A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Về kiến thức:
-Thấy được sự cần thiết phải vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận
- Giúp các em khắc sâu kiến thức về các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận.
2. Về kỹ năng.
- Bước đầu vận dụng được các phương thức biểu đạt trong học văn, và làm văn.
- Tích hợp giáo dục KNS:
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của cá nhân về tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
+ Tư duy sáng tạo: Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp khi triển khai vấn đề nghị luận.
3. Về thái độ:
- Thaí độ học tập bộ môn, lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ
- Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy.
- Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
* Ổn định tổ chức (1’)
1. kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra vở soạn học sinh.
2. Bài mới.
* Lời vào bài:(1’) Muốn viết bài văn nghị luận hay, hấp dẫn, người viết cần vận dụng nhiều thao tác lập luận; chứng minh, bác bỏ, so sánh. Và cho bài nghị luận bớt khô khan, trừu tượng, người viết cần vận dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, miêu tả. Bài học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu các phương thức biểu đạt này.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10811 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 38 tiếng Việt: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2012 Ngày dạy 12 A /11/2012
12G /11/2012
Tiết 38:Tiếng Việt
LUYỆN TẬP
VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC
BIỂU ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Về kiến thức:
-Thấy được sự cần thiết phải vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận
- Giúp các em khắc sâu kiến thức về các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận.
2. Về kỹ năng.
- Bước đầu vận dụng được các phương thức biểu đạt trong học văn, và làm văn.
- Tích hợp giáo dục KNS:
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của cá nhân về tác dụng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
+ Tư duy sáng tạo: Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp khi triển khai vấn đề nghị luận.
3. Về thái độ:
- Thaí độ học tập bộ môn, lòng yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ
- Thầy: SGK, Giáo án, TL thiết kế bài dạy.
- Trò: SGK, Vở ghi, bài soạn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
* Ổn định tổ chức (1’)
1. kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kiểm tra vở soạn học sinh.
2. Bài mới.
* Lời vào bài:(1’) Muốn viết bài văn nghị luận hay, hấp dẫn, người viết cần vận dụng nhiều thao tác lập luận; chứng minh, bác bỏ, so sánh. Và cho bài nghị luận bớt khô khan, trừu tượng, người viết cần vận dụng các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, miêu tả. Bài học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu các phương thức biểu đạt này.
* Nội dung:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
? Vì sao trong một bài văn có những lúc chúng ta phải vận dụng các phương thức biểu đạt:tự,miêu tả, biểu cảm?
? Yêu cầu của việc kêt hợp các phương thức biểu đạt.
? Biết vận dụng các thao tác là cần, nhưng chưa đủ.Vì sao?
? Viết bài văn nghị luận, chủ đề: Nhà văn mà tôi hâm mộ.
(Phần này giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm – giáo viên nhận xét đánh giá kết quả hoạt động).
? Em nhắc lại cho cả lớp biết
sự cần thiết của việc vận
dụng các thao tác lập luận.
I. Luyện tập :
* Bài tập 1:(7’)
a, Trong bài văn nhị luận có lúc chúng ta phải vận dụng các thao tác nghị luận như trên là vì;
- Khắc phục sự khô khan của văn nghị, một lối văn chỉ thiên về lý trí, khó (đọc lời văn chỉ dùng lý lẽ, cách lập luận chặt chẽ, nhằm tác động thẳng vào nhận thức của con người ).
- Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn ngị luận.
b, Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận.
- Bài văn phải thuộc văn bản chính luận, tức văn bản nhị luận( tức phải chặt chẽ về lý lẽ, lập luận phải xác đáng )
VD. Hãy đừng để ai có ảo tưởng rằng, chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng nên bức tường rào ngăn cách giữa chúng ta và họ.Trong thế giới khốc liệt này không có khái niệm giữa chngs ta và họ. trong thế giới này im lặng đồng nghĩ với cái chết.
- Kể, tả, chỉ là những yếu tố kết hợp, ta không được làm mờ đi các yếu tố của nghị luận.
- Các yếu tố như; tự sự, biểu cảm, miêu tả khi tham gia vào bài văn phải chịu sự chi phối và phục vụ cho quá trình nghị luận.
VD.
“Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong bể máu” “chúng không cho cac nhà buôn của chúng ta ngóc đầu dậy” “ Chính vì lẽ đó chúng tôi chính phủ lâm thời của nước Việt Nam”
* Bài tập 2: (7’)
- Thuyết minh là thao tác trình bày giới thiệu khách quan về sự vật hiện tượng.
- Trong đoạn trích, người viết muốn nhấn mạnh sự cần thiết của chỉ tiêu GNP( bên cạnh GDP), và như vậy để thuyết phục ngoài việc sử dụng các thao tác lập luận khác, người viết còn sủ dụng thao tác thuyết minh, giới thiệu một cách rõ ràng. chính xác về đối tượng.
- Tác dụng, ý nghĩa của thao tác thuyết minh.
+/ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị.
+/ Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể, nhìn nhận vấn đề một cách ngiêm túc.
* Bài số3: (20’)
- Bài tham khảo:
Phảng phất hồn thơ Tố Hữu giữa những ngày đầu tiên của năm học mới lại càng lòng tôi xao xuyến.Tại sao bỗng dưng lại nghe lòng mình ngân rung như vậy. Đã từ lâu tôi thích thơ và yêu thơ, nhưng có lẽ vì bộn bề của lo toan cuộc sống khiến có lúc ta phải giật mình mà thảng thốt thấy rằng tiếng thơ của thi hào Tố Hữu hay lắm, tha thiết lắm.
“Huế ơi quê mẹ của ta ơi
Nhớ tự ngày xưa tuổi chín mười
Mây gió hiu hiu trời lẳng lặng
Mưa nguần gió biển nắng xa khơi”
Càng đi sâu vào thế giớ thơ ca của ông, lại
càng bị đắm chìm vào cõi tình da diết:
“ Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đứng bên cửa sổ nhìn thang gác
Chuông ơi, chuông nhỏ còn gieo nữa
Buồng lạnh rèm thưa tắt ánh đèn”
Bây giờ thử đọc một tứ thơ khác xem sao,
và liệu điệu hồn thơ đó có lặp lại như vậy
không:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây là mây, hay là suối?
Thịt da em là sắt hay là đồng?
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông?
Vẫn day dứt một nỗi niềm tha thiết ấy, và
cho đến bây giờ khi ngôi nhớ lại ông ta
nhẩm lại thơ ông như một dòng chảy trữ
tình trong huyết quản.
* Củng cố, luyện tập (2’)
- Bài văn nghị luận thêm sâu sắc sinh động
3. Hướng dẫn HS học và làm bài (2’)
a. Bài cũ.
- Cần khắc sâu kiến thức bài học.
- Tự viết bài văn có vận dụng các thao tác biểu đạt.
b. Bài mới.
- Đọc và chuẩn bị các phần còn lại.
- Tiết sau học tiếp.
RÚT KINH NGHIỆM
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 3812cb chuan.doc