Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 51: Ôn tập ôn tập văn học

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Nắm được những tri thức đã học về các tác giả và các tác phẩm văn học đã học, củng cố và hệ thống những kiến thức đã học trên hai phương diện lịch sử và thể loại.

- Hiểu được một cách cơ bản những kiến thức lí luận văn học về thể loại và phong cách văn học.

- trau dồi kĩ năng đọc hiểu và viết văn nghị luận.

2.Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức đã học vào việc hiểu các khái niệm lí luận.

3.Thái độ:

- Có ý thức hệ thống hoá các kiến thức theo nhóm

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, tranh ảnh minh họa, bài giảng điện tử, máy chiếu.

b. Chuẩn bị của học sinh: Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, bảng phụ.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với ôn tập

2. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 51: Ôn tập ôn tập văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/12/2010 Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… Tiết 51: ôn tập Ôn tập văn học I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Nắm được những tri thức đã học về các tác giả và các tác phẩm văn học đã học, củng cố và hệ thống những kiến thức đã học trên hai phương diện lịch sử và thể loại. - Hiểu được một cách cơ bản những kiến thức lí luận văn học về thể loại và phong cách văn học. - trau dồi kĩ năng đọc hiểu và viết văn nghị luận. 2.Kĩ năng: - Vận dụng kiến thức đã học vào việc hiểu các khái niệm lí luận. 3.Thái độ: - Có ý thức hệ thống hoá các kiến thức theo nhóm II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, tranh ảnh minh họa, bài giảng điện tử, máy chiếu. b. Chuẩn bị của học sinh: Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, bảng phụ. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với ôn tập 2. Bài mới: Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1: Học sinh hoạt động độc lập( 15 phút) - GV cho HS chuẩn bị thời gian: 3 phút. - Gọi 2 HS lên bảng làm câu 1, câu 2. - GV nhận xét chuẩn hoá kiến thức, cho điểm. * HĐ2:( 15 phút) Học sinh viết bài Câu hỏi: Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong Thơ Tố Hữu? HS hoạt động độc lập trong 10 phút GV gọi từ 2->4 học sinh thông qua bài tập GV bổ sung và chuẩn xác kiến thức cho học sinh * HĐ2: ( 15 phút) - GV cho học sinh thảo luận theo bàn + Nhóm 1- 2: Phong cách nghệ thuật trong thơ văn của Hồ Chí Minh? + Nhóm 3- 4: Bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng ra đời trog hoàn cảnh nào: - Các nhóm trao đổi thảo luận trong 7 phút và cử đại diện thông qua kết quả thảo luận? - GV chuẩn xác kiến thức 1.Câu 1: Nguyễn ái Quốc viết “Tuyên ngôn độc lập” nhằm mục đích: + Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. + Bác bỏ luận điệu, lí lẽ của Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. + Tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. 2. Câu 2: Quan điểm sáng tác văn chương của Nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh? - Người đã coi văn chương là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. - Người rất chú trọng tới đối tượng thưởng thức và tiếp nhận. Khi cầm bút bao giời Người cũng xác định rõ: Viết cho ai?( đối tượng), viết để làm gì? ( mục đích), viết cái gì? ( nội dung), viết như thế nào? ( hình thức). - Hồ Chí Minh còn đặc biệt đề cao tính chân thậ và tính dân tộc trong văn chương. + Nội dung tư tưởng: t/p phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn hiện thực cách mạng. các văn nghệ sĩ cần nêu cao gương người tốt, việc tốt. + Hình thức nghệ thuật: Tránh lối viết cầu kì, xã lạ, nặng nề; phải giản dị, trong sáng và mang tính nhân dân sâu sắc. 3.Câu 3: * Tố Hữu là nhà thơ trữ tình- Chính trị: + Tố Hữu là một thi sĩ- chiến sĩ thời đại cách mạng. Thơ ông viết trước hết nhằm phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng, cho nhiệm vụ chính trị của mối giai đoạn cách mạng. + Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ tình cảm chính trị của bản thân nhà thơ> Tố Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người và cuộc sống cách mạng . * Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu. - Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi: + Thơ Tố Hữuc tập trung thể hiện những vấn đề trọng đại, có ý nghĩa sống còn của cả cộng đồng, của cách mạng và dân tộc . cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử – dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự, cảm hứng đời tư. + Con người trong thơ Tố Hữu được nhìn từ nghĩa vụ, trách nhiệm công dân , là đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp, cho khí phách của cả cộng đồng, dân tộc , nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu mang tầm vóc của lịch sử, thời đại + Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu làg cái tôi chiến sĩ, cái tôi công dân, cái tôi nhân danh dân tộc và cách mạng. - Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn: Thơ ông tập trung thể hiện vẻ đẹp lí tưởngcủa cong người và cuộc sống mới, thể hiện niềm tin vũng chắc vào tương lai của cách mạng , của đất nước. 4. Câu 4: Phong cách nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Chí Minh: - Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Giọng văn chính luận cũng đa dạng: khi thì ôn tồn điềm đạm, khi thì đanh thép hùng hồn. - Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng của NAQ tuy nhẹ nhàng thoải mái, hóm hỉnh nhưng rất sâu cay. - Thơ ca: Phong cách sâu sắc tinh tế, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh. Thơ của Người có thể chia làm hai loại: + Loại mang phong cách giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại như nhứng bài: Dân cày, Công nhân, Binh lính… nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng. + Loại viết theo cảm hứng thẩm mĩ như những bài thơ tứ tuyệt cổ điển bằng chữ Hán, phong cách phương Đông cổ điển kết hợp với bút pháp hiện đại nhưThướng sơn, Đối nguyệt, Nguyên tiêu… 5. Câu 5: Hoàn cảnh ra dời bài thơ Tây Tiến - Tây Tiến: + Đơn vị quan đội thành lập đầu năm 1947. + Nhiệm vụ :Bảo vệ biên giới Việt - Lào - Hoàn cảnh sáng tác: Cuối năm 1948, tại Phù Lưu Chanh nhớ đơn vị cũ Quang Dũng viết bài thơ này. - Vị trí- xuất xứ : Là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập “Mây đầu ô”. 3. Củng cố: - Nguyễn ái Quốc và Tố Hữu là hai tác gia lớn của văn học dân tộc. 4. Hướng dẫn tự học ở nhà: - Học thuộc các câu hỏi tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm. - Phân tích bài thơ “ Tây Tiến”, “ Việt Bắc”, “ Người lái đò sông Đà”, “ Đàn ghi ta của Lor- ca”.

File đính kèm:

  • docTiet 51- on tap van hoc.doc