. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được mục đích, yêu cầu của bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Biết được cách triển khai bài nghị luận về một tác phẩm thơ.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
3.Thái độ:
- Có ý thức và thái độ đúng đắn khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, Tranh ảnh minh hoạ
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ.
III.Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2016 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 18: Làm văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18: Làm văn
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Ngày soạn: 28/09/2010
Ngày dạy:…………….Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được mục đích, yêu cầu của bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Biết được cách triển khai bài nghị luận về một tác phẩm thơ.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
3.Thái độ:
- Có ý thức và thái độ đúng đắn khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, Tranh ảnh minh hoạ
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở soạn văn, bảng phụ.
III.Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
CH:?
3. Bài mới
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* HĐ1: Nghị luận về một bài thơ
- GV lựa chọn đề bài phù hợp.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài.
- GV: Hãy xác định nội dung của bài thơ?
- GV: Nhận xét phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh được thể hiện trong bài thơ?
- GV: Đối với đề bài này cần lực chọn thao tác lập luận nào? Dẫn chứng lấy từ đâu?
- GV cho HS hoạt động theo nhóm.
+ Nhiệm vụ: Lập dàn ý cho đề bài trên
+ Thời gian: 7 phút
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, làm việc, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhân xét, chuẩn hoá kiến thức
* HĐ2: Nghị luận về một đoạn thơ
- GV đưa ra đề bài . yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trên.
- GV: Nội dung cần làm nổi bật của đề bài trên là gì?
- GV: Cần sử dụng thao tác lập luận nào? D/c từ đâu?
- GV: Mở bài cần giới thiệu vấn đề gì?
- GV: Xác định các luận điểm cho đề bài này?
- GV: Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu?
- GV: Kết bài khẳng định điều gì?
* HĐ3: Đối tượng, nội dung
- GV: Hãy xác định đối tượng của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
- GV: Nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ gồm có kết cấu như thế nào?
* HĐ4: Luyện tập
- GV: Hãy lựa chọn một luận điểm trong đề bài 1và triển khai?
- GV gợi dẫn HS làm việc và trình bày ý kiến.
I. Nghị luận về một bài thơ:
* Đề bài:
Phân tích vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại trong bài thơ" Chiều tối"( Nhật kí trong tù) của Hồ Chí Minh
1. Tìm hiểu đề
- Nội dung:
+ Yêu cầu phân tích được vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại.
+ Khi phân tích phải nhìn thấy sự hoà quyện giữa hai vẻ đẹp này.
- Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh.
- Dẫn chứng: Bài thơ Chiều tối, thơ ca cổ
2. Lập dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Phong cách nghệ thuật tiêu biểu: sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại.
2. Thân bài:
a. vẻ đẹp cổ điển:
- Hình ảnh quen thuộc: cánh chim, chòm mây
- H/ả con người hiện lên trong bài thơ ung dung, thư thái.
- Bút pháp nghệ thuật quen thuộc: tả ít gợi nhiều, chấm phá, lấy động tả tĩnh.
b. Vẻ đẹp hiện đại:
- Hình ảnh con người nổi bật lên và trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên.
- Tư tưởng, hình tượng thơ luôn có sự vận động: từ bức tranh thiên nhiên -> bức tranh đời sống, từ tối ->sáng, từ buồn ->vui, từ cô đơn lạnh lẽo ->ấm áp sum vầy.
- Chữ “hồng” đẩy bài thơ từ bóng tối ra ánh sáng, từ tàn lụi sang sự sống, từ mệt mỏi sang niềm vui..
c. Vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại hiện lên không rời rạc mà hoà quyện vào nhau.
3. Kết luận
- Bài thơ thể hiện lòng nhân ái bao la của Bác.
- Bài thơ là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa 2 yếu tố cổ điển và hiện đại
II . Nghị luận về một đoạn thơ.
* Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp khổ thơ cuối bài thơ “ Tràng giang” của Huy cận:
“ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc…
...Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
1. Tìm hiểu đề:
- Nội dung: Với bút pháp cổ điển mà hiện đại đoạn thơ đã bộc lộ được nỗi buồn cô đơn, nỗi buồn sôn núi, qua đó là tình yêu quê hương, giang sơn Tổ quốc( đặt trong chỉnh thể bài thơ).
- Thao tác lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận.
- D/c: khổ cuối bài Tràng giang, thơ cổ.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu vị trí, xuất xứ và trích nguyên văn đoạn trích.
b. Thân bài:
- Hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ ở hai câu thơ đầu
- Niềm nhớ quê, nhớ nhà da diết của một cá nhân đang lạc lõng, bơ vơ trong hai câu thơ sau.
- Nghệ thuật:
+ Đối lập, tương phản
+ Dùng từ láy “ dợn dợn”
c. Kết bài:
- K/đ ý nghĩa tích cực của tâm trạng nhân vật trữ tình.
- Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển và hiện đại.
III. Đối tượng , nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
1. Đối tượng:
- Đối tượng nghị luận rất đa dạng: bài thơ, doạn thơ, hình tượng thơ….
- Cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ …của bài thơ , đoạn thơ đó.
2. Nội dung:
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ.
- Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
* Bài tập 1
- Học sinh trình bày
4. Củng cố:
- Mục đích của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là gì?
5. Hướng dẫn tự học.
- Củng cố, hoàn thiện kiến thức về tác phẩm( hoặc đoạn trích) thơ được học trong chương trình.
- Đọc và soạn bài Tây Tiến- Quang Dũng
File đính kèm:
- Tiet 18- Nghi luan ve mot doan tho.doc