Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 34: Đàn ghi-Ta của lor-ca (Thanh Thảo)

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm sau 1975

1. Kiến thức:

- Đặc điểm thơ Thanh Thảo

- Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor-ca.

- Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo.

2. Kĩ năng:

- Củng cố kiến thức đọc- hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ.

- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực.

- Rèn luyện một số dạng đề cụ thể có liên quan đến tác phẩm như:

-Hình ảnh Lor-ca được nhà thơ giới thiệu như thế nào?

+ Nêu cảm nhận của mình về cái chết của Lor-ca.

+ Cảm nhận của anh ( chị) về đoạn thơ :

“ Không ai chôn cất tiếng đàn.

Long lanh trong đáy giếng”.

+ 9 câu thơ cuối, tác giả nhắc đến những hình ảnh nào? Điều gì gợi ra ở người đọc những hình ảnh đó?

 

II. Phương tiện thực hiện:

SGK, SGV, Tài liệu tham khảo

III. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản của bài học qua việc trả lời các câu hỏi, chuẩn bị đề cương ôn tập

- Luyện tập một số dạng đề nghị luận về tác phẩm

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 34: Đàn ghi-Ta của lor-ca (Thanh Thảo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34 ĐÀN GHI-TA CỦA LOR-CA Thanh Thảo Ngày soạn: 20.04.2012 Ngày giảng: I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm sau 1975 1. Kiến thức: - Đặc điểm thơ Thanh Thảo - Hình tượng đẹp đẽ, cao cả của nhà thơ – chiến sĩ Lor-ca. - Hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của Thanh Thảo. 2. Kĩ năng: - Củng cố kiến thức đọc- hiểu một tác phẩm thơ trữ tình, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ. - Làm quen với cách biểu đạt mang đậm dấu ấn của trường phái siêu thực. - Rèn luyện một số dạng đề cụ thể có liên quan đến tác phẩm như: -Hình ảnh Lor-ca được nhà thơ giới thiệu như thế nào? + Nêu cảm nhận của mình về cái chết của Lor-ca. + Cảm nhận của anh ( chị) về đoạn thơ : “ Không ai chôn cất tiếng đàn... Long lanh trong đáy giếng”... + 9 câu thơ cuối, tác giả nhắc đến những hình ảnh nào? Điều gì gợi ra ở người đọc những hình ảnh đó? II. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo III. Cách thức tiến hành GV hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản của bài học qua việc trả lời các câu hỏi, chuẩn bị đề cương ôn tập Luyện tập một số dạng đề nghị luận về tác phẩm IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài ôn tập: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt BS HĐ1: GV HD HS hệ thống hóa lại kiến thức cơ bản của bài học ? Trình bày những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo? ? Nhưng hiểu biết của em về bài thơ Đàn ghi ta của Lorca? Nêu khái quát giá trị tác phẩm về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? HĐ2: GV HD HS giải quyết 1 số dạng đề có liên quan đến bài thơ Đàn ghi ta của Lorca. I.Câu hỏi kiến thức (HS làm việc cá nhân): Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo? Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu thơ đề từ trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Câu 3: Tư tưởng đổi mới của Lor-ca có ảnh hưởng như thế nào trong thơ ca Thanh Thảo? II. Các đề nghị luận văn học GV Hd học sinh lập dàn ý GV: hướng dẫn HS luyện tập GV: ghi đề bài và gợi ý HS: trình bày và viết thành văn HS chú ý khai thác nhạc điệu, từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật, …. GV: hướng dẫn HS luyện tập GV: ghi đề bài và gợi ý HS: trình bày và viết thành văn HS chú ý khai thác nhạc điệu, từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật, …. Yêu cầu HS lập dàn ý cho đề 4, viết thành bài văn hoàn chỉnh ở nhà. A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tác giả. - Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, dất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới. Ông quan niệm cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn nổ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm cách biểu đạt mới qua lối thơ tự do, phóng khoáng. II. Tác phẩm 1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ. Bài thơ “ Đàn ghi ta của Lor-ca” rút trong tập “Khối vuông ru - bích” là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư; mãnh liệt, phóng túng trong cảm xúc và ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. - Lor-ca(1898-1936): Nhà thơ thiên tài của TBN, người có khát vọng tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt, đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại. Bài thơ được lấy cảm hứng từ cuộc đời, từ lời di chúc của Lor – ca: “Nếu tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn”. 2. Chủ đề: + Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất. + Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca. 3. Khái quát về tác phẩm a) Nội dung: - Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn…Lor-ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập gềnh xa thẳm. - Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca. Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn-linh hồn của người nghệ sĩ-vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau…Lời thơ di chúc của Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt. - Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN trở thành bất tử trong chính cuộc giả từ này. b) Nghệ thuật: - Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi. c) Ý nghĩa văn bản: Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX. LUYỆN TẬP I.Câu hỏi kiến thức: Câu 1: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo? - Đàn ghi ta (hay còn gọi là Tây Ban cầm) là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha. Nhan đề bài thơ gợi liên tưởng đến nền nghệ thuật của đất nước TBN. - Đàn ghi ta gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Lor-ca. Vì vậy, hình ảnh đàn ghi ta ở nhan đề bài thơ tượng trưng cho khát vọng sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. - Nhan đề như một lời khẳng định của nhà thơ Thanh Thảo: Đàn ghi ta của Lor-ca. Điều đó phần nào cho thấy niềm ngưỡng mộ và tấm lòng đồng cảm của Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ thiên tài. Câu 2: Anh (chị) hiểu như thế nào về câu thơ đề từ trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. - Đàn ghi ta (hay còn gọi là Tây Ban cầm) là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha. Sau khi chết, Lor-ca muốn được chôn cùng với cây đàn, điều đó cho thấy tình yêu đất nước của người nghệ sĩ. - Cây đàn ghi ta còn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Lor-ca. Câu thơ đề từ vì thế còn thể hiện tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật của Lor-ca. - Ngoài ra, câu thơ đề từ cũng có thể là lời nhắn nhủ của Lor-ca đối với những người làm nghệ thuật: hãy biết sáng tạo để đem đến những cái mới cho nghệ thuật. Câu 3: Tư tưởng đổi mới của Lor-ca có ảnh hưởng như thế nào trong thơ ca Thanh Thảo : - Một nhân cách cao đẹp: yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dũng cảm đấu tranh với nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua, bảo thủ. - Lor ca là một hịên tượng xuất chúng có sức ảnh hưởng to lớn tới nghệ thuật và chính trị của Tây Ban Nha lúc bấy giờ, Lor-ca đã nồng nhiệt cổ vũ cho nhân dân đấu tranh đòi quyền sống chính đáng, đồng thời khởi xướng thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân nghệ thuật. - Là một sự đột phá cho văn minh nhân loạiÞ Thanh Thảo đã từng viết : « Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lorca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên » (Lorca trong tôi – Mãi mãi là bí mật, NXB Lao động, 2004). II. Các đề nghị luận văn học Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người nghệ sĩ Lor-ca qua đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo: những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếch choáng trên yên ngựa mỏi mòn Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du * Gợi ý: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: hình tượng nghệ sĩ Lor-ca. - Lor-ca – một con người tự do, một nghệ sĩ với khát vọng cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha (6 dòng đầu). Các hình ảnh: tiền đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt à Lor-ca hiện lên như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị TBN độc tài lúc bấy giờ. Đi lang thang, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao, li- la,…à Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do; sư cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật TBN già cỗi. - Lor-ca và nỗi oan khuất khủng khiếp ập đến. Hình ảnh áo choàng bê bết đỏ gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của lor-ca. Chàng đi như người mộng du à Thái độ bình thản, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề. - Nghệ thuật: hình ảnh thơ mang tính tượng trưng, giàu sức gợi; các biện pháp hoán dụ (áo choàng), đối lập (Lor-ca ><hiện thực phũ phàng (áo choàng bê bết đỏ)). - Đánh giá chung về đoạn thơ: những thành công về nghệ thuật; tấm lòng đồng cảm, tri âm của Thanh Thảo đối với Lor-ca. Đề 2: Trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo viết: Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. Phân tích vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca trong đoạn thơ 1. Mở bài - Giới thiệu vài nét về nhà thơ Thanh Thảo và bài thơ - Vị trí đoạn thơ và khái quát nội dung đoạn thơ 2. Thân bài: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ * Nội dung: Tái hiện giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lorca, thể hiện sự đồng cảm của Thanh Thảo với số phận, cuộc đời, k/v của Lorca - ¸o choµng bª bÕt ®á - BÞ ®iÖu vÒ b·i b¾n - TiÕng ghi ta: vì tan, rßng rßng m¸u ch¶y -> C¸i chÕt bÊt ngê, bi th¶m cña con ng­êi trong s¹ch, v« téi. + Cái chết bất ngờ đến víi Lor-ca. Con người trong sạch và vô tội ấy dù luôn bị ám ảnh về cái chết của chính mình, vẫn không thể nghĩ là nó lại đến sớm thế và đến vào lúc chàng không ngờ nhất. + Cảnh Lor-ca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng lúc đầu được diễn tả bằng hình ảnh thực: “áo choàng bê bết đỏ”, sau đó, sự kiện thảm khốc ấy tạo những cú xốc dây chuyền được diễn tả theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác, qua hệ thống những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu chảy: “tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”, “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”, “tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy”. *NghÖ thuËt: - Ho¸n dô: Dïng tiÕng h¸t ®Ó chØ Lor - ca - ¸o choµng bª bÕt ®á: c¸i chÕt - So s¸nh, chuyÓn ®æi c¶m gi¸c qua hÖ thèng nh÷ng ©m thanh, h×nh ¶nh: “tiÕng ghi ta n©u, tiÕng ghi ta l¸ xanh, tiÕng ghi ta trßn, tiÕng ghi ta rßng rßng – m¸u ch¶y”. - §èi lËp: TiÕng h¸t yªu ®êi víi hiÖn thùc bi th¶m; t×nh yªu, c¸i ®Ñp cña Lor – ca víi hµnh ®éng tµn ¸c d· man cña bän ph¸t xÝt. => Nçi xãt xa vÒ sù dang dë cña kh¸t väng c¸ch t©n. 3. Kết bài - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, - Tấm lòng của Thanh Thảo danhf cho Lorca,... Đề 3: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo: tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng * Gợi ý: Bài viết cần có những ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: số phận đau thương của Lor-ca và niềm xót thương Thanh Thảo - Số phận đau thương của người nghệ sĩ Lor-ca được cảm nhận qua hình tượng tiếng đàn (6 dòng đầu). Tiếng ghi ta như vỡ ra thành màu sắc, hình khối (Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác kết hợp với nhân hoá: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy) à Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn thành linh hồn, sinh thể. - Niềm xót thương của Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca: không ai chôn cất tiếng đàn à sự dửng dưng, bạc bẽo của người đời; niềm tin vào sự bất tử của nghệ thuật chân chính: tiếng đàn như cỏ mọc hoang... trong đáy giếng. - Nghệ thuật: hình ảnh thơ mang tính tượng trưng; các biện pháp nhân hoá, hoán dụ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. - Đánh giá chung về đoạn thơ: những thành công về nghệ thuật; tấm lòng đồng cảm, tri âm của Thanh Thảo đối với Lor-ca. Đề 4: Cảm nhận về hình tượng Lor-ca trong bài thơ Hình tượng Gar-xi-a Lor-ca trong bài có thể được cảm nhận ở nhiều cấp độ, nhiều khía cạnh nhưng có thể khái quát một số nét chính: Một nghệ sĩ tự do và cô đơn + Được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hóa, chính trị TBN: + Con người tự do, là ca sĩ dân gian, cô độc, lang thang. Chàng dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn , khát vọng yêu thương của nhân dân TBN. Một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác + Hình dung hành trình đến với cái chết của người nghệ sĩ, chiến sĩ + Dũng khí của Lor-ca - một con người dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh vì tự do. + Nhiều hình ảnh thực kết hợp với các biện pháp nghệ thuật: tạo sức ám ảnh mãnh liệt với độc giả về một cái chết bi phẫn Một tâm hồn bất diệt + Khổ thơ chứa những hình ảnh vừa mang tính biểu tượng vừa mang tính siêu thực. + Tiếng đàn đã trở thành một nhân vật có linh hồn → Thanh Thảo đã cảm thông đến tận cùng với Lor- ca. Lor- ca ra đi đột ngột khiến hành trình cách tân nghệ thuật dang dở và con đường ông đã đi qua không ai thực sự hiểu. + Lời dặn ”Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”: thể hiện nhân cách nghệ sĩ , tình yêu say đắm với nghệ thuật và tình yêu tha thiết với đất nước TBN của Lor- ca. + Những biểu tượng về cái chết, đồng thời là sự nghiệt ngã của định mệnh, của số phận ngắn ngủi: cảm xúc mãnh liệt của Thanh Thảo. Sự thương tiếc hoà sự mến mộ, tôn vinh, cảm phục. → Hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị. Bài thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về một xứ sở và về chính âm nhạc, thi sĩ 4. Hướng dẫn: Bài Đàn ghi ta của Lor-ca thể hiện nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca, nhà thơ thiên tài Tây Ban Nha. Thái độ ngưỡng mộ người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại một cách phũ phàng được biểu đạt bằng một hình thức độc đáo: kết hợp hài hoà hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mới mẻ về ngôn từ. - Học bài: + Hoàn cảnh ra đời bài thơ ”Đàn ghi ta của Lor-ca” + Nội dung chính của tác phẩm + Chủ đề Viết bài văn nghị luận với đề bài luyện tập Phân tích, cảm nhận các đoạn thơ còn lại trong bài thơ ; Ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn trong bài thơ IV. Rút kinh nghiệm: _____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

File đính kèm:

  • docOTTN DAN GHI TA CUA LORCA.doc