I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
+ Kien thuc: - Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ không thể chỉ đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
+ Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện hiện đại, đặc biệt là những hình ảnh, mâu thuẩn gợi nhiều tầng ý nghĩa.
+ Giáo dục: Quan niệm đúng về nghệ thuật chân chính; Có cái nhìn sâu sắc, đa diện về con người, cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: sgk, sgv, giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh: soạn bài ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn học bài.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc tái hiện, phát vấn, thảo luận, phân tích.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu những phẩm chất nổi bật của nhân vật Tnú khi còn nhỏ trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành?
3. Giới thiệu bài:
4. Giảng bài mới:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5359 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết: 60 đọc văn: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 60
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Đọc văn:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
+ Kien thuc: - Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ không thể chỉ đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện sáng tạo, khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
+ Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện hiện đại, đặc biệt là những hình ảnh, mâu thuẩn gợi nhiều tầng ý nghĩa.
+ Giáo dục: Quan niệm đúng về nghệ thuật chân chính; Có cái nhìn sâu sắc, đa diện về con người, cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: sgk, sgv, giáo án, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh: soạn bài ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn học bài.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đọc tái hiện, phát vấn, thảo luận, phân tích.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu những phẩm chất nổi bật của nhân vật Tnú khi còn nhỏ trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành?
3. Giới thiệu bài:
4. Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn
HS đọc mục I
GV cho HS quan sát chân dung tác giả.
GV: Trình bày những nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Minh Châu?
HS: Thảo luận cử đại diện trả lời
GV: Em hãy kể tên một vài tác phẩm chính của Nguyễn Minh Châu?
HS: dựa vào sgk trả lời
GV cung cấp tranh minh họa về các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu.
GV: Trình bày những nét chính về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
GV gọi một HS đọc văn bản
GV: Em hãy xác định bố cục của văn bản? Nêu nội dung từng đoạn?
HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.
GV cho học sinh thảo luận nhóm
Bước 1: Chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng.
Bước 2: Phát phiếu học tập, đưa ra yêu cầu
Nhóm 1 và nhóm 2 thảo luận và điền thông tin vào phiếu học số 1, số 2:
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.
Chi tiết miêu tả
Tâm trạng của nghệ sĩ
Nhóm 3 và nhóm 4 thảo luận và điền thông tin vào phiếu số 3, số 4.
Phát hiện thứ 2 của người gnhệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lý.
Sự việc chứng kiến:
Thái độ của Phùng:
Bước 3: cho HS thảo luận 5 phút, GV đi hướng dẫn.
Bước 4: Gọi các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 5:GV nhận xét kết quả và đưa thông tin phản hồi cho từng nhóm.
GV: Qua những phát hiện của nghệ sĩ Phùng em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời
A. Tiểu dẫn
I. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1950 ông gia nhập quân đội và là văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Trước năm 1975 Nguyễn MinhChâu là ngòi bút sử thi có thiên hướng lãng mạn
- Sau năm 1975 ông đã chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự.
→ Nguyễn Minh Châu là người “mở đường tinh anh và tài năng nhất” của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
- Năm 2000 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Các tác phẩm chính: (sgk)
II. Tác phẩm
- Được in năm 1987
- Mang đậm phong cách tự sự triết lí
- Nội dung: kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
B. Đọc hiểu văn bản
I. Đọc, xác định bố cục
Bố cục: tác phẩm được chia làm 2 đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”: hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
- Đoạn 2: phần còn lại: câu chuyện của người đàn bà hàng chài tại toà án huyện.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng
a: Phát hiện thứ nhất:
Phát hiện đầy thơ mộng về cảnh thuyền và biển.
- Đó là một vẻ đẹp “trời cho”, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần:
+ trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ.
+ toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp.
+ một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích.
- Tâm trạng của nghệ sĩ Phùng:
+ trở lên bối rối, trong tim như có cái gì đó bóp
thắt vào.
+ hạnh phúc tràn ngập tâm hồn
→ Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hanh phúc của khám phá và sáng tạo,của sự cảm nhận tuyệt diệu.Dường như anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ; tâm hồn như được gột rửa bởi cái đẹp hài hoà, lãng mạn.
b. Phát hiện thứ hai:
- Phát hiện đầy nghịch lí, Phùng bất ngờ chứng kiến cảnh:
+ Lão đàn ông: hùng hổ, mặt đỏ gay dùng chiếc thấưt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc, nghiến răng ken két,lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn.
+ Người đàn bà: dáng vẻ khắc khổ, tàn tạ, chỉ biết cam chịu, nhẫn nhịn, bị đánh đau nhưng không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.
+ Thằng Phác: lao tới, nhảy xổ vào cái lão đàn ông và nhận được hai cái tát khiến nó lảo đảo ngã dúi xuống đất.
→ chiếc thuyền ngư phủ >< cuộc sống của
đẹp như mơ đình hàng chài
- Thái độ của Phùng:
+ đầy kinh ngạc “trong mấy phút đầu tôi cứ đứng há hốc mồm ra mà nhìn”
→ không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt.
+ Vứt máy ảnh chạy tới
→ Phùng đã cay đắng nhận ra những cái ngang trái, xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp ghê rợn.
c: Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời:
- Nghệ thuật thơ mộng, đẹp đẽ còn cuộc đời trần trụi, nghiệt ngã, đầy rẫy những xấu xa.
→ Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều, không chỉ biết nhạy cảm trước cái đẹp mà còn biết yêu, biết ghét, biết vui, biết buồn trước mọi lẽ đời.
4: Củng cố:
Nắm được: - Một vài nét về tác giả tác phẩm, nội dung cốt truyện.
- Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng và mối quan hệ giữa nghệ thuật và
cuộc đời.
5: Dặn dò:
Về nhà: - Học bài,đọc lại tác phẩm
- Trả lời tiếp câu hỏi 3,4,5,6 trong phần hướng dẫn học bài.
File đính kèm:
- tiet 1 chiec thuyen ngoai xa.doc