A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, giúp HS:
-Hiểu được phạm vi bao trùm của khái niệm phong cách văn học, đạc biệt là khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn.
-Bước đầu biết nhận diện và phân tích phong cách văn học.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
SGK, SGV, Thiết kế dạy học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Dạy học nêu vấn đề kết hợp các hỡnh thức trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Phong cỏch nghệ thuật Nguyễn Tuõn?
Yờu cầu:
* Trước cách mạng tháng Tám 1945:
- Phong cách thâu tóm trong một chữ “Ngông”:thái độ khinh đời ngạo thế dựa trên sự tài hoa uyên bác và nhân cách hơn đời, hơn người của mình
- Thể hiện :nhân vật tài hoa tài tử, sự vật được miêu tả ở phương diện văn hoá, mĩ thuật, tô đậm cái phi thường xuất chúng.
Sau cách mạng tháng Tám 1945:
- không đối lập quá khứ và hiện tại mà tìm thấy sự gắn bó sâu sắc QK- HT_-TL giọng văn tin yêu, đôn hậu
- Văn Nguyễn Tuân đĩnh đạc, cổ kính, là nhà văn của tính cách phi thường, tình cảm mãnh liệt, phong cảnh tuyệt mĩ Tự do phóng túng cái tôi cá nhânThể tuỳ bút xuất sắc
- Văn Nguyễn Tuân có thế giới riêng: thiên nhiên là những công trình mĩ thuật thiên tạo tuyệt vời, con người bình dị: anh bộ đội. ông lái đò, chị hàng cốm Tất cả đều được nhìn ở phương diện tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp
- Ngôn ngữ phong phú, câu văn xuôi giàu giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3387 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 42, 43: Phong cách văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42,43
Bài: Phong cách văn học
Soạn; 4/11/08
Giảng: 7/11/08
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học, giúp HS:
-Hiểu được phạm vi bao trùm của khái niệm phong cách văn học, đạc biệt là khái niệm phong cách nghệ thuật của nhà văn.
-Bước đầu biết nhận diện và phân tích phong cách văn học.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
SGK, SGV, Thiết kế dạy học.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Dạy học nờu vấn đề kết hợp cỏc hỡnh thức trao đổi, thảo luận trả lời cõu hỏi
Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Phong cỏch nghệ thuật Nguyễn Tuõn?
Yờu cầu:
* Trước cách mạng tháng Tám 1945:
Phong cách thâu tóm trong một chữ “Ngông”:thái độ khinh đời ngạo thế dựa trên sự tài hoa uyên bác và nhân cách hơn đời, hơn người của mình
Thể hiện :nhân vật tài hoa tài tử, sự vật được miêu tả ở phương diện văn hoá, mĩ thuật, tô đậm cái phi thường xuất chúng.
Sau cách mạng tháng Tám 1945:
không đối lập quá khứ và hiện tại mà tìm thấy sự gắn bó sâu sắc QK- HT_-TLà giọng văn tin yêu, đôn hậu
Văn Nguyễn Tuân đĩnh đạc, cổ kính, là nhà văn của tính cách phi thường, tình cảm mãnh liệt, phong cảnh tuyệt mĩ…Tự do phóng túngà cái tôi cá nhânàThể tuỳ bút xuất sắc
Văn Nguyễn Tuân có thế giới riêng: thiên nhiên là những công trình mĩ thuật thiên tạo tuyệt vời, con người bình dị: anh bộ đội. ông lái đò, chị hàng cốm…Tất cả đều được nhìn ở phương diện tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp
Ngôn ngữ phong phú, câu văn xuôi giàu giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết co duỗi nhịp nhàng
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giúp HS nắm phần lí thuyết của bài học.
TT1: Trong đời sống thường nhật, em thường nghe nói: phong cách ăn mặc, phong cách nói năng, phong cách đi lại.... Vậy, em hiểu thế nào là phong cách?
TT2: Từ những điều hiểu biết đó, em hãy cho biết thế nào là phong cách văn học?
- GV cho hs chia thành các nhóm để thảo luận.
- Các nhóm làm việc nghiêm túc theo sự hướng dẫn của nhóm trưởng.
-Đại diện của từng nhóm trình bày những nội dung của mình.
- GV hướng dẫn (hoặc trình chiếu nội dung lên bảng)
TT3: (chuyển tiếp)Từ những hiểu biết về phong cách văn học, GV hướng dẫn HS tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn.
- Em hiểu như thế nào là phong cách nghệ thuật của nhà văn. Lấy ví dụ chứng minh?
TT4: Phong cách nghệ thuật của nhà văn được cấu thành từ những yếu tố nào?
Lấy ví dụ chứng minh?
Người ta biết đến một Nguyễn Tuân uyên bác , tài hoa độc đáo trong văn phong cũng ảnh hưởng từ con người của chính nhà văn, từ bản tính ngông mà ông chịu ảnh hưởng khá lớn từ người cha Nguyễn An Lan và các nhà thơ trước đó như Nguyễn Công Trưa, Tản Đà;
Trong cỏi sự chỉ để cho một con người tớnh cỏch ngang ngược như thế nằm ườn ra trong tỏc phẩm, Nguyễn Tuõn như thỏch thức với văn giới, với cỏc đồng nghiệp, và trước tiờn là với bạn đọc:
- Tụi cúc cần gỡ hết! Chỉ tụi thụi cũng đủ làm nờn tớnh đa dạng muụn màu muụn vẻ của cỏc văn phẩm ký tờn tụi.
- Tụi sẽ làm cho cỏc anh khụng thể chỏn tụi nổi!
- Núi cho nghiờm chỉnh, tụi muốn chứng minh rằng cỏi tụi mà cỏc anh bảo là nghốo nàn bộ nhỏ ấy vụ cựng giàu cú: nú là cả một khu mỏ mà người ta đào bới cả đời khụng hết!
- Và sống đến đõu, tụi sẽ viết đến đấy!
=> đến văn chưong là để thể hiện bản tính ngông, là để bộc lộ trọn vẹn một con người Nguyễn Tuân, cá tính Nguyễn Tuân
Gv cho HS lấy thêm ví dụ về Xuân Diệu, Nam Cao, Hồ Chí Minh
Phong cách văn học của thời đại, trào lưu.,…. Có ảnh hưởng như thế nào tới phong cách nghệ thuật của nhà văn? Em hãy cho ví dụ minh chứng?
Phong cách trào lưu VHLM 1930 – 1945 đặc biệt chú ý đến nhu cầu giải phóng cái tôi cá nhân về cảm xuc, trí tưởng tượng là nhu cầu được khẳng định cái tôi trước cuộc đời và khi không thể có điều đó con người bộc lộ nỗi buồn bi quan, tuyệt vọng à thể hiện cụ thể trong các sáng tác văn học. Ta bắt gặp ở Xuân Diệu là khao khát “Tôi muốn tắt nắng đi - Cho màu đừng nhạt mất- Tôi muốn buộc gió lại – Cho hương đừng bay đi ” hay một ham hố vồ vập rất Xuân Diệu “ Hãy sát đôi đầu,hãy kề đôi ngưc, hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài” đôi khi là cảm giác cô đơn đến tê buốt “Trăng sáng, trăng xa trăng rộng quá - Hai người sao chẳng bớt bơ vơ”. Hay ở Huy Cận là một cái tôi hoàn toàn cô độc bơ vơ trươc dòng đời nổi trôi, vô định (Tràng giang: Củi một cành khô lạc mấy dòng, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa).
Vẫn con người ấy nhưng sau cách mạng cái nhìn của họ thay đổi ở Xuân Diệu là”Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi – Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu “ . ở Huy cận là nhìn thấy sự giao hoà tuyệt đẹp giữa c/s lao động khẩn trương sôi nổi của con người và bức tranh kì vĩ của thiên nhiên” Thuyền ta lái gió với buồm trăng…”
TT5: Hãy nêu những biểu hiện của phong cách văn học.
- GV nên đối thoại với HS để phân tích và tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của phong cách văn học. Nên lấy dẫn chứng cụ thể để làm rõ những ý cần tìm hiểu.
-HS và GV cùng phân tích và tìm hiểu kĩ ví dụ trong SGK để nắm chắc kiến thức.
Ví dụ: Giọng điệu riêng của Tố Hữu là giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết (ảnh hưởng từ quê hương xứ Huế từ truyền thống văn học của gia đình và quan niệm của Tố Hữu về thơ) kết hợp với cảm hứng sáng tác là ngợi ca cách mạng, c/s cách mạng, con người quần chúng cách mạng à phong cách thơ đạm chất trữ tình chính trị
VD: Xuân Diệu: Ông hoàng của thơ tình yêu, tuổi trẻ, kết hợp với cuộc đời à thơ XD bộc lộ niềm khát khao giao cảm mãnh liệt với đời, và đó là cuộc đời trần thế đáng yêu đáng sống
“Ta làm bó, cánh tay ta làm rắn – Làm dây đa qúân riết cả mình xuân – Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần – Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất” à đề tài chủ yếu là mùa xuân – tuổi trẻ – tình yêu, thơ XD xứng đáng được coi là một cuốn từ điển viết về tình yêu à nhà thơ hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình (Vội vàng)…..
- HS và GV cùng phân tích và tìm hiểu kĩ ví dụ trong SGK để nắm chắc kiến thức.
Hoạt động 2: Giúp HS làm các bài tập luyện tập để củng cố lí thuyết.
TT1: GV giúp HS làm bài tập 2.
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung câu hỏi.
- GV cho HS tranh luận để đi đến kiến thức cần đạt.
- GV chiếu phần nội dung trả lời bài tập để HS tham khảo.
TT2: GV giúp HS làm bài tập 3.
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung câu hỏi.
- GV cho HS tranh luận để đi đến kiến thức cần đạt.
- GV chiếu phần nội dung trả lời bài tập để HS tham khảo
TT3: GV giúp HS làm bài tập 4.
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung câu hỏi.
- GV cho HS tranh luận để đi đến kiến thức cần đạt.
- GV chiếu phần nội dung trả lời bài tập để HS tham khảo
I. Lí thuyết.
* Phong cách: hiểu một cách đơn giản là nét riêng độc đáo về một điều gì đó.
1) Khái niệm.
- PCVH là khái niệm được dùng để chỉ tính độc đáo có ý nghĩa thẩm mĩ của một hiện tượng văn học.
(Hiện tượng văn học gồm: nền văn học của một dân tộc, một thời đại, một trào lưu, một trường phái tới toàn bộ sáng tác của nhà văn, thậm chí cả những tác phẩm văn học riêng lẻ...) -> ta thường gọi: phong cách văn học của một thời đại, phong cách văn học của một dân tộc, phong cách nghệ thuật của nhà văn, phong cách nghệ thuật của một tác phẩm văn học cụ thể...
- Giữa các hiện tượng có phong cách văn học nói trên luôn có mối quan hệ tương tác lẫn nhau.
Ví dụ: Phong cách văn học thời đại ảnh hưởng đến phong cách của các nhà văn và ngược lại...
- Để hình thành được phong cách văn học đòi hỏi phải có sự thống nhất mang tính của các yếu tố cấu thành, đó là một hệ thống gồm hình tượng, các phương thức biểu hiện nghệ thuật
Ví dụ: Nói đến phong cách văn học 1945-1975, thì phải thấy nó được cấu thành từ hệ thống hình tượng: “con người tập thể(hoặc đại diện cho tập thể)”, phương thức biểu hiện cụ thể ở đây là: khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn...
* Phong cách nghệ thuật của nhà văn: (một khái niệm “nằm trong” khái niệm phong cách văn học) là tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ chưa từng có về cuộc sống, con người thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo và những phương thức, phương tiện thể hiện đặc thù in đậm dấu ấn cá nhân chủ thể sáng tạo.
Ví dụ: Phong cách nghệ thuật của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu...
- Phong cách nghệ thuật của nhà văn, được cấu thành từ hai yếu tố:
+) Tài năng, cá tính của từng nhà văn.
+) Sự ảnh hưởng của phong cách văn học của thời đại, dân tộc, trào lưu, kiểu sáng tác...(mà anh ta tiếp nhận)
- Phong cách nghệ thuật của nhà văn là sự thống nhất của các yếu tố cấu thành, nhưng không “duy nhất” mà có khi sự thống nhất đó bao hàm cả những điều mâu thuẫn.
2) Những biểu hiện của phong cách văn học.
- Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời.
-> Cách nhìn, cách cảm thụ về cuộc sống chính là điểm đầu tiên ta biết về phong cách văn học của thời đại hay của từng nhà văn cụ thể.
Ví dụ: Nam Cao có cái nhìn sâu sắc và trần trụi về cuộc sống của người nông dân và người trí thức. -> hình thành cảm quan riêng biệt về cuộc sống
Huy Cận thường chịu sự ám ảnh của không gian rộng lớn, mênh mông, con người nhỏ bé giữa cái bạt ngàn đó -> thường buồn, thường sầu...
-Giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác cũng là biểu hiện của phong cách văn học.
Ví dụ: (SGK)
-Phong cách văn học còn biểu hiện ở nét riêng trong sự lựa chọn, xử lí đề tài; xác định chủ đề; xác định đối tượng miêu tả.
Ví dụ: (SGK)
- Một biểu hiện nữa của phong cách văn học là tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật
II. Luyện tập.
1) Bài tập 2:
- Nét chung trong phong cách thơ của các nhà thơ mới được thể hiện qua các bài Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tương tư (Nguyễn Bính), Tống biệt hành (Thâm Tâm):
+) Đều quan tâm thể hiện cái tôi cá nhân, quan tâm thể hiện dòng cảm xúc sống động của con người cá nhân trước thế giới.
+) Đều có những cảm nhận mang màu sắc bi kịch về cuộc đời và đều nhạy cảm với những gì buồn đau, mất mát.
+) Đều thích dùng ẩn dụ có tính chất cá biệt để biểu thị những tâm trạng cũng có tính cá biệt.
+) Đều quan tâm xây dựng câu thơ điệu nói, biến nó trở thành một khí cụ đắc lực cho việc biểu đạt tiếng nói cá nhân, cá thể.
2) Bài tập 3:
Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam và Vũ Trọng Phụng thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ và đạon trích Hạnh phúc của một tang gia:
- Thạch Lam có phong cách nghiêng về trữ tình, đi sâu miêu tả những trạng thái tâm hồn, những cảm giác tinh tế của nhân vật. Cốt truyện rất đơn giản, dành chỗ cho sự lan toả của những nỗi niềm, những khám phá về chất thơ của đời sống. Truyện tuy có đề cập tình trạng từ đọng mỏi mòn của hiện thực mà vẫn gieo vào lòng người đọc tình cảm trìu mến, thương yêu.
- Vũ Trọng Phụng hết sức nhạy cảm với những sự giả dối bao trùm đời sống xã hội và đã vach ra chân tướng của các sự kiện, các hạng người một cách sắc sảo. Không có một cử chỉ, hành động nào của lũ người vô lương thoát khỏi tiếng cười chế giễu, đã kich cay độc của ông. Ngôn ngữ tác phẩm đậm đà chất tiểu thuyết, có tính đa thanh, phản ánh được sự phức tạp của những quan hệ và sự đối chọi của những ý thức khác nhau trong cuộc đời.
3) Bài tập 4: Sự khác biệt giữa phong cách nghệ thuật của Tố Hữu và Chế Lan Viên qua các bài thơ Việt Bắc và Tiếng hát con tàu:
-Tố Hữu thích dùng những hình thức dân tộc, đại chúng (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh...)để biểu đạt những vấn đề lớn của dân tộc, của thời đại.
- Chế Lan Viên thích một lối thơ đậm tính trí tuệ, với cấu trúc hình ảnh-ý nghĩa tân kì, độc đáo, nhiều lớp, nhiều tầng.
C. Củng cố và dặn dò:
1) Về nhà làm bài tập 1.
2) Hãy phân tích để thấy phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà thơ (so với thời đại) Thâm Tâm trong bài Tống biệt hành?
3) Soạn bài iếp theo.
D. Tài liệu tham khảo:
1) SGV Ngữ văn (Tập 1)-Sách Nâng cao.
2) Từ điển thuật ngữ văn học- Nhiều tác giả, NXB Giáo dục, 2004.
3) Nhà văn tư tưởng và phong cách- Nguyễn Đăng Mạnh, NXB Giáo dục 1997.
File đính kèm:
- tiet 42 43 NVNC PHONG CACH VAN HOC.doc