Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 10-15: Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài nghị luận văn học

I. Mục tiêu cần đạt:-Củng cố lý thuyết về phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận văn học.

- Thực hành phân tích một số đề bài thuộc loại văn nêu trên để nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận.

- Qua những việc làm trên, giáo viên cung cấp thêm những kinh nghiệm lập dàn ý và viết bài văn nghị luận.

II.Phương tiện :- SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo khác.

III. Phương pháp : GV hướng dẫn, học sinh thực hành làm bài tập

IV. Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định

2.Kiểm tra

3.Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 10-15: Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài nghị luận văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10-15 Ns:14.10.08 Tiết: 10-15 Ng:18.10.08. Chủ đề 2 (tiết 1-5) LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý CHO BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (tt) I. Mục tiêu cần đạt:-Củng cố lý thuyết về phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận văn học. - Thực hành phân tích một số đề bài thuộc loại văn nêu trên để nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận. - Qua những việc làm trên, giáo viên cung cấp thêm những kinh nghiệm lập dàn ý và viết bài văn nghị luận. II.Phương tiện :- SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo khác. III. Phương pháp : GV hướng dẫn, học sinh thực hành làm bài tập IV. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định 2.Kiểm tra 3.Bài mới: H Đ CỦA GV HĐ CỦAHS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ 1 Yêu cầu HS lập dàn ý đề : Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến”-Quang Dũng “”Sông Mã …. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Gợi ý,định hướng HĐ 2 Đề: Phân tích đoạn thơ “Ta về mình có nhớ ta … Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” yêu cầu HS lập dàn ý Gợi ý ,định hướng HĐ 3 Đề:Tính dân tộc trong bài “Việt Bắc”(Tố Hữu )dược biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào?Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa Gợi ý , hướng dẫn,định hướng HĐ 4: Phân tích tâm trang của tác giả khi nhớ về Tây Bắ và những người đông đội qua đoan thơ sau;”Sông Mã ….Thơm nếp xôi” Gợi ý ,định hướng HĐ 5: Phân tích phần đầu đoan trích “Đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm Gợi ý , định hướng Thảo luận, vận dụng thao tác phân tích và những kiến thức về kiểu bài NLVH bài thơ, đoạn thơ để lập dàn ý Thảo luận, vận dụng thao tác phân tích và những kiến thức về kiểu bài NLVMbài thơ, đoạn thơ để lập dàn ý Thảo luận, vận dụng thao tác phân tích và những kiến thức về kiểu bài NLVMbài thơ, đoạn thơ để lập dàn ý Thảo luận, vận dụng thao tác phân tích và những kiến thức về kiểu bài NLVMbài thơ, đoạn thơ để lập dàn ý Thảo luận, vận dụng thao tác phân tích và những kiến thức về kiểu bài NLVMbài thơ, đoạn thơ để lập dàn ý A .Lập dàn ý: I .Mở bài:Giới thiệu về QD, hoàn cảnh ra đời bài “TT”, nội dung đoạn trích II.Thân bài: 1.Mở đầu cho kỷ niệm-“Sông Mã , Tây tiến ơi!’nhớ chơi vơi” , câu cảm thán , từ láy, vần ơi, -> nỗi nhớ mơ hồ , lơ lững ,mênh mang nhưng rất lắng , rất tha thiết , rất sâu 2.Núi rừng Tây Bắc hùng vĩ , dữ dội -Những địa danh gợi sự xa xôi , bí hiểm , hẻo lánh “Những tên làng, tên núi tên sông Những cái tên đọc lên nghe muốn khóc” -Những làn sương chiều dày đặc,che lấp đoàn quân; khói đá phủ cheà thời tiết khắc nghiệt -Đèo cao, vực sâu ,núi thẳm là những ấn tượng khó quên :Từ láy ,nhân hóa , đối lập gợi sự hiểm trở , cheo leo -Tây Bắc còn là nơi rừng thiêng nước độc với bao thác dữ , thú dữ luôn đe dọa ,rình rập suốt cả ngày đêm - Câu cuối toàn thanh bằng:đến đỉnh dốc , nghỉ ngơi, nhìn về phía chân trời xa xa, một bản làng hiện ra trong màn mưa, mua dăng khắp lối, PhaLuông như chìm trong đại dương mưa. 3.Hình ảnh những chàng trai Tây Tiến-Cảm hứng thơ bỗng trầm xuống ,xót xa . +Hình ảnh người lính hy sinh : không nói đến từ “chết “,thay vào đó la cách nói ước lệ “không bước nữa”, “gục”, “ bỏ quên đời”. “Gục” gợi sự hy sinh nhưng hy sinh trong tư thế chiến đấu : vẫn cầm súng +tinh nghịch đầy chất lính :”súng ngửi trời” à Thiên nhiên và người lính Tây Tiến được thể hiện bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn.Sự kết hợp các thanh B-T tạo nên tính nhạc; ngôn ngữ giàu chất tạo hìnhàtrong thơ có họa III.Kết bài:Tây Tiến chỉ hiên diện trong một thời gian ngắn nhưng binh đoàn Tây Tiến và núi rừng Tây Băc không phai nhòa trong mỗi con người. Những câu thơ trong “Tây Tiến” của Quang Dũng là những câu thơ không dễ gì quên. B.Lập dàn ý: I Mở bài :Giới thiệu về chiến thắng thực dân Pháp , Trung ương, chính phủ từ Việt Bắc về Hà Nội .Tố Hữu dành cho cuộc chia ly mà như “không hề có cuộc chia ly” một bài thơ đặc sắc. Nhăc lại những kỷ niệm về Việt Bắc, nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp về con người và cảnh vật ở chiến khu II. Thân bài: 1.Nhận xét chung: Thể thơ dân tộc , vận dung lối hát đối đáp giao duyên, đại từ “Mình-Ta”, gợi tình cảm gắn bó keo sơn 2.Nhớ về thiên nhien và con người:Hoa- người 3.Bức tranh tứ bình: -Bức tranh 1 Mùa Đông:”hoa chuối”àthiên nhiên rực rỡ sắc màu; con người quen thuộc, người lao động , tỏa sáng quyền làm chủ -Bức tranh 2:Mùa Xuân:”rừng mơ” thanh khiết; người lao động trong không khí thanh bình,”chuốt” à cần mẫn , tài hoa -Bức tranh 3:Mùa Hạ:Âm thanh rộn ràng , màu sắc : lấp lánh ánh vàng; con người “cô em gái” thân thương ,trìu mến, nhưng không kém phần duyên dáng”hái măng”,” một mình”gợi bức tranh thanh bình ,yên ả -Bức tranh 4:Mùa Thu:”trăng dọi”màu vang của ánh trăng đan xen cành lá à lung linh ,huyền ảo, ánh trăng của đêm thu thanh bình; con người xuất hiện bởi” tiếng hát”(âm thamh ) rất gợià lạc quan ,yêu đời -àKỷ niệm đẹp nhất cũng lãng mạn nhất : đất nước thanh bình , cuộc sống tròn đầy hạnh phúc III. Kết bài:Bức tranh tứ bình giản dị , trong sáng, nhà thơ ghi lại những gì đẹp nhất đáng nhớ nhất trong những ngày kháng chiến gian khổ.Thành công của đoạn thơ là do tài thơ và cả tấm lòng của nhà thơ C.Dàn ý đại cương -Nắm vững hoàn cảnh ra đời, nhưng chỉ trình bày ngắn gọn -Những phương diện cụ thể: +Tính dân tộc trong nội dung:đề cập đến những vấn đề trọng đại trong đời sống dân tộc: Chiến thắng thực dân Pháp, nghĩa tình của Việt Bắc đối với cách mạng, Việt Băc là cội nguồn của cách mạng +Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật: thể thơ lục bát , giọng tâm tình tha thiết qua lối hát đối đáp giao duyên ,cặp đại từ “Mình –Ta”,hình ảnh thơ gần gủi nhưng có nhiều sức gợi.. -Cần phân tích dẫn chứng thật ngắn gọn để làm nổi rõ vấn đề D.Dàn ý: *GV xác định : -Đề yêu cầu phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về Tây Bắc và đồng đội chứ không phân tích đoạn thơ hay hình tượng người lính hoặc đoạn thơ.Luận điểm phải hướng tới làm nổi bật tâm trạng -Bám sát từ ngữ ,hình ảnh cụ thể để xác định được sắc thái cảm xúc , không sa đà suy diễn vào những nội dung không đúng yêu cầu của đề I.Mở bài :Giới thiệu tác giả , tác phẩm, tâm trạng đó là nỗi nhớ da diết về cảnh ,người và những kỷ niệm khó phai II.Thân bài: 1. Xác đinh mối quan hệ của đoạn thơ và tác phẩm 2.Tâm trạng trữ tình là nỗi nhớ và những biểu hiện cụ thể của mạch cảm xúc, mạch cảm xúc thể hiện: -Nhớ về Tây Bắc :Sông Mã, núi rừng , Tây Tiến.Qua hình tượng thiên nhiên , phát hiện những nét riêng trong tâm hồn của tác giả và người lính .Nỗi nhớ thông qua sắc thái của cảnh :”Sài khao…mưa xa khơi” -Nỗi nhớ về đồng đội: HÌnh ảnh người lính Tây Tiến trên con đường hành quân đầy gian khổ .Các từ ngữ , hình ảnh: “dãi dầu ,không bước nữa, gục lên súng mũ bỏ quên đời”. -Sự tương phản –hòa hợp của cảnh núi rừng khốc liệt, dữ dằn với vẻ đẹp lãng mạn ,ngọt ngào ,thơ mộng trong tâm hồn người lính: ( những làn khói mỏng của bát cơm ,ấm áp tình quân dân;”mùa em”mùa của những cô gái ở tuổi xuân thì, mùa thu hoạch ,mùa của tình quân dân thắm thiết:’Chiều chiều..nếp xôi” II.Kết bài:Nỗi nhớ Tây Tiến ùa về như những con sóng của đai dương bão tố đang ào ạt vỗ bờ , nhớ về miền Tây Bắc với bao đèo cao , suối sâu , vực thẳm, nhớ về đồng đội với nỗi đau ,niềm thương nhưng vần hiên ngang ,kiêu hãnh .Quang Dũng đã dành cho “Tây Tiến” những gì đẹp nhất , đáng nhớ nhất về những cuộc hành quân đầy gian khổ “ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” E.Dàn ý đai cương 1. Cảm nhận về đất nước rất mới mẻ: Cách nhìn toàn vẹn tổng hợp , nhiều chiều , nhiều bình diện, gợi được nét đôc đáo trong quan niệm về đất nước ,dân tộc 2 Về không gian: + Không gian gần :Đất nươc là những gì gần gũi, quen thuộcgắn bó với cuộc sống , không chỉ có cảnh vật mà còn có dấu ấn của tâm hồn: tình yêu , là những kỷ niệm;””Đất là …nhớ thầm” + Không gian mênh mông ,rộng lớn:Núi ,biển :”Đất là nơi con chim….đoàn tụ” 3.Về thời gian: Đất nước được cảm nhận : + Quá khứ : Huyền thoại Lạc Long Quân +Hiện tại:Người Việt Nam hôm nay không bao giờ quên cội nguồn dân tộc ,không quên ngày giỗ Tổ.Truyền thống đó truyền mãi đến hôm nay:”Những ai đã khuất…nhớ ngày giỗ Tổ” 4.Đánh giá :Đất nước được cảm nhận với sự thống nhất của ba phương diện : chiều sâu văn hóa , chiều rộng không gian , chiều dài thời gian 4. Dặn dò:Từ dàn ý , tập viết đoạn theo luận cứ , luận điểm và hoàn chỉnh thành bai viết

File đính kèm:

  • docTu chon bam sat Van 12 CB.doc