I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975.
- Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.
- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong moàn ca
3.Thái độ:
- Khơi gợi cho học sinh tình yêu và lòng tự hào văn học dân tộc.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 1: Văn học sử khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Văn học sử
KháI quát văn học việt nam Từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Ngày soạn: 17/08/2010
Ngày dạy:…………….Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C8.Sĩ số…………Vắng…………………………………
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến năm 1975.
- Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.
- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong moàn ca
3.Thái độ:
- Khơi gợi cho học sinh tình yêu và lòng tự hào văn học dân tộc.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ
III.Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
*HĐ1Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử , xã hội, văn hoá Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
- GV: Văn học thời kì này phát triển như thế nào?
- GV: Tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá nước ta diễn ra như thế nào?
- GV: Những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào tới quá trình phát triển của văn học?
- GV: VHVN từ 1945-> 1975 phát triển qua mấy chặng?
*HĐ2
Tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
- GV: Chủ đề bao trùm sáng tác văn học gia9i đoạn này là gì?
- GV: Từ cuối năm 1946 văn học chủ yếu phản ánh vấn đề gì?
- GV: Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu thuộc các thể loại truyện kí, thơ, kịch?
- GV: Chủ đề bao trùm những sáng tác văn học giai đoạn này?
- GV: Kể tên một số tác phẩm văn xuôI giai đoạn này?
- GV: Những gương mặt tiêu biểu giai đoạn này?
- GV: Đề tài chủ yếu của văn học giai đoạn này?
- GV: Chủ đề viết về nội dung gì?
- GV: Kể tên các tác phẩm văn xuôi, thơ, kịch?
- GV: Nhận xét xu hướng văn học trong vùng địch tạm chiếm?
- GV: Hình thức, thể loại của xu hướng văn học yêu nước có gì đặc biệt ?
- GV: Nội dung tư tưởng của - Xu hướng văn học yêu nước là gì?
- GV: Hãy kể tên một số tác giả tiêu biểu?
*HĐ3:Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
- GV: Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 có những đặc điểm nào?
- GV: Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nưcđược thể hiện trên những khía cạnh nào?.
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội , văn hoá.
- Văn học VN từ CMT8-> 1975 là nền văn học của chế độ mới, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn- chiến sĩ.
- Lịch sử, xã hội, văn hoá trên đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện lớn lao:
+ Cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài 30 năm( chống Pháp- Mĩ).
+ Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc.
+ Điều kiện giao lưu văn hoá với quốc tế con nhiều hạn chế.
- Những sự kiện đó tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật.-> Văn học phát triển và đạt được thành tựu.
2.Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
a. Chặng đường từ 1945 đến 1954.
- Chủ đề bao trùm sáng tác văn học trong những ngày đầu đất nước giành được độc lập : Ca ngợi tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, cổ vũ phong trào Nam tiến: Dân khí miền trung ( Hoài Thanh); Huế tháng tám; Vui bất tuyệt ( Tố Hữu)…
- Từ cuối 1946, văn học chủ yếu phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến:
+ Truyện và Kí : Kí sự tới thủ đô, Trận phố Ràng
của Trần Đăng; Nhật kí ở rừng (Nam cao) ;
Làng (Kim Lân)…
+ Thơ:Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng riêng; Bên kia sông Đuống, Đồng chí, Tây Tiến, tập thơ Việt Bắc…
+ Kịch: Bắc Sơn; Những người ở lại; Chị Hoà…
(ngoài ra còn có lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học…)
=> Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến.
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964.
- Chủ đề bao trùm những sáng tác văn học giai đoạn này: Tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước với cảm hứng lãng mạn , tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan, tin tưởng:
+ Văn xuôi: Sông đà(Nguyễn Tuân); Mùa Lạc (Nguyễn Khải); Bốn năm sau (Nguyễn Huy Tưởng) …Vỡ bờ ( Nguyễn Đình Thi); Cửa biển ( Nguyên Hồng)
+ Thơ ca phát triển mạnh mẽ: Gió lộng(Tố Hữu);
ánh sáng và phù sa(Chế Lan Viên) ; Riêng Chung (Xuân Diệu )…
+ Kịch: Một đảng viên( Học Phi); Ngọn lửa
( Nguyễn Vũ)
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975.
- Đề tài: Vh tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
- Chủ đề : Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Văn xuôi: Người mẹ cầm súng ( Nguyễn Thi); Rừng xà nu( Nguyễn Trung Thành); Chiếc lược ngà( Nguyễn Quang Sáng)…
+ Thơ: Ra trận, Máu và hoa ( Tố Hữu); Hoa ngày thường- Chim báo bão; Những bài thơ đánh giặc ( Chế Lan Viên)…
+ Kịch: Quê hương Việt Nam; Thời tiết ngày mai( Xuân trình) ; Đại đội trưởng của tôi( Đào Hồng Cẩm)…
*Văn học vùng địch tạm chiếm.
- Có nhiều xu hướng tồn tại đan xen: xu hướng chống cộng, đồi truỵ,yêu nước,cách mạng…
- Xu hướng văn học yêu nước, tiến bộ:
+ Hình thức: thơ, truyện ngắn, phóng sự, bút kí. ->Hình thức, thể loại gọn nhẹ.
+ Nội dung tư tưởng: Phủ định chế độ bất công, tàn bạo; lên án bọn cướp nước,bán nước; thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc…
+Tác giả tiêu biểu: Viễn Phương; Hoàng Phủ Ngọc Tường…
3. Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của nền văn học mới là tư tưởng cách mạng:
+ Văn học trước hết là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
+ Gắn bó với dân tộc, với nhân dân, đất nước, dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến, cổ vũ chiến đấu là một đòi hỏi, yêu cầu của thời đại.
- Hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến đã đem đến cảm hứng lớn, những phẩm chất mới cho văn học. VHVN từ 1945->1975 tập trung vào đề tài Tổ quốc, chủ nghĩa xã hội => Diện mạo riêng của văn học giai đoạn này.
4. Củng cố:
- VHVN từ cách mạng tháng Tám năm 1945-> 1975 hình thánh và phát triển trong hoàn cảnh xã hội như thế nào?
5. Hướng dẫn tự học:
- Nêu những nét chính về quá trình phát triển và thành tựu của văn học giai đoạn 1945- 1975?
- Soạn tiếp phần hai của bài khái quát.
File đính kèm:
- Tiet 1- khai quat VNVN.doc