A. Phần chuẩn bị
I. Yêu cầu bài dạy
1. Giúp HS:
- Khúc hát ân tình của con người kháng chiến với quê hương đất nước, được diễn tả bằng một nghệ thuật giàu tính dân tộc, đậm chất dân gian, trong sáng.
- Một số nét tiêu biểu về giọng điệu, phong cách thơ Tố Hữu.
- RLKN phân tích đoạn thơ.
2. GDHS lòng yêu mến, cảm phục kháng chiến, cách mạng và nhà thơ Tố Hữu.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, PTBGV 12, Soạn giáo án
- HS : SGK, soạn bài theo hướng dẫn
B. Phần thể hiện trên lớp
* Ổn định tổ chức lớp
I. Kiểm tra bài cũ (5)
1. Câu hỏi
Đọc thuộc lòng tám câu thơ đầu của bài thơ VB và phân tích 1 câu thơ em thích nhất?
2. Đáp án
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 49, giảng văn Việt bắc (trích) của tố hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 49, Giảng văn
Việt Bắc
(Trích) - Tố Hữu –
A. Phần chuẩn bị
I. Yêu cầu bài dạy
1. Giúp HS:
- Khúc hát ân tình của con người kháng chiến với quê hương đất nước, được diễn tả bằng một nghệ thuật giàu tính dân tộc, đậm chất dân gian, trong sáng.
- Một số nét tiêu biểu về giọng điệu, phong cách thơ Tố Hữu.
- RLKN phân tích đoạn thơ.
2. GDHS lòng yêu mến, cảm phục kháng chiến, cách mạng và nhà thơ Tố Hữu.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, PTBGV 12, Soạn giáo án
- HS : SGK, soạn bài theo hướng dẫn
B. Phần thể hiện trên lớp
* ổn định tổ chức lớp
I. Kiểm tra bài cũ (5’)
1. Câu hỏi
Đọc thuộc lòng tám câu thơ đầu của bài thơ VB và phân tích 1 câu thơ em thích nhất?
2. Đáp án
- Đọc thuộc 8 câu thơ (có diễn cảm) (4đ)
- Tuỳ HS lựa chọn, phân tích nội dung và nghệ thuật câu thơ (6đ)
II. Bài mới
* Lời vào bài (1’) Cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa người ra đi và người ở lại càng trở nên sâu lắng hơn khi...
3. Lời người cán bộ về xuôi
? Tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật gì?
(2’) Biện pháp nghệ thuật độc đáo: 2 đại từ nhân xưng: mình và ta
(mình, ta không tách bạch mà hoà quyện, rơi vào cả 2 đối tượng, tạo nên sự gắn bó mật thiết về mặt tình cảm)
a. Nỗi nhớ về đất và người Việt Bắc (17’)
? Cảnh và người Việt Bắc đã để lại nỗi nhớ không phai mờ trong tâm hồn người về. Em hãy lý giải điều đó?
?Nỗi nhớ về Việt Bắc trước hết là ở thời điểm nào?
? Người ở lại gợi kỉ niệm Mình về… để già người ra đi đáp lại ntn?
Con người Việt Bắc sống chan hoà với thiên nhiên, người cán bộ miền xuôi sống chan hoà với người Việt Bắc, sống dựa vào dân, cùng chia sẻ với dân.
- Những ngày gian nan, cùng nhau đồng cam cộng khổ:
Ta đi ta nhớ những ngày
… Bát cơm xẻ nửa, chăn sui đắp cùng
- Lời đáp lại thật xúc động: quên sao được bắp ngô chia sẻ mà bà mẹ lam lũ vất vả đem về, quên sao được những người lao động cần cù vì cách mạng:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Hai chữ cháy lưng nhói lên nỗi xót thương vô hạn. Thơ ca VNam từng nhiều lần thổn thức với hình ảnh này của những người mẹ:
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc
(Bóng cây Kơnia)
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
(Khúc hát ru...)
? Song cay đắng không che lấp được nghĩa tình. Được diễn tả bằng câu thơ nào? Nghệ thụât?
? Có ý kiến cho rằng: cạnh 1 Việt Bắc âm u Mưa nguồn suối lũ người đọc còn được tiếp nhận một Việt Bắc với vẻ thơ mộng độc đáo? E có đồng ý không? Vì sao?
Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son
- Nghệ thuật tiểu đối, khiến màu son của tấm lòng Việt Bắc như càng hắt sáng lên trên nền lau xám nghèo đói.
- Đồng ý: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
… Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
- Đoạn thơ thể hiện đặc sắc sự hài hoà giữa thiên nhiên Việt Bắc và con người. Bộ tứ bình bằng ngôn từ: đông- xuân - hạ - thu.
- Bút pháp tả cảnh ở đoạn thơ này đã đạt đến vẻ đẹp cổ điển như trong Truyện Kiều
- Vì: Bức tranh tứ bình thiên nhiên chuyển thành bức tranh tứ bình nỗi nhớ (nỗi nhớ được thị giác hoá), đan cài vẻ đẹp thiên nhiên với vẻ đẹp con người (mang đậm sắc thái phương đông); ánh lên những hình ảnh thật đột xuất: Ve kêu...
Hai hình tượng ít liên hệ với nhau, giờ đặt cạnh nhau tạo ra 1 liên tưởng: ngỡ tiếng ve
vàng rực giống như bát màu đổ loang cả rừng phách. Một vẻ đẹp thơ mộng rất riêng của VB. Khương Hữu Dụng: Một tiếng chim kêu sáng cả rừng.
Bức tranh đẹp, tươi sáng: cảnh gắn bó với con người. Và đặc biệt hơn chính là bởi nó
được cảm nhận bằng tình yêu Việt Bắc nồng nàn, say đắm của nhà thơ, của người đã
từng gắn bó dài lâu với Việt Bắc.
b. Nỗi nhớ về kháng chiến- căn cứ địa cách mạng (12’)
? Để khẳng định lòng mình sẽ chẳng phai mờ những kỉ niệm, người về đã hồi tưởng, nhắc lại những kỉ niệm gì?
(Dẫn chứng, phân tích)
? Trong dòng hoài niệm đó theo em đẹp nhất là h/ả nào?
? Em có nhận xét gì về hình thức nghệ thuật trong đoạn thơ? Tác dụng?
? Đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh nào? ý nghĩa?
Mình về có nhớ núi non
...Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa
- Một Việt Bắc thật hào hùng: vẻ đẹp độc đáo của 1 Việt Bắc đứng lên là hình ảnh cả núi rừng Việt Bắc.
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
... Đất trời ta cả chiến khu một lòng
Chữ rừng rải kín những câu thơ, đất VB tạo thế hiểm của trường thành luỹ thép vây bọc quân thù.
- Từ những ngày còn trong trứng nước: đầy gian nan, đồng cam cộng khổ.
- Toàn quân kháng chiến:
Quân đi điệp điệp, trùng trùng
... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
-> sức mạnh của lực lượng ta.
(Thực tiễn CM lúc này đòi hỏi phải miêu tả khí thế của đám đông trên nền không gian lớn, do vậy cách thủ thỉ mình - ta phải nhanh chóng vươn tới hình thức tráng ca để tạo nên bức phù điêu hùng vĩ của Việt Bắc kháng chiến)
- Tiết tấu phi đối xứng: quân đi / điệp điệp trùng trùng
dân công / đỏ đuốc từng đoàn
-> Giọng thơ, nhịp thơ trở nên gắt, mạnh, dồn dập như âm hưởng bước hành quân vũ bão
- Hệ thống từ vựng mở căng cường độ diễn tả: nát đá, thăm thẳm, bật sáng... Hình ảnh kỳ vĩ: bộ đội, dân công. ý thơ hướng về viễn cảnh: Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
=> Tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của nhân dân anh hùng.
(Quên sao được những chiến công hiển hách của đoàn quân ta trên vùng rừng núi VB: Phủ Thông, Đèo Giàng...)
- Hình ảnh Trung ương và Lãnh tụ
ở đâu u ám quân thù
...Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền
Cảm hứng trữ tình đã chuyển sang lí trí trong những câu thơ mang dáng vẻ khẳng định chân lí kiểu châm ngôn. Việt Bắc thành đầu mối qui tụ tư tưởng, tình cảm của dân tộc, là điểm chốt lại của đoạn thơ.
- Việt Bắc trở thành biểu tượng chung cho sức mạnh kháng chiến, cho linh hồn cách mạng, cho ý chí toàn dân. Việt Bắc bình dị thành Việt Bắc thiêng liêng.
=> Cái hay của đoạn thơ kết thúc phần 1 là ở lời thơ giản dị, mang đậm sắc thái ca dao mà vẫn hết sức trang trọng, lại đầy ánh sáng. Đó là biểu hiện không chỉ tình cảm cá nhân nhà thơ mà còn là tình cảm của toàn dân tộc nghĩ về Đảng, Bác Hồ kính yêu.
IV. Tổng kết (3’)
? Bài thơ có những thành công gì về nghệ thuật và nội dung?
1. Nghệ thuật
- Màu sắc dân tộc đậm đà: Ngôn ngữ, thể thơ
- Giọng thơ ngọt ngào
- Lối nói giàu hình ảnh.
2. Nội dung
- Lòng chung thuỷ, sắt son tình nghĩa của con người kháng chiến.
- Mang đậm tính chất sử thi, nội dung mang tính thời đại, tính dân tộc sâu sắc.
* Củng cố (3’)
? Học xong bài, em thích nhất đoạn thơ nào? Vì sao?
T: tuỳ HS lựa chọn
III. Hướng dẫn HS học và làm bài tập (2’)
1. Bài cũ
- Học thuộc lòng đoạn thơ. Nắm nội dung bài học
- Tìm đọc phần 2 Việt Bắc
1. Bài mới
- Chuẩn bị bài Kính gửi cụ Nguyễn Du
File đính kèm:
- Tiet 49 Viet Bac.doc