Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 13: Làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Nắm được cách triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Hiểu thêm những vấn đề đặt ra về gia đình, dân số, xã hội.

2.Kĩ năng:

- Nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu ra trong một số văn bản nghị luận.

- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

3.Thái độ:

- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những hiện tượng đời sống hàng ngày.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo,

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 13: Làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13:Làm văn Nghị luận về một hiện tượng đời sống- Ngày soạn: 13/09/2010 Ngày dạy:…………….Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Nắm được nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Nắm được cách triển khai bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Hiểu thêm những vấn đề đặt ra về gia đình, dân số, xã hội. 2.Kĩ năng: - Nhận diện được hiện tượng đời sống được nêu ra trong một số văn bản nghị luận. - Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. 3.Thái độ: - Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những hiện tượng đời sống hàng ngày. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ. III.Tiến trình bài dạy: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: CH: Cảm nhận của em về chân dung Đô-xtôi-ép-xki? 3. Bài mới Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý - GV đưa ra đề bài và yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV: Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì? - GV: để làm tốt bài viết cần sử dụng thao tác lập luận nào? - GV: Phạm vi dẫn chứng? - GV cho HS hoạt động theo nhóm. 3 nhóm . Thời gian phút 7 phút . CH: Lập dàn ý cho đề bài trên? Phần mở bài cần triển khai những nội dung gì? Phải giới thiệu hiện tượng cần nghị luận như thế nào? Xác định nội dung của phần thân bài? Phần kết bài phải thể hiện nội dung gì? - Các nhóm nhận nhiệm vụ làm việc, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung . - GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức. * HĐ2: Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - GV: Từ việc tìm hiểu ví dụ, hãy xác định nội dung của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống? - GV: Để tạo sức lôi cuốn, thuyết phục, khi viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần chú ý đến cách diễn đạt như thế nào? *HĐ3: Hướng dẫn học sinh luyện tập - HS làm việc độc lập - GV: Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiên tượng ấy diễn ra trong thời gian nào? - GV: Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng? - GV: Nhận xét cách dùng tư, viết câu trong văn bản ? Lấy dẫn chứng minh hoạ? - GV: Hãy rút ra bài học kinh nghiệm khi đọc văn bản trên? - GV cho HS hoạt động theo nhóm nhỏ. - CH: Tìm luận điểm cho đề bài sau: Suy nghĩ của anh, chị về sự băng hoại đạo đức gia đình trong đời sống xã hội hiện đại? - Các nhóm nhận nhiệm vụ làm việc, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung . - GV nhận xét, gợi ý. 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý. * Đề bài: Trình bày suy nghĩ của mình về đại dịch AIDS và trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn lối sống thuỷ chung nghiêm túc, trong sáng, lành mạnh? a. Tìm hiểu đề: - Nội dung nghị luận: + Đại dịch AIDS. + Giữ gìn lối sống thuỷ chung, nghiêm túc, trong sáng, lành mạnh trong xã hội hiện nay. - Thao tác lập luận: + Giải thích + Phân tích kết hợp với chứng minh. + Bình luận - Phạm vi dẫn chứng: Thực tế đời sống, sách báo… b. Lập dàn ý * Mở bài: - Giới thiệu khái quát về đại dịch AIDS - Thái độ của bản thân đối với căn bệnh nguy hiểm. * Thân bài: Triển khai các luận điểm - Giải thích khái niệm: AIDS ( là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Acquyred Immune Deficiency Syndrome, nghĩa là hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải( còn gọi là bệnh liệt kháng hoặc AIDS) - Thực trạng của bệnh dịch AIDS ở Việt Nam và thế giới: + AIDS không ngừng phát triển và có chiều hướng gia tăng. + Mỗi phút có khoảng 10 người nhiễm HIV. Tốc độ lây lan báo động ở phụ nữ. + Bệnh đã lây lan sang các vùng trước đây an toàn như Đông Âu và toàn Châu á. - Những nguyên nhân chủ yếu - Những hậu quả của căn bệnh để laị: Băng hoại về giá trị đạo đức… - Trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn lối sống thuỷ chung, nghiêm túc, trong sáng, lành mạnh trong xã hội hiện nay * Kết bài: Đánh giá chung và nêu cảm nghĩ riêng của người viết. 2. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. a. Yêu cầu nội dung: + Giới thiệu hiện tượng, vấn đề cần nghị luận. + Phân tích các mặt đúng-sai ; lợi –hại và chỉ ra ý nghĩa, tác dụng và nguyên nhân của hiện tượng đó. + Bày tỏ thái độ , ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. b. Yêu cầu diễn đạt. - Diễn đạt chuẩn xác mạch lạc. - Có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm. * Ghi nhớ: SGK 3. Luyện tập. * Bài tập 1- trang 67. a. Hiện tượng Nguyễn ái Quốc bàn luận: - Hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập , rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước. - Hiện tượng này xảy ra vào những năm đầu thế kỉ XX, trong xã hội ngày nay hiện tượng ấy vẫn còn. b. Các thao tác lập luận: Thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ… c. Nghệ thuật diễn đạt: Dùng từ giàu sức biểu cảm, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể; kết hợp nhuần nhuyễncác kiểu câu trần thuật , câu hỏi, câu cảm thán-> tạo sức hấp đãn, lôi cuốn, thuyết phục cho văn bản. d. Bài học kinh nghiệm: Cần xác định được lí tưởng, cách sống; mục đích , thái độ học tập đúng đắn. * Bài tập 2 - Giải thích thế nào là sự băng hoại đạo đức? - Thực trạng về sự băng hoại đạo đức gia đình trong đời sống xã hội hiện đại. - Nguyên nhân - Hậu quả - Trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn đạo đức và hạnh phúc gia đình. 4 . Củng cố: - Để làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần có mấy bước? 5. Hướng dẫn tự học: - Tìm hiểu qua các thông tin đại chúng những hiện tượng đời sống đáng chú ý và thực hành phân tích đề, lập dàn ý. - Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học.

File đính kèm:

  • docTiet 13- NLXH.doc
Giáo án liên quan