Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 62: đọc văn Vợ nhặt - Kim Lân

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết.

- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Đó là xây dựng được tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

2.Kĩ năng:

- Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại.

3.Thái độ:

- Giáo dục học sinh có tình yêu thương những con người cùng khổ .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, bài giảng điện tử.

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

CH: Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Vợ nhặt”?

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 62: đọc văn Vợ nhặt - Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/01/2011 Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… Tiết 62: Đọc văn Vợ nhặt - Kim Lân - I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Hiểu được tình cảnh sống thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 và niềm tin vào tương lai, sự yêu thương đùm bọc giữa những con người nghèo khổ khi cận kề cái chết. - Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. Đó là xây dựng được tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. 2.Kĩ năng: - Củng cố, nâng cao kĩ năng đọc- hiểu truyện ngắn hiện đại. 3.Thái độ: - Giáo dục học sinh có tình yêu thương những con người cùng khổ . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập, bài giảng điện tử. b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) CH: Phân tích ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Vợ nhặt”? 2. Bài mới: Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ1: ( 10 phút) - GV: Em có nhận xét gì về vợ Tràng ? Số phận ? - GV: Nguyên nhân nào khiến thị phải theo không anh Tràng ? - GV: Thông qua số phận của vợ Tràng nhà văn Kim Lân muốn tố cáo đến thế lực nào trong xã hội ? *HĐ2: ( 20 phút) - GV: Tâm trạng của bà cụ Tứ được miêu tả như thế nào khi thấy một người đàn bà theo con mình về làm vợ ? - GV: Đối với cô con dâu mới bà cụ Tứ đã thể hiện tình cảm như thế nào ? - GV:Tại sao trong ngày vui, hạnh phúc của con bà cụ Tứ lại khóc ? *HĐ3: ( 7 phút) - GV: Tâm trạng của Tràng khi có vợ được miêu tả như thế nào ? - GV: Theo em kết thúc tác phẩm nhà văn có mở ra con đường mới mẻ cho cuộc sống của gia đình bà cụ Tứ hay không ? - GV phân tích + bình - GV: Khái quát về giá trị nghệ thuật của tác phẩm? - Giáo viên gọi một học sinh đọc ghi nhớ 3. Nội dung nhân đạo: a. Vợ Tràng: - Không có tên tuổi, hoàn cảnh, số phận, ở thị duy nhất một cách biểu thị đó là "cái đói". - Quen Tràng rất tầm phào qua câu hò vu vơ khi đang ngồi vêu ở cửa nhà kho chờ việc làm . Tràng nói cho vui, đùa nhưng thị cho là thật -> Nhớ tìm cách gặp, chấp nhận theo không làm "vợ nhặt" =>Thực chất vì đói chị phải bấu víu vào những lời vu vơ với hy vọng mỏng manh, chấp nhận làm "vợ nhặt"=>khát vọng sống khao khát hạnh phúc của con người . - lên án tội ác của thực dân phát xít =>Hạ thấp phẩm giá của con người (vì quá đói). b. Bà cụ Tứ : - Ngạc nhiên, xót thương, vui, lo lắng, buồn tủi . Bà ai oán xót thương cho số kiếp của con người, bà khóc luôn tự hỏi " Không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không ?" - Cảm thông sâu sắc, thấu hiểu cảnh ngộ của con dâu =>Nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam sẵn sàng chia sẻ bát cơm, manh áo trong thời buổi đói khát =>Tình thương với người nghèo khổ . - Nghĩ đến bổn phận làm Mẹ chưa tròn, lo lắng cho tương lai của con.. khiến niềm vui của bà không sao cất cánh lên được, bà cố vui, gắng làm con vui bằng cách nói chuyên về tương lai của con, sửa sang nhà cửa, vườn ngõ...=>Là người Mẹ nhân hậu, giàu tình yêu thương, luôn khao khát cuộc sống hạnh phúc c. Tràng: -Tràn ngập một cảm giác mới lạ, cả g/đ như có sự thay đổi rất mới lạ ->Thấm thía cảm động bởi niềm hạnh phúc :“bỗng nhiên hắn thấy.....trong lòng”, anh thấy có trách nhiệm hơn với gia đình : “Hắn xăm xăm...căn nhà”. - Có vợ -> mốc quan trọng trong con người anh, thể hiện rõ khao khát hạnh phúc lâu nay ẩn sâu trong con người->Tình yêu thương những con người cùng khổ, khao khát có được một tổ ấm hạnh phúc =>Khẳng định lòng ham sống, nâng niu trân trọng những khát vọng tốt lành của con người :"Trong óc........phấp phới" =>Sự đổi đời chỉ mới hé mở trong tác phẩm nhưng nhà văn đã đem tới màu sắc lãng mạn cho tác phẩm . 4. Giá trị nghệ thuật: - Xây dựng được tình huống truyện độc đáo. - Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc. - Nhân vật được khắc hoạ sinh động, đối thoại hấp dấn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế. - Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lcọ và giàu sức gợi. *. Ghi nhớ: SGK 3. Củng cố: - Sự thay đổi tâm lý của các nhân vật Tràng, vợ Tràng, Bà cụ Tứ. - Giá trị nhân đạo của tác phẩm . 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ - Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm - Đọc "Chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận".

File đính kèm:

  • doctiet 62- Vo nhat.doc