Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 37 + 38: Sóng - Xuân Quỳnh

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thuỷ chung, bất diệt.

2. Kĩ năng: Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp diệu và ngôn từ của bài thơ.

3. Thái độ: Có tình cảm trong sáng , chân thực, thuỷ chung, vị tha , ý thức trân trọng khát vọng hạnh phúc của mỗi con người trong cuộc đời

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án .

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị bài học theo HDHB.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút

- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp

2. Kiểm tra bài cũ: 5ph

Đọc thuộc lòng một đoạn trong ba bài thơ độc thêm tiết 34+35 và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.

3. Giảng bài mới: 80 phút

- Tạo tâm thế tiếp thu bài mới.

- Giới thiệu bài:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 37 + 38: Sóng - Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 9/11/2008 Tiết 37-38 Bài: SÓNG - Xuân Quỳnh - I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp Học sinh: 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thuỷ chung, bất diệt. 2. Kĩ năng: Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp diệu và ngôn từ của bài thơ. 3. Thái độ: Có tình cảm trong sáng , chân thực, thuỷ chung, vị tha , ý thức trân trọng khát vọng hạnh phúc của mỗi con người trong cuộc đời II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án . - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm… 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị bài học theo HDHB. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút - Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 5ph Đọc thuộc lòng một đoạn trong ba bài thơ độc thêm tiết 34+35 và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ. 3. Giảng bài mới: 80 phút - Tạo tâm thế tiếp thu bài mới. - Giới thiệu bài: TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Thời lượng HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG * HĐ 1: - Y/c HS đọc phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi. ? Nêu vài nét về tác giả? (Chú ý phong cách NT thơ) ? Bài thơ ra đời vào thời gian nào? * HĐ 2: Hướng dẫn HS tiếp cận, khám phá TP. - Nêu vấn đề: ? Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ ntn? Nhận xét về NT kết cấu của bài thơ? - Yc HS đọc bài thơ và phát hiện âm hưởng chung của bài ? Mối quan hệ giữa khổ 1 và khổ 2? Qua hai khổ thơ tác giả đã tạo lập được sự tương đồng nào? ? Sóng – Tình yêu luôn tồn tại trong trạng thái nào? Trong trạng thái ấy hội tụ về phía nào? ? Phân tích sự tương phản giữa hai biểu tượng sông và biển để hiểu được quan niệm tình yêu của nhân vật trữ tình? ? Nhìn chung cả hai khổ thơ, nhân vật trữ tình đang suy tư về vấn đề gì? Suy tư ấy có mang tính phổ biến không? ? Trong đó, chủ đích của suy tư là điều gì? ? Đặt trong mạch thơ, hai câu cuối khổ 4 có hợp với trật tự bình thường không? Cái hay của lời thơ nằm ở đâu? ? Qua hai khổ thơ tác giả muốn làm rõ tính chất gì của tình yêu? ? Âm hưởng chung của đoạn thơ như thế nào? ? Đoạn thơ thứ năm diễn tả trạng thái gì trong tình yêu? ? Khổ thơ xuất hiện hàng loạt từ ngữ trái nghĩa. Không gian , thời gian do đó được được khắc hoạ hết mọi chiều kích của nó và qua đó đem lại tác dụng như thế nào trong thể hiện ý thơ? G: Hình thức câu ở hai khổ 6,7 có điều gì đáng lưu ý? Niềm tin và quyết tâm của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào? G: Thử cắt nghĩa cách nói xuôi về phương Bắc/ ngược về phương Nam của nhà thơ? Cách nói ấy đem lại lượng thông tin gì đáng suy nghĩ? ? Nhân vật trữ tình quan niệm như thế nào về cuộc đời của mỗi con người? Quan niệm ấy có quen thuộc không? Có điểm nào tích cực? G: Em hiểu như thế nào về từ “ tan ra”? Từ đó hiểu như thế nào về khát vọng hoá thân vào sóng của nhân vật trữ tình? ? Điểm tích cực thể hiện trong ý thơ này? ? Đọc Sóng em thú vị nhất ở những điểm nào? - Đọc phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi. + Nêu vài nét về tác giả XQ, đặc biệt là phong cách NT thơ. “ Lời yêu mỏng mảnh như màu khói. Ai biết lòng anh có đổi thay” + Nêu hoàn cảnh ra đời, vị trí bài thơ. - Thảo luận - trả lời. - Thảo luận theo nhóm và trình bày. - Đọc và nêu nhận xét về thể thơ, âm điệu, nhịp điệu bài thơ. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trình bày cảm nhận của mình - Trình bày cảm nhận của mình - Trình bày cảm nhận của mình - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988), tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Là nhà thơ nữ tiêu biểu của thơ Việt Nam thời chống Mĩ với những bài thơ tình rất hay, rất nồng nàn. Tác phẩm “Tơ tằm- Chồi biếc” ( in chung với Cẩm Lai,1963), “Hoa dọc chiến hào” (1968), “Gió Lào cát trắng” (1974), “Lời ru trên mặt đất” (1978), “Sân ga chiều em đi” (1984), “Hoa cỏ may” (1989)….. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. 2. Xuất xứ: - Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). - Cùng với Thuyền và biển , Sóng là bài thơ tình thuộc loại hay nhất, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh II. ĐỌC - HIỂU BÀI THƠ: Cấu tứ và âm hưởng của bài thơ: -Về phương diện cấu tứ: có sự đan xen cộng hưởng của hai hình tượng sóng và em: + Em: Cái tôi trữ tình của nhà thơ, một cái tôi đầy nữ tính nồng nàn khát vọng tình yêu. + “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình. -Về phương diện âm hưởng: Thể thơ năm chữ cùng với sự linh hoạt, phóng túng khi ngắt nhịp, phối âm đã gợi lên thật ấn tượng nhịp sóng biển (và cả sóng lòng nữa) khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội. *** Sóng không chỉ là hình tượng xác đáng về ý nghĩa mà còn là hình tượng âm thanh phù hợp góp phần bộc lộ khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Lời giãi bày chân thực về khát vọng tình yêu: Khổ 1+2: _ Nhân vật trữ tình cảm nhận sự tương đồng giữa sóng và khát vọng tình yêu của tuổi trẻ (K2)           (…) Nỗi khát vọng tình yêu             Bồi hồi trong ngực trẻ” + Sóng – Tình yêu luôn tồn tại trong trạng thái đối cực - dữ dội, ồn ào / dịu êm , lặng lẽ - nhưng trạng thái lặng dịu êm , lặng lẽ mới là điểm hội tụ của mọi xao động tâm tư. + Sóng – tình yêu không chấp nhận giới hạn chật hẹp, dứt khoát hướng về cái cao rộng, trường tồn: “Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”. _ Khát vọng tình yêu đã hoá thân vào một biểu tượng đẹp là Sóng. Sóng- tình yêu luôn vĩnh hằng trong không gian mênh mông. Khổ 3+4: _ Đối diện với biển khơi, nhân vật trữ tình suy tư về điểm khởi nguồn của sóng: “Từ nơi nào sóng lên?”. Đây là suy tư muôn đời của con người – nhận thức (K 3) _ Em lý giải về sóng: “Sóng bắt đầu từ gió             Gió bắt đầu từ đâu? Nhưng cái đích là muốn xác định thật rành rọt điểm bắt đầu của tình yêu trong chính bản thân mình để rồi Em bất ngờ thú nhận sự bất lực của mình “Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau”…” Hai câu thơ xuất hiện thật bất ngờ với một giọng điệu như hụt hơi, bối rối. Vị trí của các câu thơ dường như có sự đảo lộn. Nội dung và cách nói ấy đã góp phần kì ảo hóa tình yêu. *** Tình yêu đến với mỗi con người như một điều kì diệu vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhận thức. Đó chính là điều kì diệu và bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn vĩnh cửu của tình yêu. Khổ 5+6+7: -Âm hưởng đoạn thơ là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch. -K5: Nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa hiện diện trong khổ thơ     “Con sóng dưới lòng sâu             Con sóng trên mặt nước             Ôi con sóng nhớ bờ             Ngày đêm không ngủ được. Giữa bốn câu đầu khổ và hai câu cuối khổ là một sự so sánh, đối chiếu dạn dĩ:             Lòng em nhớ đến anh             Cả trong mơ còn thức” _ Sự khao khát hướng về nhau , có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thuỷ được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối: Dẫu………..dẫu…. nào……cũng Nào……..chẳng……..dù……. Điều đáng nói là niềm tin ấy không hề dễ dãi mà phải qua phấn đấu gian nan. Các từ trái nghĩa được huy động để thể hiện cảm quan hiện thực sắc sảo ấy ( xuôi / ngược; phương Bắc/ phương Nam; đại dương / bờ). *** Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thuỷ chung; nỗi khao khát hướng về nhau , có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hoà trong những quan sát và suy tư từ con sóng. Khổ 8+9: Nhân vật trữ tình trực tiếp giãi bày suy tư và khát vọng - Suy tư về cuộc đời: Cuộc đời mỗi người tuy dài nhưng vẫn là hữu hạn trong dòng thời gian vô thuỷ vô chung cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời (K8) -  Khát vọng hoá thân , phân thân vào sóng thật mạnh mẽ ( Tan ra là sự hoá thân hoàn toàn vừa như mất đi hoàn toàn mà như hoàn tòan hiện hữu trong từng phân tử của sóng nước) . Tình yêu lứa đôi thật sự hạnh phúc khi tình yêu ấy hòa nhập trong “biển lớn tình yêu” của cộng đồng:             “Làm sao được tan ra             Thành trăm con sóng nhỏ             Giữa biển lớn tình yêu             Để ngàn năm còn vỗ” *** Khát vọng hoá thân vào biển lớn tình yêu mang một giá trị văn hoá lớn, tạo nên sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung; giữa hữu hạn và vĩnh hằng. III- TỔNG KẾT: Qua hình tượng “sóng”, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hoà hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. * Luyện tập: Những câu thơ, bài thơ so sánh ty với sóng và biển. - “Sóng tình ... lả lơi” (TK - ND). - “Anh xa cách em ... phương em”; (Chùm nhỏ thơ yêu - CLViên) - “Anh xin làm sóng biếc ... ngày đêm”. (Biển - XD). 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 3 phút - Nhận xét chung tiết học - Tiết sau: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận. Tư liệu: - Chiều sâu của bài thơ là cảm quan về tình yêu đôi lứa, muôn đời vẫn thế, không cũ, không mới. Có mới chăng là ở tính chất đa điệu cuồng si và đa đoan của nó (Nguyễn Thanh Hùng) - Đức Phật hỏi đệ tử: - Làm thế nào để một giọt nước không bị tan biến mất? Các đệ tử chưa đáp được, người đã đáp rằng: Hoà nó vào biển cả mênh mông

File đính kèm:

  • docSong XQ.doc