Giáo án Ngữ văn 12 - Tây tiến Quang Dũng_Nguyễn Thị Thùy Tiên

A. Kết quả cần đạt được:

- Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây trong bài thơ.

Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh , ngôn ngữ, giọng điệu.

- Kĩ năng: Đọc diễn cảm; Phân tích, cảm nhận thơ trữ tình.

- Thái độ : Trân trọng, cảm phục, tự hào về thế hệ thanh niên Việt Nam trong những cuộc chiến tranh vệ Quốc, từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân với xã hội.

B. Phương tiện dạy học : SGK + SGV + Bài soạn + tư liệu về Quang Dũng, đoàn binh Tây Tiến (các bài báo + đoạn phim tư liệu về Đoàn binh Tây Tién)

C. Cách thức tiến hành : Giáo viên hướng dẫn HS tiếp thu bài học bằng các phương pháp : Thuyết trình; đọc diễn cảm; vấn đáp đàm thoại; thảo luận nhóm .

D. Tiến trình giờ dạy:

I. Ổn định:

II.Bài cũ: Kiểm tra bài tóm tắt văn bản nghị luận của H5 học sinh ( bài được GV giao từ tiết trước)

III.Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tây tiến Quang Dũng_Nguyễn Thị Thùy Tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Từ Tiết PP: 13,14 Bài: TÂY TIẾN Quang Dũng. A. Kết quả cần đạt được: - Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây trong bài thơ. Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh , ngôn ngữ, giọng điệu. - Kĩ năng: Đọc diễn cảm; Phân tích, cảm nhận thơ trữ tình. - Thái độ : Trân trọng, cảm phục, tự hào về thế hệ thanh niên Việt Nam trong những cuộc chiến tranh vệ Quốc, từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân với xã hội. B. Phương tiện dạy học : SGK + SGV + Bài soạn + tư liệu về Quang Dũng, đoàn binh Tây Tiến (các bài báo + đoạn phim tư liệu về Đoàn binh Tây Tién) C. Cách thức tiến hành : Giáo viên hướng dẫn HS tiếp thu bài học bằng các phương pháp : Thuyết trình; đọc diễn cảm; vấn đáp đàm thoại; thảo luận nhóm . D. Tiến trình giờ dạy: I. Ổn định: II.Bài cũ: Kiểm tra bài tóm tắt văn bản nghị luận của H5 học sinh ( bài được GV giao từ tiết trước) III.Bài mới: Nội dung I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Quang Dũng ( 1921-1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diệm. Quê Đan Phượng- Hà Tây. - Là nghệ sĩ nhiều tài năng: Làm thơ, viết văn, vẽ tranh... - Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa , phóng khoáng, đậm chất lãng mạn. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2001. - TP tiêu biểu (SGK) 2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Tây Tiến là tên một đơn vị đặc biệt được thành lập 27-2-1947 với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt- Lào; một vùng rừng núi đầy gian nguy, hiểm trở. - Phần đông chiến sĩ của đơn vị Tây Tiến ( trong đó có Quang Dũng ) là hs, sinh viên, trí thức Hà Nội ( họ hào hoa, thanh lịch, lãng mạn) sinh hoạt của các chiến sĩ vô cùng thiếu thốn gian khổ, đặc biệt sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy , họ vẫn lạc quan, dũng cảm chiến đấu. Điều đó tạo nên bút pháp hiện thực và trữ tình, lãng mạn, - Quang Dũng từng làm đại đội trưởng ở đó, rồi chuyển sang đơn vị khác; nhớ đơn vị cũ, nhà thơ viết bài thơ “ Tây Tiến” năm 1948. Bài thơ viết trong cảm hứng hoài niệm và nỗi nhớ chơi vơi. - Bài thơ lúc đầu có tên “Nhớ Tây Tiến”, năm 1975 khi cho in lại, tác giả đổi tên là “Tây Tiến” II. Phân tích: 1. Khổ 1 ( 14 câu đầu ) : Hình ảnh đoàn binh Tây Tiến hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ trên cái nền của thiên nhiên Tây bắc hoang sơ, dữ dội. - Nỗi nhớ -> Tây Tiến -> Đồng đội. “ Chơi vơi” : Nhớ da diết, ngút ngàn vợt không gian và thời gian. - Địa danh : “”Sài Khao” “Mường Lát’ “Pha Luông” “Mường Hịch”...- > Vừa tạo ấn tượng cụ thể, xác thực của thiên nhiên và con người , vừa gợi sức hấp dẫn của xứ lạ , phương xa. - Hình ảnh : “ Sương lấp đoàn quân mỏi Dốc lê khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” “ heo hút cồn mây súng ngửi trời ngàn thước.... Mưa xa khơi......” “ Thác gầm thét Cọp trêu người” => Thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội hiểm trở như thách thức người linh. - Câu thơ“ Dốc lªn... th¨m th¼m” “Ngàn thước.....xuống” -> Nhiều vần trắc đi liền nhau,gợi tả con đường quanh co, khúc khuỷu- người đọc như nghe được bước đi nhọc nhằn, vất vả của các chiến sĩ. “Heo hút cồn mây...” -> vẽ ra độ cao thăm thẳm “ Nhà ai pha luông ma xa khơi”-> những vần bằng đi liền nhau, kết hợp với vần “ ơi” -> Mở ra một không gian rộng lớn , cảm nhận một biển mưa giăng trắng núi rừng = > Bốn câu thơ đặc sắc tả cuộc hành quân gian khổ, nhọc nhằn. Hình ảnh: “ Anh bạn dãi dầu => Bút pháp hiện gục lên súng... bộ quên đời” thực-> sự hy sinh thầm lặng -> thanh thản, nhẹ nhàng, bi tráng. ( chú ý giọng điệu : thấm thía, xót xa nhưng cũng rất cứng rắn, ngang tàng rất lính “bỏ quên đời” - Hình ảnh: “ cơm lên khói” “ thơm nếp xôi” => gây cảm tưởng êm dịu-> tình quân dân => Bằng cảm hứng lãng mạn, nét vẽ gân guốc , tác giả tô đậm bức tranh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội nhằm làm nổi bật hình ảnh người lính trong những cuộc hành quân gian khổ, khắc nghiệt . 2. Đoạn 2: Những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng * Cảnh 1: Niềm vui của ngời lính trong đêm liên hoan: “ bừng lên hội đuốc hoa” -> Đêm liên hoan-> Đêm hội ánh sỏng tràn ngập núi rừng, sưởi ấm lũng người. “ kìa em” : Ngạc nhiên, vui sướng, ngỡ ngàng của các chàng trai trước vẻ đẹp tự nhiên, trước điệu múa lạ lẫm “ man điệu” của các cô gái. =>Bỳt phỏp lóng mạn, nột vẽ mềm mại , tài hoa - > vẻ đẹp quyến rũ , tình tứ. * Cảnh 2: “ hồn lau” => Bức tranh có đường nét, “ dáng người” ánh sáng, có không gian, thời “ hoa đong đưa” gian, con người, cảnh vật -> Tất cả như huyền ảo, xa xăm vừa hư, vừa thực, thể hiện tâm hồn nhạy cảm, nét bút tài hoa, cái nhìn tinh tế. 3. Đoạn 3 Hình ảnh ngời lính Tây Tiến: a. Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách : - Nghệ thuật tương phản: Ngoại hình “không mọc tóc” “quân xanh màu lá” > vẻ đẹp độc đáo, kì lạ bên ngoài như là xanh xao , gầy yếu nhưng bên trong chứa đựng sức mạnh diệu kì. Tương phản giữa ý chí mãnh liệt “mắt trừng gửi mộng” >< với tình cảm đắm say, tâm hồn lãng mạn “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” - Sử dụng từ ngữ chính xác, gợi hình, gợi cảm : “ Đoàn binh” – gợi âm vang mạnh mẽ, hào hùng “ không mọc tóc” – gợi vẻ ngang tàng rất lính = > Tạo nên vẻ đẹp hài hòa trong tính cách người lính : lãng mạn, kiêu bạc, anh hùng. b. Vẻ đẹp lý tưởng : - Đối lập “mồ viễn xứ” hiện thực khốc liệt > ca ngợi ý chí , khí phách của tuổi trẻ một thời “quyết tử cho tổ Quốc quyết sinh” họ sẵn sàng hy sinh, hiến dâng tuổi trẻ vì nghĩa lớn của dân tộc. c. Vẻ đẹp bi tráng của sự hy sinh: - Sử dụng từ Hán- Việt “biên cương” “mồ viễn xứ”+ biện pháp nói giảm “về đất” - > tạo âm hưởng bi tráng, tăng thêm vẻ sang trọng và trang trọng trong sự hy sinh. , đồng thời giảm nhẹ nỗi đau mất mát. - Động từ “ về đất ”- > tạo một nét nghĩa mới : anh không chết mà anh về với đất mẹ , về để gieo mầm cho sự sống và hòa truyền thống vẻ vang của dân tộc. - Âm thanh “ độc hành” của dòng sông Mã như một khúc ca bi tráng , hào hùng thay lời non sông , tổ Quốc tấu lên bản hùng ca đưa tiễn linh hồn người chiến sĩ. = > Bằng bút pháp lãng mạn, cảm hứng bi tráng, Quang Dũng đã tạo dựng nên hình tượng người chiến sĩ Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hoa, hào hùng , lãng mạn. 4. Đoạn kết: Niềm gắn bó sâu nặng của nhà thơ với Tây Tiến. - Nhà thơ- đồng đội cách nhau một khoảng thời gian, không gian đằng đẳng. Tâm hồn vẫn gắn bó với đồng đội, với núi rừng Tây Bắc. => Đoạn thơ tạo cảm giác buâng khuâng , luyến tiếc. 5. Nghệ thuật : - Hình ảnh : Thiên nhiên tạo dựng được 2 sắc thái thẩm mĩ bổ sung cho nhau tạo vẻ đẹp hài hòa ( hùng vĩ, thơ mộng); con người với nhiều sắc thái hào hoa ( nhạy cảm trước thiên nhiên, tâm hồn mơ mộng, đắm say..), hào hùng (ý chí, tư thế hiên ngang, coi thường gian khổ hy sinh.. ) - Ngôn ngữ : Hòa trộn nhiều sắc thái : có ngôn ngữ trang trọng, có màu sắc cổ kính, có lớp từ ngữ thông tục , sinh động mang đậm p/c người lính ( nhớ chơi vơi, súng ngửi trời,...) Sự kết hợ từ độc đáo, mới lạ, tạo nghĩa mới ( nhớ chơi vơi, Mai Châu mùa em, hoa đong dưa, về đất...) Sử dụng địa danh... - Giọng điệu : Giọng tha thiết, bồi hồi ( đoạn 1) Giọng hồn nhiên, tươi vui – bâng khuâng , man mác (2) Giọng trang trọng, bi tráng (3) Giọng bâng khuâng, luyến tiếc (4) III. Tổng kết: Bằng bút pháp lãng mạn, bằng nỗi nhớ da diết về đồng đội Quang Dũng đã tạc nên một bức tượng đài về người lính Tây Tiến năm 48 của thế kỷ XX và dựng một tượng đài bằng ngôn ngữ trong VHVN hiện đại những năm kháng chiến chống Pháp. Phương pháp Đọc sgk- tóm tắt vài nét về tác giả? Chú ý nét riêng trong sáng tác của QD. - Kể tên những tác phẩm chính của Quang Dung? - HS xem đoạn phim tài liệu về cội nguồn Đoan binh Tây Tiến. - GV giới thiệu cho hs nắm về đoàn lính Tây Tiến và địa bàn hoạt động của Tây Tiến. - Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ. - Xác định bố cục bài thơ ? - Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ này bắt nguồn từ đâu? - Thiên nhiên Tây Bắc và những người lính Tây Tiến dần dần được tái hiện qua nỗi nhớ của nhà thơ như thế nào? Thủ pháp nghệ thuật tác giả sử dung? - Nhận xét cách sử dùng từ ngữ, hình ảnh? Âm điệu? - Phân tích 6 câu thơ” anh bạn.... thơm nếp xội” điều gì trong 6 câu thơ trên gây cho em xúc động nhất: tình đồng đội, tình quân dân, sự hy sinh thầm lặng. GV giảng- bình. - Sự chuyển đổi giọng điệu , bút pháp và sắc điệu thẩm mĩ từ đoạn 1 sang đoạn 2 ? -Em có cảm nhận gì khi đọc 4 câu thơ : “ Doanh trại... hồn thơ”? - Các từ “ bừng lên” “ đuốc hoa” “ Kìa em” có ý nghĩa như thế nào? - Em có thể dựng lên bức tranh trong 4 câu thơ “người đi... đong đưa”? GV bình. HĐ : Thảo luận nhóm -Phân tích hình ảnh người lính Tây Tiến được tập trung khắc họa ở đoạn 3 về ngoại hình, tâm hồn, tư thế, ý chí, sự hy sinh ? (nhóm1) -Cảm hứng lãng mạn đã chi phối cái nhìn Và cách miêu tả người lính của tác giả như thế nào ? (nhóm 2) - Hãy làm chất bi tráng trong những câu thơ nói về sự hy sinh của chiến sĩ Tây Tiến ? ( nhóm 3) GV bình. - “ Anh về đất” : về với cuội nguồn, về trong lòng đất mẹ để gieo mầm sự sống, hoà cùng truyền thống cha ông. - Các nhóm trình bày – nhận xét lẫn nhau- GV kết luận. GV bình. - Nhận xét về đặc sắc của nghệ thuật sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu trong bài thơ ? - GV hướng dẫn hs tổng kết. IV. Củng cố: - Tình cảm + tài năng của nhà thơ. - Thiên nhiên Tây bắc hoang sơ, mĩ lệ. - Vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của ngưêi lÝnh T©y TiÕn. -Soạn bài “Bên kia sông Đuống”của Hoàng Cầm theo câu hỏi sgk.

File đính kèm:

  • docTay Tien(5).doc
Giáo án liên quan