Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 65 đọc văn: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

1. Kiến thức

- Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù.

- Thấy được chất sử thi, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó ra đời và trong thời đại ngày nay.

2. Kĩ năng

- Tiếp tục hoàn thiện kĩ năng đọc-hiểu văn bản tự sự.

3. Thái độ

- Biết kính trọng những người đã chiến đấu hy sinh để giành độc lập dân tộc; thêm trân trọng cuộc sống tự do ta đang có.

II- Chuẩn bị của GV và HS

1.GV: Bài soạn.

2.HS: Vở soạn.

III- Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

H- Ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành?

2. Bài mới: (34 phút)

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 12829 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 65 đọc văn: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:6/ 02/2011 Ngày dạy:……………Lớp12C2.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C3.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C4.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C5.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C6.Sĩ số…………Vắng……………………………… …………….Lớp12C7.Sĩ số…………Vắng……………………………… Tiết 65: Đọc văn Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành - I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Kiến thức - Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng trong tác phẩm: sự lựa chọn con đường tự giải phóng của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù. - Thấy được chất sử thi, ý nghĩa và giá trị của tác phẩm trong thời điểm nó ra đời và trong thời đại ngày nay. 2. Kĩ năng - Tiếp tục hoàn thiện kĩ năng đọc-hiểu văn bản tự sự. 3. Thái độ - Biết kính trọng những người đã chiến đấu hy sinh để giành độc lập dân tộc; thêm trân trọng cuộc sống tự do ta đang có. II- Chuẩn bị của GV và HS 1. GV: Bài soạn. 2. HS: Vở soạn. III- Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) H- ý nghĩa biểu tượng của cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành? 2. Bài mới: (34 phút) Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * HĐ1: (32 phút) - GV: Phát vấn, gợi mở: - GV :Tóm tắt số phận của Tnú? Nhận xét ? - GV:Tnú đã làm những gì cho cách mạng khi còn nhỏ? - GV: Tại sao anh quyết tâm học chữ? - GV: Cách Tnú đi liên lạc? - GV: Khi bị bắt, Tnú đã cư xử như thế nào? - GV: Suy nghĩ cảu Tnú khi bị trói chờ hành hình? - GV: Thái độ của anh khi bị giặc đốt cháy mười đầu ngón tay? - GV: Nhớ làng nhưng chỉ về thăm theo đúng ngày phép. Chi tiết đó nói lên điều gì? - GV: Xét trong mối quan hệ với cách mạng, Tnú có những phẩm chất gì đáng quý? So sánh với A Phủ, hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn? - GV: Chứng kiến tận mắt vợ con bị hành hạ, bị tra tấn dã man, Tnú có thái độ và hành động gì ? - GV: Tâm trạng của anh khi về thăm làng, đến chỗ sắp bước vào rừng lách- kỉ niệm lần đầu gặp Mai? - GV: Với gia đình, Tnú là người như thế nào? - GV: Tâm trạng của Tnú khi nghe tiếng chày giã gạo? - GV: Cử chỉ Tnú để cho vòi nước của làng giội lên khắp người như ngày trước nói lên điều gì về con người Tnú? - GV: Nhận xét về tình cảm của Tnú dành cho quê hương? - GV: Tnú luôn mang trong tim những mối thù nào? - GV: Bình luận hình ảnh hai bàn tay Tnú bị đốt cháy. - GV: Khái quát chung về cuộc đời và con đường đến với cách mạng của Tnú? - GV:Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? - GV: Phân tích mối quan hệ giữa xà nu và Tnú. - HS: Suy nghĩ, trả lời. - GV: Nhận xét, kết luận. * HĐ2: (2 phút) - GV: Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ. b/ Hình tượng nhân vật Tnú * Số phận - Mồ côi từ nhỏ được dân làng Strá nuôi. - Vợ con bị giết chết. - Tnú bị giặc tra tấn dã man. -> Số phận bất hạnh, là nạn nhân của chiến tranh. * Phẩm chất - Với cách mạng: + Từ khi còn nhỏ, mặc cho giặc khủng bố ác liệt (anh Xút, bà Nhan bị giết), Tnú vẫn hăng hái vào rừng nuôi cán bộ. Tnú luôn có một niềm tin tuyệt đối vào cách mạng. Anh luôn tâm niệm câu nói của cụ Mết: “Đảng còn, núi nước này còn”. + Vượt qua lòng tự ái, quyết tâm học chữ để làm cách mạng. + Khi làm liên lạc, thường chọn những con đường đi khó để đảm bảo an toàn. + Bị bắt, bị tra tấn rất dã man nhưng Tnú vẫn kiên quyết không khai, trước sau anh giữ một lòng trung với cách mạng, với nhân dân. + Khi trưởng thành, có lúc bị trói chờ hành hình, giữa thời khắc ngắn ngủi của sự sống và cái chết, Tnú bình thản lạ thường. Giữa giây phút ấy, anh vẫn giành trọn những trăn trở, lo âu cho cách mạng: “Ai sẽ làm cán bộ, rồi con Dít sẽ lớn lên”. + Bị giặc đốt cháy mười đầu ngón tay, Tnú vẫn cương quyết không chịu kêu xin. Với hai bàn tay tàn nhưng không phế ấy, Tnú tham gia quân giải phóng. Anh đã dùng nó để trả thù. + Nhớ làng nhưng chỉ về thăm theo đúng ngày phép. -> Tnú là người chiến sĩ gan góc, dũng cảm, mưu trí; có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. - Với gia đình: + Chứng kiến tận mắt vợ con bị hành hạ, bị tra tấn dã man, Tnú không kìm được căm giận, hai con mắt anh như hai cục lửa lớn, anh nhảy xổ vào giữa bọn lính để cứu vợ con + Sau ba năm, về thăm làng, đến chỗ sắp bước vào rừng lách, nhớ lại kỉ niệm lần đầu gặp Mai, Tnú trợn mắt lên vì đau đớn, kỉ niệm cũ như cắt vào lòng anh một vết dao cứa. -> Tnú là người chồng, người cha giàu tình thương với vợ con. - Với quê hương: + Về thăm làng nghe tiếng chày rộn rã Tnú vẫn bồi hồi xúc động. Đó là nỗi nhớ day dứt trong lòng anh suốt ba năm nay. Dù “cố giữ bình tĩnh nhưng ngực anh vẫn đập liên hồi”. Đó là tiếng đập của trái tim yêu thương, trái tim người con xa quê lâu ngày gặp lại. + Tnú vẫn xúc động để cho vòi nước của làng giội lên khắp người như ngày trước - cử chỉ ấy là sự gắn bó thắm thiết, gần gũi. + Dành phần muối cho mọi người. -> Tnú là người con tình nghĩa với quê hương. - Tnú luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia dình, thù của buôn làng.-> tnú trở thành người chiến sĩ, người cách mạng. - Hình ảnh hai bàn tay Tnú bị đốt cháy: + Biểu tượng cho tội ác của giặc; + Biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường; + "Ngọn đuốc" góp phần châm bùng lên ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man . => Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để giải phóng. - Hình tượng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những người con biết hi sinh như Tnú; Tnú chính là một cây xà nu đã trưởng thành mạnh mẽ, đạn đại bác không giết nổi chúng. III- Ghi nhớ (SGK) 3. Củng cố, luyện tập: (5 phút) - Nắm nội dung bài học. - Luyện tập: HS hoạt động độc lập-> GV gọi HS trả lời, nhận xét-> kết luận. Y/c: Nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? + Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên, ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật. + Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. + Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu-một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc- tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. + Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm,... 4. Hướng dẫn tự học: (1 phút) - Tóm tắt truyện và giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm. - Phân tích nhân vật cụ Mết, Dít, Heng. - Chuẩn bị bài: ĐT Bắt sấu rừng U Minh Hạ. y/c: đọc kĩ bài và soạn bài theo hướng dẫn.

File đính kèm:

  • docT 65- Rung xa nu. doc.doc
Giáo án liên quan