Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 63: làm văn - Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

I. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Giúp học sinh

- Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm , một đoạn trích văn xuôi.

- Viết được bài văn nghị luận về một TP , một đoạn trích văn xuôi.

2.Kĩ năng:

- Kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

3.Thái độ:

- Biết huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập.

b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

CH: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “ Vợ nhặt”?

2. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5193 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 63: làm văn - Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/01/2011 Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng………………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng………………………………… Tiết 63: Làm văn Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh - Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm , một đoạn trích văn xuôi. - Viết được bài văn nghị luận về một TP , một đoạn trích văn xuôi. 2.Kĩ năng: - Kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. 3.Thái độ: - Biết huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, TLTK, phiếu học tập. b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, Vở bài tập, bảng phụ. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) CH: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “ Vợ nhặt”? 2. Bài mới: Hoạt động dạy học của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ 1: ( 5 phút) - GV yêu cầu HS tái hiện kiến thức đã học ở THCS. - GV củng cố kiến thức đã học. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý các đề bài trong SGK. * HĐ2: ( 15 phút) - Thảo luận nhóm lớn : + Nhóm 1 : Nêu những nét đặc sắc về kết cấu truyện ngắn “ Tinh thần TD” ? + Nhóm 2: Nêu những mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện ? + Nhóm 3: Nêu những nét đặc sắc về ngôn ngữ kể chuyện của TP? + Nhóm 4: Đánh giá về giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của TP? - Các nhóm chuẩn bị nội dung và cử đại diện trình bày. - Các nhóm nhận xét , bổ sung và thống nhất ý kiến. - GV chuẩn kiến thức bằng bảng phụ - GV yêu cầu HS lập dàn bài : từng nhóm lần lượt phân tích 4 ý ở tìm hiểu đề. - GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày-> các nhóm nhận xét và thống nhất ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. * HĐ3: ( 15 phút) - GV hướng dẫn HS hoạt động độc lập như các bước ở HĐ1. - GV gọi 3 HS trình bày ->các HS khác nhận xét , bổ sung -> GV chuẩn kiến thức - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK * HĐ3: Luyện tập ( 5 phút) - GV hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập. I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý * Đề 1 : Phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan. * Đề 2 : Tìm hiểu sự khác nhau về từ ngữ , về giọng văn giữa 2 văn bản Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân ) và Hạnh phúc của một tang gia ( trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng). * Gợi ý : 1. Đề 1 : a. Tìm hiểu đề : - Những nét đặc sắc về kết cấu truyện : Truyện gồm nhiều cảnh khác nhau, tưởng như những mảnh rời rạc được lắp ghép lại nhưng vẫn có một mạch ngầm xâu chuỗi để tập trung thể hiện chủ đề : một trò hề cười ra nước mắt. - Những mâu thuẫn và tính chất trào phúng của truyện : nghịch lí giữa trò chơi giải trí với tai hoạ của người dân , giữa sự mẫn cán vô cảm của lí trưởng với nỗi thống khổ của người dân. - Những nét đặc sắc về ngôn ngữ của truyện : ngôn ngữ kể chuyện , ngôn ngữ nhân vật , các lời đối thoại… - Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán của truyện : Thông qua tiếng cười để bóc trần âm mưu cách li quần chúng ra khỏi phong trào yêu nước. b. Lập dàn ý : - Mở bài : Giới thiệu ngắn gọn về TG và TP. - Thân bài : Lần lượt phân tích bốn ý ở phần tìm hiểu đề. - Kết bài : Qua TP , cần thấy được mqh giữa VH và thời sự , VH và sự thức tỉnh XH. 2. Đề 2 : a. Tìm hiểu đề : - Sự khác nhau về giọng văn : Nguyên nhân , cách biểu hiện… + Trong Chữ người tử tù : Tái hiện không khí trang trọng của lịch sử. Dùng nhiều từ Hán Việt , dùng cách nói năng , thưa gửi theo đúng nghi thức của các nhà nho từng Vang bóng một thời. - Sự khác nhau về từ ngữ : nguyên nhân , cách biểu hiện… + Trong ĐT Hạnh phúc của một tang gia : Tái hiện một sự thật của cái XH chó đểu -> ngôn ngữ đời thường sinh động , giàu tính hài hước , châm biếm. b. Lập dàn bài : - Mở bài : Dẫn luận đề vào bài viết - Thân bài : Lần lượt phân tích 2 ý ở phần tìm hiểu đề. - Kết bài : Nhận xét , đánh giá về ý nghĩa của sự khác nhau về giọng văn , về từ ngữ trong TP và đoạn trích. *. Ghi nhớ : SGK III. Luyện tập : * Đề : NT châm biếm , đả kích trong truyện ngắn Vi hành của NAQ. * Gợi ý : - Truyện ngắn Vi hành châm biếm, đả kích vua bù nhìn Khải Định và bọn mật thám Pháp trong chuyến Khải Định sang Pháp dự đấu xảo. - Nội dung châm biếm , đả kích : + KĐ là một tên hề làm trò mua vui rẻ tiền cho người dân Pháp. + KĐ là một kẻ có những hành động lén lút , mờ ám. + Mật thám Pháp là những kẻ đeo bám những người mà chúng nghi ngờ một cách máy móc và mù quáng. 3. Củng cố : Biết cách phân tích đề và lập dàn bài về một TP hoặc một ĐT văn xuôi. 4. Hướng dẫn học bài : - Lập dàn bài chi tiết bài tập phần luyện tập. - Đọc và soạn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

File đính kèm:

  • docTiet 63- NL ve mot tac pham....doc