I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Giúp học sinh định hình được lượng kiến thức phải đưa ra trong bài. Nhìn nhận được ưu điểm, khuyết điểm của bài viết. Từ đó phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm .
- Thông qua bài viết văn số 1 đánh giá phân loại học sinh. Trên cơ sở đó giáo viên có biện pháp điều chỉnh phương pháp dạy học và cách thức ra đề kiểm tra.
- Viết một bài nghị luận bàn về một hiện tượng đời sống gần gũi, phù hợp với hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết của học sinh.
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng viết văn nghị luận xã hội, phân tích đề và lập dàn ý, tìm dẫn chứng.
3.Thái độ:
- Qua bài viết rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn nghị luận .
- Nâng cao ý thức và có thái độ đúng đắn đối với những hiện tượng đời sống xảy ra hàng ngày.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: bài viết của HS, đáp án, sổ điểm, đề số 2
b. Chuẩn bị của học sinh: Tìm lỗi trong bài viết.
III.Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 15: Làm văn trả bài làm văn số 1 ra đề bài làm văn số 2 (làm ở nhà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15: Làm văn
Trả bài làm văn số 1
Ra đề bài làm văn số 2
( làm ở nhà)
Ngày soạn: 20/09/2010
Ngày dạy:…………….Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Giúp học sinh định hình được lượng kiến thức phải đưa ra trong bài. nhìn nhận được ưu điểm, khuyết điểm của bài viết. Từ đó phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm .
- Thông qua bài viết văn số 1 đánh giá phân loại học sinh. Trên cơ sở đó giáo viên có biện pháp điều chỉnh phương pháp dạy học và cách thức ra đề kiểm tra.
- Viết một bài nghị luận bàn về một hiện tượng đời sống gần gũi, phù hợp với hoàn cảnh sống và trình độ hiểu biết của học sinh.
2.Kĩ năng:
- rèn kỹ năng viết văn nghị luận xã hội, phân tích đề và lập dàn ý, tìm dẫn chứng.
3.Thái độ:
- Qua bài viết rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn nghị luận .
- Nâng cao ý thức và có thái độ đúng đắn đối với những hiện tượng đời sống xảy ra hàng ngày.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: bài viết của HS, đáp án, sổ điểm, đề số 2
b. Chuẩn bị của học sinh: Tìm lỗi trong bài viết.
III.Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới.
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* HĐ1: Đọc kĩ đề
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại đề
- GV chép đề lên bảng.
* HĐ2: Phân tích đề và lập dàn ý
- GV: hướng dẫn học sinh phân tích đề bài ?
- GV: Xác định nội dung, thao tác lập luận, tư liệu dẫn chứng?
- GV cho HS hạot động theo nhóm( thời gian: 7 phút)
. Nhiệm vụ: Lập dàn ý cho đề bài trên?
- Các nhóm nhận nhiệm vụ làm việc, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, chuẩn hoá kiến thức.
* HĐ3: Nhận xét, chữa lỗi.
- GV chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của học sinh.
- GV đọc cho HS nghe 1 bài đạt điểm cao nhất và 2 bài mắc lỗi nhiều nhất điểm thấp để HS rút kinh nghiệm.
- GV đưa ra một số lỗi cơ bản để HS chữa lỗi.
- Trả bài HS gọi điểm vào sổ.
A. Trả bài số 1:
Câu 1: ( 2 điểm) Trình bày quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
Câu 2: ( 8 điểm)“ Bàn về phép học”, Nguyễn Thiếp viết: “ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”.
Anh, chị hiểu thế nào về câu nói ấy? Từ đó xác định mục đích , thái độ học tập cho mìn. I. Phân tích đề:
Câu 2:
- Nội dung: K/đ tầm quan trọng của việc học
- PHương pháp: giải thích, chứng minh, bình luận.
- Tư liệu: Thực tế đ/s, sách báo, văn học,…
II. Đáp án:
- Giải thích vì sao Nguyễn Thiếp lại nói:
+ “ Ngọc không mài không thành đò vật”
+ “ Người không học, không biết rõ đạo”
-> Ngọc không mài không có giá trị, người không học thì kém hiểu biết và không thể làm được những điều lớn lao.
- Học được hiểu như thế nào cho đúng?
+ Học là cắp sách đến trường có thầy dạy.
+ Ngoài học thầy còn học ở bạn, học sách vở, học ngoài trường đời, học bất cứ ai giỏi hơn mình.
+ Có những người học ít hoặc tự học mà thành tài…
-> Học bằng nhiều cách.
- Tầm quan trọng của việc học.
+ Học rất quan trọng đối với đời sống của mỗi con người
+ Trong thời đại công nghệ, khoa học… không học làm sao tiếp thu được khoa học hiện đại.
+ Kiên trì học..tạo cho trí óc của mình phát triển, thông minh, sáng láng cũng giống như ngọc kia được mài được giũa sẽ thành đồ vật quý, có ích.
+ Học không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình mình mà còn góp phần xây dựng đất nước.
- Xác định mục đích, thái độ học tập của bản thân.
III. Nhận xét chung:
1.Ưu điểm:
- Một số học sinh đã xác định được yêu cầu và đã biết cách thể hiện quan điểm của mình với vấn đề, dẫn chứng phong phú, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng
- VD: Thư ( C2), Đỗ Trinh( C2), Dâng (C2)…
2. Nhược điểm :
- Nhiều học sinh chưa cố gắng, bài viết sơ sài, trình bày cẩu thả….
- Mắc nhiều lôi: (Lỗi chính tả , lổi diễn đạt…)
- VD: T.Giang C3, Huy (C4), Đông(C6 ), Lập(C5)….
VI. Chữa lỗi
Lỗi chính tả
Lỗi diễn đạt
V-Trả bài:
B. Ra đề bài viết văn số 2( HS làm ở nhà)
I. Đề bài:
Suy nghĩ của anh chị về hiện tượng “ nghiện” Karaôkê và Internet trong giới trẻ ngày nay?
II. Đáp án:
* Mở bài:- Giới thiệu khái quát về hiện tượng “ nghiện” Karaôkê và Internet trong giới trẻ.
* Thân bài:
- Giải thích thế nào là “nghiện”
+ Ham hố, say mê, điên cuồng, không có không chịu được….
+ Quên thời gian, công việc, học tập…
+ Bằng mọi giá thoả mãn được nhu cầu..
+ Sẵn sàng vứt bỏ tất cả, hủy hoại nhân cách...
- Tác dụng của ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét?
+ Giải trí, giao lưu, gần gũi, thân thiện
+ Khai thác thông tin, phục vụ học tập, công tác…
- Tác hại của "nghiện" ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét?
+ Dùng vào mục đích xấu, dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, nhân cách pháp luật: nghiện hút, trộm cắp, cướp của, giết người, ...
+ Hủy hoại nhân cách, xa lánh mọi người, sống ích kỷ.
+ Tốn kém tiền của, ảnh hưởng lớn đến người thân trong gia đình...
+ Ô nhiễm về âm thanh, mất trật tự công cộng, tình trạng nhiễu loạn thông tin, ô nhiễm thông tin..
- Làm thế nào để dùng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét bổ ích và thiết thực?
+ Biết giới hạn, điểm dừng, dùng vào mục đích chính đáng: Học tập, nghiên cứu,...
+ Thời đại CNTT phát triển, mỗi chúng ta phải biết tiếp cận có mục đích, có văn hóa, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ...
- Tuổi trẻ hiện nay nên sử dụng ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét như thế nào cho đúng và phù hợp với lửa tuổi, tâm lí, trình độ...
* Kết bài: Suy nghĩ và hành động, bài học liên hệ bản thân.
III. Thang điểm:
- Điểm 8-10 : Bài viết đủ ý, có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, trình bày khoa học, chữ
viết đúng chính tả.
- Điểm 7 : Trình bày đủ ý ,diễn đạt tốt, trình bày khoa học ,sai dưới ít lỗi chính tả.
- Điểm 5-6 : Trình bày được các ý chính ,diễn đạt tốt,trình bày dễ nhìn,sai dưới 5
lỗi chính tả.
- Điểm 3-4 : Trình bày được vài ý,viết sơ sài,diễn đạt lủng củng,sai nhiều chính tả.
- Điểm 1-2 : Viết sơ sài,mắc nhiều lỗi về câu,chính tả,diễn đạt.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.
4.Hướng dẫn tự học:
- Nhắc nhở HS về nhà làm bài
- Quy định thời gian nộp bài.
- Soạn bài: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003
File đính kèm:
- Tiet 15- Tra bai so 1- ra de so 2.doc