Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 25, 26 Đọc văn Việt Bắc của Tố Hữu

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiến thức: Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước; qua đó thấy rõ: Từ tình cảm thuỷ chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng - một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến

- Kĩ năng: Nắm vững phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ: Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ tuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác động sâu xa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam

- Tư tưởng: Giáo dục lối sống ân tình, ân nghĩa và lòng biết ơn những con người đã hy sinh cho cách mạng.

- * Lưu ý: TIẾT 1:

+ Năm hoàn cảnh ra đời tác phẩm, chủ đề, kết cấu, giọng điệu, vị trí đoạn trích

+ Đọc – hiểu tậm trạng người ở lại và người ra đi

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,

- Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài

- Nội dung và các bài tập của tiết trước.

III. Cách thức tiến hành

- Dạy học thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo, hoạt động nhóm.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2702 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 25, 26 Đọc văn Việt Bắc của Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 25-26 Đọc văn Tố Hữu Tiết 1 Ngày soạn: 10.10.2010 Ngày giảng:……..10.2010 MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Kiến thức: Cảm nhận được một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước; qua đó thấy rõ: Từ tình cảm thuỷ chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng - một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến Kĩ năng: Nắm vững phương thức diễn tả và tác dụng của bài thơ: Nội dung trữ tình chính trị được thể hiện bằng một hình thức nghệ tuật đậm đà tính dân tộc, có sức tác động sâu xa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam Tư tưởng: Giáo dục lối sống ân tình, ân nghĩa và lòng biết ơn những con người đã hy sinh cho cách mạng. * Lưu ý: TIẾT 1: + Năm hoàn cảnh ra đời tác phẩm, chủ đề, kết cấu, giọng điệu, vị trí đoạn trích + Đọc – hiểu tậm trạng người ở lại và người ra đi CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,… Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài Nội dung và các bài tập của tiết trước. III. Cách thức tiến hành - Dạy học thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo, hoạt động nhóm... IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: 1.Phân tích những nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ ra ở đoạn thơ thứ nhất? 2.Làm bài luyện tập số 1/SGK Tr.90 Dự kiến phương án trả lời: Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 2’ Văn chương kết tinh vẻ đẹp của thời đại. Âm vang của lịch sử dường như đọng lại đẹp nhất, rực rỡ nhất trên những trang thơ. Mỗi câu chữ, hình ảnh thơ ngưng tụ hồn sông núi, ghi nhận ấn tượng sâu sắc cảm động nhất của một đời người. Hạnh phúc nhất của người cầm bút có lẽ là lúc tạo được dấu ấn nghệ thuật không phai mờ trong tâm trí người đọc mọi thế hệ. Việt Bắc của Tố Hữu là một trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống thực dân Pháp. Bài thơ đi vào lòng người bằng giọng điệu ân tình chung thuỷ như ca dao, khắc hoạ sâu sắc nỗi niềm của những người con rời “thủ đô kháng chiến”, thâm tâm đầy ắp kỷ niệm nhớ thương. Trong tâm trạng kẻ ở - người đi, hình bóng của núi rừng – con người Việt Bắc vẹn nguyên cùng ký ức, với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Để hôm nay, những câu thơ còn rung động lòng người với những sắc màu, âm thanh tươi rói hơi thở của núi rừng chiến khu, hơi ấm của tình người lan toả: Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ 20’ 10’ 10’ Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung -Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK, tóm tắt ý chính về tác phẩm -Trình bày những hiểu biết của em về địa danh Việt Bắc, Việt Bắc và con người Việt Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp? -Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? -Phát biểu chủ đề của bài thơ ? VB là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là ty quê hương đất nước , là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc Việt Nam -Kết cấu của bài thơ có gì đặc biệt? Em đã gặp lối kết cấu này ở đâu? Phân tích ý nghĩa của lối kết cấu đó? -Xác định vị trí đoạn trích? GV giới thiệu về bố cục bài thơ Hoạt động 2: H/dẫn HS phân tích đoạn thơ -H/dẫn cách đọc theo kiểu phân vai (hai em đối đáp: một em đọc lời người ra đi, một em đọc lời người ở lại) và gọi HS đọc bài thơ. -Những người ở lại xưng hô như thế nào? Cho một số ví dụ về kiểu xưng hô như thế trong văn học? Nêu cảm nhận về lối xưng hô đó (mình – ta ở đây là ai, sự chuyển hoá của 2 từ đó)? -Người ở lại đã nhắc tới những kỉ niệm gì? Qua đó nêu cảm nhận về Việt Bắc? -GV giảng bình: Đây là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt “mười lăm năm ấy”, có biết bao nhiêu kỉ niệm ân tình, từng chia sẻ mọi cay đắng, ngọt bùi nay gợi lại qua những hồi ức đẹp đẽ. Thực ra bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người đã từng tham gia kháng chiến ở Việt Bắc. -Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà Tố Hữu đã sử dụng trong đoạn thơ “Tiếng ai….hôm nay…”? Phân tích giá trị ? -Qua đó tác giả thể hiện tâm trạng người ra đi như thế nào? -Đây là lời đồng vọng, hô ứng: người VB nói “Nhìn cây…sông nhớ nguồn” thì người về xuôi cũng đáp lại “Nguồn bao nhiêu…bấy nhiêu” Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về tác phẩm - Đọc tiểu dẫn SGK, tóm tắt ý chính và phát biểu -Dựa vào kiến thức SGK và kiến thức về lịch sử, địa lý về địa danh này để trả lời. . -Theo dõi SGK và phát biểu -Làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày, HS khác theo dõi và bổ sung. -Dựa vào tiểu dẫn SGK để xác định Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết đoạn thơ -Đọc diễn cảm bài thơ, cảm nhận và phát biểu (chuyện ân tình cách mạng được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi). -Mình là người ra đi (ngôi thứ 3), ta là người ở lại (ngôi thứ nhất), nhưng có lúc mình và ta chuyển hoá cho nhau (mình đi, mình có nhớ mình)(vừa ở ngôi thứ nhất vừa ở ngôi thứ 3, 2 nhân vật là một) -HS tìm ví dụ về lối xưng hô đó trong ca dao (Mình về mình có nhớ chăng, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười) -Theo dõi SGK tìm chi tiết trong đoạn in nghiêng và trả lời. HS nêu cảm nhận, HS khác bổ sung. -HS làm việc theo nhóm, liệt kê các biện pháp nghệ thuật TH đã khai thác và phát biểu -Nêu cảm nhận chung về tâm trạng người ra đi. -HS đọc lại đoạn thơ, chú ý các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh để cảm nhận và phát biểu (Lời người ra đi đồng vọng cùng người ở lại, người ở lại ân tình thuỷ chung, người ra đi cũng bịn rin, thương nhớ I/ TÌM HIỂU CHUNG: 1.Giới thiệu về Việt Bắc: -Việt Bắc không chỉ là cái nôi của cách mạng Việt Nam trong những năm tiền khởi nghĩa mà còn là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp. -Đồng bào Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng, cho chính phủ, cho bộ đội từ những ngày gian khổ đến ngày toàn thắng vẻ vang. 2. Hoàn cảnh sáng tác: -Tháng 10 -1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung Ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội.Tố Hữu sang tác bài thơ bày tỏ tình cảm thuỷ chung của những người cách mạng đối với chiếnkhu Việt Bắc - chiếc nôi của cuộc kháng chiến chống Pháp. 3.Chủ đề Truyền thống ân nghĩa, đạo lý của những người cán bộ cách mạng. 4.Kết cấu: Theo lối hát giao duyên (đối đáp) của hai nhân vật trữ tình mình – ta trong ca dao nhưng thể hiện nội dung mới, diễn tả tình cảm của những người kháng chiến. 5.Vị trí đoạn trích: Đoạn mở đầu và phần 1 II/ ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1.Lời người ở lại: -Xưng hô: mình – ta àlối xưng hô quen thuộc trong ca dao nghe như lời đôi lứa yêu nhau. Mình –ta có lúc chuyển hoá làm một “mình-mình”-thể hiện sự gắn bó, hoà quyện. -Điệp ngữ: “mình có nhớ” àkhắc sâu nỗi nhớ của người Việt Bắc đối với cán bộ kháng chiến. -Gợi lại những kỉ niệm: +“Mười lăm năm”-15 năm xây dựng căn cứ địa CM-thời gian gắn bó +Nhìn cây nhớ núi…sông nhớ nguồn-truyền thống đạo kí “uống nước nhớ nguồn”. +“Mưa nguồn suối lũ”, “miếng cơm chấm muối”-gian khổ nhưng căm thù giặc sâu sắc. +Nhớ sản vật, hình ảnh rừng núi +“Hắt hiu lau xám”><“đậm đà lòng son”-tình cảm thuỷ chung với cách mạng +Tân Trào, Hồng Thái…-nhớ địa danh lịch sử. ðViệt Bắc hiện lên trong hoài niệm thật đắng cay, gian khổ nhưng người Việt Bắc tình nghĩa mặn nồng 2.Lời người ra đi: a,Tâm trạng: -“Bâng khuâng…bồn chồn” – từ láyàgợi tả chính xác tâm trạng lúc chia tay - Hình ảnh “Áo chàm”-nghệ thuật hoán dụ chỉ con người Việt Bắc giản dị, chân tình. -“Cầm tay …biết nói gì”àdấu chấm lửng cuối câu, nhịp cách quãng ngập ngừng tạo ra khoảng lặng lắng đọng đầy cảm xúc vấn vương. -“Lòng ta sau trước…đinh ninh”, “Nguồn bao nhiêu…bấy nhiêu”à khẳng định tình yêu thuỷ chung. ðNgười ra đi bịn rịn, luyến lưu với bao nỗi niềm thương nhớ. Củng cố- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: - Hoàn cảnh sáng tác? - Kết cấu chủ đề bài thơ Tâm trạng người ở và người ra đi được t/h như thế nào? Nhận xét đặc sắc nghệ thuật? - Bài tập về nhà: Làm bài tập SGK - Học tiết 2 Việt Bắc Chuẩn bị bài: Phát biểu theo chủ đề RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 25-26- Viet Bac- 12CB09-10.doc
Giáo án liên quan