I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức
- Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù.
- Thấy được chất sử thi, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó ra đời và trong thời đại ngày nay.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục hoàn thiện kĩ năng đọc-hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Biết kính trọng những người đã chiến đấu hy sinh để giành độc lập dân tộc; thêm trân trọng cuộc sống tự do ta đang có.
II- Chuẩn bị của GV và HS
1.GV: Bài soạn, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2.HS: Vở soạn.
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong bài dạy)
2. Bài mới: (39 phút)
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6947 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 64 đọc văn: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:6/02/2011
Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng…………………………………
…………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng…………………………………
Tiết 64: Đọc văn
Rừng xà nu
- Nguyễn Trung Thành -
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
1. Kiến thức
- Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù.
- Thấy được chất sử thi, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó ra đời và trong thời đại ngày nay.
2. Kĩ năng
- Tiếp tục hoàn thiện kĩ năng đọc-hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Biết kính trọng những người đã chiến đấu hy sinh để giành độc lập dân tộc; thêm trân trọng cuộc sống tự do ta đang có.
II- Chuẩn bị của GV và HS
1. GV: Bài soạn, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. HS: Vở soạn.
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong bài dạy)
2. Bài mới: (39 phút)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
* HĐ 1: (5 phút)
- HS: Theo dõi phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi:
- GV: Hãy nêu nét chính về tiểu sử của Nguyễn Trung Thành? Đặc điểm nổi bật của đời văn Nguyễn TrungThành?
- GV: Những tác phẩm chính trong sự nghiệp sáng tác của ông?
- GV: Nêu xuất xứ của tác phẩm?
- GV: Nhận xét, kết luận, giới thiệu hình ảnh nạn đói.
* HĐ 2: (34 phút)
- GV: Gọi HS tóm tắt cốt truyện và đọc đoạn.
- GV: Nhận xét.
- HS : Suy nghĩ trả lời câu hỏi theo gợi dẫn của giáo viên.
- GV: Cảm nhận chung về hình tượng cây xà nu?
- GV: Câu truyện được bắt đầu với câu văn giới thiệu như thế nào về vị trí tồn tại của rừng xà nu?
- GV: Được miêu tả trong tư thế đối diện với cái chết, cây xà nu chịu những khắc nghiệt nào của chiến tranh?
- GV: ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh này?
- GV: Đặc điểm nào của loài cây khiến chúng không thể bị huỷ diệt?
- GV: Vậy qua đó cho thấy ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu?
- GV: Bình, phân tích.
- GV: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả hình ảnh xà nu?
- GV: Cấu trúc trùng điệp (mở đầu và kết thúc thiên truyện đều có hình ảnh rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời) có ý nghĩa gì?
- GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Đọc –hiểu tiểu dẫn :
1. Tác giả
Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên.
2. Tác phẩm
Truyện Rừng xà nu được viết năm 1965.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Đọc và tóm tắt cốt truyện
- Đọc văn bản
- Tóm tắt cốt truyện
2- Tìm hiểu văn bản
a/ Hình tượng cây xà nu
- Là hình tượng nổi bật, xuyên suốt và gây một ấn tượng đậm nét trong tác phẩm-> Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man.
- Vị trí: “Nằm trong tầm đại bác giặc”: tư thế đối diện giữa sự sống với cái chết, sự sinh tồn đang đứng trước mối đe doạ diệt vong.
- Hình ảnh: hàng vạn cây không có cây nào không bị thương bị thương, cây non “nhựa trong, chất dầu còn loãng…năm mười hôm thì chết”, cây có tấm thân cường tráng “vết thương của chúng chóng lành,….
-> ý nghĩa: rừng cây biểu tượng cho những đau thương nhiều vẻ mà dân tộc ta phải chịu đựng một thời.
- Đặc điểm: Sinh sôi nảy nở nhanh, ham ánh sáng, có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi.
-> ý nghĩa biểu tượng: Cây xà nu tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, tính cách của con người ở làng Xô Man và những đau thương gian khổ mà họ phải chịu do chiến tranh.
+ Nếu cây xà nu sinh sôi nảy nở nhanh cũng giống như các thế hệ người dân làng Xô Man thay nhau đứng lên giết giặc.
+ Nếu cây xà nu ham ánh sáng cũng giống như người dân làng Xô Man khát khao tự do.
+ Nếu cây xà nu có sức sống mãnh liệt cũng giống như người dân làng Xô Man bất khuất kiên cường.
-> Luôn xuất hiện trong sự ứng chiếu với con người và gắn bó với đời sống sinh hoạt của dân làng Xô Man.
- Nghệ thuật: Nhân hoá, ngôn ngữ giàu tính tạo hình như khắc chạm hình khối, cấu trúc câu văn trùng điệp đầy tính nhạc.
3. Củng cố, luyện tập: (5 phút)
- Nắm nội dung bài học.
- Luyện tập: Tóm tắt truyện.
4. Hướng dẫn tự học: (1 phút)
- Tóm tắt truyện và giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
- Chuẩn bị tiếp bài: Rừng xà nu. y/c: Phân tích nhân vật Tnú, cụ Mết, Dít, Heng.
File đính kèm:
- T 64- Rung xa nu. doc.doc