A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được những đặc điểm chủ yếu của tư duy hệ thống – nhân tố cực kỳ cần thiết cho công cuộc đổi mới tư duy đang được đặt ra cấp bách hiện nay.
- Hiểu được trình tự lập luận của một bài viết vừa mang cảm hứng khoa học vừa mang cảm hứng chính trị - xã hội rõ nét
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ
- Thiết kế bài dạy.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tiến hành giờ dạy theo phương pháp: phát vấn, thuyết giảng, đàm thoại.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới :
Vào bài : Thế kỷ XX đã qua, một thế kỷ mới đang đến – thế kỷ của khoa học và công nghệ. Thế kỷ ấy mang lại cho chúng ta nhiều vận hội mới, nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức và khó khăn. Trước bối cảnh thế giới đang có sự chuyển mình lớn lao như thế, đòi hỏi chúng ta phải có sự thích ứng bắt kịp với thời đại. Một trong những sự thích ứng đó chính là tư duy. Nhưng tư duy thế nào cho phù hợp – đó là vấn đề được Phan Đình Diệu bàn luận trong “Tư duy hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy”.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 57, 58 Tư duy hệ thống - Nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57,58
Đọc văn TƯ DUY HỆ THỐNG - NGUỒN SỨC SỐNG MỚI
CỦA ĐỔI MỚI TƯ DUY
( trích - Phan Đình Diệu)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
- Nắm được những đặc điểm chủ yếu của tư duy hệ thống – nhân tố cực kỳ cần thiết cho công cuộc đổi mới tư duy đang được đặt ra cấp bách hiện nay.
- Hiểu được trình tự lập luận của một bài viết vừa mang cảm hứng khoa học vừa mang cảm hứng chính trị - xã hội rõ nét
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ
- Thiết kế bài dạy.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV tiến hành giờ dạy theo phương pháp: phát vấn, thuyết giảng, đàm thoại.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới :
Vào bài : Thế kỷ XX đã qua, một thế kỷ mới đang đến – thế kỷ của khoa học và công nghệ. Thế kỷ ấy mang lại cho chúng ta nhiều vận hội mới, nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức và khó khăn. Trước bối cảnh thế giới đang có sự chuyển mình lớn lao như thế, đòi hỏi chúng ta phải có sự thích ứng bắt kịp với thời đại. Một trong những sự thích ứng đó chính là tư duy. Nhưng tư duy thế nào cho phù hợp – đó là vấn đề được Phan Đình Diệu bàn luận trong “Tư duy hệ thống – nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy”.
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn.
- GV cho hs đọc tiểu dẫn và tóm tắt những đặc điểm chính về tác giả
- Tác phẩm?
Hoạt đông 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
- GV : Gọi HS đọc văn bản.
- HS : Nêu chủ đề của đoạn trích, hãy xác định bối cảnh thời đại của lời kêu gọi đổi mới tư duy và xây dựng tư duy hệ thống ?
GV Hỏi : Trong bài viết của mình, tác giả Phan Đình Diệu đề cập đến mấy loại tư duy? Đó là những loại tư duy nào?
- HS đọc lại nội dung của đoạn 3 và cho biết thế nào là tư duy cơ giới? Cho ví dụ làm sáng rõ khái niệm trên?
GV Hỏi :
- Nêu những nét tiêu biểu của tư duy cơ giới ?
- Bằng hiểu biết của em và dựa vào văn bản cho biết vận mệnh lịch sử của tư duy cơ giới?
( Kết hợp cho HS xem tranh ảnh của các nhà khoa học và các phát minh của họ)
- Em hiểu thế nào về nhận định của tác giả khi khẳng định tư duy cơ giới đã đến hồi cáo chung? Tư duy cơ giới vẫn còn có thể được sử dụng trong phạm vi nào ?
- Trong bài viết của mình, Phan Đình Diệu đã chỉ ra những hạn chế nào của tư duy cơ giới?
- Vậy theo em chúng ta có nên tiếp tục sử dụng hình thức tư duy cơ giới hay không? Nêu quan điểm của em?
HS đọc lại nội dung đoạn 2
GV Hỏi : Em hiểu thế nào là tư duy hệ thống ?
- Đặc điểm nổi bật của tư duy hệ thống là gì ?
HS thảo luận theo nhóm
- Nêu cách hiểu của nhóm mình về khái niệm của các từ in nghiêng. Nêu ví dụ cụ thể.
- GV gọi 1,3 nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
- GV định hướng cho câu trả lời của các nhóm.
Chú ý phân biệt khái niệm: toàn thể và tổng gộp.
- GV yêu cầu HS cho thêm ví dụ để chứng tỏ mình hiểu đúng vấn đề .
-( Tầm nhìn hệ thống về cuộc sống nhìn thế giới qua các mối liên quan tương tác, kết nối lẫn nhau của mọi hiện tượng vật lý, sinh học, tâm lý xã hội, văn hóa. Phân tích – chia chẻ và tổng hợp là hai cách tiếp cận bổ túc, khi được sử dụng trong cân bằng chừng mực, sẽ giúp ta có được tri kiến sâu sắc hơn về hiện thực.
“Tầm nhìn hệ thống bắt đầu khi bạn nhìn thế giới qua con mắt của người khác”.- Có một điều thú vị là, càng nhìn cuộc sống qua cái nhìn hệ thống, càng mở rộng tầm hiểu biết bao nhiêu, chúng ta sẽ càng thấy mình trở nên khiêm tốn, thân thiện, dễ thích ứng, biết cảm thông, biết tôn trọng sự đa dạng, những ý kiến trái chiều, biết lắng nghe với tinh thần đón nhận cởi mở, khuyến khích mà không “phán xét”. Đây là những điều đã được nghiên cứu trong “Trí Khôn Hệ Thống” – Systems Intelligence, ngành học ứng dụng phương pháp tư duy hệ thống vào những hành xử đời sống hàng ngày. )
- GV Hỏi: Tư duy khoa học, tư duy hệ thống có cần đến sự tưởng tượng và mơ mộng không?
- Tri thức và tưởng tượng có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
- Tìm thêm ví dụ chứng tỏ phát minh khoa học có thể được nảy sinh cùng với sự hoạt động tích cực của trí tưởng tượng ?
Hoạt động 3 : GV hướng dẫn HS tổng kết .
- Tại sao có thể nói tư duy hệ thống là nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy ?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả ( SGK)
- Phan Đình Diệu sinh năm 1936
- Quê quán: Trung Lộc- Can Lộc - Hà Tĩnh
- Ông là giáo sư, tiến sĩ khoa học ...
- Bên cạnh việc nghiên cứu toán học, ông còn viết nhiều bài báo đáng chú ý bàn về vấn đề thuộc các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá ...
2. Tác Phẩm :
- Tư duy hệ thống - nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy thực chất là bản rút gọn của tiểu luận Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy( do chính tác giả thực hiện )
- In trong cuốn : Một góc nhìn của trí thức .
3. Nhan đề :
- Đổi mới tư duy thực chất là thay thế hệ trình ( hay là mẫu thức ) tư duy cũ bằng hệ hình tư duy mới ; mục đích của đổi mới tư duy là nhận thức đầy đủ hơn về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội trên cơ sở những khám phá mới của khoa học .
- Tư duy hệ thống một mặt là con đẻ của khoa học hiện đại, mặt khác là chất men thúc đẩy khoa học ngày nay có những bước tiến vượt bậc trong việc nắm bắt cái bí ẩn, phong phú vô tận của thế giới.
à Do vậy, muốn đổi mới tư duy thì cần phải xây dựng tư duy hệ thống hay phải quán triệt quan điểm hệ thống khi suy nghĩ và hành động.
II. ĐỌC - HIỂU
1. Chủ đề của đoạn trích : Khẳng định ưu thế của tư duy hệ thống trong việc tạo ra động lực mới cho công cuộc đổi mới tư duy hiện nay.
* Bối cảnh thời đại của lời kêu gọi đổi mới tư duy và xây dựng tư duy hệ thống :
- Lời kêu gọi đổi mới tư duy và xây dựng tư duy hệ thống được khởi lên từ bối cảnh một thời đại đạt được nhiều thành tựu to lớn làm đảo lộn không ít quan niệm hiểu biết của chúng ta về tồn tại.
- Không chỉ thế, nó còn xuất phát từ một trình độ phát triển mới của khoa học, khiến chính khoa học có thể nhận ra những hạn chế của mình trong việc nắm bắt cái “ bề sâu, bề xa” cái phức tạp đa dạng và phong phú, bí ẩn vô tận của thiên nhiên, cuộc sống.
2. Tư duy cơ giới:
a. Khái niệm:
Là tư duy một chiều, hiểu bộ phận để hiểu toàn thể (đồng nhất tổng cộng bộ phận với toàn thể), tuyệt đối hóa quy luật nhân quả, tất định luận.
b. Những nét tiêu biểu của tư duy cơ giới:
- TDCG quan niệm tự nhiên như một bộ máy mà ta có thể nhận thức được bằng phương pháp khoa học, bằng phép suy luận diễn dịch.
- TDCG xét đoán sự vật, đối tượng trong các quan hệ nhân quả tất định….
- TDCG thường qui các quan hệ trong thực tế về các dạng đơn giản, có thể biểu diễn được bằng các phương trình tuyến tính với một số ít đại lượng.
- TDCG gắn liền với quan điểm phân tích, xem rằng để hiểu toàn thể thì phải hiểu chi tiết từng thành phần. ( người ta thường nói : tư duy máy móc, hiểu máy móc cũng là biểu hiện của TGCG)
c. Vận mệnh lịch sử
- Tư duy cơ giới bắt nguồn từ nền văn minh Hy lạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XVII.
- Tư duy cơ giới từng chiếm vị trí gần như tuyệt đối trong nhiều thế kỷ.
- Các phương pháp mà TDCG sử dụng đã giúp khoa học và công nghệ đạt được nhiều thành tựu to lớn.
- Sang thế kỷ XX, khoa học gắn liền với TDCG đã tỏ ra bất lực trong việc chiếm lĩnh , lý giải nhiều đối tượng phức tạp trong thực tế như: cấu trúc vật chất ở dưới mức nguyên tử, sự hình thành và phát triển của vũ trụ, sự trồi sụt thất thường của các thị trường tài chính….hoặc trong việc trả lời các câu hỏi như vũ trụ từ đâu ra, sự sống từ đâu đến,con người với trí tuệ tâm linh xuất phát từ đâu …
- “ TDCG dường như đã đến giai đoạn “ cáo chung ” từ vài ba thập niên gần đây”à Cáo chung ở đây không có nghĩa là chết hoàn toàn, mà là mất vị thế độc tôn “ toàn trị ” để trở về với khu vực thích hợp của mình trong lãnh địa khoa học rộng lớn. trong đoạn 4 tác giả nói rõ “… từ bỏ là từ bỏ cái địa vị độc tôn duy nhất của TDCG, chứ không phải từ bỏ hoàn toàn khả năng sử dụng cách tư duy đó”.
Tóm lại :Tư duy cơ giới
-Tư duy một chiều, hiểu bộ phận để hiểu toàn thể( đồng nhất tổng cộng với toàn thể).
- Tuyệt đối hoá nhan quả, tất định luận( hoàn cảnh quy định con người; lịch sử phát triển theo một mô hình nhất định, không thay đổi...)à Quan niệm chưa thấu đáo, khoa học.
- Con người chỉ biết khai thác thiên nhiên, không biết đến thiên nhiên thay đổi do tác động của con người ...
è Tư duy cơ giới gây nguy hại nhiều mặt cho đời sống: Thảm hoạ về môi trường, nguy cơ về văn hoá, về đời sống con người
( hậu quả của tư duy một chiều)
* Khung mẫu tư duy cơ giới đã quy giản cách nhìn, cách hiểu của con người về thực tế vào những mô hình tất định tuyến tính và quan điểm phân tích, kiểu tư duy đó đã càng ngày càng được chứng tỏ là không còn thích hợp khi nhận thức của con người chuyển sang một giai đoạn mới với những yêu cầu hiểu biết về thực tế vốn rất phức tạp một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Và để đáp ứng những yêu cầu nhận thức đó, khoa học cần phải vượt qua những giới hạn của tư duy cơ giới để tìm kiếm một “khung mẫu” mới cho mình. Quá trình tìm kiếm và thay đổi đó được đánh dấu bởi những sự kiện
2. Tư duy hệ thống
a. Khái niệm
- Tư duy hệ thống là phương pháp tư duy hướng đến mở rộng tầm nhìn để hiểu mối liên hệ tồn tại giữa mọi sự vật, nhận thức được nguyên nhân sâu xa ẩn dưới bề nổi của những hiện tượng tưởng chừng như riêng rẽ. Tư duy hệ thống giúp ta thấy bức tranh chính xác hơn của hiện thực được nhìn từ nhiều góc độ, khuyến khích ta suy nghĩ sâu sắc hơn về vấn đề và đưa ra những giải pháp với tầm nhìn xa rộng và bền vững. Vì vậy, nó đặc biệt cần thiết cho những người làm lãnh đạo, nhất là khi phải đưa ra những quyết định, sách lược quan trọng.
- Tư duy hệ thống là tư duy động - nhìn vấn đề dựa trên những kiểu mẫu hành xử (pattern of behaviour) theo thời gian, phi tuyến (tư duy vòng lặp), tập trung vào nguyên nhân, xem nguyên nhân như một quá trình chứ không chỉ là sự kiện chỉ xảy ra một lần, với kết quả phản hồi ảnh hưởng trở lại nguyên nhân và những nguyên nhân ảnh hưởng lẫn nhau.
*Tóm lại, tư duy hệ thống là: tư duy toàn thể (holistic thinking), mở rộng sự thấu hiểu về các liên kết tồn tại giữa các hiện tượng, giữa sự vật với môi trường. Để hiểu một sự vật thấu đáo, ta không chỉ chú tâm vào chi tiết mà còn phải cân nhắc đến bối cảnh xung quanh nó ; chú trọng vào mối quan hệ giữa các sự vật hơn là từng vật thể riêng lẻ, khuyến khích tương tác linh động giữa các cấp bậc trong hệ thống ; hiểu rằng muốn thay đổi kết quả, trước hết phải thay đổi tiến trình dẫn đến kết quả, khuyến khích cách quản lý tập trung vào tiến trình hơn là thành quả (liên hệ đến giáo dục, cách đánh giá học sinh qua quá trình học hơn chỉ là điểm số của bài thi cuối cùng );Tư duy hồi quy (backward thinking), kiểm tra giả thuyết, đặt ra những câu hỏi hồi tiếp để đi đến tận cùng vấn đề, đây là công cụ bổ túc cho dự đoán (foresight). Đặt ra kế hoạch dựa trên tầm nhìn lý tưởng tốt nhất về tương lai (không giới hạn khả năng của mình). Từ đó, suy nghĩ ngược lại để xác định những phương thức có tiềm năng dẫn đến kết quả mong muốn đó. Chọn giải pháp thích hợp nhất và tối ưu hóa tất cả những bộ phận, mối quan hệ trong hệ thống theo đó. Chưa dừng lại ở đây, với những thay đổi mới, vòng lặp sẽ tiếp tục được lập lại để kiểm tra, điều chỉnh theo những phản hồi từ hệ thống.
è Là những hệ thống gồm nhiều bộ phận tương tác với nhau, quy định lẫn nhau tạo ra tính hợp trội, tính trật tự, tính tổ chức, cái toàn thể lớn hơn tổng của cái bộ phận và quy định tính chất của cái bộ phận.
b. Đặc điểm nổi bật nhất của tư duy hệ thống:
- Đặc điểm nổi bật nhất của tư duy hệ thống là “Nhìn nhận vũ trụ như một toàn thể thống nhất, không thể tách rời, trong đó tất cả các đơn vị cấu thành và các hiện tượng cơ bản sinh ra từ chúng, đều tác động qua lại với nhau, chúng không thể được hiểu như những đơn vị độc lập mà là những phần liên thuộc hữu cơ với nhau của cái toàn thể.”
- Tác giả còn nêu rõ những phẩm chất hợp trội của hệ thống : “… chính cái toàn thể xác định tính chất và hoạt động của của những riêng lẻ. Toàn thể không phải là một tổng gộp của các thành phần riêng lẻ, rời rạc mà là một chỉnh thể thống nhất gồm các thành phần tương tác với nhau, chính qua sự tương tác hữu cơ đó, mà toàn thể có những thuộc tính hợp trội, đó là những thuộc tính của toàn thể mà từng thành phần không thể có”
à Cách lí giải vấn đề của tác giả cho phép ta hiểu thế nào về cái gọi là phẩm chất hợp trội của hệ thống : Là cái được tạo nên bởi sự tương tác giữa tất cả các thành phần tham gia vào hệ thống. Như vậy, thành phần nào cũng có đóng góp phần mình vào phẩm chất hợp trội của toàn thể thông qua sự tương tác với các thành phần khác, và ngược lại , phẩm chất hợp trội sẽ làm tăng giá trị, tăng phẩm chất của từng thành phần một . Phẩm chất hợp trội là thuộc tính của toàn thể, là một hiện tượng siêu tổng cộng chứ không phải là tổng số đơn giản của phẩm chất từng thành phần .
- Tg đưa ra hai ví dụ làm rõ:
+ VD1 : “ Độc lập, thống nhất ….là những thuộc tính hợp trội của một đất nước trong tòan thể, chứ không thể là của một bộ phận nào trong đất nước đó”.
+ VD2 “ Dân chủ bình đẳng…..là thuộc tính của một xã hội chứ không phải là của từng người riêng lẻ trong xã hội đó.
+ Ví dụ khác: Muốn tìm hiểu giọng điệu của một bài thơ trữ tình ta không thể chỉ dựa riêng ở một yếu tố cấu thành nào đó mà phải thấy giọng điệu là cái toát ra từ toàn thể tác phẩm. Nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật của một nhà văn, việc cần làm là phải chỉ ra được tính hệ thống của thao tác xử lý ngôn từ mà nhà văn đã sử dụng cùng những động cơ ngầm ẩn chi phối nó.
à Đó tư duy mới, đang thịnh hành hôm nay.
*Lưu ý:
Tổng gộp >< toàn thể
↓ ↓
Tồn tại : cụ thể Trừu tượng
à Chính vì toàn thể có hình thức tồn tại như thế nên muốn nắm bắt nó, ta phải sử dụng tư duy hệ thống .
Ví dụ :
- Tư duy hệ thống khuyến khích chúng ta thấy rừng chứ không chỉ từng cái cây, “see the forest for the trees”. Đứng trong rừng, ta chỉ thấy cây, muốn thấy cả khu rừng ta cần góc nhìn bao quát như từ trên cao xuống. Tương tự, những vấn đề rắc rối mà ta đang mắc kẹt nhiều khi không thể giải quyết bằng chính lối tư duy đã gây ra nó. Những lúc như vậy, ta cứ thư giãn, tĩnh lặng cho tiềm thức hành động, để tư duy của chúng ta được tự do sáng tạo, thoát khỏi lối mòn cũ.
- Chúng ta thường dính mắc vào chi tiết, mà quên đi cái toàn thể. Như câu chuyện những thầy bói mù xem voi, người sờ tai voi thì bảo con voi giống như cái quạt, người sờ chân voi bảo nó giống như cột nhà… Nhưng hai nửa con voi không phải là một con voi, một hệ thống sống không chỉ gồm tổng thể các bộ phận của nó. Mỗi hệ thống là một toàn thể thống nhất.
c. Tính ưu việt:
- Nắm bắt đúng chân lý bởi cái nhìn đa diện, nhiều chiều, biện chứng: thế giới là những hệ thống gồm nhiều bộ phận tương tác với nhau, quy định nhau tạo ra tính hợp trội .
- Tính trật tự, tính tổ chức.
- Cái toàn thể lớn hơn tổng thể của các bộ phận và quy định tính chất của bộ phận .
- Phát huy sự tưởng tượng và mơ mộng của con người.
è Giúp con người nắm bắt đúng chân lí tìm được con đường hoá giải mọi nguy cơ, thảm hoạ đối với con người .
Ví dụ:
+ sự ra đời của định luật Acsimet, định luật van vật hấp dẫn…
+ cái hay, cái đẹp của các hiện tượng văn học( trào lưu, tác giả, tác phẩm..)
à Giải quyết được những vấn đề mà tư duy cơ giới không thể lý giải. .
Ví dụ : Từ mấy thế kỷ nay, bằng con đường phân tích ta đã tìm hiểu được khá sâu về thuộc tính của các thành phần như của một hạt cơ bản, một nguyên tử, một phân tử, một tế bào, một nơ-ron,…; nhưng nay đã đến lúc ta không phải chỉ muốn hiểu một vật, một phân tử, một hạt cơ bản, một tế bào, một nơ-ron,…làm gì, mà là cần hiểu hàng nghìn hàng triệu vật như vậy cùng làm gì.
4. TDKH, TDHT với sự tưởng tượng mơ mộng:
- TDKH, TDHT rất cần đến sự tưởng tượng mơ mộng. vì đối tượng chính của KHHT là các hệ thống phức tạp trong thiên nhiên và cuộc sống, mà muốn hiểu được điều đó, chỉ dựa vào khoa học không thì chưa đủ, rất cần phải huy động thêm những tri thức mà ta thu nhận được bằng trực cảm, kinh nghiệm .Có khi, bằng trực cảm, bằng mơ mộng và tưởng tượng , ta có thể thấu nhập được vào bản chất của sự vật, hiện tượng, trong khi sự phân tích lí trí phải tạm dừng bước ở cửa ngoài .
- Giữa trí thức và tưởng tượng có mối quan hệ chặt chẽ. Chúng bổ sung cho nhau“ càng nhiều tri thức thì càng có thêm trí tưởng tượng và ngược lại càng giàu tưởng tượng mơ mộng thì sẽ nảy sinh nhiều ý tưởng bất ngờ cho sáng tạo khoa học”.
- Tg đã đưa ra nhiều chứng minh từ hiện thực cuộc sống: Ác-si-met; L Niutơn; X Móc-Xơ…
à Đó là một quan điểm mới, chúng ta cần học tập thực hiện.
III.Tổng kết
- Tư duy hệ thống là nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy :
+ Chúng ta đang bước vào công cuộc đổi mới tư duy nhằm đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống hiện đại, của thời đại, của sự phát triển đất nước .
+ Tư duy hệ thống với sự hình dung vũ trụ là một toàn thể thống nhất không thể tách rời, là hệ hình tư duy sẽ giúp chúng ta có được một thế nhìn, cách nhìn mới về thế giới và theo đó là phương cách hành động mới mà chúng ta đang cần phải có .
à đó là lí do chính để ta khẳng định tư duy hệ thống là chất men, là nguồn lực thúc đẩy công cuộc đổi mới tư duy đạt được kếtt quả mong muốn.
- Lập luận của bài viết vừa mang cảm hứng khoa học vừa ang cảm hứng chính trị- xã hội rõ nét.
CỦNG CỐ
- Tư duy hệ thống là nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy?
Gợi ý: + Đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại, của thời đại, của sự phát triển đất nước.
+ Giúp chúng ta có thế nhìn, cách nhìn mới về thế giới và qua đó mà hình thành phương cách hành động mới.
- Lập bảng so sánh giữa tư duy cơ giới và tư duy hệ thống.
DẶN DÒ
- Làm bài tập nâng cao trong SGK.
- Chuẩn bị bài mới “Luyện tập về phong cách ngôn ngữ khoa học”.
File đính kèm:
- TU DUY HE THONG NGUON SUC SONG MOI CUA DOI MOI TU DUY.doc