở, nhà máy, cơ sở sản xuất cần tôn trọng và thực hiện đúng các yêu cầu đối với việc bảo vệ môi trường và xử lí tích cực nguồn khói thải, nước thải, chất thải công nghiệp.
+ Đối với cá nhân:
Cần có những hành động thiết thực làm cho môi trường sống ngày càng sạch đẹp.
Mỗi học sinh phải luôn ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi ra sân trường và lớp học, thường xuyên tham gia các hoạt động trồng cây xanh do nhà trường và địa phương tổ chức.
Đề 2.
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội.
Gợi ý.
* Ý 1. Giải thích, nêu thực trạng hiện tượng.
+ Nạn bạo hành: sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác, đang trở thành phổ biến hiện nay.
+ Nạn bạo hành: thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội. Nạn bạo hành diễn ra trong: gia đình, trường học, công sở…
* Ý 2. Nguyên nhân của hiện tượng:
+ Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
+ Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên).
+ Do áp lực cuộc sống.
+ Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành.
* Ý 3. Tác hại của hiện tượng.
+ Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người.
+ Làm ảnh hưởng đến tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ.
* Ý 4. Đề xuất giải pháp.
+ Cần lên án đối với nạn bạo hành.
+ Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
+ Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành.
PHẦN II: VĂN HỌC
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
c&d
A.KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.Những vấn đề chung của VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ xx
VHVN giai đoạn nầy được chia thành hai giai đoạn lớn:
+ Từ năm 1945 đến năm 1975
+ Từ 1975 đến hết thế kỉ XX
Nền VH mới được khai sinh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 mang những đặc điểm lớn sau:
+ Mang đậm lí tưởng độc lập tự do
+ Mục tiêu chủ nghĩa xã hội
+ Hình thành đội ngũ nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ
II. VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
1.Hoàn cảnh lịch sử
- Nền VH vận hành và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Điều này giúp cho nền văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ.
- Đất nước diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc kéo dài suốt ba mươi năm, công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc, sau đó là trên toàn quốc.
2. Quá trình phát triển & thành tựu cơ bản
a. 1945 – 1954: kháng chiến chống Pháp
* Nội dung cơ bản :
Ca ngợi tổ quốc và quần chúng nhân dân; kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ tinh thần Nam tiến, biểu dương những tấm gương quên mình vì nước.
Tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Thơ, truyện, kịch, kí, lí luận văn học đạt nhiều thành tựu
* Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Tố Hữu: tập thơ Việt Bắc ; Nam Cao: Đôi mắt ; Tô Hoài : Vợ chồng APhủ..
b. 1955 – 1964: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
* Nội dung cơ bản:
Sự hoà hợp giữa cái chung và cái riêng, nỗi đau chia cắt hai miền đất nước.
Thể hiện hình ảnh người lao động và sự đổi đời nhờ cách mạng.
Có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn cách mạng.
Khát vọng giải phóng miền Nam, nỗi đau đất nước bị chia cắt, lòng căm thù giặc…là cảm hứng cơ bản của văn học chặng đường này.
* Tác giả tác phẩm tiêu biểu: Tố Hữu: Gió lộng ; Chế Lan Viên :Tiếng hát con tàu
c. 1965 – 1975: kháng chiến chống đế quốc Mĩ
* Nội dung cơ bản:
Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Khắc hoạ thành công hình ảnh con người anh hùng Việt Nam
Thơ ca tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận.
Nhiều công trình phê bình, lí luận có giá trị xuất hiện.
* Tác giả tác phẩm tiêu biểu: Tố Hữu: Ra trận ; Nguyễn Trung Thành Rừng xà nu; Nguyễn Thi Những đứa con trong gia đình…
d. VH vùng địch tạm chiếm: có xu hướng yêu nước, có xu hướng nô dịch.
3.Những đặc điểm cơ bản
Neàn vaên hoïc chuû yeáu vaän ñoäng theo höôùng caùch maïng hoùa, gaén boù saâu saéc vôùi vaän meänh chung cuûa ñaát nöôùc. (phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu).
- Lịch sử văn học gắn với lịch sử cách mạng, nội dung văn học gắn với nhiệm vụ chính trị, tình cảm chính trị.
- Là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại nhất của đất nước, tập trung vào các đề tài:Tổ quốc, bảo vệ đất nước, đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng CNXH.
- Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường.
Nền văn học hướng về đại chúng tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộcvới nhn dn
- Đối tượng là đại chúng nhân dân, họ vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ.
- Các tác phẩm văn học thường tìm đến hình thức nghệ thuật dễ hiểu, ngắn gọn.
Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
µKhuynh hướng sử thi:
VH tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn hay mất, tự do hay nô lệ.
Nhân vật chính: Tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng.
Lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách trng lệ hào hùng.
Người cầm bút có tầm nhìn bao quát về lịch sử, dân tộc và thời đại, có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi của dân tộc và thời đại, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu vì sự sống còn của Tổ quốc.
µCảm hứng lãng mạn.
Tuy hiện tại cịn khó khăn gian khổ nhiều mất mát hy sinh nhưng lòng vẫn tràn đầy mơ ước niềm tin hướng về tương lai tươi sáng.
Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người VN có thể vượt lên mọi thử thách hướng tới chiến thắng.
“Xẻ dọcTrường Sơn đi cứu nước
M lịng phơi phới dậy tương lai”(Tố Hữu)
Þ Khuynh höôùng söû thi keát hôïp vôùi caûm höùng laõng maïn laøm cho VH có giá trị nghệ thuật cao và thaám nhuaàn tinh thaàn laïc quan cách mạng.
II. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
1. Hoàn cảnh lịch sử:
30/04/1975 lịch sử dân tộc mở ra thời kỳ độc lập tự do và thống nhất đất nước.
Đất nước ta gặp những khó khăn mới nhất là về kinh tế à Tình hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới à nền VH phải đổi mới(1986) theo kinh tế thị trường, văn ho cĩ điều kiện giao lưu rộng với nền văn ho thế giới.
2. Những thành tựu cơ bản :
- Đề tài văn học mở rộng hơn. Một số tác phẩm đã phơi bày những mặt tiêu cực trong xã hội, hoặc nhìn thẳng vào tổn thất của chiến tranh hay bước đầu đề cập đến bi kịch cá nhân và đời sống tâm hồn.
Sau Đại hội Đảng VI (1986)
Văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới.
Phóng sự điều tra phát triển mạnh.
Truyện ngắn v tiểu thuyết cĩ nhiều khởi sắc hơn.
Kịch pht triển kh mạnh mẽ.
Lí luận nghin cứu văn học, ph bình văn học cĩ sự đổi mới về phương php tiếp cận đối tượng, đặc biệt ch ý tới gi trị nhn văn, ý nghĩa nhn văn.
Tóm lại từ 1975 nhất là từ năm 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn. Văn học phát triển đa dạng hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Văn học có tính chất hướng nội, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường.
B. BI TẬP VẬN DỤNG – DẠNG CÂU HỎI GIÁO KHOA
Câu 1: Nêu hoàn cảnh lịch sử văn hóa, xã hội văn học 1945 à 1975.
- Sự lãnh đạo, đường lối văn nghệ của Đảng đã tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng, tư tưởng và thế hệ nhà văn kiểu mới: Nhà văn – Chiến sĩ.
- Văn học 1945 à 1975 được phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc, sự giao lưu văn hóa ở nước ngoài chỉ giới hạn trong một số nước, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN.
Câu 2: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về quá trình phát triển và thành tựu của văn học 1945 à 1975?
a) Chặng đường từ 1945 à 1954
- Chủ đề:
+ Ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng CM.
+ Biểu dương những tấm lòng vì nước quên mình.
- Thành tựu:
+ Truyện ngắn và ký.
+ Thơ: Đạt nhiều thành tựu.
+ Lý luận phê bình văn học.
+ Kịch: Đã gây sự chú ý cho nhiều người.
b) Chặng đường 1955 à 1964: (Chặng đường văn học xây dựng CNXH ở miềm Bắc và đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam)
- Chủ đề:
+ Ca ngợi hình ảnh người lao động, những thay đổi của đất nước. (Cuộc sống mới và con người mới).
+ Thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam, nỗi đau chia cắt đất nước, ý chí, khát vọng muốn thống nhất đất nước. - Thành tựu: Văn xuôi. , Thơ. , Kịch nói.--> thể loại phong phú.
- Thành tựu: Văn xuôi. , Thơ. , Kịch nói.--> thể loại phong phú
c) Chặng đường 1965 à 1975: (Đấu tranh chống Mỹ).
- Chủ đề: Bao trùm đề tài chống Mỹ cứu nước, ca ngợi tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng CM.
- Thành tựu:
+ Văn xuôi.
+ Thơ.
+ Kịch.
Câu 3: Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ 1945 à 1975?
a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại nhất của đất nước, tập trung vào các đề tài:Tổ quốc,bảo vệ đất nước, đấu tranh thống nhất đất nước,xây dựng CNXH.
b) Nền văn học hướng về đại chúng:
+ Đối tượng là đại chúng nhân dân họ vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ.
+ Các tác phẩm văn học thường tìm đến hình thức nghệ thuật dễ hiểu, ngắn gọn.
c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Câu 4: Nêu hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa của VHVN 1975 à hết thế kỷ XX?
- 30/04/1975 lịch sử dân tộc mở ra thời kỳ độc lập tự do và thống nhất đất nước.
- Đất nước ta gặp những khó khăn mới nhất là về kinh tế à Tình hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới à nền VH phải đổi mới(1986)
Câu 5: Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của VHVN từ 1945 -2000?
a) Từ sau năm 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn, trường ca nở rộ. Tuy nhiên vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được chú ý của người đọc văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.
b) Từ đầu những năm 80: Tình hình văn đàn trở nên sôi nổi với những tiểu thuyết, truyện ngắn.
c) Sau Đại hội Đảng VI (1986)
- Văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới.
- Phóng sự điều tra phát triển.
- Văn xuôi phát triển mạnh mẽ.
Tóm lại từ 1975 nhất là từ năm 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn. Văn học phát triển đa dạng hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Văn học có tính chất hướng nội, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường.
Câu 6: Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 có những đặc điểm cơ bản nào? Theo anh/chị đặc điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
I. Các đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến 1975:
- Nền văn học vận động chủ yếu theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
II. Đặc điểm quan trọng nhất:
- Đặc điểm: “ Nền văn học Việt Nam vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước” là đặc điểm quan trọng nhất của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
- Đây là đặc điểm nói lên bản chất của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975. Đặc điểm này làm nên diện mạo riêng của văn học giai đoạn 1945 đến 1975, và chi phối đến các đặc điểm còn lại của văn học giai đoạn này.
Câu 7: Anh/ chị hãy trình bày ngắn gọn về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
Gợi ý trả lời
Văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này là nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
I. Khuynh hướng sử thi:
- Văn học đề cập tới những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử gắn với số phận chung của cộng đồng, của toàn dân tộc: Tổ quốc còn hay mất, độc lập hay nô lệ.
- Nhà văn quan tâm chủ yếu đế những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng; nhìn con người bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, có tầm vóc dân tộc và thời đại.
- Nhân vật chính trong tác phẩm tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận của đất nước, kết tinh những phẩm chất cao quý của cả cộng đồng. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, nghĩa vụ công dân, ý thúc chính trị, ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
- Lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, đẹp một cách tráng lệ và hào hùng.
II. Cảm hứng lãng mạn:
Cảm hứng lãng mạn trong văn học thời kì này chủ yếu thể hiện ở cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới sự khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
I. KIẾN THỨC TÁI HIỆN
Câu 1 : Anh ( chị ) hãy nêu giá trị lịch sử, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Gợi ý trả lời
- Giá trị lịch sử: Xét ở góc độ lịch sử, có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hoà nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập, dân chủ và tự do.
- Giá trị tư tưởng: Xét trong mối quan hệ với các trào lưu tư tưởng lớn của nhân loại ở thế kỷ XX, có thể coi Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm kết tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. Cả hai phẩm chất này được coi như một đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp, vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỷ XX.
- Giá trị nghệ thuật: Xét ở bình diện văn chương, Tuyên ngôn Độc lập là một bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm hùng hồn.
Câu 2 : Cho biết đối tượng và mục đí
File đính kèm:
- GIÁO ÔN THI TN.doc