Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 22, 23

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Kiến thức: Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu - nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam; Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu.

- Kĩ năng: khái quát về một tác gia văn học.

- Tư tưởng: trân trọng những đóng góp của nhà thơ cách mạng Tố Hữu.

II- CHUẨN BỊ:

1- Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,

- Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, giảng bình, đọc sáng tạo.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.

2- Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, tham khảo tư liệu về tác gia Tố Hữu, soạn bài theo định hướng.

- Nội dung và các bài tập của tiết trước.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- Ổn định lớp: 1’

- Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có).

- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.

2- Kiểm tra bài cũ: 5’

Câu hỏi: Phân tích mạch cảm xúc của Quang Dũng thể hiện ở bài thơ “Tây Tiến”?

Dự kiến phương án trả lời:

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 22, 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 8 ( ) Ngày soạn: 10/10 /08 Tiết:22 Bài dạy: (Đọc văn) - TỐ HỮU - PHẦN MỘT: TÁC GIẢ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Kiến thức: Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu - nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam; Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu. Kĩ năng: khái quát về một tác gia văn học. Tư tưởng: trân trọng những đóng góp của nhà thơ cách mạng Tố Hữu. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,… Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, giảng bình, đọc sáng tạo... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, tham khảo tư liệu về tác gia Tố Hữu, soạn bài theo định hướng. Nội dung và các bài tập của tiết trước. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: Phân tích mạch cảm xúc của Quang Dũng thể hiện ở bài thơ “Tây Tiến”? Dự kiến phương án trả lời: Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 2’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5’ Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu vài nét về tiểu sử nhà thơ: Dẫn dắt học sinh tìm hiểu qua hệ thống câu hỏi: Hãy nêu tóm tắt những nét lớn trong cuộc đời nhà thơ Tố Hữu? Cho biết yếu tố nào đã ảnh hưởng sâu đậm đến hồn thơ Tố Hữu? Hướng dẫn học sinh tự khái quát thành ba chặng lớn trong cuộc đời nhà thơ. Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử nhà thơ: Làm việc cá nhân: đọc và khái quát các ý chính ở mục I - sách giáo khoa. Học sinh tự khái quát thành ba chặng lớn trong cuộc đời nhà thơ. 1/ Tiểu sử: - Tố Hữu sinh năm 1929 - tại Thừa Thiên Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình và còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian. - Xuất thân: Nhà nho nghèo. - Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân. - Tố Hữu lần lượt đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 15’ Hoạt động2: Hướng dẫn tìm hiểu đường cách mạng, đường thơ Tố Hữu: Yêu cầu học sinh tự đọc mục II - sách giáo khoa. Sau đó dẫn dắt học sinh tìm hiểu qua hệ thống câu hỏi: Cho biết các tập thơ của TH và thời gian sáng tác? Hãy nhận xét chung về con đường thơ Tố Hữu? Định hướng cho học sinh trả lời dựa theo phần khái quát ở sách giáo khoa. Nêu yêu cầu thảo luận: Hãy chứng minh điều đó bằng cách giới thiệu các tập thơ Tố Hữu? Tổ chức cho các nhóm thuyết trình dựa trên sự chuẩn bị của cả nhóm (nếu có thời gian có thể để mỗi nhóm trình bày 1 chặng và bổ sung - nếu cần) Hoạt động2: Tìm hiểu đường cách mạng, đường thơ Tố Hữu: Đọc thầm mục II - sách giáo khoa. Làm việc cá nhân: suy nghĩ, trả lời. học sinh trả lời dựa theo phần khái quát ở sách giáo khoa: Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Các chặng đường thơ Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ. 2/ Đường cách mạng, đường thơ Tố Hữu: a/ Tập thơ " Từ ấy" (1937- 1946). - Gồm 3 phần: " Máu lửa", "Xiềng xích", "Giải phóng"- tương ứng 3 chặng đường trong 10 năm hoạt động của Tố Hữu. - Giá trị: Chất men suy lí tưởng, lãng mạn trong trẻo, nhạy cảm.. b/Tập thơ " Việt Bắc" (1947- 1954). - Đề tài: thể hiện quần chúng cách mạng. - Cuối tập thơ theo hướng khái quát - tổng hợp, sử thi, trữ tình. - Nội dung tư tưởng: + VB - bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp. + Thể hiện thành công hình ảnh, tâm tư nhân dân kháng chiến. + Lòng yêu nước. ® VB - thành tựu xuất sắc của VHVN kháng chiến chống Pháp. c/ Tập thơ "Gió lộng" (1955 - 1961). - Đề tài: XDCNXH, đấu tranh thống nhất đất nước và tình cảm quốc tế vô sản. - Nội dung tư tưởng: + Niềm vui chiến thắng và tự hào của công cuộc XDCNXH. + Thấm thía ân tình cách mạng. + Tình cảm tha thiết, đậm nét với miền Nam. d/ Tập " Ra trân" (1962-1971), "Máu và hoa" (1972-1977). - 2 tập thơ là khúc ca ra trận, mệnh lệnh tiến công, kêu gọi... - Khẳng định ý nhĩa lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ - Suy tư và phát hiện của nhà thơ về đấu tranh và con người Việt Nam. - Giá trị nghệ thuật: Mang đậm tính chính luận, thời sự, chất sử thi. 10’ Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu: Dẫn dắt học sinh tìm hiểu thông qua hệ thống câu hỏi thảo luận: C1: Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị? C2: Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào? Tổ chức cho học sinh thảo luận, trình bày ý kiến, có thể gợi ý (nếu cần) Hoạt động 3: Tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu: Làm việc theo nhóm: thảo luận hướng trả lời, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung... Gợi ý: + Về nội dung trữ tình chính trị: - Thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung. - Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi. - Giọng thơ mang tính chất tâm tình. * Về nghệ thuật biểu hiện: - Thể thơ - Ngôn ngữ thơ Chứng minh bằng một số tác phẩm thơ đã học. 3/ Phong cách thơ Tố Hữu: * Về nội dung, thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị rất sâu sắc: - Trong biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung. - Trong miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi. - Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình. * Về nghệ thuật biểu hiện, thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc rất đậm đà: - Thể thơ: lục bát, thất ngôn. - Ngôn ngữ thơ: dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt. 5’ Hoạt động4: Hướng dẫn củng cố: Hãy đánh giá chung về con đường thơ Tố Hữu? Yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ ở sách giáo khoa. Bài tập củng cố: Hỏi - đáp nhanh tại lớp: (có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi) - Hãy kể tên các tập thơ Tố Hữu theo thời gian sáng tác? - Tập thơ... phản ánh hiện thực cách mạng Việt Nam thời kì nào? - Những nét nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu? Bài tập về nhà: Chọn một đoạn thơ (bài thơ) của Tố Hữu mà anh (chị) thích và phân tích? Gợi ý cho học sinh làm ở nhà. Hoạt động4: Củng cố: Cá nhân suy nghĩ, trả lời Đọc phần Ghi nhớ ở sách giáo khoa Tham gia tích cực vào phần hỏi - đáp nhanh: chú ý câu hỏi, tập trung trả lời. Học sinh làm ở nhà. 4/ Kết luận: Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng của dân tộc. Với những tác phẩm giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc, Tố Hữu là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2’ Bài tập về nhà: Nắm vững nội dung bài học và làm các bài tập. Chuẩn bị bài: Soạn” “luật thơ” RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn:12 /10 /08 Tiết: 23 Bài dạy: (Tiếng Việt) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Kiến thức: Hiểu luật thơ của một số thể thơ truyền thống: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật; hiểu thêm về một số đổi mới trong các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng... Kĩ năng: luyện kĩ năng đọc tác phẩm thơ. Tư tưởng: yêu quý, trân trọng các thể thơ của dân tộc. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,… Phương án tổ chức lớp học: nhóm học tập, thực hành, thảo luận, luyện tập... Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sách giáo khoa, sách tham khảo... Nội dung và các bài tập của tiết trước; chuẩn bị các bài tập thực hành... HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: 5’ Câu hỏi: Nêu và phân tích những đặc trưnng của phong cách ngôn ngữ khoa học? Dự kiến phương án trả lời: Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 2’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 7’ Hoạt động1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về luật thơ: Yêu cầu học sinh đọc mục I -sách giáo khoa và khái quát những vấn đề cơ bản: Thế nào là luật thơ? Các thể thơ Việt Nam có thể chia thành mấy nhóm? “Tiếng” có vai trò như thế nào trong thơ? Hướng dẫn học sinh nhận xét vai trò của tiếng bằng các ví dụ cụ thể. Hoạt động1 Tìm hiểu khái quát về luật thơ: Tự đọc mục I -sách giáo khoa và khái quát những vấn đề cơ bản: Làm việc cá nhân, khái quát. Làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời Gợi ý: học sinh dựa trên các yếu tố của luật thơ để xác định vai trò của “Tiếng” đối với từng yếu tố; đưa các ví dụ cụ thể để chứng minh. I- Khái quát về luật thơ: 1- Khái niệm: Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,... trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. - Các thể thơ Việt Nam có thể chia thành ba nhóm chính: + Các thể thơ dân tộc. + Các thể thơ Đường luật. + Các thể thơ hiện đại. 2- Vai trò của “tiếng” trong thơ * Là căn cứ để xác lập thể thơ * Là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ * Thanh của “tiếng” là căn cứ để xác định luật bằng (B) trắc(T) -> tạo nhạc điệu thơ * Vần của “tiếng” là căn cứ để hiệp vần thơ: vị trí hiệp vần là yếu tố quan trọng xác định luật thơ. ó Số “tiếng” và các đặc điểm của “tiếng” về cách hiệp vần, phép hài thanh ngắt nhịp...là các nhân tố cấu thành luật thơ 20’ Hoạt động2 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số thể thơ truyền thống: Hãy nêu tên một số thể thơ truyền thống mà em biết? Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng thể thơ trên cơ sở nhận xét các ví dụ cụ thể (những ví dụ này có thể do học sinh tự tìm) về các mặt: số tiếng, vần, nhịp, hài thanh. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: nhận xét các ví dụ của mỗi thể thơ. Hoạt động2 Tìm hiểu một số thể thơ truyền thống: Làm việc cá nhân: trả lời. Làm việc theo nhóm: thảo luận, nêu ví dụ, trình bày nhận xét trên từng mặt: - Số tiếng. - Vần. - Nhịp. - Hài thanh. II- Một số thể thơ truyền thống: 1- Thể lục bát: - Số tiếng: mỗi cặp lục bát gồm 2 dòng: dòng lục - 6 tiếng, dòng bát - 8 tiếng. - Vần: hiệp ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và tiếng thư 8 với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. - Nhip: nhịp chẵn. - Hài thanh: đối xứng luân phiên ở các tiếng 2-4-6. 2- Thể song thất lục bát: - Số tiếng: cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát luân phiên kế tiếp. - Vần: ở mỗi cặp: cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng; giữa hai cặp có vần liền. - Nhip: 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát. - Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn, còn cặp lục bát thì tương tự thơ lục bát. 3- Các thể ngũ ngôn Đường luật: - Số tiếng: 5 tiếng, 8 dòng (4 dòng) - Vần: độc vận, gieo vần cách. - Nhip: lẻ (2/3) - Hài thanh: có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và tiếng thứ 4. 4- Các thể thất ngôn Đường luật: a- Thất ngôn tứ tuyệt: - Số tiếng: 7 tiếng, 4 dòng. - Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách (vần ở dòng thứ nhất không bắt buộc - trốn vần) - Nhịp: 4/3 - Hài thanh: theo mô hình (bảng 1) b- Thất ngôn bát cú: - Số tiếng: 7 tiếng, 8 dòng. - Vần: vần chân, độc vận. - Nhịp: 4/3 - Hài thanh: theo mô hình (bảng 2) 3’ Hoạt động3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số thể thơ hiện đại: Yêu cầu học sinh đọc mục III - sách giáo khoa, khái quát các nội dung chính: Đặc điểm cơ bản của luật thơ hiện đại là gì? Hoạt động3 Tìm hiểu một số thể thơ hiện đại: đọc mục III - sách giáo khoa, khái quát các nội dung chính: - Một số thể thơ hiện đại. - Nhận xét về luật thơ. III- Các thể thơ hiện đại: - Phong trào Thơ Mới (1932 - 1975) đã mở đầu cho việc đổi mới các thể thơ Việt Nam. - Các thể thơ Việt Nam hiện đại rất đa dạng và phong phú: 5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ-văn xuôi...vừa tiếp nối luật thơ truyền thống, vừa có sự cách tân. 5’ Hoạt động4 Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố bài: Nêu yêu cầu luyện tập: Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thất trong thơ song thất lục bát với thể thơ thất ngôn Đường luật qua các ví dụ. Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, trình bày ý kiến nhận xét, bổ sung. Hoạt động4 Luyện tập và củng cố bài: làm việc theo nhóm, trình bày ý kiến nhận xét, bổ sung. IV- Luyện tập: Sự khác nhau giữ hai thể thơ: song thất lục bát và thất ngôn Đường luật về: - Gieo vần. - Ngắt nhịp. - Hài thanh. 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 2’ Bài tập về nhà: Hoàn chỉnh bài tập phần luyện tập vào vở bài tập. Chuẩn bị bài: Chuẩn bị cho tiết trả bài số 2. RÚT KINH NGHIỆM: ĐỒ DÙNG HỖ TRỢ DẠY HỌC: MỘT SỐ MINH HOẠ MÔ HÌNH HÀI THANH MÔ HÌNH HÀI THANH THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT: 1 2 3 4 5 6 7 Niêm Niêm Đối Dòng 1 T B T Dòng 2 B T B Vần Đối Dòng 3 B T B Dòng 4 T B T Vần MÔ HÌNH HÀI THANH THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ: 1 2 3 4 5 6 7 Niêm Niêm Niêm Dòng 1 T B T Vần Dòng 2 B T B Vần Đối Dòng 3 B T B Dòng 4 T B T Vần Đối Dòng 5 T B T Dòng 6 B T B Vần Dòng 7 B T B Dòng 8 T B T Vần Ngày soạn:14 /10 /08 Tiết:24 Bài dạy: Làm văn I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: Kiến thức: Củng cố và nâng cao thêm tri thức và kĩ năng viết bài nghị luận xã hội bàn về một hiện tượng xã hội. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận: dùng từ, viết câu, xây dựng đoạn, diễn đạt, hành văn...qua việc tự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi bài làm văn Tư tưởng: Nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức để có thái độ và hành động đúng đắn trước những hiện tượng đời sống hiện nay. II- CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,… Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình… Chấm bài, phát hiện các ưu, nhược điểm trong bài làm của học sinh, thiết kế bài giảng. 2- Chuẩn bị của học sinh: Lập dàn ý cho đề bài viết số 2. Nội dung và các bài tập của tiết trước. III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định lớp: 1’ Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng (nếu có). Chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 2- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3- Giảng bài mới: Giới thiệu bài: 1’ Tiến trình tiết dạy: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ 45’ 22’ Hoạt động1: GV chép đề bài lên bảng -Gọi HS đọc lại đề bài? Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS lập dàn bài -Trình bày dàn bài của bài làm đã viết ? - Đặt vấn đề như thế nào ? -Giải quyết vấn đề như thế nào ? Hoạt động 3: Nhận xét về ưu khuyết điểm của bài làm học sinh - Bài của Xuân Quỳnh, Viết Hải(12a6), Như Khuê(12a4), Mỹ H ậu(12a1). -GV nêu cụ thể những lỗi sai của HS Hoạt động 4: Sửa lỗi sai cho HS và thống kê kết quả -GV ghi lỗi sai của HS lên bảng và yêu cầu HS sửa -GV công bố kết quả bài làm HS Hoạt động 1: HS chép đề vào vở - Đọc lại đề văn Hoạt động2: Lập dàn bài -Một HS trình bày, những HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ) Hoạt động 3: Theo dõi nhận xét của GV để rút kinh nghiệm -Lưu ý lỗi sai để khắc phục Hoạt động 4: Theo dõi sửa lỗi và thống kê kết quả -Sửa lỗi I/ ĐỀ BÀI: Lòng khiêm tốn là một trong những yếu tố quan trọng của con n ười II/ DÀN BÀI 1. Mở bài: - Trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với mọi người, lòng khiêm tốn là đức tính căn bản của con người. 2.Thân bài : -Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng khôn nguôi học hỏi -Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được học hỏi nhiều thêm nữa. -Con người phải khiêm tốn vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của cá nhân tuy quan trọng nhưng rất nhỏ bé. 3.Kết luận: -Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công. -Cần phải biết khiêm tốn đúng lúc đúng chỗ. III/Nhận xét: 1. Ưu điểm: - Đa số HS nắm được phương pháp làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. - HS nắm được ý chủ đạo của bài, biết cách phân tích dẫn chứng để chứng minh. - Một số em có cách viết khá tốt : khai thác sâu, từ ngữ chọn lọc, diễn đạt trôi chảy. 2.Khuyết điểm: - Chưa xác định đúng trọng tâm của đề . - Phân tích chưa đủ ý, vốn từ nghèo. - Diễn đạt yếu, lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu. IV/ Sửa lỗi và thông báo kết quả: -Lỗi về câu, dùng từ, diễn đạt -Lỗi chính tả -Lỗi thiếu ý, lạc đề -Kết quả: 12a1 12a4 12a6 G K TB Y,K - Đọc bài khá nhất 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 1’ Bài tập về nhà: Ôn lại văn nghị luận kiểu bài nghị luận Chuẩn bị bài: RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTuan 8 GA 12 CB 0809.doc