A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mức độ cần đạt
Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm yêu cầu của văn bản tổng kết
- Biết viết văn bản tổng kết có nội dung và yêu cầu đơn giản.
II. Trọng tâm kiến thức và kĩ năng
1. Kiến thức.
- Mục đích, nội dung, đặc điểm của văn bản tổng kết.
- Cách viết văn bản tổng kết tri thức và tổng kết hoạt động thực tiễn
2. Kĩ năng.
- Biết vận dụng kiến thức để đọc - hiểu, lĩnh hội các văn bản tổng kết trong SGK.
- Biết viết các văn bản tổng kết tri thức và tổng kết hoạt động thực tiễn về những vấn đề gắn với học tập và sinh hoạt của cá nhân, của lớp, của trường.
- GD KNS cho HS trong bài học:
+ Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về đặc điểm và cách thức tạo lập văn bản tổng kết.
+ Làm chủ bản thân: xây dựng được các văn bản tổng kết những tri thức đã học và tổng kết các hoạt động thực tiễn, từ đó xác định các kế hoạch hoạt động phù hợp cho bản thân.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : SGK, SGV, Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo
C. PHƯƠNG PHÁP :
Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng, KT động não, thực hành,.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2888 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 127 làm văn: Luyện tập viết văn bản tổng kết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 127
Làm văn
LUYỆN TẬP VIẾT VĂN BẢN TỔNG KẾT
Ngày soạn: 25 /3/2012
Ngày giảng: 04/4/2012
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mức độ cần đạt
Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm yêu cầu của văn bản tổng kết
- Biết viết văn bản tổng kết có nội dung và yêu cầu đơn giản.
II. Trọng tâm kiến thức và kĩ năng
1. Kiến thức.
- Mục đích, nội dung, đặc điểm của văn bản tổng kết.
- Cách viết văn bản tổng kết tri thức và tổng kết hoạt động thực tiễn
2. Kĩ năng.
- Biết vận dụng kiến thức để đọc - hiểu, lĩnh hội các văn bản tổng kết trong SGK.
- Biết viết các văn bản tổng kết tri thức và tổng kết hoạt động thực tiễn về những vấn đề gắn với học tập và sinh hoạt của cá nhân, của lớp, của trường.
- GD KNS cho HS trong bài học:
+ Giao tiếp: Trình bày, trao đổi về đặc điểm và cách thức tạo lập văn bản tổng kết.
+ Làm chủ bản thân: xây dựng được các văn bản tổng kết những tri thức đã học và tổng kết các hoạt động thực tiễn, từ đó xác định các kế hoạch hoạt động phù hợp cho bản thân.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : SGK, SGV, Thiết kế bài dạy, tài liệu tham khảo …
C. PHƯƠNG PHÁP :
Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết giảng, KT động não, thực hành,...
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Bs
HĐ 1:
- GV yêu cầu HS viết văn bản tổng kết hoạt động của Chi đoàn trong tháng thanh niên.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày văn bản tổng kết của mình.
- Các HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét văn bản tổng kết của HS và rút kinh nghiệm.
1. Viết văn bản tổng kết hoạt động của Chi đoàn trong tháng thanh niên.
a) Bố cục của văn bản tổng kết trên đây có 3 phần:
+ Phần mở đầu:
- Quốc hiệu hoặc tên tổ chức (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- Trường THPT Nam Phù Cừ - Chi đoàn 12C1)
- Địa điểm, ngày… tháng… năm (Phù Cừ, ngày27 tháng 3 năm 2011).
- Tiêu đề (Báo cáo kết quả hoạt động của Chi đoàn trong tháng thanh niên).
+ Phần nội dung báo cáo gồm:
- Tình hình tổ chức: địa điểm hoạt động (…), thời gian (…), số lượng tham gia (…).
- Kết quả hoạt động (Phong trào học tập, rèn luyện của Chi đoàn, Hoạt động chăm sóc thương bệnh binh và người có công với nước; Hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao; Vệ sinh môi trường, tôn tạo cảnh quan; Hoạt động xây dựng công trình thanh niên...).
- Đánh giá chung.
+ Phần kết thúc: Người viết báo cáo kí tên (Nguyễn Đình Vũ).
b) Về diễn đạt, văn bản tổng kết có cách dùng từ, đặt câu ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, mỗi việc một đề mục, mỗi ý một lần xuống dòng, gạch đầu dòng, các câu sử dụng thường lược chủ ngữ.
HĐ 2- GV yêu cầu HS viết văn bản tổng kết kinh nghiệm học các môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội của mình.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày văn bản tổng kết của mình.
- Các HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét văn bản tổng kết của HS và rút kinh nghiệm.
2. Viết văn bản tổng kết kinh nghiệm học các môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội.
Một vài kinh nghiệm học tốt môn Toán
* Nắm chắc kiến thức cơ bảnĐối với môn Toán, có một nguyên tắc quan trọng là không bao giờ được bỏ qua những kiến thức cơ bản. Có thể sẽ nhiều bạn bảo là "khổ lắm nói mãi" nhưng điều này đôi khi không đơn giản như bạn nghĩ. Toán học là môn học lô gic, nếu không có nền tảng cơ bản bạn sẽ bị hổng kiến thức rất nhanh mà mình không ngờ tới đấy. Đây cũng là nguyên nhân làm mất điểm oan của đa số các bạn học giỏi mà chủ quan do không nghĩ bài có thể dễ như vậy, các bạn ấy cứ liên tưởng tới cách giải cao siêu lắm.Trước những dạng bài cơ bản bạn lại càng phải nắm rõ và làm trôi chảy. Bạn biết những dạng bài cơ bản đó nằm ở đâu không? Chính là những bài tập ví dụ minh họa cho các phần lí thuyết sách giáo khoa đấy. Hãy luyện tập sao cho khi bắt gặp những dạng bài đó là bạn có thể bắt tay vào làm ngay, tốt nhất hãy làm theo cách “cổ điển” của bài đó, đừng mất thời gian biến đổi hay nghĩ rằng bạn sẽ tìm cách hay hơn, ngắn hơn. Một thầy giáo dạy Toán trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã từng khuyên học trò không cần phải học kiến thức gì cao siêu hay chạy sô học thêm mà vẫn có thể học Toán giỏi. Bí quyết đó là gì? Đơn giản lắm, bạn chỉ cần học các kiến thức cơ bản của sách giáo khoa kèm theo các cuốn sách bài tậpSở dĩ khuyên bạn nên học theo sách bài tập là vì trong sách có hướng dẫn và đáp số sẵn. Khi làm xong có thể đối chiếu ngay cách làm và kết quả để đánh giá khả năng làm bài của mình. Nếu khó hiểu và bí quá thì có thể nhờ bạn bè, thầy cô giảng giúp.Đây cũng là kinh nghiệm dành cho những bạn đã bị hổng kiển thức có thể lấy lại “phong độ” của mình đấy. * "Yếu phần nào đào sâu vào phần đó"Bạn nên học theo từng dạng bài, tìm ra nhiều phương hướng để giải quyết,luyện tập thật nhiều. Hiểu rõ bản chất và cách tư duy làm thế nào để ra các công thức đó. Đơn giản đó là phải đọc và hiểu về bài toán đó một cách thực sự cũng như biết cách vận dụng chúng thật nhuần nhuyễn. Từ đó, mọi công thức mà nhiều người phải khó khăn để học thuộc bỗng dưng ăn sâu vào tiềm thức suy nghĩ của mình. Khi gặp một bài toán, từ những gì mình hiểu bạn cứ thế vận dụng ra thôi.Đơn giản “làm nhiều quen tay”, kiến thức ngấm rất nhanh và bạn sẽ không còn thấy “sợ” khi phải đụng độ dạng bài đó nữa.Mỗi lần học Toán bạn nên tập trung, tự tin rằng mình sẽ làm được bài. Hãy thường xuyên xung phong trả lời và đừng sợ sai. Nếu chẳng may có sai thì thầy giáo sẽ chữa cho bạn và chắc chắn lần sau bạn sẽ không mắc phải những lỗi sai như vậy nữa phải không?Kinh nghiệm học Toán thì có nhiều lắm, nhưng quan trọng hãy xác định rõ thực lực của mình, điểm yếu cũng như điểm mạnh của bạn để từ đó lên kế hoạch ôn luyện hay áp dụng các phương pháp học phù hợp cho mình. Hãy học bằng tất cả niềm say mê của mình, chắc chắn bạn sẽ không còn chán nản trước những con số Toán học khô khan. Chúc bạn thành công!
4. Củng cố: - Văn bản tổng kết được viết để nhìn nhận, đánh giá kết quả khi kết thúc một công việc nào đó. Muốn viết được văn bản tổng kết cần có tư liệu, cần diễn đạt đúng đặc trưng văn bản hành chính và cần tuân thủ theo 3 phần.
5. Dặn dò:
- Tìm hiểu một số hoạt động đã qua của trường, lớp để viết văn bản tổng kết .
- Chuẩn bị “Tổng kết phần văn học.
RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T127 12NC Luyen tap va VB tong ket.doc