A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- HS phân tích được nghệ thuật khắc hoạ tài tình các pho tượng chùa Tây Phương.
- HS hiểu và đánh giá đúng cảm nhận, suy tưởng của tác giả về những đau khổ và trăn trở của cha ông trong quá khứ.
- HS thấy được phong cách thơ Huy Cận: sự gắn bó giữa cảm xúc và suy tưởng.
B. PHƯƠNG PHÁP:
- Đọc - hiểu.
- Cảm thụ.
- Phân tích - mở rộng.
C. KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
* Bài cũ: Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ "Tiếng hát con tàu" của CLV. Nêu chủ đề bài thơ?
* Bài mới:
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 41: các vị la hán chùa tây phương của Huy Cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng văn Ngày soạn:
Tiết: 41
Các vị la hán chùa tây phương
Huy Cận
a. Mục đích yêu cầu:
- HS phân tích được nghệ thuật khắc hoạ tài tình các pho tượng chùa Tây Phương.
- HS hiểu và đánh giá đúng cảm nhận, suy tưởng của tác giả về những đau khổ và trăn trở của cha ông trong quá khứ.
- HS thấy được phong cách thơ Huy Cận: sự gắn bó giữa cảm xúc và suy tưởng.
B. phương pháp:
- Đọc - hiểu.
- Cảm thụ.
- Phân tích - mở rộng.
c. Kế hoạch bài dạy:
* Bài cũ: Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ "Tiếng hát con tàu" của CLV. Nêu chủ đề bài thơ?
* Bài mới:
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Em hãy giới thiệu những nét cơ bản về tác giả?
- Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới. (Tập "Lửa thiêng").
- Sau CM: có bước ngoặc mới trong thơ.
2. Bài thơ:
- Nêu hoàn cảnh sáng tác? Giúp em hiểu gì về bài thơ?
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Tượng La Hán chùa Tây Phương: tác phẩm tượng điêu khắc cổ nổi tiếng.
+ Huy Cận đã đến thăm chùa Tây Phương trước CM Tháng 8 đ ấn tượng mạnh mẽ.
+ 1960: trở lại với quan niệm nhân sinh mới đ sáng tác.
đ thể hiện: sự cảm nhận và suy ngẫm về quá khứ lịch sử của dân tộc.
II. Phân tích:
1. Các pho tượng La Hán chùa Tây Phương:
- ấn tượng chung của tác giả về các pho tượng?
- Pho tượng thứ nhất được mô tả với những chi tiết gì?
- Gợi lên hình dáng pho tượng như thế nào?
- Những chi tiết khắc hoạ pho tượng thứ hai?
- Cảm nhận của em về bức tượng thứ ba?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả các pho tượng?
- Cảm nhận của tác giả về cả nhóm tượng?
* ấn tượng chung:
- "ai nấy mặt đau thương" (ở xứ Phật): nỗi đau tượng hình lên những pho tượng (ở nơi giải thoát con người ra mọi nỗi khổ đau) đ mạnh mẽ và sâu sắc.
- "lòng vấn vương": xao xuyến, ám ảnh dai dẳng.
* Đặc tả các pho tượng:
- Pho tượng thứ nhất:
+ xương trần
+ tấm thân gầy
+ trầm ngâm - sâu vòm mắt
+ ngồi y...
đ sự khô héo, gầy guộc của thân hình đ diễn đạt đời sống nội tâm, tâm linh, tinh thần vô cùng phong phú và sâu xa: "có chi thiêu đốt", "trầm ngâm đau khổ" đ sức mạnh nội tâm nung nấu, thiêu đốt cả hình hài.
- Pho tượng thứ hai:
+ mắt giương, mày nhíu xệch
+ trán nổi sóng, môi cong
+ gân văn, mạch máu sôi...
đ . Sự chuyển động mạnh mẽ của hình hài đ sự vận động dữ dội, sôi sục của nội tâm.
. Sử dụng hàng loạt những động từ, h/ả diễn tả trạng thái căng thẳng, dồn nén của cơ thể, đặc biệt là khôn mặt đ những trăn trở dữ dội, vọt trào khỏi thân xác con người.
- Pho tượng thứ ba:
+ chân tay co xếp
+ tròn xoe - thai non
đ hoàn toàn bất động, dường như tách biệt cuộc sống bên ngoài >< đặc tả đôi tai "dài rộng ngang gối": khác lại, đặc biệt đ luôn mở rộng để đón nhận mọi tiếng dội, mọi nỗi đau khổ của cuộc đời và nhân loại.
ị Câu thơ giàu chất tạo hình, trí tưởng tượng phong phú đ mỗi pho tượng là nỗi đau khổ, bế tắc trong cuộc đời, của những dày vò tâm linh.
* Bao quát cả nhóm tượng:
- Cả nhóm hội tụ lại là "cuộc họp lạ lùng", là nơi hội họp của mọi giông bão cuộc đời, là ấn tượng về cả một nhân loại đang đau khổ, quằn quại, vật vã đ bi kịch của con người trong quá khứ.
- Mặt cúi
mặt nghiêng
mặt ngoảnh sau...
đ tưởng tượng: "quay tám hướng hỏi..." - "một câu hỏi lớn" đ nổ lực tìm đường giải thoát, nhưng "không lời đáp" đ bế tắc tột cùng.
2. Suy tưởng về quá khứ:
- Từ h/ả các pho tượng, tác giả suy tưởng đến điều gì?
- Vì sao liên hệ đến ND?
- H/ả các pho tượng: h/ả cha ông trong quá khứ đau thương ("Là ông cha đó...").
- Liên hệ đến ND:
+ Thời đại của những khủng hoảng, bế tắc, những biến động dữ dội, những thân phận đau khổ.
+ Đau lòng trước dâu bể cuộc đời, hy vọng giải thoát nhưng bất lực: Đau đời có cứu được đời đâu.
ị Các pho tượng có ý nghĩa phản ánh hiện thực sâu sắc. Gợi lên:
- Quá khứ cha ông đau khổ
- Quá khứ của bế tắc.
đ Sự cảm thông của tác giả.
3. So sánh với thời đại mới:
- Tác giả đã nhìn hiện tại đất nước như thế nào?
- Tác giả đứng từ hiện tại để cảm thông - so sánh với hiện tại: XH đã lên đường.
- Mở ra ánh sáng giải thoát cho quá khứ đau khổ.
đ niềm tin của tác giả vào cuộc đời, vào cuộc sống hiện tại.
IIi. Chủ đề:
- HS tự nêu chủ đề.
Qua việc miêu tả các pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương, tác giả thể hiện sự cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ của cha ông trong quá khứ, đồng thời thể hiện niềm tin ở cuộc đời mới.
* Củng cố: - Cảm nhận, suy tưởng của tác giả về những đau khổ và trăn trở của cha ông trong quá khứ.
- Phong cách thơ Huy Cận: sự gắn bó giữa cảm xúc và suy tưởng.
* Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích nghệ thuật miêu tả các pho tượng.
- Chuẩn bị GV: Mùa lạc (Nguyễn Khải).
File đính kèm:
- Tiet 41 Cac vi La Han chua Tay Phuong.doc