A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
- Đ.sắc trong x.dựng h.tượng ẩn dụ, giọng thơ s.nổi, nồng nàn, nhiều suy tư trăn trở
2. Kỹ năng:
* Chuyên môn: - Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
* Kỹ năng sống: Giao tiếp, tự nhận thức
3. Thái độ tình cảm của học sinh: Yêu quý văn học dân tộc
B. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế bài học, chuẩn kiến thức, kỹ năng sống.
C. Cách thức tiến hành:
Động não, trình bày một phút, đặt câu hỏi
D. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 37 Sóng , tác giả Xuân Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 37, BS 9 (VH)
Ngày soạn: 25/10/2012 SÓNG
Ngày giảng: 29/10 (Xuân Quỳnh)
A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”.
- Đ.sắc trong x.dựng h.tượng ẩn dụ, giọng thơ s.nổi, nồng nàn, nhiều suy tư trăn trở
2. Kỹ năng:
* Chuyên môn: - Đọc hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ.
* Kỹ năng sống: Giao tiếp, tự nhận thức
3. Thái độ tình cảm của học sinh: Yêu quý văn học dân tộc
B. Phương tiện thực hiện:
SGK, SGV, thiết kế bài học, chuẩn kiến thức, kỹ năng sống.
C. Cách thức tiến hành:
Động não, trình bày một phút, đặt câu hỏi
D. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Phương pháp
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn.
- Gv cho hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk,
- Nêu những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ XQ.
xuất xứ, thời điểm ra đời của bài thơ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu:
Sóng là hiện tượng tự nhiên - khi đi vào thơ, Sóng có ý nghĩa như thế nào?
KT: Động não
KT: Thảo luận: 4 nhóm
Phân tích những biểu hiện theo hệ thống câu hỏi gợi mở: a,b,c,d
- Khổ 1: mượn hình tượng sóng nhà thơ giãi bày những trăn trở gì?
- Những hình ảnh đối lập có ý nghĩa gì? “ Sóng tìm ra tận bể” thể hiện khát vọng gì của tình yêu?
- Khổ 2 cho ta những cảm nhận gì về bản chất của con người trong tình yêu?
- Tình yêu luôn đồng hành với những tâm trạng nào của người con gái?
- Em nghĩ gì về sự giãi bày tình yêu và nỗi nhớ của nhân vật trữ tình?
→ Tình yêu vốn không theo qui luật của lí trí, không phụ thuộc vào lí do, điều kiện gì: tình yêu chân thực chỉ có thể nhận ra khi ta đã yêu rồi.Đó mới là tình yêu trong sáng & bền vững.
-XQ đã thể hiện đặc sắc nỗi nhớ trong t/y như thế nào?
KT: Động não
- Niềm tin vào tình yêu của nhân vật trữ tình?
- Cảm nhận chung của em về 2 khổ thơ cuối?
- Nhận xét về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ?
- Chủ đề của bài thơ?
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn tổng kết.
I- Tiểu dẫn:
1. Cuộc đời:
- Xuân Quỳnh (1942-1988) là nhà thơ nữ tiêu biểu của lớp nhà thơ, nhà văn trẻ thời chống Mĩ cứu nước.Quê ở Hà Đông-Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
- Năm 1955 làm diễn viên múa. Từ 1963 làm báo,biên tập viên.Uỷ viên BCH hội Nhà vănViệt Nam khoá III.
- Cuộc đời nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả, luôn khao khát t.yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống, luôn chăm chút nâng niu hạnh phúc bình dị, đời thường.
2. Sự nghiệp
- Xuân Quỳnh làm thơ từ hồi còn là diễn viên
- Tác phẩm chính: Các tập thơ: Tơ tằm-chồi biếc (in chung với Cẩm lai-1963), Hoa dọc chiến hào(1968)…
- Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu,chân thành, nhiều âu lo và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
3. Bài thơ:
- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
II- Đọc hiểu:
1- Hình tượng “Sóng”:
- Sóng là một ẩn dụ quen thuộc trong văn học(thơ ND,XD)
- Hình tượng sóng trong thơ Xuân Quỳnh mang phong vị riêng:
+ Nghĩa thực: Sóng được m.tả cụ thể, sinh động với nhiều cung bậc: dữ dội-dịu êm… Đây là những trạng thái muôn đời của sóng.
+ Nghĩa biểu tượng: Sóng là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn người con gái đang yêu với những cung bậc khác nhau: khi sôi nổi, cuồng nhiệt, lúc kín đáo,s.sắc
- Sóng và em là một nhưng phân đôi soi chiếu ,cộng hưởng.Người phụ nữ đang yêu soi chiếu vào sóng để thấy mình rõ hơn,nhờ sóng để biểu hiện lòng mình.
2. Những biểu hiện của tình yêu:
a. Cung bậc và bản chất của tình yêu
- Sóng có nhiều sắc thái, nhiều nét đối cực: dữ dội, ồn ào><dịu êm, lặng lẽ cũng như những biến động khác thường của tình yêu.
- Cũng như sóng, tâm trạng người con gái đang yêu không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp mà khát khao vươn đến cái vô hạn để tìm sự đồng điệu: “Sông…bể” hòa nhập vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
- Sóng có từ ngàn xưa và trường tồn. Tình yêu cũng vậy. T/y vĩnh hằng là khát khao muôn đời của tuổi trẻ: “Ôi…trẻ”
b. Nỗi băn khoăn:
- Sự hình thành của tình yêu:
Bđ bđ
+ Sóng → gió → từ đâu? │ Em không biết
+ Anh & em: yêu nhau khi nào? │
- Đó là những câu hỏi muôn đời của đôi lứa yêu nhau nhưng không có lời đáp. Lời thú nhận ấy thành thực, hồn nhiên, đáng yêu mà đầy nữ tính
c. Nỗi nhớ:
- T.yêu gắn liền với nỗi nhớ, nỗi nhớ ấy được diễn tả mãnh liệt, táo bạo và chân thành. Nỗi nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm cả kg, tg:
+ Nỗi nhớ chiếm cả bề rộng, tầng sâu: Con sóng …nước”
+ Nỗi nhớ khắc khoải theo tg: “Ôi..được”
+ Nỗi nhớ được bộc bạch trực tiếp: “Lòng…thức” không chỉ nhớ trong ý thức mà còn thấm sâu vào tiềm thức
d. Niềm tin:
- Dẫu: xuôi Bắc - ngược Nam nvtt cũng hướng về người mình yêu như sóng hướng về bờ “dù muôn vời cách trở”.
- Thể hiện niềm tin mãnh liệt: tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua mọi thử thách đời thường.
3. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng.
- Không gian và thời gian vô hạn: năm tháng đi qua, mây bay về xa >< cuộc đời: hữu hạn ( nỗi âu lo ).
- Yêu say đắm, mãnh liệt nhưng nvtt vẫn lo âu, vẫn bị ám ảnh bởi thời gian
- Tuy vậy, nvtt không bi quan mà trái lại bộc lộ một khát khao sống hết mình cho t/y để vượt qua giới hạn, để t/y bất tử: “làm ..vỗ”
4. Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ:
- Thể thơ năm chữ,ngắt nhịp đa dạng,biến hóa thích hợp với việc biểu hiện nhịp sóng biển:trùng điệp,miên man->nhịp sóng lòng nhiều cung bậc,sắc thái:dịu êm,khoan thai-ào ạt,dữ dội.
-Cách tổ chức ngôn từ tạo âm điệu:điệp từ “em”,điệp cấu trúc:”Em nghĩ…”,sóng bắt đầu..gió bắt đầu,con sóng..dẫu xuôi..dẫu ngược” tao những cặp câu liền kề,cặp này lướt tqua cặp khác đã xuất hiện gợi hình ảnh những con sóng nhấp nhô,nối tiếp,xô đuổi nhau bất tận.Âm diệu sóng được gợi lên từ âm điệu thơ.
III. Chủ đề:
Qua hình tượng sóng, XQ bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu: yêu tha thiết, nồng nàn, sắt son, chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
IV. Kết luận:
- Bài thơ tình trong sáng, thuỷ chung, hồn nhiên, chân thành, tha thiết trong khát vọng đời thường.
- Bài thơ như một đoá hoa nở trong bão táp, góp thêm cho thơ chống Mĩ một vẻ đẹp lãng mạn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Học thuộc bài thơ + cảm nhận và phân tích
- Soạn: Luyện tập vận dụng kết hợp các ph.thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
LUYỆN TẬP: Nét riêng của phong cách thơ XQ trong bài thơ
Ý tưởng không mới nhưng cách thể hiện mới: lời thơ giản dị, chân thực có duyên, chất suy tư sâu sắc. Phong cách Xuân Quỳnh hồn nhiên chân thực, phóng khoáng, sâu lắng. Giữa chiến tranh khốc liệt, Xuân Quỳnh tìm ra sự sống mãnh liệt nơi cát bỏng, nhà thơ lắng nghe âm thanh của tình yêu-khẳng định tình yêu bất tử®nhân văn.
File đính kèm:
- TIET 39 BAM SAT 9 SONG.doc