I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố và nâng cao kiến thức nghị luận văn học
- Kỹ năng:
+ Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, để làm bài nghị luận
+ Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Giáo dục: Ý thức học và luyện tập cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
II. Tiến trình và nội dung bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Lối vào bài
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3642 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 21: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - THPT Việt Yên 1 – Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Củng cố và nâng cao kiến thức nghị luận văn học
- Kỹ năng:
+ Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh,…để làm bài nghị luận
+ Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Giáo dục: Ý thức học và luyện tập cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
II. Tiến trình và nội dung bài dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Lối vào bài ……
Hoạt động của GV – HS
Nội dùng cần đạt
* GV:
- Hướng dẫn hs tìm hiểu đề, lập dàn ý qua 2 đề bài SGK ở phần 1 trả lời các câu hỏi ở phần gợi ý thảo luận.
* GV:
Để hiểu đúng đề em cần làm rõ nghĩa các từ, cụm từ nào trong đề văn?
* GV: Căn cứ vào việc tìm hiểu đề, em hãy lập dàn ý cho bài viết?
* HS: Lập dàn ý như cột bên
* Chú ý:
- GV căn cứ vào việc xây dựng dàn ý của HS mà gợi ý, bổ sung cho thích hợp.
* GV:
- Ý kiến của Lâm Ngữ Đường trong đề bài này có mấy ý? Nội dung từng ý?
* HS:
- Trả lời như cột bên.
* GV:
- Trên cơ sở các ý, em hãy nêu ý của cả câu?
* HS:
- Suy nghĩ, thảo luận và trả lời như cột bên.
- Nếu chưa đúng GV có thể gợi ý.
* GV:
- Dựa vào phần tìm hiểu đề, em hãy lập dàn ý cho bài viết?
* HS:
- Lập dàn ý trên cơ sở các ý như cột bên.
* GV:
- Từ các đề bài và kết quả thảo luận qua việc tìm hiểu đề, lập dàn ý. Em hãy cho biết: Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học?
* HS:
+ Thảo luận
+ Trả lời như cột bên
*GV:
- Cho HS làm bài tập trên cơ sở những gợi ý sau:
+ Thạch Lam không tán thành quan điểm văn học thoát ly thực tế…Ông nhấn mạnh giá trị cải tạo văn học và giá trị giáo dục của văn học …
+ Đây là quan điểm tiến bộ và vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.
* GV: (Gợi ý HS làm bài tập 2) như cột bên
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề 1
a. Tìm hiểu đề
- Nghĩa của các từ trong đề bài là:
+ Phong phú, đa dạng: Có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức, thể loại khác nhau.
+ Chủ lưu: Dòng chính (Bộ phận chính)
+ Quán thông kim cổ: Thông suốt từ xưa đến nay.
- Bài viết cần trình bày suy nghĩ về ý kiến của GS. Đặng Thai Mai: Từ xưa đến nay trong cái phong phú, đa dạng của văn học Việt Nam, dòng văn học yêu nước là một chủ lưu, xuyên suốt.
+ Cuộc sống của con người Việt Nam phong phú, đa dạng, thơ văn Viêt Nam đã phản ánh cuộc sống đó.
+ Để tồn tại và phát triển…dân tộc Việt Nam từ xưa đã phải luôn chú tâm phòng bị và chiến đấu kiên cường để giữ vững nền độc lập của mình. Do hoàn cảnh đặc biệt đó, chủ lưu của dòng văn học Việt Nam là văn học yêu nước. Đặc điểm này xyuên suốt từ xưa đến nay. Các tác phẩm: Nam Quốc Sơn Hà, Cáo bình Ngô, Văn tế nghĩa Cần Giuộc, Tuyên ngôn độc lập, thơ Tố Hữu…đã minh chứng điều này.
+ Chúng ta là người Việt Nam cần nắm được những hoàn cảnh của đất nước và đặc điểm văn học của dân tộc mình. Đó cũng là cách nhớ đến công lao của cha ông ta. Ý kiến của GS. Đặng Thai Mai giúp ta nhìn rõ và khắc sâu những điều đó.
b. Lập dàn ý
* Yêu cầu:
- Mở bài:
+ Giới thiệu nét khái quát về nội dung của văn học Việt Nam.
+ Dẫn người đọc vào vấn đề mà đề yêu cầu là ý kiến của Đặng Thai Mai.
- Thân bài: (các ý ở phần tìm hiểu đề)
- Kết bài:
+ Ý kiến của GS. Đặng Thai Mai hoàn toàn đúng và sâu sắc về văn học Việt Nam từ xưa đến nay.
+ Ý kiến đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị…
Đề 2:
a. Tìm hiểu đề
- Ý kiến của Lâm Ngữ Đường trong đề bài có 3 ý:
+ Tuổi trẻ …cái kẽ : Tuổi trẻ đọc sách chỉ thấy được trong phạm vi nhỏ hẹp.
+ Lớn tuổi …ngoài sân: Theo thời gian, kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn thì khi đọc sách tầm nhìn được mở rộng hơn.
+ Tuổi già ….trên đài: Càng nhiều vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm …thì đọc sách càng hiệu quả.
→ Cả câu: Càng lớn tuổi, càng nhiều vốn sống, vốn văn hóa và kinh nghiệm…thì đọc sách càng hiệu quả.
Tác phẩm văn học ghi lại những cảnh, những tình, những trải nghiệm của cuộc đời. Nhưng tiếp nhận điều đó đến mức độ nào còn tùyd thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, sự hiểu biết của mỗi người.
Tuy nhiên không phải ai từng trải cũng có thể hiểu sâu sắc tpVH. Những người trẻ tuổi, nếu chú ý qua sát, tìm hiểu…nhất định học cũng sẽ hiểu sâu sắc tpVH.
b. Lập dàn ý
* Yêu cầu:
- Mở bài:
+ Nhìn chung về việc đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học và việc tiếp nhận các giá trị của tác phẩm gắn với điều kiện và năng lực chủ quan của người đọc.
+ Dẫn ý kiến của Lâm Ngữ Đường
- Thân bài:
+ Giải thích hàm ý của 3 hình ảnh so sánh và ý kiến của Lâm Ngữ Đường.
+ Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng đắn trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường (Phần tìm hiểu đề).
+ Muốn đọc sách có hiệu quả nhất cần trang bị cho mình sự hiểu biết về nhiều mặt kết hợp với suy ngẫm, không vội vàng…
- Kết bài:
+ Tầm quan trọng của đọc sách
+ Bài học chung về đọc sách, đặc biệt là với tpVH.
2. Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
*. Yêu cầu:
- Đối tượng nghị luận (phần ghi nhớ 1 – SGK)
- Nội dung nghị luận….(phần ghi nhớ 2 – SGK)
3. Luyện tập
a. Bài tập 1: - trang 93 – SGK
b. Bài tập 2 – trang 93 – SGK
* Yêu cầu:
- Ý kiến này được trích từ bài viết nào của Hoài Thanh..
- Cần phải nêu ý chữ chính trong câu. Theo ông còn có những nguyên nhân nào khác góp phần làm nên thành công của thơ Tố Hữu…
- Hoài Thanh nói cụ thể vào trường hợp thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu chứ không nói đến lý do thành công của mọi nhà thơ.
- Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp vơí thực tế sáng tác của Tố Hữu và gợi ý cho chúng ta khi8 tìm hiểu những bài thơ của ông.
4. Củng cố
- Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học?
- Cách làm kiểu bài này?(Nội dung nghị luận)
5. Hướng dẫn
- Xem các bài làm văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Soạn bài Tây tiến của Quang Dũng
Tiết 41
BÀI ĐỌC THÊM: BÁC ƠI
I. Mục tiêu:
Giúp HS thấy được:
- Kiến thức:
+ Nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của tác giả cũng như của nhân dân ta trước sự kiện Bác Hồ qua đời
+Phần nào trái tim mênh mông của Bác
…………..quyết tâm đi theo con đường Bác đã vạch ra
+ Lối thơ dạt dào tình cảm biết ơn, các biện pháp nghệ thuật như so sánh,..trong bài thơ.
- Kĩ năng:
+ Đọc hiểu ý khái quát của bài thơ
- Giáo dục:
+ Lòng kính yêu Bác và học tập, rèn luyện, sống theo tấm gương Bác Hồ
II. Tiến trình và nội dung bài dạy
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Vào bài ……
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
* GV:
Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK, em hãy cho biết: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
* HS:
Trả lời như cột bên
* Chú ý: Cột bên là cái đích cần thiết về kiến thức nếu HS trả lời đủ thì khẳng định, nếu thiếu thì bổ sung, không đúng thì định hướng gợi ý.
* GV:
- Nêu yêu cầu đọc theo cảm xúc của tác giả trong bài thơ?
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi sau:
+ Hai khổ thơ 1, 2 và các chú thích 1, 2 cho thấy điều gì?
* GV: Em hiểu gì về nghĩa của hai từ chạy, lần trong bài thơ. Hai từ này nói lên điều gì?
* HS:
* GV: Con người thì như vậy, còn cảnh vật trước sự qua đời của Bác thì sao?
* HS trả lời
* GV:
Em thấy gì qua khổ thơ thứ 3?
* HS
* Chú ý:
Tùy thời lượng cho phép có thể mở rộng hoặc thêm bớt.
* GV:
- Gọi HS đọc
- Hỏi:
Hình tượng Bác Hồ được tác giả khắc họa trong 6 khổ thơ này ntn?
* HS đọc và trả lời…
* GV: Trái tim mênh mông của Bác mà tác giả nói đến là trái tim ntn?
* HS: …
* GV:
- Cho HS ngâm hoặc bật băng cho nghe ngâm thơ 3 khổ cuối.
- Hỏi:
Ý của 3 khổ thơ này ntn?
* GV: Em hiểu gì qua khổ thơ cuối cùng?
* HS trả lời như cột bên
I. Hoàn cảnh ra đời và giá trị của bài thơ
* Yêu cầu:
- Năm 1968 1969: CM miền Nam đang thắng lợi lớn
- Ngày 2.9.1969: Bác qua đời…
- Tố Hữu đang điều trị tại bệnh viện Việt Xô được tin Bác mất, Ông vội chạy ngay đến khu nhà Sàn – nơi Bác ở và làm việc
- Bài thơ là “Bài điếu văn bi hùng bằng thơ” là sự đúc kết, suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về Bác.
II. Đọc hiểu (Theo câu hỏi SGK)
1. Bốn khổ đầu
* Yêu cầu:
- Nỗi đau xót lớn lao của tác giả trước sự kiện Bác qua đời
+ Chạy về thăm Bác → Khẩn trương, vội vàng, chưa tin việc Bác mất là sự thật
+ Lần theo lối sỏi quen → Càng gần đến nhà Bác ở, tâm trạng của tác giả càng không ổn định. Vì đau đớn, bàng hoàng đến thẫn thờ, ngơ ngác. Không còn chạy, còn đi bình thường được nữa mà phải lần → Tình cảm sâu nặng của nhà thơ với Bác.
- Cảnh vật trở nên hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác hệt như đã bị lấy mất linh hồn.
+ Vườn rau ướt lạnh
+ Chuông không reo, phòng im lặng, đèn không sáng.
+ Trái bưởi, bông hoa, con đường mà hàng ngày Bác vẫn đi …còn đó nhưng người thì đâu?
→ Cảnh vật trở nên vô nghĩa khi Bác không còn nữa.
- Vẫn là sự ngỡ ngàng bởi việc Bác qua đời …
+ Trời đẹp quá.
+ Miền Nam đang thắng lớn,…muốn rước Bác vào thăm, muốn thấy Bác cười thỏa niềm mong ước của Bác.
→ Khổ thơ thể hiện nỗi day dứt về tính chất phi lý không thể chấp nhận được của sự mất mát.
2. Sáu khổ thơ tiếp theo
* Yêu cầu:
- Là cả cuộc đời luôn nghĩ và hành động vì đất nước, chỉ lúc ngủ là bớt đi một chút. “Nỗi thương đời“ → Đó là trái tim mênh mông của Bác
- Luôn suy nghĩ về đức, về con người
- Đau đớn vì dân, vì nước (gt), vì những bất ổn của phong trào cách mạng trên thời gian những năn 1960 (gt: Minh họa bằng bài: “Cánh chim không mỏi”
- Lo lắng như mẹ lo cho con
Lo cho hôm nay và cho cả mai sau
- Yêu thương, quan tâm: Ngọn lúa, cành hoa, tự do cho mỗi người, trẻ giành sữa, lụa tặng già
- Vui từ cái vui nhỏ nhất đến cái lớn lao cao cả: Vui mỗi mần non, trái chín
Vui chung với cái vui của nhân loại hòa bình quên mình để nâng niu tất cả
3. Ba khổ cuối
*Yêu cầu:
- Mãi mãi nhớ Bác: Nghìn thu
- Nhớ lời Bác dặn ..”Còn non nước..”
→ Bác vẫn còn sống mãi trong tâm trí của chúng ta trong sự nghiệp chung của dân tộc
- Là nỗi nhớ, là công ơn đối với Bác
- Là lời hứa, là quyết tâm của tác giả cũng như của cả dân tộc ta với Người.
+ Trong sáng hơn
+ Nguyện theo gương Bác; Vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.
4. Củng cố
* GV: Sau khi đọc thêm bài thơ này. Em đã thu hoạch được những gì?
* Yêu cầu:
- Nỗi đau xót lớn lao, nỗi tiếc thương vô hạn của tác giả trước việc Bác qua đời.
- Trái tim mênh mông của Bác
- Biết ơn Bác, hứa quyết tâm theo gương Bác.
5 Hướng dẫn
- Học thuộc bài thơ và những ý cơ bản
- Soạn bài: Tự do
- Tìm đọc những bài thơ của Tố Hữu viết về Bác.
File đính kèm:
- tiet 2141sua lai.doc