I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương đùm bộc giãư những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết.
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Đó là xây dựng được tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
2.Kĩ năng:
- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh có tình yêu thương những con người cùng khổ .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, tranh ảnh, phim minh hoạ, bài giảng điện tử.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp với bài mới)
2. Bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10880 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 61: đọc văn Vợ Nhặt - Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/01/2011
Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………
Tiết 61: Đọc văn
Vợ nhặt
- Kim Lân -
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương đùm bộc giãư những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết.
- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Đó là xây dựng được tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
2.Kĩ năng:
- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh có tình yêu thương những con người cùng khổ .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, tranh ảnh, phim minh hoạ, bài giảng điện tử.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp với bài mới)
2. Bài mới:
Hoạt động dạy học của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
*HĐ1: Tìm hiểu tiểu dẫn( 10 phút)
- GV gọi một học sinh khái quát đôi nét về tác giả Kim Lân ?
- GV: Đề tài chính mà Kim Lân phản ánh trong sự nghiệp sáng tác của mình ?
- GV: Nêu rõ xuất xứ tác phẩm?
- GV: Tác phẩm được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- GV gọi HS tóm tắt cốt truyện theo sơ đồ( GV trình chiếu sơ đồ).
* HĐ2:Đọc -hiểu văn bản ( 25 phút)
- GV: Cảnh vật được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về khung cảnh đó?
- GV: Không khí như thế nào?
- GV: Âm thanh? Gợi cảm giác gì?
- GV cho HS xem phim minh hoạ về nạn đói năm 1945
- GV cho HS hoạt động theo nhóm nhỏ, 3 phút
+ Nhiệm vụ: Hình ảnh con người ( người sống, người chết) được nhà văn miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về hình ảnh ấy?
- Các nhóm làm việc, cở đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét chuẩn hoá kiến thức.
- GV: Nhìn tàon cảnh đánh giá đây là bức tranh như thế nào?
* HĐ3: ( 15 phút)
- GV: Nhặt có nghĩa là gì?
- GV: Trong ngày đói Tràng đã nhặt được gì?
- GV: Thái độ của mọi người trước hành động đó?
- GV: Tìm những chi tiết miêu tả sự ngạc nhiên của từng người khi Tràng nhặt được vợ?
- GV: Tại sao mọi người lại ngạc nhiên?
- GV: Em có nhận xét gì về tình huống truyện?
- GV: Qua đó cho biết giá trị của con người trong hoàn cảnh đói kém? Thái độ của tác giả trước hoàn cảnh đó?
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Kim Lân ( 1920 – 2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài .
- Quê : Tiên Sơn- Bắc Ninh .
- Nhà nghèo, học hết tiểu học vừa làm thợ vừa viết văn.
- Năm 1944 tham gia hội văn hoá cứa quốc-> là cây bút chuyên viết truyện ngắn.
- Đề tài: nông thôn, nông dân.
- Tác phẩm chính: SGK.
- Năm 2001: nhận giải thưởng VHNT.
2.Tác phẩm :
- Xuất xứ: In trong tập “ Con chó xấu xí”- 1962.
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Tóm tắt nội dung cốt truyện.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Bức tranh ngày đói:
- Cảnh vật: nghèo nàn, tiêu điều, xơ xác, lạnh lẽo.
- Không khí: ngột ngạt, tràn đầy tử khí, cả vùng quê chìm trong không khí u ám.
- Âm thanh: gợi cảm giác ghê rợn, não nùng.
- Con người:
+ Người chết: Nhiều không đếm xuể-> thê thảm
+Người sống: trẻ con: ủ rũ, không buồn
nhúc nhích
Tràng: ngật ngưỡng, mệt mỏi..
Người lớn: mặt hốc hác, u tối
thị: áo quần tả tơi, gầy sọp,…
-> Không còn sinh khí, sức lực, thân thể gầy gò ốm yếu, 2 lần so sánh người với ma-> gợi cảm giác ghê rợn, ranh giới giữa sự sống và cáI chết mỏng manh
=> Khung cảnh ảm đạm, thê lương, cõi âm và cõi dương hoà vào nhau là một-> Bức tranh tả thực sâu sắc, có giá trị tố cáo mạnh mẽ.
2.Tình huống truyện và ý nghĩa nhan đề:
- Nhặt: là nhặt nhạnh, là lượm được một cách tình cờ, vu vơ.
- Vợ nhặt: vợ theo không giữa nạn đói năm 1945
- Khiến mọi người đều ngạc nhiên
+ Dân ngụ cư: thì thào, bàn tán, đứng trông lạ lùng
+ Bà cụ Tứ: sững lại, không thể tin
+ Anh Tràng: ngờ ngợ như không phải thế
-> Nguyên nhân: người như Tràng mà có vợ( vợ theo không), sống trong thời kì thóc cao gạo kém mà dám đèo bòng
-> Tình huống oái oăm, lạ lùng, dở khóc, dở cười vừa bi vừa hài, vuui buopòn lẫn lộn. Hạnh phúc của 2 vợ chồng Tràng, bà cụ Tứ diễn ra trong không khí ảm đạm, chết chóc =>Tình huống độc đáo nhưng rất trớ trêu, cái giá của con người thật rẻ rúng, có thể nhặt được vợ-> thân phận thật thê thảm. Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít.
3. Củng cố :
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Kim Lân .
- Hoàn cảnh xã hội và đề tài mà tác phẩm phản ánh .
- Tình huống độc đáo nhưng trớ trêu của tác phẩm .
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Tóm tắt được cốt truyện và phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm .
- Đọc soạn tiết 2 bài " Vợ nhặt" của Kim Lân .
File đính kèm:
- Tiet 61- Vo nhat.doc